Tiết 1: Bài: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I . MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
· Nghe – viết chính xác , đẹp đoạn văn từ : Một hôm . vẫn khóc trong bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu .
· Làm đúng bài tập chính tả phuong ngữ.
II . CHUẨN BỊ:
* Giáo viên: - Bảng lớp viết 2 lần bài tập 2 a .
- SGK.
* Học sinh: - Vở viết, SGK
III . HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU
I. Ổn định lớp:
2 . Giới thiệu
Ở lớp 4 , một tuần các em sẽ học 1 tiết chính tả . Mỗi bài chính tả có độ dài 80 đến 90 tiếng được trích từ bài tập đọc hoặc các văn bản khác để các em vừa luyện đúng chính tả, vừa có thêm hiểu biết về cuộc sống , con người. Việc làm các bài tập sẽ làm cho các em tư duy , kỹ năng sử dụng Tiếng Việt.
3 . Dạy học bài mới
Soạn ngày 08/08/2009 Dạy ngày 11/08/2009 Tuần 1 Môn: Chính tả ( Nghe – Viết) Tiết 1: Bài: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU I . MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Nghe – viết chính xác , đẹp đoạn văn từ : Một hôm .... vẫn khóc trong bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu . Làm đúng bài tập chính tả phuong ngữ.. II . CHUẨN BỊ: * Giáo viên: - Bảng lớp viết 2 lần bài tập 2 a . - SGK. * Học sinh: - Vở viết, SGK III . HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU I. Ổn định lớp: 2 . Giới thiệu Ở lớp 4 , một tuần các em sẽ học 1 tiết chính tả . Mỗi bài chính tả có độ dài 80 đến 90 tiếng được trích từ bài tập đọc hoặc các văn bản khác để các em vừa luyện đúng chính tả, vừa có thêm hiểu biết về cuộc sống , con người. Việc làm các bài tập sẽ làm cho các em tư duy , kỹ năng sử dụng Tiếng Việt. 3 . Dạy học bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú A) Giới thiệu bài : - Bài tập đọc các em vừa học có tên gọi là gì? - Tiết chính tả này các em sẽ nghe cô đọc để viết lại đoạn 1 và 2 của bài “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ”và làm các bài tập chính tả b) Hướng dẫn nghe – viết chính tả * Trao đổi về nội dung đoạn trích - Gọi 1 HS đọc đoạn từ : một hôm vẫn khóc trong bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu . - Đoạn trích cho em biết về điều gì ? * Hướng dẫn viết từ khó -Yêu cầu HS nêu các từ khó , dễ lẫn khi viết chính tả . - Yêu cầu HS đọc , viết các từ vừa tìm được * Viết chính tả - Đọc cho HS viết với tốc độ vừa phải ( khoảng 90 chữ / 15 phút ) . Mỗi câu hoặc cụm từ được đọc 2 đến 3 lần : đọc lượt đầu chậm rãi cho HS nghe , đọc nhắc lại 1 hoặc 2 lần cho HS kịp viết với tốc độ quy định . * Soát lỗi và chấm bài - Đọc toàn bài cho HS soát lỗi . - Thu chấm 10 bài . - Nhận xét bài viết của HS . c) Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2 a) - Gọi 1 HS đọc yêu cầu . - Yêu cầu HS tự làm bài trong SGK . - Gọi HS nhận xét , chữa bài . - Nhận xét , chốt lại lời giải đúng . Bài 3 a) - Gọi 1 HS đọc yêu cầu . - Yêu cầu HS tự giải câu đố và viết vào vở nháp , giơ tay báo hiệu khi xong để GV chấm bài . - Gọi 2 HS đọc câu đố và lời giải . - Nhận xét về lời giải đúng . - GV có thể giới thiệu qua về cái la bàn. b) Tiến hành tương tự như phần a - Dế Mèn bên vực kẻ yếu - HS lắng nghe - 1 HS đọc trước lớp , HS dưới lớp lắng nghe . - Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò ; Hình dáng đáng thương , yếu ớt của Nhà Trò . - Cỏ xước xanh dài , tỉ tê , chùn chùn ,.. - Cỏ xước , tỉ tê , chỗ chấm điểm vàng, khỏe,.. - 3 HS lên bảng viết , HS dưới lớp viết vào vở nháp . - Nghe GV đọc và viết bài . - Dùng bút chì , đổi vở cho nhau để soát lỗi , chữa bài . - 1 HS đọc . - 2 HS lên bảng làm . - Nhận xét , chữa bài trên bảng của bạn . - Chữa bài vào SGK . - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK . - Lời giải : cái la bàn . - Lời giải : hoa ban . 4.. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học . - Dặn HS về nhà viết lại bài tập 2a hoặc 2b vào vở . HS nào viết xấu , sai 3 lỗi chính tả trở lên phải viết lại bài và chuẩn bị bài sau . ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG: Soạn ngày 08/08/2009 Dạy ngày 11/08/2009 Tuần 1 Môn: Toán Tiết 2: Bài: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 1OO OOO. (TT) I . MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số với (cho) cho số có một chữ số. - Biết so sánh, xếp thứ tự (đến 4 số) các số đến 100 000. II . CHUẨN BỊ: * Giáo viên: - GV kẻ sẵn bảng số trong bài tập 5 lên bảng phụ. * Học sinh: - SGK III . HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU 1.Ổn định lớp 2.KTBC: -GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướùng dẫn luyện tập thêm của tiết 1, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS . -GV chữa bài, nhận xét và ghi điểm cho HS. 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú a.Giới thiệu bài: - GV giới thiệu bài. b.Hướng dẫn ôn tập: Bài 1: -GV cho HS nêu yêu cầu của bài toán. -GV yêu cầu HS nối tiếp nhau thực hiện tính nhẩm trước lớp, mỗi HS nhẩm một phép tính trong bài. -GV nhận xét , sau đó yêu cầu HS làm vào vở. Bài 2: -GV yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. -Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn , nhận xét cả cách đặt tính và thực hiện tính. -GV có thể yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính và cách thực hiện tínhcủa các phép tính vừa thực hiện. Bài 3: -GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? -GV yêu cầu HS làm bài. -GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn. Sau đó yêu cầu HS nêu cách so sánh của một cặp số trong bài. -GV nhận xét và ghi điểm. Bài 4: -GV yêu cầu HS tự làm bài. -GV hỏi : Vì sao em sắp xếp được như vậy? Bài 5: -GV treo bảng số liệu như bài tập 5/ SGK và hướng dẫn HS vẽ thêm vào bảng số liệu -GV hỏi :Bác Lan mua mấy loại hàng , đó là những hàng gì ? Giá tiền và số lượng của mỗi loại hàng là bao nhiêu ? -Bác Lan mua hết bao nhiêu tiền bát ? Em làm thế nào để tính được số tiền ấy ? -GV điền số 12 500 đồng vào bảng thống kê rồi yêu cầu HS làm tiếp. -Vậy bác Lan mua tất cả hết bao nhiêu tiền ? -Nếu có 100 000 đồng thì sau khi mua hàng bác Lan còn lại bao nhiêu tiền ? -HS nghe. -Tính nhẩm. -Vài HS nối tiếp nhau thực hiện nhẩm. -HS đặt tính rồi thực hiện các phép tính. -Cả lớp theo dõi và nhận xét. -4 HS lần lượt nêu phép tính cộng, trừ, nhân, chia. -So sánh các số và điền dấu >, <, = . -2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở. -HS nêu cách so sánh. -HS so sánh và xếp theo thứ tự: -HS nêu cách sắp xếp. -HS quan sát và đọc bảng thống kê số liệu . -3 loại hàng , đó là 5 cái bát, 2 kg đường và 2 kg thịt. - Số tiền mua bát là : 2500 x 5 = 12 500 (đồng) - HS tính : Số tiền mua đường là: 6 400 x 2 = 12 800 (đồng ) Số tiền mua thịt là : 35 000 x 2 = 70 000 ( đồng) -Số tiền bác Lan mua hết là : 12 500 + 12 800 + 70 000 = 95 300 (đồng) -Số tiền bác Lan còn lại là: 100 000 – 95 300 = 4 700 (đồng) - HS trung bình yếu chỉ cân làm xong cột 1. Bài tập dành cho HS khá, giỏi. 4.Củng cố- Dặn dò: -GV nhận xét tiết học . -Về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện thêm . -Chuẩn bị bài tiết sau. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG: Soạn ngày 08/08/2009 Dạy ngày 11/08/2009 Tuần 1 Môn: Luyện từ và câu Tiết 1: Bài: CẤU TẠO CỦA TIẾNG I . MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Nắm được cấu tạo cơ bản của tiếng gồm 3 bộ phận âm đầu, vần, thanh . Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở BT1 vào bảng mẫu(mục 3) . II . CHUẨN BỊ: * Giáo viên: : 2 bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng, có ví dụ điển hình. Bộ chữ cái ghép tiếng: Chú ý chọn màu chữ khác nhau để dễ phân biệt. * Học sinh: Vở bài tập , SGK III . HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sách giáo khoa 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú * Giới thiệu bài : * Hoạt động 1 : Nhận xét số tiếng trong câu tục ngữ - Cho học sinh đọc yêu cầu của ý 1 và câu tục ngữ. + Dòng dầu có bao nhiêu tiếng? (6 tiếng.) + Dòng hai bao nhiêu tiếng ? ( 8 tiếng) + Cả câu tục ngữ bao nhiêu tiếng ? (14 tiếng) * Hoạt động 2 : Đánh vần tiếng. - Yêu cầu học sinh đọc ý 2. - GV : Các em đánh vần tiếng bầu. Sau đó, các em ghi lại cách đánh vần vào bảng con. - GV nhận xét * Hoạt động 3 : Phân tích cấu tạo của tiếng bầu. - Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của ý 3 - GV : Các em thảo luận nhóm đôi để rõ: Tiếng bầu do những bộ phận nào tạo thành ? - Giáo viên nhận xét và chốt lại : Tiếng bầu gồm 3 phần : âm đầu ( b), vần ( âu) và thanh ( huyền) * Hoạt động 4 : Phân tích cấu tạo của các tiếng còn lại của câu tục ngữ và rút ra nhận xét. -GV chia nhóm : ( Phát phiếu ) Nội dung phiếu học tập ( nhóm 1 ) Tiếng Âm đầu Vần Thanh Ơi Thương Lấy Bí Cùng - Sau khi GV phát phiếu yêu cầu học sinh : phân tích tiếng theo mẫu kẻ sẵn. - GV theo 2 bảng kẻ sẵn theo mẫu và yêu cầu HS thực hiện - GV nhận xét . -GV: Tiếng nào có đủ các bộ phận như tiếng bầu? -GV: Tiếng nào không có đủ các bộ phận ? -GV: Trong một tiếng, bộ phận nào không thể thiếu? -GV: Bộ phận nào không bắt buộc phải có mặt ?. - GV viết ghi nhớ lên bảng. * Họat động 5 : Phần luyện tập. Bài 1 : Thảo luận theo bàn. GV yêu cầu học sinh : Mỗi bàn phân tích các bộ phận cấu tạo của một tiếng. Bài 2 : Cá nhân . GV yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài 2 - GV nhận xét. - Học sinh lắng nghe. - 1 học sinh đọc to – lớp đọc thầm theo. -HS trả lời -HS trả lời -HS trả lời - HS đọc . - HS làm bảng con. - 1 HS đọc to, lớp theo dõi. - HS thảo luận - HS nêu kết quả - HS khác nhận xét - HS nhận phiếu Nội dung phiếu học tập (nhóm 2 ) Tiếng Âm đầu Vần Thanh Tuy Rằng Khác Giồng Nhưng Chung Một Giàn - HS làm vào phiếu - 2 HS đại diện nhóm lên bảng. - HS nhận xét . - Trả lời - ơi - Vần và thanhkhông thể thiếu. - Aâm đầu có thể thiếu - HS mở sách đọc ghi nhớ . - HS đọc lại 2 – 3 lần. - HS thực hiện - HS trình bày kết quả - HS khác nhận xét. 4.Củng cố- Dặn dò: -Nhận xét tiết học -Dặn HS về nhà học phần ghi nhớ ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG: Soạn ngày 08/08/2009 Dạy ngày 11/08/2009 Tuần 1 Môn: Kể chuyện Tiết 1: Bài: SỰ TÍCH HỒ BA BỂ I . MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Dựa vào các tranh minh họa và lời kể của GV kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. Thể hiện lời kể tự nhiên , phối hợp lời kể với điệu bộ , nét mặt , biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung truyện . Biết theo dõi , nhận xét , đánh giá lời của bạn kể . Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện : Giải thích sự hình thành của hồ Ba Bể . Qua đó ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái và khẳng định những người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng GDMT: ( Khai thác trực tiếp bài) .Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra lũ lụt. II . CHUẨN BỊ: Các tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK . Các tranh cảnh về hồ Ba Bể hiện nay III . HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU 1.Ổn định lớp: 2 . Giới thiệu: - GV giới thiệu chương trình. 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú a) Giới thiệu bài - Trong tiết kể chuyện hôm nay , các em sẽ kể lại câu chuyên gì ? - Tên câu chuyện cho em biết điều gì ? - GV cho HS xem tranh ( ảnh ) về hồ Ba Bể hiện nay và giới thiệu : Hồ Ba Bể làmột cảnh đẹp của tỉnh Bắc Cạn hiện nay . Khung cảnh ở đây rất nên thơ và sinh động. Vậy hồ có từ bao giờ ? Do đâu mà có ? Các em cùng theo dõi câu chuyện “sự tích hồ Ba Bể ” . b) GV kể chuyện - GV kể lần 1 . - GV kể lần 2 : Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa trên bảng . - GV yêu cầu HS giải nghĩa các từ : cầu phúc, giao long , bà góa, làm việc thiện, bâng quơ . Nếu HS không hiểu , GV có thể giải thích . - Dựa vào tranh minh họa , đặt câu hỏi để HS nắm được cốt truyện . + Bà cụ ăn xin xuất hiện như thế nào ? + Mọi người đối xử với bà ra sao ? + Ai đã cho bà cụ ăn và nghỉ ? + Chuyện gì đã xảy ra trong đêm ? + Khi chia tay , bà cụ dặn mẹ con bà góa điều gì ? + Trong đêm lễ hội, chuyện gì đã xảy ra? + Mẹ con bà góa đã làm gì ? + Hồ Ba Bể được hình thành như thế nào ? c) Hướng dẫn kể từng đoạn - Chia nhóm HS , yêu cầu HS dựa vào tranh minh họa và các câu hỏi tìm hiểu, kể lại từng đoạn cho các bạn nghe. - Kể trước lớp, yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày . + Yêu cầu HS nhận xét sau mỗi HS kể . d) Hướng dẫn kể toàn bộ câu chuyện - Yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm . - Tổ chức cho HS thi kể trước lớp . - Yêu cầu HS nhận xét và tìm ra bạn kể hay nhất lớp . - Cho điểm HS kể tốt . - Câu chuyện “Sự tích hồ Ba Bể ” . - ..giải thích về sự hình thành của hồ Ba Bể . - HS lắng nghe . - HS xem tranh . - Giải nghĩa từ theo ý hiểu của mình . - HS nối tiếp nhau trả lời đến khi có câu trả lời đúng. + Bà không biết đến từ đâu. Trông bà gớm ghiếc, người gầy còm, lở loét, xông lên mùi hôi thối. Bà luôn miệng kêu đói . + Mọi người đều xua đuổi bà. + Mẹ con bà góa đưa bà về nhà, lấy cơm cho bà ăn và mời bà nghỉ lại . + Chỗ bà cụ ăn xin nằm sáng rực lên . Đó không phải là bà cụ mà là một con giao long lớn . + Bà cụ nói sắp có lụt và đưa cho mẹ con bà góa một gói tro và hai mảnh vỏ trấu . + Lụt lội xảy ra , nước phun lên . Tất cả mọi vật đều chìm nghỉm . + Mẹ con bà dùng thuyền từ hai vỏ trấu đi khắp nơi cứu người bị nạn. + Chỗ đất sụt là hồ Ba Bể, nhà hai mẹ con thành một hòn đảo nhỏ giữa hồ. - Chia nhóm 4 HS (2 bàn trên dưới quay mặt vào nhau ), lần lượt từng em kể từng đoạn . - Khi 1 HS kể, các HS khác lắng nghe, gợi ý, nhận xét bài làm của bạn . - Đại diện các nhóm lên trình bày , mỗi nhóm chỉ kể một tranh . + Nhận xét lời kể của bạn theo các tiêu chí: Kể có đúng nội dung, đúng trình tự không? lời kể đã tự nhiên chưa ? - Kể trong nhóm . - 2 đến 3 HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. - Nhận xét . GV kết hợp HS trả lời các câu hỏi để GDMT 4.Củng cố- Dặn dò + Câu chuyện cho em biết điều gì ? + Ngoài giải thích sự hình thành hồ Ba Bể , câu chuyện còn mục đích nào khác? - GV kết luận : Bất cứ ở đâu con người cũng phải có lòng nhân ái , sẵn sàng giúp đỡ những người gặp khó khăn , hoạn nạn . Những người đó sẽ được đền đáp xứng đáng và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống . - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe . - Dặn HS luôn có lòng nhân ái , giúp đỡ mọi người nếu mình có thể . ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG: Soạn ngày 08/08/2009 Dạy ngày 11/08/2009 Tuần 1 Môn: Thể dục Tiết 1: Bài: GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH TRÒ CHƠI “CHUYỀN BÓNG TIẾP SỨC” I . MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: -Giới thiệu trương trình thể dục lớp 4. Yêu cầu HS biết được một số nội dung cơ bản của trương trình và có thái độ học tập đúng. -Một số quy định về nội quy, yêu cầu luyện tập, yêu cầu HS biết được những điểm cơ bản để thực hiện trong các giờ học thể dục. -Biên chế tổ chọn cán sự bộ môn. -Trò chơi: “Chuyền bóng tiếp sức ”. Yêu cầu HS nắm được cách chơi, rèn luyện sự khéo léo nhanh nhẹn. II . CHUẨN BỊ: Địa điểm : Trên sân trường .Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. Phương tiện : Chuẩn bị 1 còi, 4 quả bóng nhỏ bằng nhựa, cao su hay bằng da. III . HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra các phần chuẩn bị của HS. 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú 1 . Phần mở đầu -Tập hợp lớp, phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. -Khởi động: Đứng tại chỗ hát và vỗ tay. -Trò chơi: “Tìm người chỉ huy”. 2.Phần cơ bản: a) Giới thiệu chương trình thể dục lớp 4: -GV giới thiệu tóm tắt chương trình môn thể dục lớp 4 : Thời lượng học 2 tiết / 1 tuần, học trong 35 tuần, cả năm học 70 tiết. Nội dung bao gồm : Đội hình đội ngũ, bài thể dục phát triển chung, bài tập rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản, trò chơi vận động và đặc biệt có môn học tự chọn như : “Ném bóng, Đá cầu”, Như vậy so với lớp 3 nội dung học có nhiều hơn, sau mỗi nội dung học của các em đều có kiểm tra đánh giá, do đó cô yêu cầu các em phải tham gia đầy đủ các tiết học và tích cực tự tập ở nhà. b) Phổ biến nội quy, yêu cầu tập luyện: Trong giờ học, quần áo phải gọn gàng các em nên mặc quần áo thể thao, không được đi dép lê, phải đi giày hoặc dép có quai sau. Khi muốn ra vào lớp tập hoặc nghỉ tập phải xin phép giáo viên. c) Biên chế tổ tập luyện: Cách chia tổ tập luyện như theo biên chế lớp (như lớp chúng ta có 4 tổ thì được chia làm 4 nhóm để tập luyện) hoặc chia đồng đều nam, nữ và trình độ sức khoẻ các em trong các tổ. Tổ trưởng là em được tổ và cả lớp tín nhiệm bầu ra(Phân công tổ trưởng). d) Trò chơi : “Chuyền bóng tiếp sức”. -GV phổ biến luật chơi: Có hai cách chuyền bóng. Cách 1: Xoay người qua trái hoặc qua phải, ra sau rồi chuyển bóng cho nhau. Cách 2: Chuyển bóng qua đầu cho nhau. -GV làm mẫu cách chuyền bóng. -Tiến hành cho cả lớp chơi thử cả hai cách truyền bóng một số lần để nắm cách chơi. -Sau khi học sinh cả lớp biết được cách chơi giáo viên tổ chức cho chơi chính thức và chọn ra đội thắng thua. 3.Phần kết thúc: -Đứng tại chỗ vừa vỗ tay vừa hát. -GV cùng học sinh hệ thống bài học. -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà -GV hô giải tán. -Nhận lớp -HS đứng theo đội hình 4 hàng ngang nghe giới thiệu. ========== ========== ========== ========== 5GV -Học sinh 4 tổ chia thành 4 nhóm ở vị trí khác nhau để luyện tập. ] ] 5GV ] ] -HS chuyển thành đội hình vòng tròn. 5GV -Đội hình hồi tĩnh và kết thúc. ==== ==== ==== ==== 5GV -HS hô “khỏe”. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:
Tài liệu đính kèm: