Giáo án môn học Lớp 4 - Tuần 14

Giáo án môn học Lớp 4 - Tuần 14

 Địa lí: Người dân ở đồng bằng bắc bộ

I- Mục tiêu

- Biết ngời dân ở ĐBBB chủ yếu là người Kinh. ĐBBB là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất nước ta.

- Sử dụng tranh ảnhmô tả nhà ở, trang phục truyền thống của người dân ở ĐBBB

II- Đồ dùng dạy - học chủ yếu

- Hình 2,3,4 trong SGK trang102, 103 và tranh ảnh GV-HS sưu tầm.

III- Các hoạt động dạy-học chủ yếu

 

doc 26 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 582Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Lớp 4 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Địa lí: Người dân ở đồng bằng bắc bộ
I- Mục tiêu
- Biết ngời dân ở ĐBBB chủ yếu là người Kinh. ĐBBB là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất nước ta.
- Sử dụng tranh ảnhmô tả nhà ở, trang phục truyền thống của người dân ở ĐBBB
II- Đồ dùng dạy - học chủ yếu
- Hình 2,3,4 trong SGK trang102, 103 và tranh ảnh GV-HS sưu tầm.
III- Các hoạt động dạy-học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Kiểm tra bài cũ 
-NXét ghi điểm
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài .
2.HD các hoạt động 
HĐ1:Chủ nhân của đồng bằng
+ĐBBB là nơi tập trung đông dân hay thưa dân?Chủ yếu là dân tộc gì?
+Làng xóm và nhà ở có đặc điểm gì?
+Làng Việt có đặc điểm gì?
-Đưa ra 1 số tranh ảnh về người dân ở vùng ĐBBB và có thể giới thiệu về nơi họ đang ở.
Hoạt động 2.Trang phục và lễ hội của 
Ngời dân đbbb.
- GV giới thiệu : Lễ hội là 1 trong những hoạt động văn hóa đặc sắc của người dân ĐBBB.
- GV treo bảng phụ có ND như sau, yêu cầu HS quan sát và hoàn thành bảng.
- Nhận xét, cho điểm.
- Treo hình 2: Lễ hội ở sân đình.
Hình 3: Đấu cờ người.
Hình 4: Thi nấu cơm.
+ Trang phục truyền thống nam ...
+ Trang phục truyền thống nữ ...
- Ngày nay, ngời dân ĐBBB thường mặc trang phục hiện đại. Tuy nhiên vào những dịp lễ hội họ thích mặc các trang phục truyền thống.
- Yêu cầu các nhóm kể tên các lễ hội ở ĐBBB mà em biết.
- Yêu cầu các nhóm dán kết quả, đại diện nhóm trình bày kết quả của mình.
- GV nêu 1 số lễ hội:
* Hội Lim ở Bắc Ninh-ngày 11 tháng giêng.
* Hội Cổ Loa ở Đông Anh-ngày 6 tết âm lịch.
* Hội Đền Hùng ở Phú Thọ-ngày 10 tháng 3 âm lịch.
* Hội Gióng ở Sóc Sơn.
C.Củng cố, dặn dò.
- HS học bài. Nhắc nhở HS tiếp tục sưu tầm tranh ảnh về hoạt động sản xuất của người dân ĐBBB.
- Chuẩn bị bài Hoạt động sản xuất của ngời dân ở đồng bằng bắc Bộ
-2HS nêu đặc điểm vị trí địa lí địa hình của ĐBBB
-Theo dõi
-Đọc thông tin SGK
-Là nơi tâp trung đông dân . chủ yếu là dân tộc Kinh
-Quây quần bên nhau, xây chắc chắn có sân , vườn, ao
-Có luỹ tre xanh bao bọc, có đình, chùa...
- Mỗi làng thờng có đền thờ thành hoàng làng, chùa và có khi có miếu.
- 1 HS đọc to yêu cầu.
.- HS quan sát, đọc câu hỏi trên bảng phụ. các nhóm HS thảo luận để hoàn thành bảng.
- Trang phục truyền thống nam : áo the, khăn xếp.
- Trang phục truyền thống nữ: áo tứ thân đầu vấn khăn hoặc đội nón quai thao.
- Các nhóm thảo luận, thực hiện yêu cầu.
- Các nhóm dán kết quả, 1 HS đại diện nhóm trình bày.
 ---------------------------
HDTT : Tổng kết đợt thi đua chào mừng ngày NGVN 20/11
I. Mục tiêu:
- Đánh giá các hoạt động đợt thi đua. 
- Triển khai kế hoạch tuần tới 
II. nội dung:
Hoaùt ủoọng 1: Toồng keỏt caực hoaùt ủoọng .
-Caực toồ trửụỷng leõn toồng keỏt thi ủua trong thang.
- Baựo caựo nhửừng gửụng toỏt
- GV nhaọn xeựt, ủaựnh giaự chung:
+ Veà neà neỏp: Thửùc hieọn toỏt neà neỏp vaứ chuyeõn caàn.
+ Veà hoùc taọp: Nhỡn chung caực em coự yự thửực hoùc baứi vaứ chuaồn bũ baứi ụỷ nhaứ tửụng ủoỏi toỏt. Tuy nhieõn vaón coứn 1 soỏ em chửa chaờm coứn queõn vụỷ, saựch, vaứ chửa laứm baứi ủaày ủuỷ trửụực khi ủeỏn lớp như: Huy, Hoài, Hoan
+ Caỷ lụựp coự yự thửực toỏt tham gia cuoọc thi nghúa tỡnh thaày troứ
100% tham gia vieỏt baứi “neựt buựt tri aõn”
+có nhiều em dành nhiều điểm tôt để tặng thầy cô như: Dũng, Trang, Thanh, Thắm
Hoaùt ủoọng 2: Keỏ hoaùch tuaàn 14.
- Duy trỡ toỏt neà neỏp, chuyeõn caàn.
- Hoùc baứi vaứ laứm baứi ủaày ủuỷ trửụực khi ủeỏn lụựp. Trong giụứ hoùc haờng haựi xaõy dửùng baứi.
- Thi ủua daứnh nhieàu ủieồm 10 taởng coõ.
-Thi ủua tieỏt hoùc toỏt, buoồi hoùc toỏt.
- Tham gia toỏt caực hoaùt ủoọng cuỷa ủoọi
- Nghổ hoùc phaỷi coự giaỏy pheựp cuỷa cha meù.
-vs trực nhật sạch
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 14:	 Thứ hai ngày 30 tháng 11năm 2 009 
	Chào cờ: Phổ biến kế hoạch tuần14
 -----------------------------------
	Tập đọc: Chú đất Nung
I. Mục đích, yêu cầu :
.Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật ( chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé 
. Hiểu nội dung (phần đầu truyện) : Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK )
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh họa SGK
- Bảng phụ viết đoạn văn cần luyện đọc
III. Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ :
- Gọi 2 em nối tiếp đọc bài Văn hay chữ tốt và TLCH về nội dung bài
 B. Bài mới:
1. GT chủ điểm và bài học 
- Yêu cầu quan sát tranh minh họa chủ điểm Tiếng sáo diều
- Chủ điểm Tiếng sáo diều sẽ đưa các em vào thế giới vui chơi của trẻ thơ. Trong tiết học mở đầu chủ điểm, các em sẽ được làm quen với các nhân vật đồ chơi trong truyện Chú Đất Nung.
2.HD luyện đọc
- Gọi 3 HS đọc tiếp nối 3 đoạn
- Kết hợp sửa sai phát âm, ngắt giọng
- Yêu cầu luyện đọc theo cặp
- Gọi HS đọc cả bài.
- Gọi HS đọc chú giải
- GV đọc mẫu : giọng hồn nhiên, phân biệt lời các nhân vật, nhấn giọng từ gợi tả, gợi cảm.
3. Tìm hiểu bài
- Yêu cầu đọc đoạn 1 và TLCH :
+ Cu Chắt có những đồ chơi nào ?
+ Những đồ chơi của cu Chắt có gì khác nhau ?
Yêu cầu đọc đoạn 2 và TLCH:
+ Những đồ chơi của cu Chắt làm quen với nhau như thế nào ?
- Yêu cầu đọc thầm đoạn còn lại và TLCH :
+ Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì ?
+ Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung ?
+ Chi tiết "nung trong lửa" tượng trưng cho điều gì ?
4. HD đọc diễn cảm
- Gọi tốp 4 em đọc phân vai. GV hướng dẫn giọng đọc phù hợp.
- Treo bảng phụ và HD luyện đọc phân vai đoạn cuối "Ông Hòn Rấm ... Đất Nung"
- Tổ chức cho HS thi đọc.
C. Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện nói lên điều gì ?
- GV ghi bảng, gọi 2 em nhắc lại
- Nhận xét 
- CB bài 29 (luyện đọc phân vai)
- 2 em lên bảng.
- HS quan sát và mô tả.
- Lắng nghe
-1HS đọc toàn bài
- 2 lượt : HS1: Từ đầu ... chăn trâu
 HS2: TT ... lọ thủy tinh
 HS3: Đoạn còn lại
- Nhóm 2 em cùng bàn
- 2 em đọc
- 1 em đọc.
-Lắng nghe
- 1 em đọc, lớp trao đổi trả lời.
– chàng kị sĩ cưỡi ngựa, nàng công chúa ngồi trong lầu son và chú bé Đất
– Chàng kị sĩ và nàng công chúa được nặn từ bột Chắt được tặng nhân dịp Trung thu - Chú bé Đất là do cu Chắt tự nặn bằng đất sét.
*GT các đồ chơi của cu chắt
- 1 em đọc, cả lớp đọc thầm và trả lời.
– Họ làm quen với nhau nhưng cu Đất đã làm bẩn quần áo đẹp của họ nên cậu ta bị cu Chắt không cho họ chơi với nhau.
*Cuộc làm quen với cu đất và hai người bột
- HS đọc thầm và trả lời.
– Chú đi ra cánh đồng nhưng mới đến chái bếp thì gặp mưa, bị ngấm nước và rét. Chú chui vào bếp sưởi ấm và gặp ông Hòn Rấm.
– Vì sợ ông Hòn Rấm chê là nhát và vì chú muốn được xông pha, làm việc có ích.
– Phải rèn luyện trong thử thách con người mới trở thành cứng rắn, hữu ích.
*Chú bé đất quyết định trở thành chú đất nung
- 4 em đọc phân vai.
- Cả lớp theo dõi tìm giọng đọc phù hợp từng vai.
- Nhóm 3 em luyện đọc phân vai.
- 3 nhóm thi đọc.
– Ca ngợi chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh, làm được nhiều việc có ích, đã dám nung mình trong lửa đỏ.
- Lắng nghe
 Toán Chia một tổng cho một số 
I. Mục tiêu :
- Biết chia 1 tổng cho 1 số.
- Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính
II. Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ :
- Gọi HS lên bảng giải bài 2c
- Nêu cách tính S hình vuông 
B. Bài mới :
1.GT bài
2.HD bài mới
- Viết lên bảng 2 biểu thức 
- Gọi 2 em lên bảng tính giá trị biểu thức
- Cho HS so sánh 2 kết quả tính để có :
(35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7
+ Khi chia 1 tổng cho 1 số ta có thể thực hiện như thế nào ?
- Gọi 3 em nhắc lại để nắm tính chất này
3. Luyện tập
Bài 1a :
- Yêu cầu HS tự làm vn bằng 2 cách
- GV kết luận, ghi điểm.
Bài 1b:
- Gọi 1 em đọc mẫu
- GV phân tích mẫu :
– C1: 12 : 4 + 20 : 4 = 3 + 5 = 8
g Tính theo thứ tự thực hiện các phép tính
– C2: 12 : 4 + 20 : 4 = (12 + 20) : 4 
 = 32 : 4 = 8
g Vận dụng tính chất chia 1 tổng cho 1 số
Bài 2 :
- Gọi 1 em đọc yêu cầu và mẫu
- Yêu cầu HS tự làm bài rồi nêu tính chất chia 1 hiệu cho 1 số
- GVchấm bài- nhận xét.
Bài 3(HSK-G)
- Gọi 1 em đọc đề 
- Gợi ý HS nêu các bước giải
- Yêu cầu HS giỏi giải cả 2 cách
- Kết luận, ghi điểm
C. Dặn dò:
- Nhận xét 
- CB : Bài sau
- 2 em lên bảng.
- 1 số em nêu.
- 1 em đọc.
– (35 + 21) : 7 = 56 : 7 = 8
– 35 : 7 + 21 : 7 = 5 + 3 = 8
- 1 em lên bảng thực hiện
– Nếu các số hạng đều chia hết cho số chia thì ta có thể chia từng số hạng cho số chia rồi cộng các kết quả lại với nhau.
- HS làm vn, 2 em lên bảng.
- Lớp nhận xét.
Kq:10,21
- 1 em đọc.
- HS quan sát mẫu và tự làm vn, 2 em lên bảng.
- Lớp nhận xét, củng cố tính chất chia 1 tổng cho 1 số.
Kq:7,23
- 1 em đọc, cả lớp theo dõi SGK.
- HS làm VT, 2 em lên bảng.
-1 em nêu tính chất chia 1 hiệu cho 1 số.
- 1 em đọc.
– C1: - Tìm số nhóm mỗi lớp
 - Tìm số nhóm 2 lớp có
– C2: - Tính tổng số HS
 - Tính tổng số nhóm HS
- 2 em lên bảng.
- Lớp nhận xét
- Lắng nghe
 --------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ ngày 1 tháng 12 năm 2 009 
Toán Chia cho số có một chữ số
I. MụC tiêu :
 Thực hiện được phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số ( chia hết, chia có dư).
II. Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ :
- Gọi HS làm lại bài 2
- Nêu tính chất nhân 1 tổng (1 hiệu) cho 1 số
B. Bài mới :
1.GT bài
2.hd bài mới
- GV nêu phép chia : 128 472 : 6 = ?
- Gọi 1 em lên bảng đặt tính
- Gọi 1 em nêu cách tính (tính từ trái sang phải)
- Gọi 5 em lần lượt đứng lên làm miệng từng bước, GV ghi bảng.
- Gọi 1 em trình bày lại cả phép chia.
- GV nêu : 230 859 : 5 = ?
- Gọi HS đặt tính và nêu cách tính
- Gọi 1 số em nhắc lại quy trình chia
+ Lưu ý : số dư < số chia
3. Luyện tập 
Bài 1a :- Cho HS làm BC
– 92 719, 76 242
- GV kết luận.
Bài 1b:
- Yêu cầu hs làm vn
 – 52 911 (dư 2) – 95 181 (dư 3)
Bài 2 :
- Gọi HS đọc đề
- Gợi ý HS nêu cách tính 
-Chấm chữa bài
- Gọi HS nhận xét
Bài 3(K-G)
- Gọi HS đọc đề
- Gọi HS nhận xét
C. Dặn dò:
- Nhận xét 
- CB : bài sau, làm lại bài 3
- 2 em lên bảng.
- 2 em nêu.
-Theo dõi
- 1 em đọc phép chia.
 128 472 6
 08 21 412
 2 4
 07
 12 
 0
- HS làm miệng theo thứ tự : chia, nhân, trừ nhẩm ... 
1. HS nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn Chiếc áo búp bê
2. Làm đúng các bài luyện tập phân biệt các tiếng có âm, vần dễ phát âm sai dẫn đến viết sai : s/ x hoặc ât/ âc
II. Đồ dùng dạy học
- Bút dạ và 3 phiếu khổ lớn
- 2 bảng phụ viết đoạn văn bài 2a
III. Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ :
- Gọi 1 em tự tìm và đọc 5, 6 tiếng có vần im/ iêm để 2 bạn viết lên bảng, cả lớp viết Vn
B. Bài mới :
1 GT bài: 
2. HD nghe viết
- GV đọc đoạn văn "Chiếc áo búp bê".
+ Nội dung đoạn văn nói gì ?
- Yêu cầu đọc thầm đoạn văn tìm các DT riêng và các từ ngữ dễ viết sai
+ Giải nghĩa: tấc xa tanh và HD cách viết từ phiên âm
- Đọc cho HS viết BC, gọi 1 em lên bảng viết
- Đọc cho HS viết bài
- Đọc cho HS soát lỗi
- Yêu cầu nhóm 2 em đổi vở bắt lỗi
- Chấm vở 5 em, nhận xét và nêu các lỗi phổ biến 
2. HD làm bài tập 
Bài 2a:- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Treo bảng phụ và gọi 1 em đọc đoạn văn 
- Giải thích : cái Mỹ
- Yêu cầu nhóm 4 em thảo luận làm bài
- Chia lớp thành 2 đội và chơi trò chơi Ai đúng hơn ?
- Gọi đại diện nhóm đọc lại đoạn văn
- Kết luận lời giải đúng
* Gợi ý nếu HS gặp khó khăn
+ Tại sao cái Mỹ chỉ cho mỗi đứa cầm xem một tí ? (sợ hư, sợ vỡ)
+ Nó còn sợ gì nữa ? (sợ anh lính cười với bạn nó quá lâu)
Bài 3b:- Gọi HS đọc yêu cầu 
+ Em hiểu thế nào là tính từ ?
- Yêu cầu làm bài vào vở
- GV kết luận, ghi điểm.
C. Dặn dò:
- Nhận xét
-Dặn HS viết chưa đẹp về nhà viêt lại cho đẹp
– phim truyện, cái kim, tiết kiệm, tìm kiếm, kim tiêm ...
- Theo dõi SGK-2HS đọc
– Tả chiếc áo búp bê xinh xắn. Một bạn nhỏ đã may áo cho búp bê của mình với biết bao tình cảm yêu thương.
– bé Ly, chị Khánh
– phong phanh, tấc xa tanh, bao thuốc, mép áo,khuy bấm, hạt cườm, đính dọc, nhỏ xíu...– tấc xa tanh, mép áo, hạt cườm, nhỏ xíu
- HS viết vn.
-Viết bài vào vở
- HS nghe và soát lỗi.
- 2 em cùng bàn đổi vở bắt lỗi.
- HS sửa lỗi.
- 1 em đọc.
- 1 em đọc.
- Thảo luận nhóm
- Mỗi đội cử 4 em thi đua ai đúng hơn, nhanh hơn trên bảng phụ.
- Đại diện 2 đội đọc đoạn văn.
- Lớp nhận xét.
– xinh xinh, xóm, xúm xít, màu xanh, ngôi sao, khẩu súng, sờ, xinh, sợ.
- 1 em đọc.
- 1 em nêu.
- làm bài vào vở, trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe
 Thứ sáu ngày 4 tháng 12 năm 2009 
 Toán Chia một tích cho một số
I. Mục tiêu : Giúp HS :
- Thực hiện được phép chia một tích cho một số
- Biết vận dụng vào tính toán thuận tiện, hợp lí
II. Đồ dùng dạy học :
- 2 phiếu khổ A3 để HS làm bài 2
III. Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ :
- Gọi HS giải lại bài 1
- Khi chia một số cho một tích, ta có thể làm thế nào ?
B. Bài mới :
1.GT bài
2.HD bài mới
* Ghi 3 BT lên bảng : 
(9 x 15) : 3 9 x (15 : 3) (9 : 3) x 15 
- Yêu cầu HS tính giá trị của 3 biểu thức rồi so sánh
- Gọi HS nhận xét
- HDHS ghi : 
(9 x 15) : 3 = 9 x (15 : 3) = (9 : 3) x 15
- KL : Vì 9 và 15 đều chia hết cho 3 nên có thể lấy 1 thừa số chia cho 3 rồi nhân với thừa số kia.
*Ghi 2 BT lên bảng :
(7 x 15) : 3 và 7 x (15 : 3)
- Yêu cầu HS tính giá trị 2 BT rồi so sánh
- Gọi HS nhận xét
- HDHS nhận xét vì sao không tính :
 (7 : 3) x 15 ?
- Từ 2 VD trên, HDHS kết luận như SGK
3. Luyện tập
Bài 1 :- Gọi 1 em đọc yêu cầu
- Gợi ý HS nêu các cách tính 
- Yêu cầu HS tự làm bài
– 46 ; 60
Bài 2 :
- Yêu cầu đọc thầm đề
- Yêu cầu HS tự làm VT, chọn cách thuận tiện nhất. Phát phiếu cho 2 em
- Gọi HS nhận xét GV kết luận, ghi điểm.
Bài 3 K-G
- Gọi HS đọc đề
+ Muốn biết cửa hàng đã bán bao nhiêu m vải, ta làm thế nào 
- Gọi 1 em lên bảng, lớp nhận xét
- GV ghi điểm. Khuyến khích HS giải bằng cách khác
C. Dặn dò:
- Nhận xét 
- CB : Bài 71
- 3 em lên bảng.
- 2 em trả lời.
- 1 em đọc 3 BT.
– (9 x 15) : 3 = 135 : 3 = 45
 9 x (15 : 3) = 9 x 5 = 45
 (9 : 3) x 15 = 3 x 15 = 45
– Ba giá trị bằng nhau.
- HS nhận xét.
- 1 em đọc.
– (7 x 15) : 3 = 105 : 3 = 35
 7 x (15 : 3) = 7 x 5 = 35
– Hai giá trị đó bằng nhau.
– Vì 7 không chia hết cho 3.
- 2 em nêu, lớp học thuộc lòng.
- 1 em đọc.
– C1: Nhân trước, chia sau
– C2: Chia trước, nhân sau
- HS làm vn, 2 em lên bảng.
- HS đọc thầm.
- HS làm VT hoặc làm phiếu BT.
- Dán phiếu lên bảng
- Lớp nhận xét
– (25 x 36) : 9 = 25 x (36 : 9) 
 = 25 x 4 = 100
- 1 em đọc đề.làm bài vào vở
– Lấy tổng số vải chia 5
– (30 x 5) : 5 = 30 (m)
– (5 : 5) x 30 = 30 (m)
- Lắng nghe
 Tập Làm Văn Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật
I. Mục đích, yêu cầu :
1. Nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài.
2. Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả cái trống trường.
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh họa cái cối xay
- Một số phiếu khổ lớn kẻ bảng để HS làm bài 1d/ I
- Một bảng phụ viết lời giải câu 1b, d/ I
- Ba tờ giấy khổ lớn để HS viết mở bài, kết bài tả cái trống
III. Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ :
- Gọi 2 em lên bảng viết câu văn miêu tả đồ vật mà mình quan sát được
+ Em hiểu thế nào là miêu tả ?
B. Bài mới:
1. GT bài
2.Tìm hiểu ví dụ
Bài 1:- Yêu cầu HS đọc bài văn
- Yêu cầu đọc chú giải
- Yêu cầu quan sát tranh minh họa và giới thiệu : Ngày xưa, cách đây ba bốn chục năm, ở nông thôn chưa có điện, chưa có máy xay xát nên người ta dùng cối xay để xay lúa.
+ Bài văn tả cái gì ?
+ Tìm các phần mở bài, kết bài. Mỗi phần ấy nói lên điều gì ?
+ Các phần mở bài, kết bài đó giống với những cách mở bài, kết bài nào đã học ?
+ Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào ?
- Phát phiếu cho 2 nhóm
- Gọi HS trình bày, lớp nhận xét
- Giảng : Tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh, nhân hóa cùng với sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế và dùng từ độc đáo đã viết được một bài văn miêu tả cái cối xay gạo chân thực mà sinh động.
Bài 2:- Gọi 1 em đọc BT2
- Gọi HS phát biểu
3.Nêu Ghi nhớ
- Yêu cầu HS đọc Ghi nhớ, yêu cầu đọc thuộc lòng
4.Luyện tập
- Gọi HS đọc yêu cầu và ND
- Yêu cầu trao đổi nhóm và TLCH a, b, c
+ Câu văn nào tả bao quát cái trống ?
+ Những bộ phận nào của cái trống được miêu tả ?
+ Những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống ?
- Yêu cầu làm câu d) vào vở . Phát phiếu cho 3 em
- Lưu ý :
+ Mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp, kết bài mở rộng hoặc không mở rộng
+ Cần tạo sự liền mạch giữa mở bài, kết bài với thân bài
C. Dặn dò:
- Nhận xét chung
- 2 em lên bảng.
- Lớp nhận xét.
- 2 em trả lời.
- Lắng nghe
- 1 em đọc.
- 1 em đọc.
- Quan sát và lắng nghe
– Tả cái cối xay gạo bằng tre
– Mở bài: "Cái cối ... gian nhà trống" : GT cái cối.
– Kết bài "Cái cối xay... anh đi..." : Tình cảm của bạn nhỏ với các đồ dùng trong nhà.
– Mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng trong bài văn KC
- Nhóm 2 em thảo luận làm VBT hoặc phiếu.
- Dán phiếu lên bảng
– Tả hình dáng từ bộ phận lớn đế bộ phận bé, từ ngoài vào trong, từ bộ phận chính đến phụ
– Tả công dụng cái cối
- Lắng nghe
- 1 em đọc, lớp suy nghĩ, trả lời.
– Khi tả một đồ vật, ta cần tả bao quát toàn bộ đồ vật, sau đó đi vào tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật kết hợp thể hiện tình cảm.
- 2 em đọc, lớp đọc thầm.
- 1 số em đọc thuộc lòng.
- 1 em đọc đoạn văn, 1 em đọc câu hỏi của bài.
- Nhóm 4 em trao đổi, gạch chân câu tả bao quát cái trống, những bộ phận và âm thanh của cái trống.
– Anh chàng trống ... bảo vệ.
– mình trống, ngang lưng trống, hai đầu trống
– Hình dáng : tròn như cái chum, ghép bằng những mảnh gỗ đều chằn chặn...
– Âm thanh : tiếng trống ồm ồm giục giã "Tùng ! Tùng ! Tùng !" giục trẻ mau tới trường...
- HS làm vào vở.
- Dán phiếu lên bảng và trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- 1 số em trình bày bài làm trong vở- Lắng nghe
	Địa lí Hoạt động sản xuất của người dân
ở đồng bằng Bắc Bộ
I. Mục tiêu :HS biết :
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ .
+Trồng lúa, là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước.
+ Trồng nhiều ngô, khoai cây ăn quả, rau xứ lạnh, nuôi nhiều lợn và gia cầm.
- Nhận xét nhiệt độ của Hà Nội: tháng lạnh: 1,2,3 nhiệt độ dưới 20 độ, từ đó biết đồng bằng Bắc Bộ có mùa đông lạnh.
II. Đồ dùng dạy học :
- Bản đồ nông nghiệp VN
- Tranh ảnh về trồng trọt, chăn nuôi ở đồng bằng Bắc Bộ 
III. Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ :
- Em hãy kể về nhà ở và làng xóm của người Kinh ở ĐB Bắc Bộ ?
- Kể tên những lễ hội nổi tiếng ở ĐB Bắc Bộ ?
B. Bài mới:
1.GT bài:
2.HD các HĐ
a. Vựa lúa lớn thứ hai của cả nước
HĐ1: Làm việc cá nhân
- Dựa vào SGK, tranh, ảnh và vốn hiểu biết để TLCH :
+ ĐB Bắc Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước ?
HĐ2: Làm việc cả lớp
- Dựa vào SGK, tranh, ảnh, nêu tên các cây trồng, vật nuôi khác của ĐB Bắc Bộ
b. Vùng trồng nhiều rau xứ lạnh
HĐ3: HĐ nhóm
- Yêu cầu các nhóm dựa vào SGK thảo luận :
+ Mùa đông của ĐB Bắc Bộ dài bao nhiêu tháng ? Khi đó nhiệt độ như thế nào ?
+ Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợi và khó khăn gì cho SX nông nghiệp ?
+ Kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở ĐB Bắc Bộ ?
- Giải thích thêm về ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đ/v thời tiết và khí hậu ĐB Bắc Bộ
C. Củng cố, dặn dò:
- Nêu Ghi nhớ
- Nhận xét 
- Chuẩn bị bài 14
- 2 em lên bảng.
– phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có kinh nghiệm trồng lúa
– ngô, khoai, cây ăn quả ...– nuôi gia súc, gia cầm ...
– kéo dài 3 - 4 tháng, nhiệt độ thường giảm nhanh
– Thuận lợi : trồng thêm cây vụ đông (khoai tây, su hào, xà lách...)
– Khó khăn : rét quá thì lúa và 1 số cây bị chết. 
– khoai tây, cà rốt, bắp cải, cà chua...
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- 2 em đọc SGK.
- Lắng nghe
 -----------------------------------
HDTT: Sinh hoạt cuối tuần
I. Mục tiêu :
- Đánh giá các hoạt động tuần qua. 
- Triển khai kế hoạch tuần tới .
II. Nội dung:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Đánh giá các hoạt động tuần qua
- Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt. 
- GV nhận xét chung.
- Nhận xét, bầu chọn tổ, cá nhân xuất sắc
2. Nhiệm vụ tuần tới
- Hướng dẫn thực hiện chuyên hiệu tháng 12.
- Ôn hai bài múa đã tập .
- Giúp nhau thực hiện phép chia cho số có 2 chữ số. 
- Kiểm tra tác phong đội viên.
3 Sinh hoạt
- Ôn bài hát Quốc ca 
- Chơi trò chơi.:ô ăn quan
- Các tổ trưởng lần lượt nhận xét các hoạt động tuần qua của tổ 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe
- Ban chỉ huy chi đội hướng dẫn.
- HĐ cả lớp

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop4 tuan 14hieu.doc