ĐẠO ĐỨC (Tiết 1)
TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP
I - Mục tiêu :
- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.
- Biết được trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.
- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS.
- Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.
- HS khá: Nêu được ý nghĩa của trung thực trong học tập.
- Biết quý trọng những bạn trung thực và không bao che cho những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
II - Đồ dùng học tập
GV : - Tranh, ảnh phóng to tình huống trong SGK.
- Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập.
HS : - SGK
III – Các hoạt động dạy học
1 - Khởi động : Hát vui
2 - Kiểm tra bài cũ : KT sgk,
3 - Dạy bài mới :
ĐẠO ĐỨC (Tiết 1) TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP I - Mục tiêu : - Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập. - Biết được trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến. - Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS. - Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập. - HS khá: Nêu được ý nghĩa của trung thực trong học tập. - Biết quý trọng những bạn trung thực và không bao che cho những hành vi thiếu trung thực trong học tập. II - Đồ dùng học tập GV : - Tranh, ảnh phóng to tình huống trong SGK. - Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập. HS : - SGK III – Các hoạt động dạy học 1 - Khởi động : Hát vui 2 - Kiểm tra bài cũ : KT sgk, 3 - Dạy bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH a - Hoạt động 1 : Giới thiệu bài b - Hoạt động 2 : Y/C hs Thảo luận tình huống - Tóm tắt các cách giải quyết chính + Mượn tranh , ảnh của bạn để đưa cô giáo xem. + Nói dối cô là đã sưu tầm nhưng để quên ở nhà . + Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm nộp sao - Nếu em là Long em sẽ chọn cách giải quyết nào ? Vì sao lại chọn cách giải quyết đó ? -> Kết luận : + Cách giải quyết ( c ) là phù hợp, thể hiện tính trung thực trong học tập. + Trung thực trong học tập sẽ giúp em học mau tiến bộ và được bạn bè thầy cô yêu mến, tôn trọng. c - Hoạt động 3 : Làm việc cá nhân bài tập 1( GSK ) - Nêu yêu cầu bài tập. -> Kết luận + Các việc ( c ) là trung thực trong học tập. + Các việc (a), ( b ), (đ) là thiếu trung thực trong học tập. d - Hoạt động 4 : Thảo luận nhóm bài tập 2 ( SGK ) - Các nhóm có cùng sự lựa chọn thảo luận, giải thích lí do sự lựa chọn của mình. -> Kết luận + Ý kiến (b) , ( c ) là đúng. + Ý kiến (a) là sai. - Xem tranh và đọc mội dung tình huống. - Liệt kê các cách giải quyết có thể có của bạn Long trong tình huống. - Chia 3 nhóm theo 3 cách giải quyết và thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày-> Lớp trao đổi, chất vấn, bổ sung về mặt tích cực , hạn chế của mỗi cách giải quyết . - HS đọc ghi nhớ trong SGK. - Làm việc cá nhân. - Trình bày ý kiến, trao đổi, chất vấn lẫn nhau. - Tự lựa chọn đứng vào các vị trí quy ước theo 3 thái độ : + Tán thành. + Phân vân. + Không tán thành. - Cả lớp trao đổi, bổ sung. Đọc ghi nhớ trong SGK . 4 - Củng cố – dặn dò - Sưu tầm các truyện, tấm gương về trung thực trong học tập. - Tự liên hệ (bài tập 6, SGK) - Các nhóm chuẩn bị tiểu phẩm về chủ đề bài học. THỨ HAI ĐẠO ĐỨC (Tiết 2) TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP I - Mục tiêu : - Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập. - Biết được trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến. - Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS. - Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập. - Nêu được ý nghĩa của trung thực trong học tập. - Biết quý trọng những bạn trung thực và không bao che cho những hành vi thiếu trung thực trong học tập. II - Đồ dùng học tập GV : - Tranh, ảnh phóng to tình huống trong SGK. - Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập. HS : - Nhóm chuẩn bị tiểu phẩm về chủ đề bài học. - Sưu tầm mẩu chuyện về chủ đề bài học. III – Các hoạt động dạy học 1 - Khởi động : Hát vui 2 - Kiểm tra bài cũ : Trung thực trong học tập - Thế nào là trung thực trong học tập ? - Vì sao cần trung thực trong học tập ? HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH a - Hoạt động 1 : Giới thiệu bài b - Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm bài tập 3 - Chia nhóm và giao việc -> Kết luận về cách ứng xử trong mỗi tình huống : a) Chịu nhận khuyết điểm rồi quyết tâm học để gỡ lại. b) Báo lại cho gvâ biết để chữa lại điểm cho đúng. c) Nói bạn thông cảm vì làm như vậy là không trung thực. c - Hoạt động 3 : Trình bày tư liệu đã sưu tầm được ( bài tập 4 SGK ) - Yêu cầu một vài HS trình bày , giới thiệu . - Yêu cầu HS thảo luận : Em nghĩ gì về những mẫu chuyện , tấm gương đó ? => Kết luận : Xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương về trung thực trong học tập . Chúng ta cần học tập các bạn đó . d - Hoạt động 4 : Tiểu phẩm Cho HS thảo luận lớp : - Em có suy nghĩ gì về tiểu phâûm vừa xem ? - Nếu em ở vào tình huống đó, em có hành động như vậy không ? Vì sao ? -> Nhận xét chung - Các nhóm thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày -> lớp trao đổi chất vấn, nhận xét, bổ sung. - HS thảo luận - Nhóm trình bày tiểu phẩm đã chuẩn bị về chủ đề bài học. Hs phát biểu Hs bày tỏ ý kiến 4 - Củng cố – dặn dò -Yêu cầu HS thực hiện mục thực hành trong SGK - Chuẩn bị : Vượt khó trong học tập. ĐẠO ĐỨC (Tiết 3) BÀI 2: VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (TIẾT 1) I - Mục tiêu - Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập - Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ. - Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập. - Yêu mến, noi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó. - Hs khá, giỏi: Biết thế nào là vượt khó trong học tập và vì sao phải vượt khó trong học tập. . II - Đồ dùng học tập GV : - SGK - Các mẫu chuyện ,tấm gương vượt khó trong học tập. HS : - SGK III – Các hoạt động dạy học 1 - Khởi động : 2 - Kiểm tra bài cũ : Trung thực trong học tập -Thế nào là trung thực trong học tập ? - Vì sao cần trung thực trong học tập ? - Kể những câu chuyện trung thực trong học tập ? – GV nhận xét tiết học. 3 - Dạy bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH a - Hoạt động 1 : Giới thiệu bài b - Hoạt động 2 : Kể chuyện - Trong cuộc sống ai cũng thể có thể gặp những khó khăn , rủi ro . Điều quan trọng là chúng ta phải biết vượt qua . Chúng ta hãy cùng nhau xem bạn Thảo gặp những khó khăn gì và đã vượt qua như thế nào? - GV kể truyện. - Yêu cầu HS tóm tắt lại câu chuyện. c - Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm - Chia lớp thành các nhóm - Ghi tóm tắt các ý trên bảng . -> Kết luận : Bạn Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và trong cuộc sống, song Thảo đã biết cách khắc phục, vượt qua, vươn lên học giỏi. Chúng ta cần học tập tấm gương của bạn. d - Hoạt động 4 : Làm bài tập theo cặp đôi ( câu hỏi 3 ) - Ghi tóm tắt lên bảng . - Kết luận về cách giải quyết tốt nhất . d - Hoạt động 5 : Thực hành - Làm việc cá nhân ( Bài tập 1 ) - Yêu cầu HS nêu cách sẽ chọn và nêu lí do. => Kết luận : ( a ) , ( b ) , ( d ) là những cách giải quyết tích cực . - Qua bài học hôm nay chúng ta sẽ rút ra được điều gì ? - 2 HS kể lại câu chuyện cho cả lớp nghe. - Các nhóm thảo luận câu hỏi 1 và 2 trong SGK. - Đại diện các nhóm trỉnh bày ý kiến của nhóm mình. - Cả lớp chất vấn, trao đổi, bổ sung. - 2 HS ngồi cạnh nhau cùng trao đổi - Đại diện nhóm trình bày cách giải quyết . - HS cả lớp trao đổi , đánh giá các cách giải quyết . - Vài HS đọc ghi nhớ . - Vài hs đọc y/c BT. - Làm bài tập 1 : a, b, d đúng. - HS nêu 4 - Củng cố – dặn dò - Ở lớp ta, trường ta có bạn nào là HS vượt khó hay không ? - Chuẩn bị bài tập 3, 4 trong SGK - Thực hiện các hoạt động ở mục Thực hành trong SGK. ĐẠO ĐỨC (Tiết 4) BÀI 2: VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP ( TIẾT 2 ) I - Mục tiêu : - Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập - Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ. - Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập. - Yêu mến, noi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó. - Hs khá, giỏi: Biết thế nào là vượt khó trong học tập và vì sao phải vượt khó trong học tập. II - Đồ dùng học tập GV : - SGK - Những sách, báo trong đó có viết về những tấm gương vượt khó để học tốt. - Giấy khổ to HS : - SGK III – Các hoạt động dạy học 1 - Khởi động : 2 - Kiểm tra bài cũ : Vượt khó trong học tập - Khi gặp khó khăn trong học tập các em cần phải làm gì ? - Nêu các gương vượt khó trong học tập ? – GV nhận xét tiết học. 3 - Dạy bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH -a - Hoạt động 1 : Giới thiệu bài b - Hoạt động 2 : Làm việc nhóm ( Bài tập 2 ) - Chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận nhóm . -> Kết luận : Khen những HS biết vượt qua khó khăn trong học tập. c - Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm đôi ( BT 3 SGK ) - Giải thích yêu cầu bài tập . -> Kết luận : Khen những HS biết vượt qua khó khăn trong học tập. d - Hoạt động 4 : Làm việc cá nhân( BT 4 SGK ) - Giải thích yêu cầu bài tập. - Ghi tóm tắt ý kiến của HS lên bảng . -> Kết luận , khuyến khích HS thực hiện những biện pháp khắc phục khó khăn đã đề ra để học tốt . => * Trong cuộc sống mỗi người đều có những khó khăn riêng . * Để học tập tốt , cần cố gắng vượt qua những khó khăn . - HS nhắc lại - Các nhóm làm việc. - Đại diện nhóm trình bày . - HS thảo luận nhóm . - Đại diện nhóm trình bày . - HS trình bày những khó khăn và biện pháp khắc phục . 4 - Củng cố – dặn dò - HS thực hiện các biện pháp để khắc phục khó khăn của bản thân, vươn lên trong học tập. - Nhận xét tiết học.- Chuẩn bị : Biết bày tỏ ý kiến . ĐẠO ĐỨC(Tiết 5) BÀI 3: BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (TIẾT 1 ) I - Mục tiêu - Biết được:Trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. - Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của b ... o thông , nguy hiểm đến tính mạng và sức khoẻ con người. + Luật Giao thông cần thực hiện ở mọi nơi và mọi lúc . - Các nhóm thảo luận . - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác bổ sung chất vấn. - Từng nhóm HS xem xét từng bức tranh để tìm hiểu : Bức tranh định nói về điều gì ? Những việc làm đó đã theo đúng Luật Giao thông chưa ? Nên làm thế nào thì đúng Luật Giao thông ? - Một số nhóm lên trình bày kết quả làm việc. Các nhóm khác chất vấn , bổ sung. - HS dự đoán kết quả của từng tình huống . - Các nhóm trính bày kết quả thảo luận . Các nhóm khác bổ sung và chất vấn. - Đọc ghi nhớ trong SGK. 4 - Củng cố – dặn dò - Tìm hiểu các biển báo giao thông nơi em thường qua lại , ý nghĩa và tác dụng của các biển báo. - Các nhóm chuẩn bị bài tập 4 , SGK . ĐẠO ĐỨC(Tiết 29) TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG ( TIẾT 2 ) I - Mục tiêu : - Nêu được một số quy định khi tham gia giao thông ( Những quy định có liên quan tới HS). - Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật Giao thông và vi phạm Luật Giao thông. - Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông trong cuộc sống hằng ngày. - HS khá,giỏi biết nhắc nhở bạn bè tôn trọng Luật Giao thông. II - Đồ dùng học tập GV : - SGK - Một số biển báo an toàn giao thông. HS : - SGK III – Các hoạt động dạy học 1- Khởi động : Hát vui. 2 – Kiểm tra bài cũ : Tôn trọng Luật Giao thông. - Tại sao cần tôn trọng luật lệ an toàn giao thông? - Em cần thực hiện luật lệ an toàn giao thông như thế nào ? 3 - Dạy bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH a - Hoạt động 1 : Giới thiệu bài “Tôn trọng Luật Giao thông.” ( tiết 2 ) - GV giới thiệu , ghi bảng. b - Hoạt động 2 : Trò chơi tìm hiểu về biển báo giao thông - Chia HS thành các nhóm và phổ biến cách chơi . GV giơ biển báo lên, nếu HS biết ý nghĩa của biển báo thì giơ tay . Mỗi nhận xét đúng được 1 điểm . Nếu các nhóm cùng giơ tay thì viết vào giấy . Nhóm nào nhiều điểm nhất thì nhóm đó thắng . - GV đánh giá cuộc chơi. c - Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm (bài tập 3 SGK ) - Chia Hs thành các nhóm. - Đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm và kết luận : a) Không tán thành ý kiến của bạn và giải thích cho bạn hiểu : Luật Giao thông cần được thực hiện ở mọi nơi , mọi lúc . b) Khuyên bạn không nên thò đầu ra ngoài , nguy hiểm. c) Can ngăn bạn không ném đá lên tàu , gây nguy hiểm cho hành khách và làm hư hỏng tài sản công cộng . d) Đề nghị bạn dửng lại để nhận lỗi và giúp người bị nạn . đ) Khuyên các bạn nên ra về , không nên làm cản trở giao thông . e) Khuyên các bạn không được đi dưới lòng đường vì rất nguy hiểm . d - Hoạt động 4 : Trình bày kết quả điều tra thực tiễn ( Bài tập 4 SGK ) - Nhận xét kết quả làm việc của từng nhóm HS. => Kết quả chung : Để bảo đảm an toàn cho bản thân mình và cho mọi người cần chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao Thông . - Quan sát biển báo giao thông và nói rõ ý nghĩa của biển báo . - Các nhóm tham gia cuộc chơi. - Mỗi nhóm nhận một tình huống, thảo luận tìm cách giải quyết . - Từng nhóm lên báo cáo kết quả ( có thể đóng vai ) . Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. - Các nhóm thảo luận. - Từng nhóm lên trình bày cách giải quyết. Các nhóm khác bổ sung,chất vấn. - Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả điều tra . Các nhóm khác bổ sung , chất vấn . 4 - Củng cố – dặn dò - Chấp hành tốt Luật Giao thông và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện . - Chuẩn bị : “Bảo vệ môi trường”. ĐẠO ĐỨC(Tiết 30) BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (TIẾT 1) I - Mục tiêu : - Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường . - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường. - Tham gia BVMT ở nhà,ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng. - HS khá,giỏi; Không đồng tình với những hành vi làm ô nhiễm môi trường và biết nhắc bạn bè ,người thân cùng thực hiện bảo vệ môi trường. II - Đồ dùng học tập GV : - SGK HS : - SGK III – Các hoạt động dạy học 1- Khởi động : Hát vui. 2 – Kiểm tra bài cũ : Tôn trọng luật lệ an toàn giao thông. - Tại sao cần tôn trọng luật lệ an toàn giao thông? - Em cần thực hiện luật lệ an toàn giao thông như thế nào ? + Kể những việc mà em đã làm trong tuần qua đã thực hiện luật lệ an toàn giao thông 3 - Dạy bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH *a - Hoạt động 1 : Giới thiệu bài - GV giới thiệu , ghi bảng. *b - Hoạt động 2 : Trao đổi ý kiến - Cho HS ngồi thành vòng tròn. - GV kết luận : Môi trường rất cần thiết cho cuộc sống con người . Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường ? *c - Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm ( Thông tin trang 43,44, SGK ) - Chia nhóm - GV kết luận : + Đất bị xói mòn : Diện tích đất trồng trọt sẽ giảm, thiếu lương thực , sẽ dẫn đến nghèo đói . + Dầu đổ vào đại dương : gây ô nhiễm biển, các sinh vật biển bị chết hoặc bị nhiễm bệnh, người bị nhiễm bệnh. + Rừng bị thu hẹp : lượng nước ngầm dự trữ giảm, lũ lụt, hạn hán xảy ra ; giảm hoặc mất hẳn các loại cây, các loại thú ; gây xói mòn, đất bị bạc màu. *d - Hoạt động 4 : Làm việc cá nhân ( bài tập 1) - Giao nhiệm vụ và yêu cầu bài tập 1 . Dùng phiếu màu để bày tỏ ý kiến đánh giá. - GV kết luận : + Các việc làm bảo vệ môi trường : (b) , (c) , (d) , (g) . + Mở xưởng cưa gỗ gần khu dân cư gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn (a). + Giết , mổ gia súc gần nguồn nước sinh hoạt , vứt xác xúc vật ra đường , khu chuồn gtrai gia súc để gần nguồn nước ăn làm ô nhiễm nguồn nước (d) , (e) , (h). - Mỗi HS trả lời 1 câu : Em đã nhận được gì từ môi trường ? ( Không được trùng ý kiến của nhau ) - Nhóm đọc và thảo luận về các sự kiện đã nêu trong SGK - Đại diện từng nhóm lên trình bày. - Đọc và giải thích phần ghi nhớ. - HS bày tỏ ý kiến đánh giá . 4 - Củng cố – dặn dò - Thực hiện nội dung 2 trong mục “thực hành” của SGK - Các nhóm tìm hiểu tình hình bảo vệ môi trường tại địa phương. - Chuẩn bị bài tiết sau . ĐẠO ĐỨC(Tiết 31) BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (TIẾT 2 ) I - Mục tiêu : - Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường . - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường. - Tham gia BVMT ở nhà,ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng. - HS khá,giỏi; Không đồng tình với những hành vi làm ô nhiễm môi trường và biết nhắc bạn bè ,người thân cùng thực hiện bảo vệ môi trường. II - Đồ dùng học tập GV : - SGK - Các tấm bìa màu : xanh , đỏ , trắng .. HS : - SGK III – Các hoạt động dạy học 1- Khởi động : Hát vui. 2 – Kiểm tra bài cũ : Bảo vệ môi trường - Vì sao cần bảo vệ môi trường ? - Em cần làm gì để bảo vệ môi trường ? 3 - Dạy bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH *a - Hoạt động 1 : Giới thiệu bài “Bảo vệ môi trường”. - GV giới thiệu , ghi bảng. *b - Hoạt động 2 : Tập làm nhà “ Tiên tri “ ( Bài tập 2 , SGK ) - Chia HS thành các nhóm . - Đánh giá kết quả làm việc các nhóm và đưa ra đáp án đúng : a) Các loại cá , tôm bị tuyệt diệt , ảnh hưởng đến sự tồn tại của chúng và thu nhập của con người sau này . b) Thực phẩm không an toàn , ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và làm ô nhiễm đất và nguồn nước . c) Gây ra hạn hán , lũ lụt , hoả hoạn , xói mòn đất , sạt núi , giảm lượng nước ngầm dự trữ d) Làm ô nhiễm nguồn nước , động vật dưới nước bị chết . đ) Làm ô nhiễm không khí ( bụi , tiếng ồn ). e) Làm ô nhiễm nguồn nước , không khí . *c - Hoạt động 3 : Bày tỏ ý kiến của em ( Bài tập 3 , SGK ) - Kết luận về đáp án đúng : a) Không tán thành b) Không tán thành c) tán thành d) Tán thành g) Tán thành d - Hoạt động 4 : Xử lí tình huống ( Bài tập 4 , SGK ) - Chia HS thành các nhóm . - Nhận xét cách xử lí của từng nhóm và đưa ra những cách xử lí có thể như sau : a) Thuyết phục hàng xóm chuyển bếp than sang chỗ khác . b) Đề nghị giảm âm thanh . c) Tham gia thu nhặt phế liệu và dọn sạch đường làng . e - Hoạt động 5 : Dự án “ Tình nguyện xanh” - Chia HS thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm : + Nhóm 1 : Tìm hiểu về tình hình môi trường ở xóm / phố , những hoạt động bảo vệ môi trường , những vấn đề còn tồn tại và cách giải quyết . + Nhóm 2 : Tương tự với môi trường trường học . + Nhóm 3 : Tương tự đối với môi trường lớp học . - Nhận xét kết quả làm việc của từng nhóm. => Kết luận : Nhắc lại tác hại của việc làm ô nhiễm môi trường . - Mỗi nhóm nhận một tình huống thảo luận và tìm cách xử lí. - Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - Các nhóm khác nghe và bổ sung ý kiến . - Làm việc theo từng đôi một . - Từng nhóm nhận một nhiệm vụ , thảo luận và tìm cách xử lí . - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận . - Từng nhóm thảo luận . - Từng nhóm trình bày kết quả làm việc. Các nhóm khác bổ sung ý kiến. 4 - Củng cố – dặn dò - Đọc ghi nhớ trong SGK . - Thực hiện nội dung 2 trong mục “thực hành” của SGK - Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. - Nhận xét tiết học.
Tài liệu đính kèm: