Giáo án môn Địa lý 4 - Tiết 18 đến tiết 54

Giáo án môn Địa lý 4 - Tiết 18 đến tiết 54

* A /MỤC TIÊU BÀI HỌC :

- Học sinh cần nắm được :Vị trí ,lãnh thổ khu vực Đông nam á và ý nghĩa của vị trí đó.

- Đặc điểm tự nhiên của khu vực .

-Rèn kĩ năng phân tích lược đồ ,bản đồ ,biểu đồ để nhận biết kiến thức.

- Rèn kĩ năng phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên để giải thích một số đặc điểm vềkhí hậu ,chếđộ nước sông và cảnh quan của khu vực.

* B /CHUẨN BỊ :

_ Bản đồ đông bán cầu .

-Bản đồ tự nhiên châu á.

-Lược đồ tự nhiên Đông nam á.

C/ PHƯONG PHÁP : Đàm thoại, trực quan, gợi mở, nhóm .

D / TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:

1/ ổn định tổ chức:

2 /Kiểm tra bài cũ:

? Khu vực đông á gồm các nước và vùng lãnh thổ nào?Vai trò của các nước và vùng lãnh thổ Đông á trong sự phát triển hiện nay trên thế giới?

? Cho biết trong sản xuất cong nghiêp Nhật bản có những ngành nào nổi tiếng đứng đầu thế giới?

 

doc 76 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 1150Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Địa lý 4 - Tiết 18 đến tiết 54", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 18
Bài 14: ĐÔNG NAM Á ĐẤT LIỀN VÀ HẢI ĐẢO.
* A /MỤC TIÊU BÀI HỌC :
- Học sinh cần nắm được :Vị trí ,lãnh thổ khu vực Đông nam á và ý nghĩa của vị trí đó.
- Đặc điểm tự nhiên của khu vực .
-Rèn kĩ năng phân tích lược đồ ,bản đồ ,biểu đồ để nhận biết kiến thức.
- Rèn kĩ năng phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên để giải thích một số đặc điểm vềkhí hậu ,chếđộ nước sông và cảnh quan của khu vực.
* B /CHUẨN BỊ :
_ Bản đồ đông bán cầu .
-Bản đồ tự nhiên châu á.
-Lược đồ tự nhiên Đông nam á.
C/ PHƯONG PHÁP : Đàm thoại, trực quan, gợi mở, nhóm.
D / TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1/ ổn định tổ chức:
2 /Kiểm tra bài cũ:
? Khu vực đông á gồm các nước và vùng lãnh thổ nào?Vai trò của các nước và vùng lãnh thổ Đông á trong sự phát triển hiện nay trên thế giới?
? Cho biết trong sản xuất cong nghiêp Nhật bản có những ngành nào nổi tiếng đứng đầu thế giới?
3/ Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kết quả cần đạt 
GV giới thiệu ,vị trí giới hạn khu vực Đông nam á đặt câu hỏi :
? Vì sao bài đầu tiên về khu vực Đông nam á lại có tên là Đông nam á đất liền -hải đảo.?
*Hs trả lời xác định lạivị trí lãnh thổ khu vực ,hs khác nhận xét :
? sử dụng bàn đồ bán cầu đông ,kết hợp hình 15.1 .Cho biết các điểm cực Bắc ,Nam ,Tây, Đông của khu vực Đông nam á?
( gv hướng dẫn học sinh xác định các điểm cực )
? Cho biết Đông nam á là "cầu nối " giữa hai đại dương và châu lục nào?
?Phân tích ý nghĩa vị trí của khu vực ?
* gv tổ chức học sinh thảo luận nhóm 
? Dựa vào hình 14.1 + SGK mục 2 ,giải thích các đặc điểm tự nhiên của khu vực?
*HS thảo luận nhóm trong 5 phút,đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận ,nhóm khác nhận xét bổ sung. 
- Đông nam á gồm phần đất liền là bán đảo Trung ấn và phần đảo là quần đảo Mã lai.
+Điểm cực bắc thuộc Mi- an -ma (280).
+Điểm cực tây thuộc Mi- an -ma (920) 
+ điểm cực nam thuộc In -đô -nê xi a( 100 5 , )
+điểm cực đông trên kinh tuyến 1400Đ
- Khu vực là cầu nối giữa ấn độ dương và thái bình dương .Giữa châu á và châu Đại Dương. 
-Vị trí địa lý ảnh hưởng sâu sắc tới khí hậu cảnh quan khu vực .Có ý nghĩa lớn về kinh tếvà quân sự.
2 / Đặc điểm tự nhiên 
Chuẩn xác lại kiến thức theo bảng sau:
Đặc điểm 
Bán đảo Trung ấn 
Quần đảo Mã lai
Địa hình 
- Chủ yếu là núi cao hướng B-N TB-ĐN .Các cao nguyên thấp .
- Các thung lũng song chia cắt mạch địa hình .
- Đồng bằng phù sa màu mỡ ,giá trị kinh tế lớn ,tập trung đông dân.
- Hệ thống núi hướng vòng cung Đ-T;ĐB -TN; núi lửa.
- Đồng bằng rất nhỏ hẹp ven biển 
Khí hậu 
Nhiệt đới gió mùa .Bão về mùa hè -thu 
 -Xích đạo và nhiệt đới gió mùa .Bão nhiều
Sông ngòi 
- 5 sông lớn bắt nguồn từ phía bắc hướng chảy B-N nguồn cung cấp nước chính là nước mưa nên chế độ nước theo mùa mưa ,hàm lượng phù sa nhiều.
-Sông ngắn và dóc ,chế độ nước điều hoà,ít có giá trị giao thông ,có giá trị thuỷ điện.
Cảnh quan 
Rừng nhiệt đới và rừng thưa rụng lá vào mùa khô.
Rừng rậm bốn mùa xanh quanh năm.
4 / Củng cố :? Đặc điểm địa hình phần đất liền khác địa hình phần hải đảo như thế nào ? (HS lên bảng xác định các dãy núi lớn và hướng núi trên bản đồ tự nhiên châu á.
5 / Hướng dẫn về nhà : -Học kỹ bài .Giải thích đặc điểm của gió mùa mùa hạ và mùa đông .Làm bài tập 3.
 -------------------------------------------------
Tiết19
Bài 15: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ ,XÃ HỘI ĐÔNG NAM Á.
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
* HS cần nắm được đặc điểm dân số và sự phân bố dân cư khu vực Đông nam á .Đặc dân cư gắn liền với dặc điểm nền kinh tế nông nghiệp mà lúa là cây trồng chính.
- Nắm được đặc điểm nền văn hoá tín ngưỡng ,những nét chung riêng trong sản xuất và sinh hoạt của các nướcĐông nam á.
* Củng cố kĩnăng phân tích so sánh ,sử dụng số liẹu để hiểu bài sâu sắc.
B / CHUẨN BỊ:
- Bản đồ phân bố dân cư châu á.
- Lược đồ các Đông nam á phóng to.
 - Bản đồ phân bố dân cư khu vực Đông nam á.
C/ PHƯONG PHÁP : Đàm thoại, trực quan, gợi mở, nhóm.
D/ TIẾN TRÌNH BÀI HỌC :
1. ổn định tổ chức .
2 .Kiểm tra bài cũ
? Trình bày đặc điểm địa hình Đông Nam á,và ý nghĩa của các đồng bằng châu thổ trong khu vực với đời sống?
? Khí hậu khu vực đông nam á có đặc điểm gì nổi bật?
3 . Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò 
Kết quả cần đạt
? Dùng số liệu B.15.1hãy so sánh số dân ,mật độ dân số trung bình ,tỉ lệ tăng dân số hàng năm của khu vực Đông Nam á so với thế giới và châu á?
* HS thảo luận nhóm ( TG 3/) .Đại diện nhóm trình bày ,nhóm khác trao đổi ,kết luận:
? Cho nhận xét dân số khu vực Đông Nam á có thuận lợi và khó khăn gì?
*HS thảo luận tự do:
* GV mở rộng bồ sung kiến thức về đặc điểm dân số Việt nam.
? Dựa vào H15.1 và bảng 15.2 hãy cho biết ĐNA có bao nhiêu nước ?Kể tên thủ đô từng nước ?
*2 HS lên bảng sử dụng lược đồ "các nước ĐNA :
+ 1hs đọc tên nước và thủ đô .
+ 1hs xác định vị trí giới hạn nước đó trên lược đồ.
? nghiên cứu cá nhân sgk ,cho biết những ngôn ngữ nào được dùng phổ biến trong các quốc gia ở ĐNA?
? Quan sát H 6.1 nhận xét sự phân bố dân cư các nước ĐNA .Giải thích sự phân bố đó ?
GV tổ chức cho hs thảo luận nhóm (nhóm chẵn câu hỏi 1,2 ;nhóm lẻ câu hỏi 3,4)
-CH1:Đọc đoạn đầu mục 2 sgk kết hợp với hiểu biết bản thân cho biết những nét tương đồng và riêng biệt trong sản xuất và sinh hoạt của các nớc ĐNA ?
- CH2 :Cho biết ĐNA có bao nhiêu tôn giáo lớn ?Phân bố nơi hành lễ,của các tôn giáo như thế nào?
- CH3 :Vì sao lại có nét tương đồng trong sinh hoạt sản xuất của người dân các nước ĐNA?
Đại diện nhóm trình bày ,nhóm khác nhận xét ,từ đó rút ra kết luận:
?Em hãy nhận xét lịch sử của các nước ĐNA ?
1.Đặc điểm dân cư.
- Đông Nam á là khu vực có dân số đông 532 triệu (2002)
- Dân số tăng khá nhanh 
- Thuận lợi : Dân só trẻ ,50% còn ở độ tuôỉ lao động là nguồn lao động lớn ,thị trường tiêu thụ rộng 
- Khó khăn :Giải quyết việc làm cho người lao động,bình quân đầu người thấp  gây nhiều tiêu cực phức tạp cho xã hội .
- Ngôn ngữ được dùng phổ biến trong khu vực là :tiếng Anh ,Hoa và Mã lai.
- Dân cư ĐNA tập trung chủ yếu ở vùng ven biển và các đồng bằng châu thổ.
- Do vên biển có các đồng bằng màu mỡ thuận tiện sinh hoạt sản xuất xây dựng làng xóm ,thành phố
2 .Đặc điểm xã hội.
- Các nước trong khu vực ĐNacó cùng nềnvănminh lúa nước ,trong môi trường nhiệt đới gió mùa.với vị trí đất liền và hải đảonên phong tục tập quán ,sinh hoạt vừa có nét tương đồng và sự đa dạng trong văn hoá từng dân tộc.
- Có cùng lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc .
Kết luận : Tất cả các tương đồng trên là những điều kiện thuận cho sự hơp tác toàn diện cùng phát triển đát nước và trong khu vực.
4. Củng cố :
? Điền vào bảng sau tên nước và thủ đô các nước khu vực ĐNA?
Tên nước 
Thủ đô
Tên nước 
Thủ đô
5. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc bài .
Tiết 20
Bài 16 :ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CÁC CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á.
A /MỤC TIÊU BÀI HỌC :
- HS cần hiểu được những đặc điểm của nền kinh tế các nước khu vực ĐNA vềtốc độ phát triển và sự thay đổi cơ cấu của nền kinh tế .
- Củng cố kỹnăng phân tích số liệu ,lược đồ để nhận biết mức độ tăng trưởng của nền kinh tế khu vực ĐNA .
B / CHUẨN BỊ :
- Bản đồ các nước châu á.
- Lược đồ kinhtế các nước ĐNA .
- Tư liệu tranh ảnh phục vụ bài học .
C/ PHƯONG PHÁP : Đàm thoại, trực quan, gợi mở, nhóm.
D /TIẾN TRÌNH BÀI HỌC :
1 .ổn định tổ chức .
2 .Kiểm tra bài cũ :
? Hãy cho biết những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên và dân cư khu vực ĐNA trong việc phát triển kinh tế?
? Vì sao các nước ĐNA có những nét tương đồng trong sinh hoạt sản xuất?
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò 
Kết quả cần đạt 
GV cho hs nghiên cứu cá nhân :
? Dựa vào kiến thức đã học cho biét thực trạng chung của nền kinh tế -xã hội các nước ĐNA khi còn là thuộc địa củacác nước đế quốc thực dân ?
*GV cho hs phân tích bảng 6.1 hoạt đông theo nhóm .
- Nhóm chẵn nhận xét sự tăng trưởng kinh tế của các nước từ 1990-1996.
- Nhóm lẻ nhận xét sự tăng trưởng kinh tế của các nước từ 1998-2000.
* GV yêu cầu hs báo các kết quả :
* GV giải thích thêm : Mức tăng trưởng kinh tế của các nước ĐNA giảm do khủng hoảng tài chính 1997 tại Thái Lan ảnh hưởng sang các nước khác ,riêng Việt Nam không ảnh hưởng nhiềudo chưa mở rộng quan hệ.
- HS đọc đoạn văn SGK để thấy môi trường khu vực ĐNA chưa được bảo vệ.
* GV nêu lại dấu ấn của nền kinh tế thuộc địa ở đa số các nước thuộc bán đảo Trung ấn , trình bày sơ lược về kết quả nônh nghiệp hoá cá nước trong khu vực 
? So sánh số liệu các khu vực kinh tế của 4nước trong khu vực,trong các năm 1980- 2000?
?Nhận biết sự chuyểnđổi cơ cấu của các quốc gia ?
* GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm với lược đồ kinh tế ĐNA theo yêu cầu của SGK :
+ Nhóm lẻ nghiên cứu nội dung kinh tế .
+ Nhóm chẵn nghiên cứu nội dung công nghiệp và nông nghiệp .
*Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc 
* GV bổ sung thêm :Nhìn chung ở các nớc ĐNA mới chỉ chủ yếu phát triển ở vùng ven biển hoạc các đồng bằng châu thổ có các điều kiện tương đối thuận lợi Hiện nay còn một diện tích khá lớn ở nọi địa chưa được khai thác và sử dụng ,các nước đang tiến hành thăm dò điều tra khai thác phát triển ở vùng này.
? Từ tiến trình bài học em hãy rút ra nội dung phần ghi nhớ.
1-Nền kinh tế của các nước ĐNA phát triển khá nhanh song chưa vững chắc
- Nền kinh tế chậm phát triển ,còn phụ thuộc nhiều các nước tư bản.
- Nguồn nhân công rẻ .
- Tài nguyên phong phú .
- Nhiều loại nông phẩm nhiệt đới .
- Tranh thủ vốn đầu tư nước ngoài . 
2. Cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi lớn .
- Nông nghiệp : 
+ Lúa gạo phân bố chủ yếu ở các đồng bằng châu thổ ,ven biển của hầu hết các quốcgia . Đây là cây lương thưc chính nên được trồng ở những nơi có điều kiện khí hậu nóng ẩm giàu nguồn nước tưới .
+ Cây công nghiệp là cây cao su,hồ tiêu cà phê ,mía , tập trung trên các cao nguyên 
- Công nghiệp .
+ Luyện kim có ở Việt nam .Mi- an- ma ,Phi -lip -pin thường ở các trung tâm gần biển do có nguồn nguyên liệu nhập khẩu .
+ Chế tạo máy :Có ở hầu hết các quốc gia chủ yếu ở các trung tâm công nghiệp gần biển 
4. Củng cố : - Gọi hai hs đọc nội dung mục ghi nhớ .
 - GV khắc sâu kiến thức trọng tâm.
5 .Hướng dẫn về nhà:
 - Học kĩ bài .Tính tỉ lệ sản lượng lúa và cà phê của ĐNA so với châu á và thế giới .
Tiết 21
Bài 17: HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á.
A / MỤC TIÊU BÀI HỌC 
* Sau bài học hs cần biết :
- Phân tích tư liệu ,số liệu ảnh để biết được :sự ra đời và phát triển về số lượng các thành viên của hiệp hội các nước ĐNA ,mục tiêu hoạ ...  bản đồ, xác lập các mối quan hệ địa lý.
II-Chuẩn bị cho tiết dạy và học:
Bản đồ tự nhiên việt Nam
Bản đồ tự nhiên Nam trung Bộ- Nam Bộ
C/ PHƯONG PHÁP : Đàm thoại, trực quan, gợi mở, nhóm.
III-Hoạt động trên lớp:
1)bài cũ : Nêu các đặc điểm tự nhiên nỏi bật của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
Chi biết sự lhác biệt khí hậu của hai miền và nguyên nhân cảu sự khác biệt đó.
2)bài mới:
Vào bài: Gv dùng bản đồ tự nhiên khái quát lại hai miền địa lý tự nhiên đã học .
Trên đường thiên lý từ Bắc vào Nam nhà thơ Tản Đà đã sửng sốt khi đi qua đèo Hải Vân đã sửng sốt khi được nhìn thấy sự thay đổi lạ thường của thiên nhiên hai bên sườn Bắc và Nam trên dải Bạch Mã:
“Hải Vân đềo lớn vưa qua
Mưa xuân ai đã đổi ra nắng hè”
 Như vậy rõ ràng dãy Bạch Mã trở thành ranh giới tự nhiên giữa các miền phía Bắc và phía Nam nước ta.
 Phía Nam dãy núi Bạch Mã là miền tự nhiên có đặc điểm tự nhiên nào nổi bật? Tự nhiên có đặc điểm gì khác so với hai miền đã học. Nội dung bài học hôm nay chúng ta cùng trả lời câu hỏi đó.
Hoạt động của Gv và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1/Cá nhân
Bước 1: HS dùng bản đồ tự nhiên tập át lát và hình vẽ SGk cho biếtL
- Xác định vị trí, giới hạn của miền Nam trung Bộ và Nam Bộ (Từ Vĩ tuyến 16 trở vào Nam, diện tích 165000km2 gần bằng 1/2 diện tích lãnh thổ)
- Xác định các khu vực trong miền( Khu Trường Sơn Nam, Khu vực phía Đông Nam Trung Bộ)
Bước 2: Cho học sinh lên bảng xác định trên bản đồ và giấo viên chuản lại kiến thức cho học sinh
Hoạt động 2/ Nhóm
Bước1: GV chia nhóm và phân công nhiệm vụ 
*Nhóm1: Nghiên cứu câu hởi Tại sao nói rằng: Mièn Nam Trung Bọ và Nam Bộ là miền nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm có mùa khô sâu sắc?
( Nhiệt độ TB: 250-270c) ; biên độ nhiệt nhỏ 4-70c; có hai mùa: mùa khô 6 tháng ít mưa; mùa mưa 80% lượng nứơc cả năm)
*Nhóm2: Vì sao miền Nam Trung Bộ và nam Bộ có chế độ nhiệt ít biến động và không có mùa đông lạnh như hai miền phía Bắc
(Tác động gió mùa đông Bắc giảm sút mạnh; gió tín phong Đông Bắc khô nóng và gió Tây Nam nóng ẩm đóng vai trò chủ yếu)
*Nhóm 3: vì sao miền Nam mùa khô diễn ra gay gắt hơn so với hai miền ở phía Bắc?
( thời tiết nắng nóng ít mưa, độ ẩm nhỏ, khả năng bốc hơi lớn)
Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày ý kiến 
Bước 3: HS trình bày kết quảt Gv chuẩn kiến thức
Hoạt động3/ Cặp:
Bước1: HS dựa vào hình 43.1 Atlát đại lý tự nhiên Việt Nam, kết hợp nội dung sách Giáo khoa và kiến thứ đã học cho biết:
-Những đỉnh núi cao trên 2000m các cao nguyên lớn của miền? Phân bố ở đâu? nói về sự hình thành núi và các hệ thống cao nguyên?
-Đồng bằng Nam Bộ được hình thành như thế nào? Có đặc điểm gì khác với đồng bằng sông Hồng?
( Khối nền cỏ Kon Tum trong giai đoạn cổ sinh được mởi rộng bởi cac đường viền xung quanh, giai đoạn Tân kiến tạo được nâng lên mạnh thành nhiều đợt, đớt gãy đổ vỡ, cấ dung nham ba gian phu trào->núi , cao nguyên ba gian xếp tầng rộng lớn, làm cho cảnh quan nhiệt đới có phân mát mẻ của vùng núi cao; Đồn Bằng Nam Bộ được hình thành trên vùng sụt lún lớn được phù sa của hệ thống sông Đồng Nai và sông Mê Kông bồi đắp
Bước 2: HS phát biểu ý kiến
Bước 3: GV chuẩn kiến thức
Hoạt động 4/ Nhóm
Bước 1: HS dựa vào nọi dung sách giáo khoa, kết hợp kiến thứ đã học, cho biết:
- Miền Nam trung Bộ và Nam Bộ có những tài nguyên gì? giá trị kinh tế như thế nào?, Để phát triển kinh tế bền vững khi khai thác sử dụng, nguồng tài nguyên chúng ta phảu làm gì?
*Nhóm lẽ: Nghiên cứu về tài nguyên khí hậu, đât.
*Nhóm chẵn nghiên cứu vềtài nguyên khoáng sản, rừng, biển
Bước 2: đại diện các nhóm trình bày kết quả nhóm khác bổ sung
Bước 3: Gv chuẩn kiến thức
Vị trí và phạm vi lãnh thổ
Từ Đà Nẵng tới Cà Mau có diện tích rộng lớn
II-Một miền nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc
Miền có khí hậu nóng quanh năm
+nhiệt độ Tb năm 25-270c Mùa khô kéo dài 6 tháng dẽ gây ra hạn hán cháy rừng
+ Gió Tín Phong Đông bắc khô nóng và gió Tây nam nóng ẩm thổi thường xuyên
III-Trường Sơn Nam hùng vĩ và đồng bằng Nam Bộ rộng lớn
-Khu vực Trường Sơn Nam có hệ thống núi và cao nguyên xếp tầng
Phía Đông : đồng Bằng duyên hải nhỏ hẹp, bị chia cắt thàmh tuèng ô
- Phía Nam: đồng bằng Nam Bộ chiếm ẵ diện tích đất phù sa của cả nước.
IV- Tài nguyênphong phú và tập trung dễ ,khai thác
- Nhiều tài nguyên có quy mô lớn, chiếm tỷ lệ cao so với cả nước( Rừng đất biển dầu khí....)., là nguồn lực lớn giúp cho miền cũng như cả nước phát triển kinh tế.
- Bảo vệ môi trường rừng biển, đất và các hệ sinh thái tự nhiên khác
IV- Đánh giá củng cố:
Đặc điểm tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có gì khác với hai miền tự nhiên đã học
Vì sao nói Miền Nam trung Bọ và Nam Bộ có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và tập trung dễ khai thác
V- Hướng dẫn về nhà: 
-Học theo câu hỏi SGK; Làm bài tập trong tập bản đồ
- Nghiên cứu nội dung bài tiếp theo
: 
Tiết 51
Bài 43:
 Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
I-MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua tiết này làm cho học sinh nắm chắc:
Xác định được trên bản đồ vị trí và phạm vi lãnh thổ của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ, bao gồm toàn bộ lãnh thổ phái Nam từ đà Nẵng tới Cà Mau và phần hải đảo từ Hoàng Sa, Trường sa tới Thổ Chu, Phú Quốc.
-Nắm được đặc điểmn nổi bật về tự nhiên
+ địa hình chia làm ba khu vực:
Nam trường sơn: Núi, cao nguyên xếp tầng.
Đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ nhỏ hẹp nhiều vịnh , vũng
Đồng bằng rộng lớn Nam trung Bộ( Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm; Tài nguyên phong phú dễ khai thác.
+ được ôn tập một số kiến thức đã học
Phát triển các kỹ năng phân tích bản đồ, xác lập các mối quan hệ địa lý.
II-CHUẨN BỊ CHO TIẾT DẠY VÀ HỌC:
Bản đồ tự nhiên việt Nam
Bản đồ tự nhiên Nam trung Bộ- Nam Bộ
C/ PHƯONG PHÁP : Đàm thoại, trực quan, gợi mở, nhóm.
D-HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1)bài cũ : Nêu các đặc điểm tự nhiên nỏi bật của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
Chi biết sự lhác biệt khí hậu của hai miền và nguyên nhân cảu sự khác biệt đó.
2)bài mới:
Vào bài: Gv dùng bản đồ tự nhiên khái quát lại hai miền địa lý tự nhiên đã học .
Trên đường thiên lý từ Bắc vào Nam nhà thơ Tản Đà đã sửng sốt khi đi qua đèo Hải Vân đã sửng sốt khi được nhìn thấy sự thay đổi lạ thường của thiên nhiên hai bên sườn Bắc và Nam trên dải Bạch Mã:
“Hải Vân đềo lớn vưa qua
Mưa xuân ai đã đổi ra nắng hè”
 Như vậy rõ ràng dãy Bạch Mã trở thành ranh giới tự nhiên giữa các miền phía Bắc và phía Nam nước ta.
 Phía Nam dãy núi Bạch Mã là miền tự nhiên có đặc điểm tự nhiên nào nổi bật? Tự nhiên có đặc điểm gì khác so với hai miền đã học. Nội dung bài học hôm nay chúng ta cùng trả lời câu hỏi đó.
Hoạt động của Gv và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1/Cá nhân
Bước 1: HS dùng bản đồ tự nhiên tập át lát và hình vẽ SGk cho biếtL
- Xác định vị trí, giới hạn của miền Nam trung Bộ và Nam Bộ (Từ Vĩ tuyến 16 trở vào Nam, diện tích 165000km2 gần bằng 1/2 diện tích lãnh thổ)
- Xác định các khu vực trong miền( Khu Trường Sơn Nam, Khu vực phía Đông Nam Trung Bộ)
Bước 2: Cho học sinh lên bảng xác định trên bản đồ và giấo viên chuản lại kiến thức cho học sinh
Hoạt động 2/ Nhóm
Bước1: GV chia nhóm và phân công nhiệm vụ 
*Nhóm1: Nghiên cứu câu hởi Tại sao nói rằng: Mièn Nam Trung Bọ và Nam Bộ là miền nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm có mùa khô sâu sắc?
( Nhiệt độ TB: 250-270c) ; biên độ nhiệt nhỏ 4-70c; có hai mùa: mùa khô 6 tháng ít mưa; mùa mưa 80% lượng nứơc cả năm)
*Nhóm2: Vì sao miền Nam Trung Bộ và nam Bộ có chế độ nhiệt ít biến động và không có mùa đông lạnh như hai miền phía Bắc
(Tác động gió mùa đông Bắc giảm sút mạnh; gió tín phong Đông Bắc khô nóng và gió Tây Nam nóng ẩm đóng vai trò chủ yếu)
*Nhóm 3: vì sao miền Nam mùa khô diễn ra gay gắt hơn so với hai miền ở phía Bắc?
( thời tiết nắng nóng ít mưa, độ ẩm nhỏ, khả năng bốc hơi lớn)
Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày ý kiến 
Bước 3: HS trình bày kết quảt Gv chuẩn kiến thức
Hoạt động3/ Cặp:
Bước1: HS dựa vào hình 43.1 Atlát đại lý tự nhiên Việt Nam, kết hợp nội dung sách Giáo khoa và kiến thứ đã học cho biết:
-Những đỉnh núi cao trên 2000m các cao nguyên lớn của miền? Phân bố ở đâu? nói về sự hình thành núi và các hệ thống cao nguyên?
-Đồng bằng Nam Bộ được hình thành như thế nào? Có đặc điểm gì khác với đồng bằng sông Hồng?
( Khối nền cỏ Kon Tum trong giai đoạn cổ sinh được mởi rộng bởi cac đường viền xung quanh, giai đoạn Tân kiến tạo được nâng lên mạnh thành nhiều đợt, đớt gãy đổ vỡ, cấ dung nham ba gian phu trào->núi , cao nguyên ba gian xếp tầng rộng lớn, làm cho cảnh quan nhiệt đới có phân mát mẻ của vùng núi cao; Đồn Bằng Nam Bộ được hình thành trên vùng sụt lún lớn được phù sa của hệ thống sông Đồng Nai và sông Mê Kông bồi đắp
Bước 2: HS phát biểu ý kiến
Bước 3: GV chuẩn kiến thức
Hoạt động 4/ Nhóm
Bước 1: HS dựa vào nọi dung sách giáo khoa, kết hợp kiến thứ đã học, cho biết:
- Miền Nam trung Bộ và Nam Bộ có những tài nguyên gì? giá trị kinh tế như thế nào?, Để phát triển kinh tế bền vững khi khai thác sử dụng, nguồng tài nguyên chúng ta phảu làm gì?
*Nhóm lẽ: Nghiên cứu về tài nguyên khí hậu, đât.
*Nhóm chẵn nghiên cứu vềtài nguyên khoáng sản, rừng, biển
Bước 2: đại diện các nhóm trình bày kết quả nhóm khác bổ sung
Bước 3: Gv chuẩn kiến thức
Vị trí và phạm vi lãnh thổ
Từ Đà Nẵng tới Cà Mau có diện tích rộng lớn
II-Một miền nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc
Miền có khí hậu nóng quanh năm
+nhiệt độ Tb năm 25-270c Mùa khô kéo dài 6 tháng dẽ gây ra hạn hán cháy rừng
+ Gió Tín Phong Đông bắc khô nóng và gió Tây nam nóng ẩm thổi thường xuyên
III-Trường Sơn Nam hùng vĩ và đồng bằng Nam Bộ rộng lớn
-Khu vực Trường Sơn Nam có hệ thống núi và cao nguyên xếp tầng
Phía Đông : đồng Bằng duyên hải nhỏ hẹp, bị chia cắt thàmh tuèng ô
- Phía Nam: đồng bằng Nam Bộ chiếm ẵ diện tích đất phù sa của cả nước.
IV- Tài nguyênphong phú và tập trung dễ ,khai thác
- Nhiều tài nguyên có quy mô lớn, chiếm tỷ lệ cao so với cả nước( Rừng đất biển dầu khí....)., là nguồn lực lớn giúp cho miền cũng như cả nước phát triển kinh tế.
- Bảo vệ môi trường rừng biển, đất và các hệ sinh thái tự nhiên khác
4- Đánh giá củng cố:
- Đặc điểm tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có gì khác với hai miền tự nhiên đã học
- Vì sao nói Miền Nam trung Bọ và Nam Bộ có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và tập trung dễ khai thác
5- Hướng dẫn về nhà: 
-Học theo câu hỏi SGK; Làm bài tập trong tập bản đồ
- Nghiên cứu nội dung bài tiếp theo

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an dia lop 8.doc