Giáo án Môn: Địa lí - Bài: Thành phố Hải Phòng

Giáo án Môn: Địa lí - Bài: Thành phố Hải Phòng

I. Mục đích yêu cầu:

Kiến thức - Kĩ năng:

- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hải Phòng:

 + Vị trí: ven biển, bên bờ sông Cấm.

 + Thành phố cảng, trung tâm công nghiệp đóng tàu, trung tâm du lịch,

- Chỉ được Hải Phòng trên bản đồ (lược đồ)

- HS khá, giỏi: Kể một số điều kiện để Hải Phòng trở thành một cảng biển, một trung tâm du lịch lớn của nước ta (Hải Phòng nằm ven biển, bên bờ sông Cấm, thuận tiện cho việc ra, vào neo đậu của tàu thuyền, nơi đầy có nhiều cầu tàu, ; có các bãi biển Đồ Sơn, Cát Bà với nhiều cảnh đẹp, )

Thái độ: Yêu thích tìm hiểu về các TP Cảng.

 

doc 8 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 953Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Môn: Địa lí - Bài: Thành phố Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀY SOẠN:............ NGÀY DẠY:.....................	
TUẦN : 19 MÔN: ĐỊA LÍ
TIẾT : 19 BÀI : THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức - Kĩ năng:
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hải Phòng:
 + Vị trí: ven biển, bên bờ sông Cấm.
 + Thành phố cảng, trung tâm công nghiệp đóng tàu, trung tâm du lịch, 
- Chỉ được Hải Phòng trên bản đồ (lược đồ)
- HS khá, giỏi: Kể một số điều kiện để Hải Phòng trở thành một cảng biển, một trung tâm du lịch lớn của nước ta (Hải Phòng nằm ven biển, bên bờ sông Cấm, thuận tiện cho việc ra, vào neo đậu của tàu thuyền, nơi đầy có nhiều cầu tàu, ; có các bãi biển Đồ Sơn, Cát Bà với nhiều cảnh đẹp, )
Thái độ: Yêu thích tìm hiểu về các TP Cảng.
II. Chuẩn bị:
- Các BĐ:hành chính, giao thông VN.
- BĐ Hải Phòng .
- Tranh, ảnh về TP Hải Phòng (sưu tầm)
III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp : (2’) hát 
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 - Nêu những dẫn chứng cho thấy HN là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học hàng đầu của nước ta.
-GV nhận xét, ghi điểm.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú 
* Giới thiệu bài
HĐ1: Hải Phòng thành phố cảng (8’)
 Hoạt động nhóm:
- Cho các nhóm dựa vào SGK, BĐ hành chính và giao thônGVN, tranh, ảnh thảo luận theo gợi ý sau:
+ TP Hải Phòng nằm ở đâu?
+ Chỉ vị trí Hải Phòng trên lược đồ và cho biết HP giáp với các tỉnh nào?
+ Từ HP có thể đi đến các tỉnh khác bằng các loại đường giao thông nào?
+ HP có những điều kiện tự nhiên thuận lợi nào để trở thành một cảng biển?
+ Mô tả về hoạt động của cảng HP.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình trước lớp.
- GV kết luận.
 HĐ2.:Đóng tàu là ngành công nghiệp quan trọng của Hải Phòng (9’)
- Hoạt động cả lớp:
- Cho HS dựa vào SGK trả lời các câu hỏi sau:
+ So với các ngành công nghiệp khác, công nghiệp đóng tàu ở HP có vai trò như thế nào?
+ Kể tên các nhà máy đóng tàu ở HP.
+ Kể tên các sản phẩm của ngành đóng tàu ở HP 
GV bổ sung: Các nhà máy ở HP đã đóng được những chiếc tàu biển lớn không chỉ phục vụ cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu. Hình 3 trong SGK thể hiện chiếc tàu biển có trọng tải lớn của nhà máy đóng tàu Bạch Đằng đang hạ thủy.
 HĐ3 :Hải Phòng là trung tâm du lịch.(8’)
- Hoạt động nhóm:
- Cho HS dựa vào SGK, tranh, ảnh để thảo luận theo gợi ý:
+ Hải Phòng có những điều kiện nào để phát triển ngành du lịch?
- GV nhận xét, kết luận.
- Cho HS đọc bài trong khung.
- HS theo dõi
- HS các nhóm thảo luận( nhóm 6)
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- HS theo dõi
- HS trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS theo dõi
- HS các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS theo dõi
- HS theo dõi
- HS khá, giỏi: Kể một số điều kiện để Hải Phòng trở thành một cảng biển, một trung tâm du lịch lớn của nước ta (Hải Phòng nằm ven biển, bên bờ sông Cấm, thuận tiện cho việc ra, vào neo đậu của tàu thuyền, nơi đầy có nhiều cầu tàu, ; có các bãi biển Đồ Sơn, Cát Bà với nhiều cảnh đẹp, )
4.Củng cố: (5’)
- GV: Đến HP chúng ta có thể tham gia được nhiều hoạt động lí thú:nghỉ mát, tắm biển, tham gia các danh lam thắng cảnh, lễ hội, vườn quốc gia Cát Bà 
- Nhận xét tiết học.
 5.Dặn dò:(3’)
 - Chuẩn bị bài tiết sau: “Đồng bằng Nam Bộ”
 Điều chỉnh, bổ sung:
NGÀY SOẠN:............ NGÀY DẠY:.....................	
TUẦN: 20 MÔN: ĐỊA LÍ
TIẾT : 20 BÀI : ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức - Kĩ năng:
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, đất đai, sông ngòi của Đồng bằng Nam Bộ:
+ Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.
+ Đồng bằng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo.
- Chỉ được vị trí Đồng bằng Nam Bộ, sông Tiền, sông Hậu trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
- Quan sát hình, tìm, chỉ và kể tên một số sông lớn của Đồng bằng Nam Bộ: sông Tiền, sông Hậu.
- HS khá, giỏi:
+ Giải thích vì sao ở nước ta sông Mê Công lại có tên là sông Cửu Long: do nước sông đổ ra biển qua 9 cửa sông.
+ Giải thích vì sao ở Đồng bằng Nam Bộ người dân không đắp đê ven sông: để nước lũ đưa phù sa vào các cánh đồng.
Thái độ:
GDMT (bộ phận): Sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở miền đồng bằng:
+ Đắp đê ven sông, sử dụng nước để tưới tiêu.
Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên (đất phù sa màu mỡ) ở đồng bằng.
II. Đồ dùng dạy học
-Bản đồ:Địa lí tự nhiên, hành chính VN.
-Tranh, ảnh về thiên nhiên của đồng bằng Nam Bộ.
III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp (2’) hát 
2. Kiểm tra bài cũ: (5’) 
- Gọi 2 HS đọc ghi nhớ . GV nhận xét, cho điểm.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú 
*Giới thiệu bài
 HĐ1: Đồng bằng lớn nhất của nước ta(10’)
*Hoạt động cả lớp: 
-GV yêu cầu HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết của mình để trả lời các câu hỏi:
+ĐB Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước? Do các sông nào bồi đắp nên? 
+ĐB Nam Bộ có những đặc điểm gì tiêu biểu (diện tích, địa hình, đất đai)?
-GV nhận xét, kết luận.
HĐ2.:Mạng lưới sông ngòi ,kênh rạch chằng chịt.(16’)
*Hoạt động nhóm 2:
GV cho HS quan sát SGK và trả lời câu hỏi:
+Tìm và kể tên một số sông lớn, kênh rạch của ĐB Nam Bộ. 
+Nêu nhận xét về mạng lưới sông ngòi, kênh rạch của ĐB Nam Bộ (nhiều hay ít sông?) 
+Nêu đặc điểm sông Mê Công. 
+Giải thích vì sao lại có tên là sông Cửu Long?
-GV nhận xét và chỉ lại vị trí sông Mê Công, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, kênh Vĩnh Tế  trên bản đồ.
* Hoạt động cá nhân:
-Vì sao ở ĐB Nam Bộ người dân không đắp đê ven sông? Sông ở ĐB Nam Bộ có tác dụng gì?
-GV mô tả thêm về cảnh lũ lụt vào mùa mưa, tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô ở ĐB Nam Bộ.
-GV cho HS so sánh sự khác nhau giữa ĐB Bắc Bộ và ĐB Nam Bộ về các mặt địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất đai.
-Cho HS đọc phần bài học trong khung.
-HS theo dõi.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS theo dõi
-HS quan sát SGK và trả lời câu hỏitheo nhóm 2.
-Đại diện các nhóm lên trình bày (kết hợp chỉ bản đồ). Các nhóm khác bổ sung. 
- HS theo dõi
- HS trả lời
- HS theo dõi
-2HS đọc.
HS khá, giỏi:
+ Giải thích vì sao ở nước ta sông Mê Công lại có tên là sông Cửu Long: do nước sông đổ ra biển qua 9 cửa sông.
+ Giải thích vì sao ở Đồng bằng Nam Bộ người dân không đắp đê ven sông: để nước lũ đưa phù sa vào các cánh đồng.
4.Củng cố: (3’) 
- Nhận xét tiết học.
 5.Dặn dò (3’)
 -Về nhà xem lại bài và chuẩn bị trước bài: “Người dân ở ĐB Nam Bộ”.
 Điều chỉnh, bổ sung:
NGÀY SOẠN:............ NGÀY DẠY:.....................	
TUẦN: 21 MÔN: ĐỊA LÍ
TIẾT : 21 BÀI : NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức -Kĩ năng:
- Nhớ được tên một số dân tộc sống ở Đồng bằng Nam Bộ: Kinh, Khơ me, Chăm, Hoa.
- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về nhà ở, trang phục của người dân Đồng bằng Nam Bộ:
+ Người dân ở Tây Nam Bộ thường làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh rạch, nhà cửa đơn sơ.
+ Trang phục phổ biến của người dân Đồng bằng Nam Bộ trước đây là quần áo bà ba và chiếc khăn rằn.
- HS khá, giỏi: Biết được sự thích ứng của con người với điều kiện tự nhiên ở Đồng bằng Nam Bộ: vùng nhiều sông, kênh rạch – nhà ở dọc sông; xuồng, ghe là phương tiện đi lại phổ biến.
Thái độ: giừ gìn truyền thống văn hóa; có ý thức bảo vệ môi trường.
GDMT (bộ phận): Sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở miền đồng bằng:
+ Thường làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh rạch.
ATGT:Giới thiệu giao thông đường thủy là giao thông đặc trưng của vùng miền này..
II. Đồ dùng dạy học
- BĐ phân bố dân cư VN. - Tranh, ảnh về nhà ở, làmg quê, trang phục, lễ hội của người dân ở ĐB Nam Bộ (sưu tầm).
III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp :(2’) hát 
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 - ĐB Nam Bộ do phù sa sông nào bồi đắp nên? 
- Đồng bằng Nam Bộ có đặc điểm gì?
- GV nhận xét, ghi điểm.
 3. Bài mới:
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú 
*Giới thiệu bài
HĐ1:.Nhà cửa của người dân. (13’)
*Hoạt động cả lớp: 
- GV cho HS dựa vào SGK, BĐ và cho biết:
+Người dân sống ở ĐB Nam Bộ thuộc những dân tộc nào? 
+Người dân thường làm nhà ở đâu? Vì sao? +Phương tiện đi lại phổ biến của người dân nơi đây là gì?
- GV nhận xét, kết luận.
*Hoạt động nhóm: 
- Cho HS các nhóm quan sát hình 1 và cho biết: nhà ở của người dân thường phân bố ở đâu?
- GV mô tả thêm về sự thay đổi: đường bộ được xây dựng, các ngôi nhà kiểu mới xuất hiện ngày càng nhiều, nhà ở có điện, nước sạch, ti vi
-Hãy nêu sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở miền đồng bằng Nam Bộ qua sinh hoạt?
-Các hoạt động đó có ảnh hưởng tốt (xấu) đến môi trường như thế nào? Theo em cần làm gì để khắc phục các ảnh hưởng xấu đó?
HĐ2.: Trang phục và lễ hội (12’)
* Hoạt động nhóm: 
- GV cho các nhóm dựa vào SGK, tranh, ảnh thảo luận theo gợi ý:
+Trang phục thường ngày của người dân đồng bằng Nam Bộ trước đây có gì đặc biệt? 
+Lễ hội của người dân nhằm mục đích gì? +Trong lễ hội thường có những hoạt động nào? +Kể tên một số lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ.
-Đại điện các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, kết luận.
- GV cho HS đọc bài học trong khung.
- HS theo dõi
- HS trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS theo dõi
- Các nhóm quan sát và trả lời.( nhóm 6)
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS khá, giỏi nêu
-HS khá, giỏi nêu
-HS thảo luận nhóm 6.
-Đại điện các nhóm trình bày.
- HS theo dõi
-2 HS đọc
- HS khá, giỏi: Biết được sự thích ứng của con người với điều kiện tự nhiên ở Đồng bằng Nam Bộ: vùng nhiều sông, kênh rạch – nhà ở dọc sông; xuồng, ghe là phương tiện đi lại phổ biến.
4.Củng cố: (5’) 
 - Nhà ở của người dân Nam Bộ có đặc điểm gì ảnh hưởng đến môi trường?
- Nhận xét tiết học.
 5.Dặn dò:(2’)
 - Về xem lại bài và chuẩn bị bài: “Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ”.
 Điều chỉnh, bổ sung:
NGÀY SOẠN:............ NGÀY DẠY:.....................	
TUẦN : 22 MÔN: ĐỊA LÍ
TIẾT : 22 BÀI : HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở 
ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức - Kĩ năng:
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân Đồng bằng Nam Bộ:
+ Trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái.
+ Nuôi trồng và chế biến thuỷ sản.
+ Chế biến lương thực.
- HS khá, giỏi: Biết những thuận lợi để Đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thuỷ sản lớn nhất cả nước: đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động
Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường.
GDMT (bộ phận): Sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở miền đồng bằng:
Cải tạo đất chua mặn ở đồng bằng Nam Bộ. Thường làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh rạch. Trồng lúa, trồng trái cây. Đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản.
ATGT: Chấp hành tốt những quy định về an toàn giao thông khi tham gia giao thông đường thủy.
II. Đồ dùng dạy học
- BĐ nông nghiệp VN. - Tranh, ảnh về sản xuất nông nghiệp, nuôi và đánh bắt cá tôm ở ĐB Nam Bộ.
III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp :(2’) hát 
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 - Người dân ở ĐB Nam Bộ thường tổ chức lễ hội trong dịp nào? Lễ hội có những hoạt động gì?
GV nhận xét, ghi điểm.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú 
*Giới thiệu bài
HĐ1: Vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước. (14’)
*Hoạt động cả lớp: 
GV cho HS dựa vào kênh chữ trong SGK, cho biết:
- ĐB Nam bộ có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước? 
- Lúa gạo, trái cây ở ĐB Nam Bộ được tiêu thụ ở những đâu?
GV nhận xét, kết luận.
*Hoạt động nhóm: 
- GV cho HS dựa vào tranh, ảnh trả lời các câu hỏi sau:
+Kể tên các loại trái cây ở ĐB Nam Bộ. 
+Kể tên các công việc trong thu hoạch và chế biến gạo xuất khẩu ở ĐB Nam Bộ.
-GV nhận xét và mô tả thêm về các vườn cây ăn trái của ĐB Nam Bộ. 
-GV nêu sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở đồng bằng Nam Bộ : Cải tạo đất chua mặn ở đồng bằng ; Trồng lúa, trồng trái cây.Kết hợp giáo dục bảo vệ môi trường
HĐ2.:Nơi sản xuất nhiều thủy sản nhất cả nước. (10’)
-GV giải thích từ thủy sản, hải sản.
* Hoạt động nhóm: 
GV cho HS các nhóm dựa vào SGK, tranh, ảnh thảo luận theo gợi ý:
+Điều kiện nào làm cho ĐB Nam Bộ sản xuất được nhiều thủy sản? 
+Kể tên một số loại thủy sản được nuôi nhiều ở đây. 
+Thủy sản của ĐB được tiêu thụ ở đâu?
-GV nhận xét và mô tả thêm về việc nuôi cá, tôm ở ĐB này kết hợp giáo dục bảo vệ m6i trường
- GV cho HS đọc bài học ( sgk). 
- HS theo dõi
- HS trả lời.
- HS khác nhận xét.
- HS theo dõi
-Làm việc nhóm 4.Đại diện các nhóm trình bày.
- HS theo dõi
- HS theo dõi
- HS theo dõi
- HS làm việc nhóm 4. Đại diện các nhóm trình bày.
- HS trả lời.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS theo dõi
-2 HS đọc.
4.Củng cố: (5’)
 - GV tổ chức cho HS điền mũi tên nối các ô của sơ đồ sau để xác lập mối quan hệ giữa tự nhiên với hoạt động sản xuất của con người
- Nhận xét tiết học.
 5.Dặn dò:(2’)
 - Chuẩn bị bài tiết sau tiếp theo.
 Điều chỉnh, bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docdia lop 4 tuan 1920.doc