Giáo án môn Địa lí lớp 4, học kì II

Giáo án môn Địa lí lớp 4, học kì II

ĐỊA (Tiết 29)

BÀI: NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT

 Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (Tiết 2 )

A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :

-Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ ỵếu của người dân ĐBDHMT:

+Hoạt động du lich ở ĐBDHMT rất phát triển.

+Các nhà máy ,khu công nghiệp phát triển ngày càng nhiều ở ĐBDHMT: Nhà máy đường ,nhà máy đóng mới sửa chữa tàu thuyền .

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-Bản đồ hành chính Việt Nam.

-Tranh ảnh một số địa điểm du lịch ở đồng bằng duyên hải miền Trung, một số nhà nghỉ đẹp, lễ hội của người dân miền Trung (nếu có ).

-Mẫu vật :đường mía hoặc một số sản phẩm từ đường mía.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 1/Khởi động:

 2/Bài cũ Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung (tiết 1)

- Vì sao dân cư lại tập trung khá đông đúc tại duyên hải miền Trung?

- Giải thích vì sao người dân ở duyên hải miền Trung lại trồng lúa, lạc, mía & làm muối?

- GV nhận xét

 

doc 13 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 982Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Địa lí lớp 4, học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA (Tiết 29)
BÀI: NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
 Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (TIẾT 2 )
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
-Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ ỵếu của người dân ĐBDHMT:
+Hoạt động du lich ở ĐBDHMT rất phát triển.
+Các nhà máy ,khu công nghiệp phát triển ngày càng nhiều ở ĐBDHMT: Nhà máy đường ,nhà máy đóng mới sửa chữa tàu thuyền .
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bản đồ hành chính Việt Nam.
-Tranh ảnh một số địa điểm du lịch ở đồng bằng duyên hải miền Trung, một số nhà nghỉ đẹp, lễ hội của người dân miền Trung (nếu có ).
-Mẫu vật :đường mía hoặc một số sản phẩm từ đường mía.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
 1/Khởi động: 
 2/Bài cũ Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung (tiết 1)
- Vì sao dân cư lại tập trung khá đông đúc tại duyên hải miền Trung?
- Giải thích vì sao người dân ở duyên hải miền Trung lại trồng lúa, lạc, mía & làm muối?
- GV nhận xét
 3/Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 *Giới thiệu: “Người dân ở duyên hải miền Trung.”
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
-Yêu cầu HS quan sát hình 9: 
-Người dân miền Trung dùng cảnh đẹp đó để làm gì?
-Yêu cầu HS đọc đoạn văn đầu của mục này
-Yêu cầu HS liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi trong SGK
-GV treo bản đồ Việt Nam, gợi ý tên các thị xã ven biển để HS dựa vào đó trả lời.
-GV khẳng định điều kiện phát triển du lịch & việc tăng thêm các hoạt động sẽ góp phần cải thiện đời sống nhân dân ở vùng này (có thêm việc làm & thu nhập) & vùng khác (đến nghỉ ngơi, thăm quan cảnh đẹp sau thời gian làm việc, học tập tích cực)
-GDHS: Hàng ngày, trên tivi đều có chiếu những đoạn phim ngắn kêu gọi cứu lấy môi trường biển, chúng ta cần góp phần bảo vệ môi trường, nhất là ở những khu du lịch. 
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm đôi
-Yêu cầu HS quan sát hình 10, 11: 
-Vì sao có nhiều xưởng sửa chữa tàu thuyền ở các thành phố, thị xã ven biển?
-GV khẳng định các tàu thuyền được sử dụng phải thật tốt để đảm bảo an toàn (người dân chài thường lênh đênh trên tàu ngoài biển trong khoảng thời gian dài, có khi phải lên đến hàng tháng trời, đi xa đất liền, trên tàu có hàng chục thuyền viên vì vậy con tàu phải thật tốt để đảm bảo an toàn. Ngày 30-4-2004, một con tàu du lịch trên đường ra đảo Hòn Khoai (Cà Mau) đã bị chìm khiến 39 người chết do tàu không đảm bảo an toàn)
-GV cho HS quan sát hình 12,13, 14, 15 
-Yêu cầu 2 HS nói cho nhau biết về các công việc của sản xuất đường?
Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp 
-GV giới thiệu thông tin về một số lễ hội như: Lễ hội Cá Voi: 
-Gắn với truyền thuyết cá voi đã cứu vua trên biển, hằng năm tại Khánh Hoà có tổ chức lễ hội Cá Voi. Ở nhiều tỉnh khác nhân dân tổ chức cúng Cá Ông tại các đền thờ Cá Ông ở ven biển.
-GV yêu cầu HS đọc đoạn văn về lễ hội tại khu di tích Tháp Bà ở Nha Trang
-Quan sát hình 16 & mô tả khu Tháp Bà.
-GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trả lời.
HS quan sát hình
Để phát triển du lịch
HS đọc
HS trả lời
HS quan sát
HS quan sát
Do có tàu đánh bắt cá, tàu chở khách nên cần xưởng sửa chữa.
HS quan sát
Chở mía về nhà máy, rửa sạch, ép lấy nước, quay li tâm để bỏ bớt nước, sản xuất đường trắng, đóng gói phục vụ tiêu dùng & sản xuất.
4/Củng cố 
GV đưa sơ đồ đơn giản về hoạt động sản xuất của người dân miền Trung.
+ Bãi biển , cảnh đẹp , xây khách sạn , ..
+ Đất cát pha, khí hậu nóng ,  sản xuất đường.
+ Biển, đầm, phá, sông có cá tôm, tàu đánh bắt thủy sản, xưởng 
5/Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Thành phố Huế.
ĐỊA (Tiết 30)
BÀI: THÀNH PHỐ HUẾ
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
-Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của TP-Huế:
+Thành phố Huế tong là kinh đô nước ta thời Nguyễn .
+Thiên nhiên đẹp với nhiều kiến trúc cổ kính, Huế thu hút được nhiều khách du loch.Chỉ được TP Huế trên bản đồ (lược đồ)
II.CHUẨN BỊ:
-Bản đồ hành chính Việt Nam
-Ảnh một số cảnh quan đẹp, công trình kiến trúc mang tính lịch sử của Huế.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
 1/Khởi động: 
 2/Bài cũ: Người dân ở duyên hải miền Trung.
-GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK (GV có thể làm phiếu luyện tập để kiểm tra kiến thức)
-GV nhận xét
 3/Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu: “Thành phố Hue”á.
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
-GV treo bản đồ hành chính Việt Nam
-Yêu cầu HS tìm trên bản đồ kí hiệu & tên thành phố Huế?
-Xác định xem thành phố của em đang sống?
-Nhận xét hướng mà các em có thể đi đến Huế?
-Tên con sông chảy qua thành phố Huế?
-Huế tựa vào dãy núi nào & có cửa biển nào thông ra biển Đông?
-Quan sát lược đồ, ảnh & với kiến thức của mình, em hãy kể tên các công trình kiến trúc lâu năm của Huế?
-Vì sao Huế được gọi là cố đô?
-GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
*GV chốt: chính các công trình kiến trúc & cảnh quan đẹp đã thu hút khách đến tham quan & du lịch.
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi ở mục 2.
-GV mô tả thêm phong cảnh hấp dẫn khách du lịch của Huế: Sông Hương chảy qua thành phố, các khu vườn xum xuê cây cối che bóng mát cho các khu cung điện, lăng tẩm, chùa, miếu; thêm nét đặc sắc về văn hoá: ca múa cung đình (điệu hò dân gian được cải biên phục vụ cho vua chúa trước đây- còn gọi là nhã nhạc Huế đã được thế giới công nhận là di sản văn hoá phi vật thể); làng nghề (nghề đúc đồng, nghề thêu, nghề kim hoàn); văn hoá ẩm thực (bánh, thức ăn chay).
Cho HS hát một đoạn dân ca Huế
-HS quan sát bản đồ & tìm
-Vài em HS nhắc lại
-Huế nằm ở bên bờ sông Hương
-Phía Tây Huế tựa vào các núi, đồi của dãy -Trường Sơn (trong đó có núi Ngự Bình) & có cửa biển Thuận An thông ra biển Đông.
-Các công trình kiến trúc lâu năm là: Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, điện Hòn Chén
-Huế là cố đô vì được các vua nhà Nguyễn tổ chức xây dựng từ cách đây 300 năm (cố đô là thủ đô cũ, được xây từ lâu)
-Vài HS dựa vào lược đồ đọc tên các công trình kiến trúc lâu năm
-HS quan sát ảnh & bổ sung vào danh sách nêu trên
HS trả lời các câu hỏi ở mục 2, cần nêu được:
+ tên các địa điểm du lịch dọc theo sông Hương: lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ, Ngọ Môn (thăm Thành Nội), cầu Tràng Tiền, chợ Đông Ba
+ kết hợp ảnh nêu tên & kể cho nhau nghe về một vài địa điểm:
Kinh thành Huế: 
một số toà nhà cổ kính.
Chùa Thiên Mụ: 
ngay ven sông, có các bậc thang lên đến khu có tháp cao, khu vườn khá rộng với một số nhà cửa.
-Cầu Tràng Tiền: 
bắc ngang sông Hương, nhiều nhịp
-Chợ Đông Ba: 
các dãy nhà lớn nằm ven sông Hương. Đây là khu buôn bán lớn của Huế.
-Cửa biển Thuận 
-An: nơi sông Hương đổ ra biển, có bãi biển bằng phẳng
-Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Mỗi nhóm chọn & kể về một địa điểm đến tham quan. HS mô tả theo ảnh hoặc tranh.
-HS thi đua hát dân ca Huế.
4/Củng cố 
-GV yêu cầu HS chỉ vị trí thành phố Huế trên bản đồ Việt Nam & nhắc lại vị trí này
-Giải thích tại sao Huế trở thành thành phố du lịch?
5/Dặn dò: 
-Chuẩn bị bài: Thành phố Đà Nẵng 
- Nhận xét tiết học.	
ĐỊA (Tiết 31)
BÀI: THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
-Nêu được một số đặc điểm của TP Đà Nẵng :
+Vị trí ven biển ,ĐBDHMT.
+Đà Nẵng là thành phố cảng lớn,dầu mối của nhiều tuyến đường giao thông.
+ĐN là trung tâm công nghiệp ,là TP du loch .Chỉ dược TPĐN trên bản đồ.
-Học sinh khá, giỏi: 
 Biết các loại đường giao thơng từ thành phố Đà Nẵng đi tới các tỉnh khác.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bản đồ hành chính Việt Nam.
-Một số hình ảnh về thành phố Đà Nẵng.
- Lược đồ hình 1 bài 24.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
 1/Khởi động: 
 2/Bài cũ: Thành phố Huế.
- Tìm vị trí thành phố Huế trên lược đồ các tỉnh miền Trung?
- Những địa danh nào dưới đây là của thành phố Huế: biển Cửa Tùng, cửa biển Thuận An, chợ Đông Ba, chợ Bến Thành, Ngọ Môn, lăng Tự Đức, sông Hồng, sông Hương, cầu Tràng Tiền, hồ Hoàn Kiếm, núi Ngự Bình.
- GV nhận xét
 3 /Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Giới thiệu: 
 Bài : Thành phố Đà Nẵng.
Hoạt động1: Hoạt động nhóm đôi
GV yêu cầu HS làm bài tập trong SGK, nêu được:
+ Tên, vị trí của tỉnh địa phương em trên bản đồ?
+ Vị trí của Đà Nẵng, xác định hướng đi, tên địa phương đến Đà Nẵng theo bản đồ hành chính Việt Nam
+ Đà Nẵng có những cảng gì?
+ Nhận xét tàu đỗ ở cảng Tiên Sa?
GV yêu cầu HS liên hệ để giải thích vì sao Đà Nẵng lại là thành phố cảng biển?
Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm 
GV yêu cầu HS kể tên các mặt hàng chuyên chở bằng đường biển ở Đà Nẵng? 
Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân
HS quan sát hình 1 và cho biết những điểm nào của Đà Nẵng thu hút khách du lịch ? nằm ở đâu? 
Nêu một số điểm du lịch khác? 
Lí do Đà Nẵng thu hút khách du lịch? 
-Đà Nẵng nằm ở phía Nam đèo Hải Vân, trên cửa sông Hàn & bên vịnh Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà.
Đà Nẵng có cảng biển Tiên Sa, cảng sông Hàn gần nhau.
-Cảng biển – tàu lớn chở nhiều hàng.
-Vị trí ở ven biển, ngay cửa sông Hàn; có cảng biển Tiên Sa với tàu cập bến rất lớn; hàng chuyển chở bằng tàu biển có nhiều loại.
-Ô tô, máy móc, hàng may mặc, hải sản .
-HS quan sát và trả lời.
-Bãi tắm Mĩ Khê, Non Nước, .ở ven biển.
Ngũ Hành Sơn, Bảo tàng Chăm.
Nằm trên bờ biển có nhiều cảnh đẹp, có nhiều bãi tắm thuận lợi cho du khách nghỉ ngơi. 
 4/Củng cố 
 - GV yêu cầu vài HS kể về lí do Đà Nẵng trở thành cảng biển?
 5/Dặn dò: 
 - Chuẩn bị bài: Biển đông & các đảo.
ĐỊA (Tiết 32)
BÀI: BIỂN , ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO.
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
-Nhận biết được vị trí của biển đông ,một số vịnh,quần đảo,đảo lớn của Việt Nam trên bản đồ(lược đồ):vịnh Bác Bộ,vịnh Thái Lan,quần đảo Hoàng Sa ,Trường Sa ,đảo cát bà,Côn Đảo ,Phú Quốc.
-Biết sơ lược về vùng biển,đảo và quần đảo nước ta:Vùng biển rộng lớn có nhiều đảo và quần đảo.
-Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển, đảo:
+Khai thác khoáng sản:Dầu khí,cát trắng ,muối.
+đánh bắc và nuôi trồng thuỷ sản.
- Học sinh khá, giỏi: 
- Biết Biển Đơng bao bọc những phần nào của đất liền nước ta.
- Biết vai trị của biển, đảo và quần đảo đối với nước ta: kho muối vơ tận, nhiều hải sản, khống sản quí, điều hịa khí hậu, cĩ nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng, vịnh thuộn lợi cho việc phát triển du lịch và xây dựng các cảng biển.
II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ tự nhiên Việt Nam
Tranh ảnh về biển, đảo Việt Nam.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
 1/Khởi động: 
 2/Bài cũ: Thành phố Đà Nẵng 
- Tìm trên lược đồ trong bài vị trí cảng sông & cảng biển của Đà Nẵng?
- Qua hàng chuyên chở từ Đà Nẵng đi, em hãy nêu tên một số ngành sản xuất của Đà Nẵng?
- GV nhận xét
Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Giới thiệu: 
 Bài : Biển, Đảo và quần đảo.
Hoạt động1: Hoạt động cá nhân
GV yêu cầu HS quan sát hình 1, trả lời các câu hỏi ở mục 1.
Biển nước ta có có đặc điểm gì ?
Vai trò như thế nào đối với nước ta?
GV yêu cầu HS chỉ vùng biển của nước ta, các vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan trên bản đồ tự nhiên Việt Nam
GV mô tả, cho HS xem tranh ảnh về biển của nước ta, phân tích thêm về vai trò của biển Đông đối với nước ta.
Hoạt động 2: Hoạt động cả lớp
GV chỉ các đảo, quần đảo.
Em hiểu thế nào là đảo, quần đảo?
Biển của nước ta có nhiều đảo, quần đảo không?
Nơi nào trên nước ta có nhiều đảo nhất?
Hoạt động 3: Hoạt động nhóm
Các đảo, quần đảo ở miền Trung & biển phía Nam có đặc gì?
Các đảo, quần đảo của nước ta có giá trị gì?
GV cho HS xem ảnh các đảo, quần đảo, mô tả thêm về cảnh đẹp, giá trị kinh tế & hoạt động của người dân trên các đảo, quần đảo của nước ta.
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
HS quan sát hình 1, trả lời các câu hỏi của mục 1
HS dựa vào kênh chữ trong SGK & vốn hiểu biết, trả lời các câu hỏi.
HS chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam vùng biển của nước ta, các vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan.
HS trả lời
HS dựa vào tranh ảnh, SGK thảo luận các câu hỏi
Đại diện nhóm trình bày trước lớp
HS chỉ các đảo, quần đảo của từng miền (Bắc, Trung, Nam) trên bản đồ Việt Nam & nêu đặc điểm, giá trị kinh tế của các đảo, quần đảo.
 4/Củng cố 
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK
 5/Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài: Khai thác khoáng sản & hải sản ở vùng biển Việt Nam.
ĐỊA (Tiết 33)
BÀI: KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ HẢI SẢN 
Ở VÙNG BIỂN VIỆT NAM
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
-Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biền, đảo(Hải sản ,dầu khí ,du lịch, cảng biển ,)
+Khai thác khoáng sản:Dầu khí ,muối,cát trắng.
+Đánh bắc và nuôi trồng thuỷ sản.Phát triển du lịch.
-Chỉ trên bản đồ VN nơi khai thác dầu khí,vùng đánh bát nhiều hải sản nhất nước ta.
* Học sinh khá, giỏi: 
- Nêu thứ tự các cơng việc từ đánh bắt đến tiêu thụ hải sản.
- Nêu một số nguyên nhân dẫn tới cạn kiệt nguồn hải sản ven bờ.
II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
Bản đồ công nghiệp, ngư nghiệp Việt Nam.
Tranh ảnh về khai thác dầu khí, khai thác & nuôi hải sản, ô nhiễm môi trường.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
 1/Khởi động: 
 2/Bài cũ: Biển đông & các đảo
 - Chỉ trên bản đồ & mô tả về biển, đảo của nước ta?
 - Nêu vai trò của biển & đảo của nước ta?
 - GV nhận xét
 3/Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động theo từng cặp
-HS dựa vào SGK , tranh ảnh, vốn hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi:
-Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của vùng biển nước ta là gì?
-Nước ta đang khai thác những khoáng sản nào ở vùng biển Việt Nam? Ở đâu? Dùng làm gì? 
-Tìm và chỉ trên bản đồ vị trí nơi đang khai thác các khoáng sản đó. 
GV: Hiện nay dầu khí của nước ta khai thác được chủ yếu dùng cho xuất khẩu , nước ta đang xây dựng các nhà máy lọc và chế biến dầu.
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm 
-Nêu những dẫn chứng thể hiện biển nước ta có rất nhiều hải sản?
-Hoạt động đánh bắt hải sản của nước ta diễn ra như thế nào? Những nơi nào khai thác nhiều hải sản? Hãy tìm những nơi đó trên bản đồ?
-Trả lời những câu hỏi của mục 2 trong SGK
Ngoài việc đánh bắt hải sản, nhân dân còn làm gì để có thêm nhiều hải sản?
-GV mô tả thêm về việc đánh bắt, tiêu thụ hải sản của nước ta.
-GV yêu cầu HS kể về các loại hải sản (tôm, cua, cá) mà các em đã trông thấy hoặc đã được ăn.
HS dựa vào tranh ảnh, SGK để trả lời.
HS chỉ trên bản đồ Việt Nam nơi có dầu khí trên biển.
HS các nhóm dựa vào tranh ảnh, bản đồ, SGK, vốn hiểu biết để thảo luận theo gợi ý.
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
 4/Củng cố 
 -GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK
 5/Dặn dò: 
 - Chuẩn bị bài: Ôn tập
ĐỊA (Tiết 34)
BÀI: ÔN TẬP (TIẾT 1)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
-Chỉ được tren bản đồ địa lí tự nhiên VN :
+Dãy Hoàn Liên Sơn,đỉnh Phan-xi- pang,ĐBBB,ĐBNB,ĐBDHMT vàcác cao nguyên của cao nguyên.
+Một số thành phố lớn.
+Biển Đông,các và quần đảo chính.
-Hệ hthống một số đặc điểm tiêu biểu của các thành phố lớn của nước ta:hà Nội,TP-HCM,Huế ,Đà Nẵng,Cần Thơ,Hải phòng.
II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ tự nhiên, công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp Việt Nam.
Bản đồ khung Việt Nam treo tường.
Phiếu học tập có in sẵn bản đồ khung.
Các bảng hệ thống cho HS điền.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
GV treo bản đồ khung treo tường, phát cho HS phiếu học tập
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm 
GV phát cho mỗi nhóm một bảng hệ thống về các thành phố như sau: 
Tên thành phố 	Đặc điểm tiêu biểu
Hà Nội
Hải Phòng 
Huế
Đà Nẵng 
Đà Lạt
TP. Hồ Chí Minh
 Cần Thơ
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
HS điền các địa danh của câu 2 vào lược đồ khung của mình.
HS lên điền các địa danh ở câu 2 vào bản đồ khung treo tường & chỉ vị trí các địa danh trên bản đồ tự nhiên Việt Nam.
HS làm câu hỏi 3 (hoàn thành bảng hệ thống về các thành phố)
HS trao đổi trước lớp, chuẩn xác đáp án.
 4/Dặn dò: 
 - Chuẩn bị bài: Ôn tập (tiết 2)
ĐỊA (Tiết 35) 
BÀI: ÔN TẬP (TIẾT 2)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
-Hệ thống tên một số dân tộc ở :Hoàng LiênSơn,ĐBBB,ĐBNB,các đồng bằng DHMT;Tây Nguyên.
-Hệ thống một số hoạt động sản xuất chínhở các vùng:Núi ,caon guyên,đồng bằng,biển đảo.
II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ tự nhiên, công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp Việt Nam.
Bản đồ khung Việt Nam treo tường.Phiếu học tập có in sẵn bản đồ khung.Các bảng hệ thống cho HS điền.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
 1/Khởi động: Hát
 2 Bài mới: Kiểm tra cuối kì II
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm đôi
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
Nhận xét
GV tổng kết, khen ngợi những em chuẩn bị bài tốt, có nhiều đóng góp cho bài học.
HS làm câu hỏi 3, 4 trong SGK
HS trao đổi trước lớp, chuẩn xác đáp án.
HS làm câu hỏi 5 trong SGK
HS trao đổi trước lớp, chuẩn xác đáp án.
 3/ Nhận xét , dặn dò :

Tài liệu đính kèm:

  • docDIA LI CK2.doc