Giáo án môn học Tập làm văn 4 - Học kì II

Giáo án môn học Tập làm văn 4 - Học kì II

I. MỤC TIÊU:

- Nắm vững hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả đồ vật (BT1).

- Viết được đoạn mở bài cho bài văn miêu tả đồ vật theo hai cách đã học (BT2).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV ghi sẵn vào giấy 2 cách mở bài ( trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn tả đồ vật.

- Mở bài gián tiếp: Giới thiệu ngay đồ vật định tả.

- Mở bài trực tiếp: nói chuyện khác có liên quan rồi dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả.

 

doc 61 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 764Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Tập làm văn 4 - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 19 
 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG
 BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
MỤC TIÊU:
- Nắm vững hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả đồ vật (BT1).
- Viết được đoạn mở bài cho bài văn miêu tả đồ vật theo hai cách đã học (BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV ghi sẵn vào giấy 2 cách mở bài ( trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn tả đồ vật.
- Mở bài gián tiếp: Giới thiệu ngay đồ vật định tả.
- Mở bài trực tiếp: nói chuyện khác có liên quan rồi dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS luyện tập 
Bài tập 1:
- 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài tập
- Cả lớp đọc thầm
- HS phát biểu ý kiến
Điểm giống nhau
Điểm khác nhau
Các mở bài trên đều có mục đích giới thiệu đồ vật cần tả là chiếc cặp sách.
- Đoạn a, b ( mở bài trực tiếp giới thiệu ngay đồ vật cần tả)
Đoạn c ( mở bài gián tiếp) nói chuyện khác để dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả.
Bài tập 2:
- GV nhắc HS: em phải viết 2 đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em. Đó có thể là bàn học ở trường hoặc ở nhà.
+ Em phải viết 2 đoạn mở bài theo 2 cách khác nhau cho bài văn
+ Một đoạn viết cách trực tiếp ( giới thiệu ngay chiếc bàn học em định tử). Đoạn kia viết theo cách gián tiếp ( nói chuyện khác có liên quan rồi giới thiệu chiếc bàn học).
GV chấm điểm
- GV mời những HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp đọc kết quả.
- GV đọc mở bài hay nhất.
VD: (MB trực tiếp): Chiếc bàn học sinh này là người bạn cảu trường thân thiết với tôi gần hai năm nay.
VD: (MB gián tiếp): Tôi rất yêu gia đình tôi, ngôi nhà của tôi. Ơû đó tôi có bố mẹ và em trai thân thương , có những đồ vật, đồ chơi thân quen và một góc học tập snág sủa. Nổi bật trong góc học tập đó là cái bàn xinh xắn của tôi.
- HS đọc yêu cầu bài tập
- Mỗi HS luyện viết đoạn mở bài theo 2 cách: ( viết vào vở hoặc vở bài tập)
- Cả lớp nhận xét
 Tuần 19 
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI TRONG BÀI 
VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
- Nắm vững hai cách kết bài (mở rộng, không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật (BT1).
- Viết được đoạn kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật (BT2).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
	Bút dạ một số tờ giấy trắng để học sinh làm bài tập 2 . 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động:
Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
 Giới thiệu bài
Bài tập 1: 
GV : Mời 1, 2 em nhắc lại kiến thức về 2 cách kết bài đã biết khi học về văn kể chuyện .
- GV dán lên bảng tờ giấy viết sẵn về 2 cách kết bai.
- Câu a: Đoạn kết là đoạn cuối cùng trong bài.
- Câu b: Xã định kiểu kết bài :
- GV nhắc lại 2 cách kết bài đã biết khi học về văn kể chuyện .
Bài tập 2 : 
- GV phát bút dạ và giấy trắng cho một vài học sinh.
- GV nhận xét.
- GV bình chọn học sinh viết kiểu bài mở rộng hay nhất cho điểm.
4 ./ Cũng cố – dặn dò.
GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu những học sinh viết đoạn kết bài chưa đạt về nhà hoàn chỉnh đoạn viết.
- Chuẩn bị giấy bút để làm bài kiểm tra viết.
- 1 Học sinh yêu cầu bài tập 1 
- Cả lớp theo dõi trong SGK
- Má bảo :” Có của phải biết giữ gìn thì được bềnh lâu”
Vì vậy mỗi khi đi đâu về tôi điều mắc nón vào chiếc đinh đóng trên tường.Không khi nào tôi dùng nón để quạt như thế nón dễ bị hư méo vành.
- Học sinh đọc 4 đề toán.
- Cả lớp suy nghĩ chọn đề bài miêu tả hay các bàn học cái trống trường. Một số em phát biểu.
- HS làm bài vào vỡ.
 Tuần 20 – Thứ ba : 11 / 01 / 2010
MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
(kiểm tra viết)
MỤC TIÊU:
Biết viết hoàn chỉnh bài văn tả đồ vật đúng yêu cầu của đề bài, có đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu rõ ý.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Tranh minh hoạ một số đồ vật trong SGK, một số ảnh đồ vật đồ chơi khác.
	-Bảng lớp viết đề bài và dàn bài văn tả đồ vật.
1. Mở bài:
2. Thân bài:
3. Kết luận:
Giới thiệu đồ vật định tả
+ Tả bao quát toàn bộ đồ vật ( hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu, cấu tạo)
+ Tả những bộ phận có đặc điểm nổi bậc ( có thể kết hợp tình cảm, thái độ của người viết với đồ vật)
-Nêu cảm nghĩ đối với đồ vật đã tả.
III. CÁC HOẠT DỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt dộng của HS
1/ Gợi ý về cách ra đề
Bốn đề kiểm tra ở tiết tập làm văn là những đề bài gợi ý. Dựa theo những đề bài đó GV ra đề cho HS viết bài. Khi ra đề cần chú ý những điểm sau:
-Ra đề bài tả những đồ vật đồ chơi gần gũi với trẻ em (tránh ra đề tả những đồ vật đồ chơi xa lạ).
-Ra đề gần với những kiến thức TLV (về các mở bài kết bài) vừa học.
-Nên ra ít nhất 3 đề.
Đề 1: Hãy tả đồ vật em yêu thích nhất ở trường. Chú ý mở bài theo cách gián tiếp.
Đề 2: Hãy tả đồ vật gần gũi nhất với em ở nhà. Chú ý bài theo kiểu mở rộng.
Đề 3: Hãy tả một đồ chơi mà em thích nhất. Chú ý mở bài theo kiểu gián tiếp.
Đề 4: Hãy tả quyển sách giáo khoa tiếng việt 4 tập hai của em. Chú ý kết bài theo kiểu mở rộng.
4/ Củng cố – dặn dò:
	-Dặn HS đọc trước nội dung tiết TLV luyện tập giới thiệu địa phương quan sát về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường nơi mình sinh sống để giới thiệu được về những đổ mới 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 20 – Thứ sáu : 14 / 01 / 2010
LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG 
MỤC TIÊU:
- Nắm được cách giới thiệu về địa phương qua bài văn miêu tả (BT1).
- Bước đầu biết quan sát và trình bày được một vài nét đổi mới ở nơi HS đang sống (BT2).
- Có ý thức đối với công việc xây dựng quê hương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh minh họa một số nét đổi mới của địa phương em.
- Bảng phụ viết dàn ý của bài giới thiệu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS làm bài:
 *Bài tập 1:
 a/ Bài văn giới thiệu những đổi mới của địa phương nào?
 b/ Kể lại những nét đổi mới nói trên?
Gv: Nét mới ở Vĩnh Sơn là mẫu về một bài giới thiệu. Dựa vào bài mẫu đó có thể lập dàn ý vắn tắt của một bài giới thiệu.
-Gv treo bảng phụ
 + Mở bài:
 + Thân bài;
 + Kết bài.
*Bài 2: 
 Gv phân tích đề, giúp Hs nắm vững yêu cầu tìm được nội dung cho bài giới thiệu.
4.Củng cố – dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học., yêu cầu HS viết lại bài vào vở bài giới thiệu của em .
Sau tiết học tổ chức cho HS treo ảnh về sự đổi mới của địa phương
 - Dặn các em về chuẩn bị bài sau.
 - Hs đọc nội dung bài tập 1.
- Lớp theo dõi SGK.
- HS đọc thầm Nét mới ở Vĩnh Sơn.
- Bài văn giới thiệu những đổi mới của xã Vĩnh Sơn, một xã miền núi thuộc huyện Vĩnh Trạch, Tỉnh Bình Định là xã vốn có nhiều khó khăn nhất huyện , đói nghèo đeo đẳng quanh năm.
-Người dân Vĩnh Sơn trước chỉ quen phát rẫy làm nương nay đây mai đó, giờ đã biết trồng lúa nước 2 vụ/năm .Năng xuất khá cao, bà con không thiếu ăn còn có lương thực để chăn nuôi.
- Nghề nuôi cá phát triển : Nhiều ao hồ có sản luợng hàng năm 2 tấn rưỡi trên một hecta. Ước muốn của người vùng cao chở cá về miền xuôi bán cho thành hiện thực.
- Đời sống của dân được cải thiện. 10 hộ thì có 9 hộ đã có điện nước, 8 hộ có phương ti6ẹn nghe nhìn, 3 hộ có xe máy.Đầu năm học 2000- 2001 số Hs đến trường tăng gấp rưỡi so với số HS năm học trước. 
- Giới thiệu chung về nơi em sinh sống ( tên, đặc điểm chung).
- Giới thiệu những đổi mới về địa phương.
- Nêu kết quả đổi mới của địa phương , cảm nghĩ của em về sự đổi mới đó.
-Hs xác định yêu cầu của đề.
-Hs thực hành giới thiệu về những đổi mới của địa phương .
- Thực hành giới thiệu trong nhóm.
- Thi giới thiệu trước lớp.
VD: Gia đình tôi sống ở ấp..
Tuần 21– Thứ ba : 19 / 01 / 2010
TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU :
BiÕt rĩt kinh nghiƯm vỊ bµi TLV t¶ ®å vËt (®ĩng ý, bè cơc râ, dïng tõ, ®Ỉt c©u vµ viÕt ®ĩng chÝnh t¶) ; tù sưa ®­ỵc c¸c lçi ®· m¾c trong bµi viÕt theo sù h­íng dÉn cđa GV.
*HS kh¸, giái biÕt nhËn xÐt vµ sưa lçi ®Ĩ cã c©u v¨n hay.
- Giáo dục HS yêu thích viết văn .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Một số tờ giấy ghi một số lỗi điển hình về chính tả , dùng từ , đặt câu , ý  cần chữa chung trước lớp .
- Phiếu học tập để HS thống kê các lỗi trong bài làm của mình theo từng loại và sửa lỗi .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động Hát .
2. Bài cũ : Miêu tả đồ vật : Kiểm tra viết .
- Nêu lại ghi nhớ SGK .
3. Bài mới : Trả bài văn miêu tả đồ vật .
a) Giới thiệu bài : Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
Hoạt động 1 : Nhận xét chung về kết quả bài làm .
MT : Giúp HS nắm ưu khuyết điểm chung về bài viết đã làm .
PP : Giảng giải , trực quan .
- Ghi lại đề ở bảng .
- Nêu nhận xét :
+ Những ưu điểm .
+ Những thiếu sót , hạn chế .
+ Thông báo điểm số cụ thể .
- Trả bài cho HS .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn chữa bài .
MT : Giúp HS chữa bài viết của mình .
PP : Thực hành , giảng giải , đàm thoại .
- Phát phiếu học tập cho HS .
- Giao việc :
+ Đọc lời nhận xét của thầy . Đọc những chỗ thầy chỉ lỗi trong bài .
+ Viết vào phiếu học tập các lỗi trong bài làm theo từng loại và sửa lỗi .
+ Đổi bài làm , đổi ph ...  vật).
	- Nhận xét về kết quả làm bài: 
	+ Những ưu điểm chính. VD: xác định đúng đề bài, kiểu bài, bố cục, ý, diễn đạt. Có thể nêu một vài ví dụ cụ thể kèm tên HS.
	+ Những thiếu sót, hạn chế. Có thể nêu một vài ví dụ cụ thể, tránh nêu tên HS.
	- Thông báo điểm số cụ thể (số điểm yếu, trung bình, khá, giỏi). Tế nhị khi công bố những bài viết điểm kém.
	- Trả bài cho từng HS. 
	2. Hướng dẫn HS chữa bài.
	a. Hướng dẫn từng HS sửa lỗi.
	GV phát phiếu học tập cho từng HS làm việc cá nhân. Nhiệm vụ: 
	- Đọc lời phê của thầy, cô giáo.
	- Đọc những chỗ thầy, cô chỉ lỗi trong bài.
	- Viết vào phiếu học các lỗi trong bài làm theo từng loại (lỗi chính tả, từ, câu, diễn đạt, ý) và sửa lỗi. 
	- Đổi bài làm, đổi phiếu cho bạn bên cạnh để soát lỗi, soát lại việc sửa lỗi. GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
	b. Hướng dẫn sửa lỗi chung.
	- GV chép lỗi định chữa lên bảng lớp.
	- Một, hai HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên nháp.
	- HS trao đổi về bài chữa trên bảng. GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu (nếu sai). HS chép bào vào vở.
	3. Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay. 
	- GV đọc những đoạn văn, bài văn hay của một số HS trong lớp (hoặc ngoài lớp mình sưu tập được).
	4. Củng cố, dặn dò.
	- GV nhận xét tiết học. Biểu dương những HS đạt điểm cao và những HS có tiến bộ thể hiện trong bài viết vừa qua.
	- Yêu cầu một số HS viết bài không đạt, hoặc đạt số điểm thấp hơn khả năng
- HS chú ý lắng nghe về những ưu khuyết điểm.
- HS nhận lại bài làm của mình.
- HS nhận phiếu học tập
- HS sửa lỗi chính tả, câu, ý diễn đạt
- HS lên bảng sửa lỗi.
-2- 3 em đọc đoạn văn hay của bạn
Tuần 34 TẬP LÀM VĂN
ĐIỀN VÀO TỜ GIẤY IN SẴN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
	1. Hiểu các yêu cầu trong Điện chuyển tiền đi, Giấy đặt mua báo chí trong nước. 
	2. Biết điền nội dung cần thiết vào một bức Điện chuyển tiền và Giấy đặt mua báo chí. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	VBT Tiếng Việt 4/2 (hoặc mẫu Điện chuyển tiền đi, Giấy đặt mua báo chí trong nước – photo cỡ chữ to hơn trong SGK, phát đủ cho từng HS.)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG DẠY – HỌC 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
A – KIỂM TRA BÀI CŨ 
	GV kiểm tra 2 HS đọc lại Thư chuyển tiền đã điền nội dung trong tiết tập làm văn trước.
- GV nhận xét.
B – DẠY BÀI MỚI 
	1. Giới thiệu bài
	Tiết học hôm nay giúp các em tiếp tục thực hành điền vào một số giấy tờ in sẵn rất cần thiết trong đời sống: Điện chuyển tiền đi, Giấy đặt mua báo chí trong nước.
 	2. Hướng dẫn HS điền những nội dung cần thiết vào giấy tờ in sẵn.
	Bài tập 1 
	- HS đọc thầm yêu cầu của BT 1 và mẫu Điện chuyển tiền đi.
	- GV giải nghĩa những chữ viết tắt trong Điện chuyển tiền đi.
	+ N3VNPT: là những ký hiệu riêng của ngành bưu điện, các em khôngcần biết.
	+ĐCT: viết tắt Điện chuyển tiền.
	- Cả lớp nghe GV chỉ dẫn cách điền vào mẫu Điện chuyển tiền đi.
Em bắt đầu viết từ phần khách hàng viết (phần trên đó do nhân viên Bưu điện viết).
- Họ tên người gửi (họ, tên của mẹ em).
- Địa chỉ (cần chuyển đi thì ghi): nơi ở của gia đình em.
- Số tiền gửi (viết bằng số trước, bằng chữ sau).
- Họ tên người nhận (là ông hoặc bà em).
- Địa chỉ: nơi ở của ông, bà em.
- Tin tức kèm theo chú ý ngắn gọn, VD: Chúng con khoẻ. Cháu Hương tháng tới sẽ về thăm ông bà.
- Nếu cần sửa chữa điều đã viết, em viết vào ô dành cho việc sửa chữa.
- Những mục còn lại, nhân viên bưu điện sẽ điền
- Một HS khá, giỏi đóng vai em HS viết giúp mẹ Điện chuyển tiền – nói trước lớp cách em sẽ điền nội dung vào mẫu Điện chuyển tiền đi như thế nào.
	- Cả lớp làm việc cá nhân.
	- Một số HS đọc trước lớp mẫu Điện chuyển tiền đi đã điền đầy đủ nội dung. Cả lớp và GV nhận xét.
	Bài tập 2.
	- HS đọc yêu cầu của BT và nội dung Giấy đặt mua báo chí trong nước.
	- GV giúp HS giải thích các chữ viết tắt, các từ ngữ khó (nêu trong chú thích: BCVT, báo chí, độc giả, kế toán trưởng, thủ trưởng).
	{Mẫu Giấy đặt mua báo chí trong nước p 286}
3. Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét tiết học. Nhắc HS ghi nhớ để điền chính xác nội dung vào những tờ giấy in sẵn.
- 2 HS đọc bài làm tiết trước.
- HS lặp lại tựa bài
- HS đọc nội dung BT
- Cả lớp chú ý lắng nghe.
- Hoạt động cá nhân
- Vài em đọc mẫu điện chuyển tiền.
- HS nêu yêu cầu BT
- HS điền vào vở BT.
Tiếng Việt
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II Tiết 3
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
	1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL (Yêu cầu như tiết 1).
	2. Oân luyện viết đoạn văn miêu tả cây cối (tả cây xương rồng).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
	- Tranh vẽ cây xương rồng trong SGK hoặc ảnh cây xương rồng (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG DẠY – HỌC 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Giới thiệu bài: ôn tập tiết 3 
 	2. Kiểm tra TĐ và HTL (khoảng 6 số HS trong lớp): Thực hiện như tiết 1.
	3. Viết đoạn văn tả cây xương rồng.
	- HS đọc nội dung bài tập, quan sát tranh minh hoạ trong SGK, ảnh cây xương rồng (GV và HS sưu tầm). 
	- GV giúp HS hiểu đúng yêu cầu của bài: 
	+ Dựa theo những chi tiết mà bài văn trong SGK cung cấp và những quan sát của riêng mình, mỗi em viết một đoạn văn khác miêu tả cây xương rồng.
	+ Đoạn văn đã cho lấy từ sách phổ biến khoa học, tả rất tỉ mỉ về loài cây xương rồng (thân, cành, lá, hoa, quả, nhựa, ). Các em cần đọc kỹ để có hiểu biết về cây xương rồng. Trên cơ sở đó, mỗi em viết một đoạn văn tả một cây xương rồng cụ thể mà em đã thấy ở đâu đó.
	+ Chú ý miêu tả những đạêc điểm nổi bật của cây, đưa ý nghĩ, cảm xúc của mình vào đoạn tả.
	- HS viết đoạn văn.
	- Một số HS đọc đoạn văn.
 GV nhận xét, chấm điểm những đoạn viết tốt. 
	4. Củng cố, dặn dò.
	- GV yêu cầu những HS viết đoạn văn tả cây xương rồng chưa đạt, về nhà sửa chữa, hoàn chỉnh, viết lại vào vở.
	- Dặn những em chưa có điểm kiểm tra đọc hoặc kiểm tra chưa đạt về nhà tiếp tục luyện đọc. 
- HS lặp lại tựa bài
- 6 em trả bài
- HS quan sát cây xương rồng
- HS chú ý lắng nghe.
- HS viết một đoạn văn miêu tả về cây xương rồng.
- Vài em đọc đoạn văn.
Tiết 8
Kiểm tra
CHÍNH TẢ – TẬP LÀM VĂN
(Thời gian làm bài khoảng 40 phút)
	Dựa theo đề luyện tập in trong SGK (tiết 7), Gợi ý: 
1. Chính tả: chọn một đoạn văn xuôi hoặc thơ có độ dài khoảng dưới 70 chữ, viết trong thời gian khoảng 10 phút. Chọn văn bản phù hợp với các chủ điểm đã học và với trình độ của HS lớp 4. 
2. Tập làm văn: HS viết một đoạn văn (thuộc phần thân bài) miêu tả (đồ vật, cây cối, con vật) đã học trong HK 2. Thời gian làm bài khoảng 30 phút.
Hình thức đề kiểm tra (photo phát cho từng HS)
Họ và tên .. Ngày . tháng .. năm 200.
KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II – MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 
BÀI KIỂM TRA ĐỌC 
A. Đọc thầm (30 phút)
Gu-li-vơ ở xứ sở tí hon
Trong một lần đi biển, Gu-li-vơ tình cờ lạc vào xứ sở của người Li-li-pút tí hon.
Anh được vua nước Li-li-pút mời ở lại và trở thành một người khổng lồ giữa những người chỉ bé bằng ngón tay cái. Dưới đây là câu chuyện của anh. 
Một buổi sáng, ngài tổng tư lệnh bất ngờ đến thăm tôi. Đứng lên trong lòng bàn tay tôi, ngài báo tin nước láng giềng Bli-phút hùng mạnh đang tập trung hải quân bên kia eo biển, chuẩn bị kéo sang. Nhà vua lệnh cho tôi đánh tan hạm đội địch. 
Thế là tôi đi ra bờ biển. Quan sát bằng ống nhòm, tôi thất địch có độ năm mươi chiến hạm. Tôi bèn cho làm năm mươi móc sắc to, buộc vào dây cáp, rồi ra biển. Chưa đầy nửa giờ, tôi đã đến sát hạm đội địch. Quân trên tàu trông thất tôi phát khiếp, nhảy ào xuống biển bơi vào bờ. Tôi lấy dây cáp móc vào từng tàu chiến một rồi buộc tất cả đầu dây vào nhau, kéo về Li-li-pút. 
Khỏi phải nói nhà vua mừng thế nào. Ngài còn muốn nhân dịp này biến Bli-phút thành một tỉnh của nước ngài. Nhưng tôi cố thuyết phục ngài từ bỏ ý định ấy. Khoảng 3 tuần sau, nước Bli-phút cử một đoàn đại biểu sang thương lượng và hai bên đã ký một hoà ước lâu dài.
	Theo J.XUÝP
	Đỗ Đức Hiểu dịch.
B – DỰA VÀO NỘI DUNG BÀI ĐỌC, ĐÁNH DẤU X VÀO Ô TRỐNG TRƯỚC Ý TRẢ LỜI ĐÚNG.
	1. Nhân vật chính trong đoạn trích tên gì? 
	a. Li-li-pút.
	b. Gu-li-vơ
	c. Không có tên.
	2. Có những nước tí hon nào trong đoạn trích này? 
	a. Li-li-pút.
	b. Bli-phút.
	c. Li-li-pút, Bli-phút.
	3. Nước nào định đem quân xâm lược nước láng giềng? 
	a. Li-li-pút.
	b. Bli-phút.
	c. Cả hai nước. 
	4. Vì sao khi trông thấy Gu-li-vơ, quân địch “phát khiếp”?
	a. Vì thấy người lạ. 
	b. Vì trông thấy Gu-li-vơ quá to lớn.
	c. Vì Gu-li-vơ mang theo nhiều móc sắc.
	5. Vì sao Gu-li-vơ khuyên nhà vua nước , Li-li-pút từ bỏ ý định biến nước Bli-phút thành một tỉnh của Li-li-pút? 
	a. VÌ Gu-li-vơ ghét chiến tranh xâm lược, yêu hoà bình.
	b. Vì Gu-li-vơ ngại đánh nhau với quân địch.
	c. Vì Gu-li-vơ đang sống ở nước Bli-phút.
	6. Nghĩa của chữ hoà trong hoà ước giống nghĩa của chữ hoà nào dưới đây? 
	a. Hoà nhau.
	b. Hoà tan.
	c. Hoà bình.
	7. Câu Nhà vua lệnh cho tôi đánh tan hạm đội địch là loại câu gì? 
	a. Câu kể. 
	b. Câu hỏi. 
	c. Câu khiến.
	8. Trong câu Quân trên tàu trông thấy tôi, phát khiếp, bộ phận nào là chủ ngữ? 
	a. Tôi.
	b. Quân trên tàu.
	c. Trông thấy.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 4 TAP LAM VANHKIINT2.doc