Giáo án môn Địa lí 4 - Bài 20, 21: Châu Âu

Giáo án môn Địa lí 4 - Bài 20, 21: Châu Âu

I : MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức: HS nắm được đặc điểm tự nhiên của Châu Âu, nhận biết được đặc điểm dân cư và hoạt động kinh tế chủ yếu của người dân châu Âu.

2. Kĩ năng: Biết dựa vào lược đồ họăc bản đồ nêu được vị trí địa lí, giới hạn của châu Âu

, đọc tên một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn của châu Âu; đặc biệt địa hình châu Âu.

3. Thái độ: HS có ý thức học và tìm hiểu nội dung bài.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Bản đồ tự nhiên châu Âu, bản đồ thế giới hoặc quả địa cầu.

 

doc 6 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 829Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Địa lí 4 - Bài 20, 21: Châu Âu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Địa lí
Bài 20: Châu Âu . 
I : Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: HS nắm được đặc điểm tự nhiên của Châu Âu, nhận biết được đặc điểm dân cư và hoạt động kinh tế chủ yếu của người dân châu Âu.
2. Kĩ năng: Biết dựa vào lược đồ họăc bản đồ nêu được vị trí địa lí, giới hạn của châu Âu
, đọc tên một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn của châu Âu; đặc biệt địa hình châu Âu.
3. Thái độ: HS có ý thức học và tìm hiểu nội dung bài.
 II. Đồ dùng dạy học.
- Bản đồ tự nhiên châu Âu, bản đồ thế giới hoặc quả địa cầu.
 III. Các HĐ dạy học.
Giáo viên
Học sinh
1: Kiểm tra bài cũ: Nêu vị trí địa lí, địa hình, sản phẩm chính của Cam - pu – chia?
2: Bài mới: a) Giới thiệu bài. Giới thiệu qua bản đồ.
 b) Tìm hiểu bài.
 1. Vị trí địa lí và giới hạn.
 HĐ1: Làm việc nhóm đôi.
Bước 1: HS quan sát hình 1 SGK và bảng số về diện tích ở bài 17 trả lời các câu hỏi SGK để nhận biết vị trí, địa lí giới hạn, diện tích của châu Âu.
 Bước 2: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
* GV hệ thống lại nội dung: Châu Âu nằm ở phía tây châu á, ba phía giáp biển và đại dương.
 2. Đặc điểm tự nhiên. 
 HĐ2: Làm việc theo cặp. 
Bước 1: HS quan sát hình1 SGKđọc cho nhau nghe tên các dãy núi, đồng bằng lớn của châu Âu và đưa ra nhận xét về vị trí của các dãy núi. Sau đó HS quan sát các ảnh trong hình 2, rồi tìm trên hình 2 các chữ a b, c, d, e, và mô tả cho nhau về quang cảnh mỗi địa điểm
 Bước 2: Đại đại các cặp báo cáo kết quả thoảt luận.
- Về mùa đông tuyết phủ nhiều người dân ở châu Âu có môn thể thoả thao nào hích hợp?
- Hãy kể tên một số cảnh đẹp thiên nhiên của châu Âu mà em biết?
- GV giảng kết luận: Châu Âu chủ yếu có địa hình là đồng bằng, khí hậu ôn hoà.
 3. Củng cố - Dặn dò.
- GV nhận xét giờ học.
- Xem lại bài, chuẩn bị giờ sau .
-2 HS nêu. 
- HS quan sát hình 1 SGK, dựa vào bảng số liệu bài 17 và thảo luận cặp đôi.
 - Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận và chỉ ệi trí giới hạn trên bản đồ tự nhiên.
- HS quan sát hình và thảo luận cặp đôi. 
- Các cặp báo cáo kết quả thảo luận.
- Mùa đông tuyết nhiều tạo cơ hội cho người dân chơi môn trượt tuyết..
- HS quan sát lược đồ hình 3 trả lời và lên bảng chỉ 
 - HS đọc kết luận SGK. 
Địa lí
Bài 21 : Một số nước ở Châu Âu.
I : Mục đích yêu cầu:
Học xong bài này, HS:
1. Kiến thức: Nhận biết một số nét về dân cư, kinh tế của các nước Nga, Pháp.
2. Kĩ năng: Biết sử dụng lược đồ để nhhận biết vị trí địa lí, đặc điểm lanhc thổ của liên bang Nga, Pháp.
3. Thái độ: HS có ý thức học và tìm hiểu nội dung bài.
 II. Đồ dùng dạy học.
- Bản đồ các nước châu Âu.
- Một số hình ảnh về liên bang Nga và Pháp.
III. Các HĐ dạy học.
Giáo viên
Học sinh
1: Kiểm tra bài cũ: Nêu vị trí địa lí và giới hạn của châu Âu? 
2: Bài mới: a) Giới thiệu bài. Giới thiệu qua bản đồ.
 b) Tìm hiểu bài.
 1. Liên bang Nga.
 HĐ1: Làm việc theo cặp đôi..
Bước 1: GV giao nhiện vụ cho các nhóm và hướng dẫn nội dung thảo thảo luận.
Các yếu tố
Đặc điểm – sản phẩm chính của nghành sản xuất.
.................................
................................
..............................................
...............................................
Bước 2 : Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- HS lên bảng xác định vị trí giới hạn nước Nga trên bản đồ thế giới.
 * GV hệ thống lại nội dung: LB. Nga nằm ở Đông Âu, Bắc á, có diện tích lớn nhất thế giới, có nhiều tài nguyên thiên nhiên và phát triển nhiều ngành kinh tế.
 2. Pháp.
 HĐ2: Làm việc cả lớp. 
 Bước 1: HS quan sát hình 1 xác định vị trí địa lí của nước Pháp
- Nước Pháp nằm ở phía nào của Châu Âu?
- Giáp với nước nào, đại dương nào?
 - Em hãy so sánh vị trí địa lí của Pháp So với vị trí địa lí của Nga?
 *GV giảng kết luận: Nước Pháp nằm ở Tây Âu, giáp biển, có khí hậu ôn hoà.
 HĐ3: Làm việc cặp đôi.
Bước 1: Nêu tên các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp của nước Pháp so với sản phẩm công nghiệp của nước LB Nga?
Bước 2: Đại diện một số cặp trả lời. 
* GV giảng: Nước Pháp có ngành công nghiệp, nông nghiệp phát triển, có nhiều mặt hàng nổi tiếng, có ngành du lịch phát triển.
 3. Củng cố - Dặn dò.
- GV nhận xét giờ học.
- Xem lại bài, chuẩn bị giờ sau “ Ôn tập”
- 2 HS nêu. 
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận nội dung bài 
- Đại diện các cặp trả lời.
- HS lên bảng xác định .
- HS quan sát hình và thảo luận cặp đôi. 
- HS quan sát hình 1
- HS theo dõi trả lời.
 - HS so sánh.
- HS thảo luận cặp đôi.
 - Các cặp trả lời, cặp cặp khác nhận xét
 - HS đọc kết luận SGK. 
Địa lí
Bài 22 : Ôn tập.
I : Mục đích yêu cầu:
Học xong bài này, HS:
1. Kiến thức: Xác định và mô tả sơ lược được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của châu Âu, châu á. Điền đúng tên, vị trí của 4 dãy núi.
2. Kĩ năng: Biết hệ thống hoá các kiến thức cơ bản đã học về châu Âu, châu á .Biết so sánh ở mước độ đơn giản để thấy được sự khác biệt giữa hai châu lục.
3. Thái độ: HS có ý thức học và tìm hiểu nội dung bài.
 II. Đồ dùng dạy học.
- Bản đồ tự nhiên thế giới.
- Phiếu học tập vẽ lựơc đồ trống châu Âu, châu á. 
III. Các HĐ dạy học.
Giáo viên
Học sinh
1: Kiểm tra bài cũ: Nêu vị trí địa lí và giới hạn của châu Âu? 
 2: Bài mới: a) Giới thiệu bài. 
 b) Tìm hiểu bài.
 HĐ1: Làm việc cả lớp.
Bước1: HS xác định và mô tả vị trí địa lí, giới hạn của châu Âu, châu á trên bản đồ?
Chỉ một số dãy núi: Hi – ma – lay – a, Trường Sơn, U- ran, An- pơ trên bản đồ?
Bước 2 : GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bầy.
 HĐ2: Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng” .
HS hoạt động theo nhóm. 
 Bước 1: Gv giao nhiệm vụ cho các nhóm và phát phiếu giao bài cho các nhóm.
Tiêu chí
Châu Âu
Châu á
Diện tích
Khí hậu
Địa hình
Chủng tộc
Hoạt động kinh tế
 Bước2: Đại diện một số nhóm trả lời
 HS và GV nhận xét bình trọn nhóm trả lời đúng và nhanh nhất.
 3. Củng cố - Dặn dò.
- GV nhận xét giờ học.
- Xem lại bài, chuẩn bị giờ sau “ Châu Phi”
- 2 HS nêu. 
- HS lên bảng xác định vị trí, giới hạn của khu vực trên bản đồ. 
- Các nhóm thảo luận nội dung bài.
- Đại diện các cặp trả lời.
- HS lên bảng xác định .
Địa lí
Bài 23 : Châu phi.
I : Mục đích yêu cầu:
Học xong bài này, HS:
1. Kiến thức: Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí, giới hạn của châu Phi. Thấy được mối quan hệ giữa vị trí địa lí với khí hậu, giữa khí hậu với thực vật, động vật của châu Phi.
2. Kĩ năng: Biết sử dụng lược đồ để nhhận biết vị trí địa lí, đặc điểm lãnh thổ của châu Phi.
3. Thái độ: HS có ý thức học và tìm hiểu nội dung bài.
 II. Đồ dùng dạy học.
- Bản đồ tự nhiên châu Phi.
- Tranh ảnh: Hoang mạc. rừng rậm nhiệt đới, rừng thưa và xa- van ở châu Phi.
III. Các HĐ dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1: Kiểm tra bài cũ: Nêu vị trí địa lí và giới hạn của châu Âu và châu á? 
 2: Bài mới: a) Giới thiệu bài. Giới thiệu qua bản đồ.
 b) Tìm hiểu bài.
 1. Vị trí giới hạn.
 HĐ1: Làm việc theo cặp đôi.
Bước 1:HS dựa vào bản đồ treo tường, lược đồ, kênh chữa SGK trả lời các câu hỏi ở mục 1 trong SGK. 
Bước 2 : Đại diện các cặp báo cáo kết quả thảo luận.
 * GV hệ thống lại nội dung: Châu Phi có diện tích lớn thứ ba trên thế giới, sau châu á và châu Mĩ.
 2. Đặc điểm tự nhiên.
 HĐ2: Làm việc cả lớp. 
 Bước 1: HS quan sát tranh ảnh và lược đồ tự nhiên.
- Địa hình châu Phi có đặc điểm gì?
- Khí hậu châu Phi có đặc điểm gì khác các châu lục đã học? Vì sao?
 - Đọc tên các cao nguyên và bồn địa ở châu Phi?
 - Tìm và đọc tên các sông lớn của châu Phi?
 *GV giảng kết luận: + Địa hình châu Phi tương đối cao, được coi như một cao nguyên khổng lồ.
+ Khí hậu nóng, khô bậc nhất thế giới.
+ Châu Phi có quang cảnh tự nhiên: rừng rậm nhiệt đới, rừng thưa và xa- van, hoang mạc .
 Mô tả một quang cảnh tự nhiên điển hình ở châu Phi?
Gv đưa sơ đồ thể hiện đặc điểm và mối quan hệ giữa các yếu tố trong một quang cảnh tự nhiên của hoang mạc Xa-ha-ra và Xa-van.
 3. Củng cố - Dặn dò.
- GV nhận xét giờ học.
- Xem lại bài, chuẩn bị giờ sau “ Châu Phi ( tiếp)”
- 2 HS nêu. 
- HS quan sát và thảo luận nội dung bài 
- Đại diện các cặp trả lời và xác định vị trí giới hạn trên bản đồ.
- HS quan sát và trả lời.
- HS quan sát hình 1
- HS theo dõi trả lời.
 - HS mô tả quang cảnh tự nhiên của châu Phi.
- HS lên bảng nối mối quan hệ theo sơ đồ.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 20, 21.doc