Giáo án môn học Kĩ thuật 5 - Tuần 2

Giáo án môn học Kĩ thuật 5 - Tuần 2

ĐÍNH KHUY HAI LỖ ( TIẾT 2)

I . MỤC TIÊU: - Học sinh cần phải:

+ Biết cách đính khuy 2 lỗ

+ Đính được khuy 2 lỗ đúng quy trình, đúng kỹ thuật

+ rèn luyện tính cẩn thận

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bộ đồ dùng kỹ thuật cắt, khâu, thêu

- Hai chiếc khuy hai lỗ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 11 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 696Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Kĩ thuật 5 - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ thuật
Đính khuy hai lỗ ( Tiết 2)
I . Mục tiêu: - Học sinh cần phải:
+ Biết cách đính khuy 2 lỗ
+ Đính được khuy 2 lỗ đúng quy trình, đúng kỹ thuật
+ rèn luyện tính cẩn thận	
II. Đồ dùng dạy học:
Bộ đồ dùng kỹ thuật cắt, khâu, thêu
Hai chiếc khuy hai lỗ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Nội dung
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
I.KTbài cũ:(2’)
- Gọi HS nêu các bước đính khuy hai lỗ
- 2HS nêu
-KT đồ dùng thực hành 
II.Bài mới:
(30’)
1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích – yêu cầu tiết học
- lắng nghe
2. Hướng dẫn làm bài
- Gọi HS nêu cách đính khuy hai lỗ
-2HS nêu
Hoạt động3:HS thực hành
- Nhận xét và nhắc lại một số điểm cần lưu ý khi đính khuy hai lỗ
- Nghe
-Kiểm tra kết quả thực hành ở tiết 1(vạch dấu các điểm đính khuy )
-Hs kiểm tra chéo nhau và báo kết quả
- Nêu yêu cầu và thời gian thực hành :Mỗi HS đính hai khuy trong thời gian khoảng 25 phút
- 1HS đọc yêu cầu của sản phẩm cần đạt
- Cho HS thực hành theo nhóm
-GV quan sát ,uốn nắn HS còn lúng túng
-HS chia nhóm thực hành ,trao đỏi giúp đỡ lẫn nhau
Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm
-Gọi các nhóm cử đại diện lên đánh giá sản phẩm của các bạn
- Mỗi nhóm cử hai bạn
- GV đánh giá nhận xét kết quả thực
-Cả lớp theo dõi bổ xung
hành của HS theo hai mức hoàn thành và chưa hoàn thành
HS nghe NX
3. Củng cố,dặn dò(2’)
_Tuyên dương HS có sản phẩm đẹp đúng yêu cầu kĩ thuật
- Nhận xét giờ học-CBBS
Kỹ thuật
Đính khuy bốn lỗ (tiết 1)
I . Mục tiêu: - Học sinh cần phải:
+ Biết cách đính khuy 4 lỗ theo 2 cách
+ Đính được khuy 4 lỗ đúng quy trình, đúng kỹ thuật
+Rèn luyện tính cẩn thận	
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu đính khuy 4 lỗ theo 2 cách
- Bộ đồ dùng kỹ thuật cắt, khâu, thêu
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Nội dung
Hoạt động của thày
Hoạt 
động của trò
I. KTbài cũ(3’)
- KT việc chuẩn bị đồ dùng học tập
II.Bài mới(30’)
1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích – yêu cầu tiết học
- lắng nghe
2. Hướng dẫn làm bài
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét mẫu
- Cho HS quan sát 1 số mẫu khuy 4 lỗ
- quan sát mẫu
- Đặt câu hỏi: 
- trả lời
+ Nêu nhận xét về đặc điểm, hình dạng của khuy 4 lỗ?
+ Nhận xét gì về đường khâu trên khuy 4 lỗ?
- GV chốt nội dung:
+ Khuy 4 lỗ có nhiều màu sắc, hình dạng, và kích thước khác nhau giống như khuy 2 lỗ nhưng khác là có 4 lỗ ở giữa mặt khuy
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật
+ Khuy 4 lỗ được đính vào vải bằng các đường khâu qua 4 lỗ khuy. Các đường chỉ đính khuy tạo thành 2 đường song song hoặc chéo nhau ở giữa mặt khuy. Phía dưới khuy 4 lỗ cũng có các vòng chỉ quấn quanh chân khuy giống như đính khuy 2 lỗ
- GVnêu vấn đề: khuy 4 lỗ gần giống khuy 2 lỗ. Vậy cách đính khuy 4 lỗ có giống cách đính khuy 2 lỗ không? 
- cho HS đọc quy trình thực hiện trong SGK và trả lời
- HS đọc thầm, trả lời
- Kết luận: cách đính khuy 4 lỗ gần giống cách đính khuy 2 lỗ chỉ khác là số đường khâu nhiều gấp đôi
- Hướng dẫn HS từng thao tác
+ cách vạch dấu các điểm đính khuy 4 lỗ
- Quan sát, lên bảng làm mẫu
+ cách đính khuy ( GV vừa làm mẫu vừa trình bày theo quy trình SGK – cách tạo 2 đường chỉ song song trên mặt khuy )
- Quan sát
+ lưu ý HS khi đính khuy mũi kim phải đâm xuyên qua lỗ khuy và phần vải dưới lỗ khuy 3, 4 lần cho chắc chắn
- GV thực hiện thao tác quấn chỉ quanh chân khuy. 
- GV làm mẫu lần 2 với cách tạo 2 đường chỉ chéo nhau trên mặt khuy
- Tiếp tục quan sát
- Gọi HS nhắc lại các thao tác
- 1,2 HS nhắc
Hoạt động 3: Thực hành
- Cho HS thực hành gấp nẹp, vạch dấu các điểm đính khuy và đính khuy theo 2 cách 
- Thực hành
- GV kiểm tra, hướng dẫn HS còn lúng túng
3.Củng cố,dặn dò:( 2’)
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị đồ dùng cho tiết thực hành
Khoa học
cơ thể chúng ta được hình thành 
như thế nào?
I. Mục tiêu: 
 Sau bài học, HS có khả năng:
- Nhận biết: Cơ thể của mỗi con người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố.
- Phân biệt một vài giai đoạn phát triển của thai nhi.
II. Đồ dùng dạy học: 
	Hình ảnh/SGK; Phiếu học tập (nếu có).
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ : ( 3’)
- Hỏi: Tạo sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ?
- Nhận xét, đánh giá.
Học sinh tự làm.
B.Bài mới:
( 35’)
a.Hoạt động1 : Giảng giải:
* Mục tiêu: HS nhận biết được một số từ khoa học: Thụ tinh, hợp tử, phôi, bào thai.
* Tiến hành:
1. GV phát phiếu học tập (hoặc đặt câu hỏi trắc nghiệm)
- Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi người?
+ Cơ quan tiêu hoá.
+ Cơ quan hô hấp.
+ Cơ quan tuần hoàn.
+ Cơ quan sinh dục.
- Cơ quan sinh dục nam có khả năng gì?
+ Tạo trứng.
+ Tạo ra tinh trùng.
- Cơ quan sinh dục nữ có khả năng gì?
+ Tạo ra trứng?
+ Tạo ra tinh trùng?
HS làm phiếu.
- HS trả lời.
2. GV giảng:
- Cơ thể người được hình thành từ một tế bào trứng của mẹ kết hợp với tinh trùng
b.Hoạt động 2: Làm việc với SGK:
* Mục tiêu: Hình thành cho HS biểu tượng về sự thụ tinh và sự phát triển của thai nhi.
của bố .... /SGK.
- Hợp tử phát triển thành phôi rồi thành bào thai, sau khoảng 9 tháng trong bụng mẹ, em bé sẽ được sinh ra.
* Tiến hành:
1. GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân:
- Yêu cầu HS quan sát hình + đọc kĩ phần chú thích, tìm ra xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào.
- GV kết luận về sự thụ tinh.
2. Yêu cầu HS quan sát hình 2, 3, 4, 5 tìm xem hình nào cho biết thai được 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng, khoảng 9 tháng.
Đáp án:
+ Hình 2: Thai khoảng 9 tháng, đã là 1 cơ thể người hoàn chỉnh.
+ Hình 3: Thai được 8 tuần, đã có hình dáng của đầu, mình, tay, chân nhưng chưa hoàn thiện.
+ Hình 4: Thai được 3 tháng, đã hình thành đầy đủ các bộ phận của cơ thể.
+ Hình 5: Thai 5 tuần, cố đuôi, đã hình thành đầu, mình, tay, chân nhưng chưa rõ ràng.
3. GV kết luận về sự phát triển của thai nhi.
- HS làm việc.
- Một số HS trình bày
C. Củng cố - Dặn dò: ( 2’)
Hỏi: Cơ thể chúng ta được bắt
đầu hình thành như thế nào?
- Đọc mục bạn cần biết.
KHOA HọC
 nam hay nữ( Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
 Sau bài học, HS biết:
- Phân biệt các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ.
- Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội về nam, nữ.
II. Đồ dùng dạy học: 
 Hình vẽ SGK.
- Bộ phiếu như gợi ý trang 8/SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:( 2’)
- Hỏi: Hãy nêu về ý nghĩa của sự sinh sản đối với mỗi gia đình, dòng họ?
ị Nhận xét, đánh giá.
- Học sinh tự làm.
B. Bài mới:( 35’)
a. Hoạt động 1: Thảo luận:
* Mục tiêu: HS xác định được sự khác nhau giữa nam và nữ về mặt sinh học.
b.Hoạt động2: Trò chơi "Ai nhanh ai đúng":
* Mục tiêu: 
- HS phân biệt được các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ.
C.Củng cố -Dặn dò:
(2’)
* Tiến hành:
1- Làm việc theo nhóm:
- Yêu cầu thảo luận câu hỏi 1, 2, 3/SGK
2- Hoạt động cả lớp: 
* Kết luận: 
- Ngoài những đặc điểm chung, giữa nam và nữ có sự khác biệt, trong đó có sự khác biệt nhau cơ bản về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục ......./SGK
- Kết hợp giới thiệu tranh vẽ/SGK
* Tiến hành: 
1- Tổ chức và hướng dẫn:
- Phát cho mỗi nhóm các tấm phiếu như gợi ý SGK + hướng dẫn HS cách chơi.
4- Đánh giá - Kết luận
- Hỏi: Nêu sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học và xã hội.
- Nhận xét tiết học.
- HS thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Mỗi nhóm chỉ trình bày 1 câu, nhóm khác bổ sung.
- Nêu một số điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học.
2- Các nhóm chơi:
- Thi xếp các tấm phiếu vào bảng.
3- Lần lượt từng nhóm giải thích cách làm. Các nhóm khác chất vấn.
- Cả lớp đánh giá kết quả.
- Học sinh tự làm..
Lịch sử
 Nguyễn Trường Tộ mong muốn
 canh tân đất nước
i. Mục tiêu: HS biết:
- Những đề nghị chủ yếu để canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ.
- Nhân dân đánh giá về lòng yêu nước của Nguyễn Trường Tộ như thế nào?
ii. Đồ dùng dạy học: Hình SGK
iii. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Bài cũ:
B. Bài mới:
*.Giới thiệu
*.Tìm hiểu bài:
1. Vài nét về Nguyễn Trường Tộ.
2. Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ
C.Củng cố, dặn dò: (2’)
 “ Bình tây đại nguyên soái Trương Định”
 + Hãy nêu những hiểu biết của em về Trương Định?
+ Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân?
- Nhận xét.
I .Giới thiệu:Nêu bối cảnh nước ta nửa sau TK 19 và nhiệm vụ học tập của HS.
- H: Nguyễn Trường Tộ là người như thế nào, quê ở đâu?
- GVKL:...
*Gv nêu câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận.
+ Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trờng Tộ là gì?
- GV chốt: đó là:
+ Mở rộng ngoại giao, buôn bán với nhiều nước.
+ Thuê chuyên gia nước ngoài giúp ta phát triển kinh tế.
+ Mở trường dạy cách đóng tàu...
3. Kết quả:
- H: Những đề nghị canh tân đất 
nước đó có được triều đình thực hiện không? Vì sao?
- GV chốt: vua quan nhà Nguyễn lạc hậu, không hiểu được...
+ Em có suy nghĩ gì về Nguyễn Trường Tộ?
+ Tại sao Nguyễn Trường Tộ lại được người đời sau kính trọng?
- GVKL
+ Bài học hôm nay giúp chúng ta hiểu về nhân vật lịch sử nào?
+ Ông có gì để ta phải khâm phục?
- Nhắc nhở HS ôn bài.
- HS 1 trả lời
- HS 2 trả lời
- HS quan sát hình ảnh trong SGK.
.
* HS thảo luận theo SGK.
- HS đọcthầm từ: “ Năm 1860...máy móc..”
- HS thảo luận nhóm 4.
- Đại diện các nhóm HS phát biểu.
- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc đoạn còn lại.
- HS trao đổi cặp, phát biểu.
 HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 HS trả lời. 
Hoạt Động tập thể:
Chủ đề : An toàn giao thông
Bài 3: Không chơi đùa trên đường phố
Bài 4: Trèo qua dải phân cách là nguy hiểm
I Mục tiêu :
-Học sinh biết tác hại của niệc chơi đùa trên đường và trèo qua dải phân cách phố là nguy hiểm .như thế nào
-Biết vui chơi đúng nơi quy định để đảm bảo an toàn .
-HS không chơi và trèo qua vạch có dải phân cách.
II.Chuẩn bị:
-Thẻ xanh đỏ,trắng
Tranh vẽ minh hoạ 
-Sách Po Ke mon cùng em học an toàn giao thông.
III. Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu:
HĐ1: Không chơi đùa trên đường phố.
a.Đọc và tìm hiểu nội dung truyện.
-HS quan sát tranh SGK-Đọc và tìm hiểu nội dung
-GV hỏi HS các câu hỏi để HS rút ra KL và bài học cho chính mình và cho mọi người:Không chơi ở gần đường giao thông để đảm bảo an toàn cho mình và người tham gia giao thông.
b.HS chơi trò chơi :
-GV cho HS tham gia bày tỏ ý kiến của mình đồng ý hay không đồng ý 
bằng cách giơ thẻ
-GV chốt ý chính của bài .
HĐ2: Trèo qua dải phân cách là nguy hiểm
a.Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
-GV chia lớp thành 4 nhóm cho HS thảo luận nội dung các bức tranh trong sách.
-HS rút ra NX:Không vui chơi trèo qua dải phân cách vì đó là hành động nguy hiểm
b.Thực hành:
-GV đưa ra một số tình huống cho HS thảo luận và trình bày ý kiến của mình
-GV NXGH và nhắc HS lưu ý khi tham gia giao thông. 
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt
Tuần 2
I -Mục tiêu
- Tổng kết các mặt hoạt động của tuần 2
- Đề ra phương hướng nội dung của tuần 3
II- Các hoạt động dạy học :
1 ổn định tổ chức 
cả lớp hát một bài 
2 Lớp sinh hoạt
Các tổ báo cáo các mặt hoạt động về tư trang , đi học ,xếp hàng ,vệ sinh ,hoạt động giữa giờ ,....
Cá nhân phát biểu ý kiến xây dựng lớp.
Lớp trưởng tổng kết lớp ....
3 GV nhận xét chung 
Khen những HS có ý thức ngoan, học giỏi:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Phê bình HS còn mắc khuyết điểm :
.................................................................................................................................
................................................................................................................................
4 Phương hướng tuần sau :
Duy trì nề nếp học tập
Thi đua học tập tốt giành nhiều 9 , 10 ở các môn học 
Tham gia các hoạt động của trường lớp
Chăm sóc tốt công trình măng non của lớp mình 
5.Văn nghệ: 
Còn thời gian cho lớp văn nghệ :cá nhân hát ,tập thể hát 
Hướng dẫn học
Hoàn thành bài buổi sáng
Hoàn thành bài văn bài buổi sáng
Làm toán phần còn lại 
GV kiểm tra đánh giá 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 2.doc