Giáo án môn học Tuần 29 - Khối 4

Giáo án môn học Tuần 29 - Khối 4

Tập đọc

Đường đi Sa Pa

I Mục tiêu:

- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng các từ gợi tả.

-Hieu nội dung, ý nghĩa : Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước.(trả lời được các câu hỏi; thuộc hai đoạn cuối bài).

II.Chuẩn bị:

-Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.

III.Các hoạt động dạy học:

 

doc 36 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 709Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Tuần 29 - Khối 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 27/03/2010
Dạy ngày: 29/03/2010 Tập đọc
Đường đi Sa Pa
I Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng các từ gợi tả.
-Hiểu nội dung, ý nghĩa : Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước.(trả lời được các câu hỏi; thuộc hai đoạn cuối bài).
II.Chuẩn bị:
-Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
III.Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 1-2 HS đọc bài Con Sẻ, trả lời các câu hỏi SGK.
-Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới: 
-Giới thiệu bài 
HĐ 1: Luyện đọc.
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- Chú ý sửa lỗi phát âm.
-Yêu cầu tìm hiểu nghĩa của từ mới, khó trong bài.
-Yêu cầu luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
HĐ 2: Tìm hiểu bài.
- GV đọc mẫu.
-Gọi HS đọc câu hỏi 1.
- Yêu cầu trao đổi cặp.
+ Em hãy cho biết mỗi đoạn văn gợi cho chúng ta điều gì ở Sa pa?
-KL: Ghi ý chính của từng đoạn.
+Những bức tranh bằng lời theo em những chi tiết nào cho thấy sự quan sát tinh tế ấy của tác giả ?
+Vì sao tác giả gọi Sa pa là món quà tặng diệu kì của thiên nhiên?
+Qua bài văn, tác giả thể hiện tình cảm của mình đối với cảnh Sa pa như thế nào?
-Em hãy nêu ý chính của bài văn?
HĐ 3: Đọc diễn cảm đọc thuộc lòng.
- Gọi HS đọc nối tiếp cả bài.
-Tổ chức cho HS đọc diễn cảm Đ1
-Treo bảng phụ có đoạn văn.
- Đọc mẫu.
-Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc diễn cảm.
- Nhận xét cho điểm từng học sinh.
3.Củng cố – dặn dò: 
- Nêu lại tên ND bài học ?
- Gọi 2 -3 em đọc lại toàn bài. 
- Nhận xét tiết học.
-HS thực hiện theo yêu cầu.
-Nhận xét.
-2 -3 HS nhắc lại.
-3 HS nối tiếp thực hiện theo yêu cầu.
- HS đọc phần chú giải.
- 2 HS ngồi cùng bàn tiếp nối nhau luyện đọc.
-1-2 HS đọc toàn baì.
-Theo dõi GV đọc mẫu.
-1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm.
-2 HS ngồi cùng bàn đọc thầm nói cho nhau nghe về những gì mình hình dung ra.
-3 HS nối tiếp nhau phát biểu.
-Nhận xét bổ sung.
- HS :
- Đoạn 1 phong cảnh đường lên Sa Pa
-Đoạn 2 phong cảnh 1 thị trấn trên đường lên Sa pa.
-Đoạn 3 Cảnh đẹp Sa pa.
-Tiếp nối nhau phát biểu ý kiến các chi tiết.
+Những đám mây trắng nhỏ xà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo
+Vì phong cảnh của Sa Pa rất đẹp. Vì sự thay đổi mùa trong một ngày. Sa pa rất lạ lùng hiếm có.
+Ca ngợi Sa pa của là món quà kì diệu của thiên nhiên dành cho đất nước ta.
- ND, ý nghĩa: Bài văn ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước 
- Đọc bài tìm tìm giong đọc toàn bài..
-Theo dõi.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc diễn cảm.
-3-4 HS thi đọc.
- 2-3 HS nhắc lại. 
Soạn ngày: 27/03/2010
Dạy ngày: 30/03/2010 Chính tả ( Nghe – viết)
 Ai đã nghĩ ra các chữ số 1,2,3,4?
I.Mục tiêu:
- Nghe-viết đúng bài CT, trình bày đúng bài báo ngắn có các chữ số.
- Làm đúng BT 3 (kết hợp đọc lại mẩu chuyện sau khi hoàn chỉnh bài tập).
II.Chuẩn bị:
-Bài tập BT3
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Giáo viên 
Học sinh 
1.Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra HS đọc và viết các từ ngữ cần chú ý của tiết chính tả trước.
-Nhận xét cho điểm.
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài. 
b) Các hoạt động:
HĐ 1: Trao đổi về nội dung đoạn viết. 
- Gọi HS đọc bài văn.
+Đầu tiên người ta cho rằng Ai đã nghĩ ra các chữ số ?
+Vậy ai đã nghĩ ra các chữ số?
+Mẩu chuyện có nội dung là gì?
HĐ 2: Hướng dẫn viết từ khó.
-Yêu cầu HS tìm các từ khó dễ lẫn và viết các lỗi sai vào vở nháp. GV theo dõi giúp đỡ.
- Yêu cầu HS viết các lỗi sai đa số HS mắc phải.
- Nhận xét, sửa sai.
- Hướng dẫn cách trình bày bài viết.
HĐ 3: Hướng dẫn làm baì tập 
- Đọc cho HS viết bài vào vở .
- Đọc từng câu cho HS soát lỗi .
- Thu một số vở ghi điểm . Yêu cầu cả lớp đổi chéo vở sửa sai .
- Nhận xét sửa sai.
Bài 3: 
-Gọi HS đọc yêu cầu bài.
-Yêu cầuHS xác định nội dung chính câu hỏi . 
-Yêu cầu cả lớp làm vở. Phát phiếu khổ lớn cho 1- 2 em làm.
-Gọi HS trình bày. Nhận xét chốt kết quả đúng.
KQ: Ví dụ :trai, trải , trái , trại / Hè tới, lớp chúng em sẽ đi cắm trại ./ .
3.Củng cố, dặn dò:
- Nêu lại tên ND bài học ?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tìm câu với mỗi từ tìm đựơc
-1 HS lên bảng viết. Lớp viết bảng con.
-2-3 HS nhắc lại .
-2 -3 em đọc .
+  Người Ả Rập đã nghĩ ra các chữ số.
+Và người nghĩ ra các chữ số là một nhà thiên văn học người Ấn Độ.
+ Nhằm giải thích các chữ số 1,2,3,4.
- Tìm và viết lại các từ khó vào vở nháp. 
- Cả lớp cùng nhận xét, sửa sai.
- Nắm cách trình bày.
- Nghe viết chính tả.
- Soát lỗi.
- Đổi vở soát lỗi bài bạn và ghi ra dưới vở .
-1-2 HS đọc yêu cầu bài tập.
-1 ,2 em nêu.
-2 HS làm phiếu khổ lớn. Cả lớp làm vào vở:
+Trai, trái, traỉ, traị.
-Tiếp nối nhau đọc câu của mình trước lớp.
- Cô em vừa sinh con trai
- 2 – 3 HS nhắc lại. 
- Vêà chuẩn bị. 
Soạn ngày: 27/03/2010
Dạy ngày: 30/03/2010 Luyện tư và câu
Mở rộng vốn từ: Du lịch –Thám hiểm
I.Mục tiêu:
 	 - Hiểu các từ du lịch, thám hiểm (BT1.2).
- Bước đầu hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ở BT3; biết chọn tên sông cho trước đúng với lời giải câu đố trong BT4.
II.Đồ dùng dạy học:
- Một số tờ giấy để HS các nhóm làm BT4.
III.Các hoạt động dạy học:
Giáo viên 
Học sinh 
1.Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS lên bảng. Mỗi HS đặt 3 câu kể dạng Ai làm gì?, Ai thế nào? Ai là gì?
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài.
b) Hướng dẫn:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài học.
-Yêu cầu HS trao đổi, tìm câu trả lời đúng.
-Gọi HS làm bài bằng cách khoanh tròn trước chữ cái chỉ ý đúng.
-Nhận xét, kết luận lời giải đúng:
+ Ý b/ - Du lịch là đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh .
-Yêu cầu HS đặt câu với từ du lịch, GV chú ý sửa lỗi dùng từ, đặt câu cho HS.
Bài 2: 
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
-Yêu cầu HS suy nghĩ, tìm câu trả lời đúng.
- GV treo bảng phụ gọi 1 HS làm bài bằng cách khoanh tròn trước chữ cái chỉ ý đúng.
-Nhận xét, kết luận lời giải đúng:
Ý c/ Thám hiểm là thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm.
-Yêu cầu HS đặt câu với từ thám hiểm. GV chú ý sửa lỗi cho HS nếu có.
Bài 3
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm . 
Gọi đại diện các nhóm trả lời câu hỏi.
-Nhận xét, kết luận. Câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn
-Yêu cầu HS nêu tình huống có thể sử dụng câu Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
-Tổ chức cho HS chơi trò chơi Du lịch trên sông bằng hình thức Hái hoa dân chủ. 
- Cách chơi : Nhóm 1đọc câu hỏi / mhóm 2 trả lời đồng thanh. Hết nữa bài thơ thì đổi ngược lại .
-Nhận xét, tổng kết nhóm thằng cuộc.
-Yêu cầu HS đọc thành tiếng câu đố và câu trả lời.
-Nếu còn thời gian GV có thể cho HS kể những điều em biết về các dòng sông hoặc giới thiệu các dòng sông khác mà em biết.
3.Củng cố – dặn dò: 
-Nêu lại tên ND bài học ?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ ở BT4 và chuẩn bị bài sau.
- 3 HS làm bảng lớp. HS dưới lớp làm vào vở.
- Nhận xét.
-2 -3 HS nhắc lại .
-1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp.
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, làm bài.
-1 HS làm bài trên bảng lớp, HS dưới lớp làm bằng bút chì vào SGK.
-3 HS tiếp nối nhau đọc câu của mình trước lớp
VD: Em thích đi du lịch.
-1 HS đọc yêu cầu của bài trước lớp.
-HS suy nghĩ làm bài vào vở 
-1 HS làm bài trên bảng lớp. HS dưới lớp làm vào vở .
-Sửa sai.
-3-5 HS nối tiếp nhau đọc câu của mình trước lớp.
VD: Cô-lôm-bô là một nhà thám hiểm tài ba./ 
-1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài.
-Thảo luận nhóm 4.
- Dại diện các nhóm phát biểu ý kiến.
-2 HS khá nêu tình huống trước lớp.
VD: Mùa hè trời nóng nực, bố em rủ cả nhà đi nghỉ mát.
-1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp.
- Nắm cách chơi và yêu cầu .
-HS chơi.
-1 dãy HS đọc câu đố, 1 dãy HS đọc câu trả lời tiếp nối.
-2 -3 em đọc.
-2-3 HS nhắc lại. 
-Vêà chuẩn bị. 
Soạn ngày: 27/03/2010
Dạy ngày: 30/03/2010 Kể chuyện
Đôi cánh của Ngựa Trắng
I.Mục tiêu:
-Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, (SGK) kể lại được từng đoạn và kể nối tiếp toàn bộ câu chuyện “Đôi cánh của ngựa trắng” rõ ràng, đủ ý(BT1).
-Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện(BT 2).
II.Các đồ dùng dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ:
-Gọi HS kể lại câu chuyện em đã chứng kiến hoặc tham gia nói về lòng dũng cảm.
-Nhận xét cho điểm.
2.Bài mới:
-Giới thiệu bài
HĐ 1: Kể chuyện.
-Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm các yêu cầu của bài học.
-GV kể lần 1: Giọng kể chậm rãi
-Kể lần 2: vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh hoạ phóng to.
-Kết hợp đọc các câu hỏi.
+Ngựa con là chú ngựa như thế nào?
+Ngựa mẹ yêu con như thế nào?
+Đại Bàng núi có gì lạ mà Ngựa con ao ước?
HĐ 2: Hướng dẫn kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Treo tranh minh hoạ câu chuyện.
- Nêu yêu cầu HS trao đổi theo cặp nắm các chi tiết , kể từng đoạn trong nho ... ng thảo luận. Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4.
-3 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu.
-Sau đó 2 HS lên bảng chỉ bản đồ.
-2 -3 HS nhắc lại .
-Đọc SGK, suy nghĩ.
+Phong kiến phương Bắc từ lâu đã muốn thôn tính nước ta , nay mượn kế giúp nhà Lê khôi phục ngai vàng nên chúng sang xâm lược nước ta .
-Hình thành nhóm 4 – 6 HS cùng thảo luận theo nội dung yêu cẩu 
(mỗi nhóm thục hiện 1 câu)
1-Khi nhge tin quân Thanh sang xâm lược nước ta , Nguyễn Huệ đã làm gì ? Vì sao nói việc Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế là một việc làm cần thiết ?
2-Vua Quang trung tiến quân đến Tam Điệp khi nào ? Ở đây ông làm gì ?. Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào ?
3-Dựa vào lược đồ nêu đường tiến của 5 đạo quân?
4-Trận đánh mở màn diễn ra ở đâu ? Khi nào ? Kết quả ra sao?.
5-Hãy thuật lại trận Ngọc Hồi ?
6-Hãy thuật lại trận Đống Đa ?
-GV theo dõi , giúp đỡ 
-Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả .
GV tổng kết lại .
HĐ 3: Lòng quyết tâm đánh giặc và mưu trí của Quang Trung. 
-Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
+Nhà vua phải hành quân từ đâu để tiến về Thăng Long đánh giặc?
+Thời điểm nhà vua chọn đánh giặc là thời điểm nào? 
+Thời điểm ấy có lợi gì cho quân ta và hại gì cho địch ? Nhà vua làm gì để động viên cho quân lính ?
+ Tại sao trận Ngọc Hồi, nhà vua cho quân tiến vào đồn giặc bằng cách nào ? Làm như vậy có lợi ích gì ?
+Vậy vì sao quân ta đánh thắng 20 vạn quân Thanh ?
3.Củng cố – dặn dò:
-Nêu lại tên ND bài học ?
-GV tổng kết lại nội dung bài học .
-Gọi HS đọc phần ghi nhớ .
-Tổng kết giờ học.
-Nhận xét tiết học.
-Nhắc HS về nhà học ghi nhớ.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
-Suy nghĩ , trả lời .
+Từ Nam ra Bắc đó là đoạn đường dài, hết sức gian lao nhưng nhà vua và quân sĩ vẫn quyết tâm đi đánh giặc.
+Đúng tết Kỉ Dậu . Trước khi vào Thăng Long nhà vua cho quân lính ăn tết trước ở Tam Điệp để quân sĩ quyết tân đánh giặc .Đối với quân Thanh , xa nhà lâu ngày vào dịp tết cũng uể oải , nhớ nhà , tinh thần giảm sút .
+Lấy vàn đóng làm lá chắn và lấy rơm dấp nước quấn ngoài rồi cứ 20 người 1 tấm tiến lên khiến cho mũi tên giặc và lửa không làm gì được .
+Vì quân ta đoàn kết một lòng đánh giặc, lại có nhà vua sáng suốt chỉ huy.
-2-3 HS nhắc lại. 
-Nghe, ghi nhớ.
-2 HS đọc ghi nhớ.
-Vêà chuẩn bị.
Soạn ngày: 27/03/2010
Dạy ngày: 01/04/2010 Địa lí
Người dân và hoạt động sản xuất
ở đồng bằng duyên hải miền Trung 
(tiếp theo)
I.Mục tiêu:
 	 - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân đồng bằng duyên hải miền Trung:
+Hoạt động kinh tế du lịch ở đồng bằng duyên hải miền Trung rất phát triển.
+Các nhà máy, khu công nghiệp phát triển ngày càng nhiều ở đồng bằng duyên hải miền Trung:nhà máy đường, nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu thuyền.
II.Chuẩn bị:
-Bản đồ hành chính việt nam.
-Tranh, ảnh một số địa điểm du lịch ở đồng bằng duyên hải miền trung một số nhà nghỉ đẹp, lễ hội của người dân miền trung.
-Mẫu vật: đường mía hoặc một số sản phẩm được làm từ đường mía.
III.Các hoạt động dạy học:
Giáo viên 
Học sinh 
1.Kiểm tra bài cũ:
-Có nhận xét gì về dân cư của vùng ĐBDHMT?
-Nhận xét cho điểm.
2.Bài mới:
-Giới thiệu bài:
HĐ 1: Du lịch ở ĐBDHMT.
-Treo lược đồ ĐBDHMT, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: 
+Các dải ĐBDHMT nằm ở vị trí náoo với biển? Vị trí này có thuận lợi gì về du lịch ?
-Giảng thêm:ở vị trí sát biển vùng DHMT có nhiều bãi biển đẹp
-Treo tranh hình 9:Bãi biển Nha trang và giới thiệu
-Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi kể cho nhau nghe tên của những bãi biển mà mình đã từng đến hoặc được nhìn thấy, nghe thấy, đọc SGK
-Gọi đại diện cặp lên kể:
-Kết hợp ghi tên các bãi biển lên bảng
-Yêu cầu HS đọc sách để tìm thêm những cảnh đẹp của ĐBDHMT.
HĐ 2: Phát triển công nghiệp.
-Ở vị trí ven biển ĐBDHMT có thể phát triển loại đương giao thông nào?
-Việc đi lại nhiều bằng tàu thuyền là điều kiện để phát triển ngành công nghiệp nào?
-Đưa hình 10 để giới thiệu về xưởng sửa chữa tàu thuyền.
-GT:ĐBDHMT còn phát triển ngành mía đường.
-Kể tên các sản phẩm hàng hóa làm bằng mía đường.
-Giảng thêm.
-Yêu cầu HS quan sát hình 11 và cho biết các công việc để sản xuất đường từ mía.
HĐ 3: Lễ hội ở DHMT.
-Yêu cầu HS lên bảng xếp các hình ảnh giống trong SGK.
-Giới thiệu Lễ hội Cá Ôâng.
-Yêu cầu HS đocï mục 3, quan sát hình 13 và mô tả khu Tháp bà.
-Nhận xét, tuyên dương .
3.Củng cố – dặn dò: 
-Nêu lại tên ND bài học ?
-Gọi HS độc lại phần in đậm SGK
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HSvề ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
-1-2HS trả lời:Dân cư của vùng đồng bằng DHMTkhá đông đúc, chủ yếu là dân tộc kinh, dân tộc Chăm và một số dân tộc khác sống hòa thuận.
-Nhận xét.
-Nháéc lại tên bài học.
-Quan sát và trả lời.
+Các dải ĐBDHMT nằm ở sát biển.
+Ở vị trí này các dải ĐBDHMTcó nhiều bãibiển đẹp, thu hút khách du lịch.
-HS lắng nghe
-HS quan sát và lắng nghe
-HS thảo luận cặp đôi kể cho nhau nghe tên của những bãi biển mà mình đã từng đến hoặc được nhìn thấy, nghe thấy , đọc SGK
-Đại diện một số cặp kể tên trước lớp: bãi biển Sầm Sơn (Thanh Hóa)
-HS lên giới thiệu với cả lớp về bãi biển trong tranh ảnh mà mình sưu tầm được.
-HS đọc sách.
-Giao thông đường biển.
-Phát triển ngành công nghiệp đóng tàu và sửa chữa tàu thuyền.
-Theo dõi, lắng nghe
-Bánh kẹo, sữa, nước ngọt
-Quan sát sau đó mỗi HS nêu tên một công việc.
-5 HS lên bảng, lần lượt mỗi em xếp một bức tranh
-Đọc đoạn văn về Lễ hội tại khu di tích thác bà ở Nha Trang.
-Quan sát hình 13 và mô tả khu Tháp bà.
-2 – 3 HS nhắc lại. 
-3 -4 em đọc to.
-Vêà chuẩn bị. 
Soạn ngày: 27/03/2010
Dạy ngày: 31/03/2010 Âm nhạc 
BÀI: ÔN TẬP BÀI HÁT: THIẾU NHI THẾ GIỚI LIÊN HOAN
TẬP ĐỌC NHẠC TĐN SỐ 8
I-MỤC TIÊU :
	- Biết hát theo giai điệu và đúng lời 2.
	- Biết hát kết hợp vận động phụ họa.
	- HS khá, giỏi T Đ N số 8.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Giáo viên : 
Nhạc cụ ; Đàn giai điệu , đệm và hát bài Thiếu nhi thế giới liên hoan và bài T Đ N số 8 ; 
	Học sinh :Sách vở ; Nhạc cụ gõ ; Học thuộc lời bài hát ; Chuẩn bị động tác để phụ họa cho nội dung bài hát. 
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Phần mở đầu: 
- Giới thiệu nội dung tiết học: 
- Ôn bài Thiếu nhi thế giới liên hoan và tập một số động tác phụ hoạ.
Học bài TĐN số 8.
2. Phần hoạt động :
Nội dung 1: Ôn tập bài hát Thiếu nhi thế giới liên hoan.
Hoạt động 1: Ôn bài thiếu nhi thế giới liên hoan.
Tập hát đối đáp như các tiết trước. 
- Tập hát lĩnh xướng: GV chỉ định một HS hát tốt đảm nhận vai trò lĩnh xướng đoạn 1, đoạn 2 tất cả cùng hát. 
- Tập hát kết hợp gõ đệm bằng hai âm sắc. HS lĩnh xướng vừa hát vừa tự gõ đệm. 
Hoạt động 2: Tập động tác phụ họa cho bài hát. 
GV mời 2 HS khá lên bảng trình bày lời 1 và động tác phụ hoạ. GV chọn động tác thích hợp và hướng dẫn HS trong lớp tập theo. 
Nội dung 2: Tập đọc nhạc số 8.
Hoạt động 1: GV giới thiệu bài hát Bầu trời xanh là sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ. Bài hát này các em đã học ở lớp 1. Bài TĐN là đoạn trích trong bài.
Luyện tập tiết tấu của bài.
Hoạt động 2: Tập đọc tên từng nốt nhạc. Sau đó chia bài thành 4 câu ngắn, tập đọc từng câu.
Hoạt động 3: TĐN và hát lời. GV chỉ định nửa lớp đọc nhạc, đồng thời nửa lớp hát lời, sau đó đổi lại. Cuối cùng tất cả cùng đọc nhạc rồi hát lời.
3. Phần kết thúc:
Mỗi tổ trình bày bài hát và bài TĐN một lần, GV đánh giá, cho điểm tượng trưng. 
- HS hát.
- HS hát và phụ hoạ động tác. 
- HS khá, giỏi đọc tên nốt nhạc.
- HS hát . 
- HS khá, giỏi đọc nhạc, lớp hát lời.
Soạn ngày: 27/03/2010
Dạy ngày: 01/04/2010 Kĩ thuật
 Lắp xe nôi 
I.Mục tiêu:
-Chọn đúng ,đu số lượng các chi tiết để lắp xe nôi.
-Lắp được một vài bộ phận của xe nôi theo mẫu.
II.Đồ dùng dạy học:
-Mẫu xe nôi đã lắp sẵn.
-Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Giáo viên 
Học sinh 
1.Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra đồ dùng của HS
-Nhận xét.
2.Bài mới 
-Giới thiệu bài. 
HĐ1: Thực hành lắp xe nôi.
-Cho HS thực hành lắp xe nôi
-Theo dõi giúp đỡ.
-Yêu cầu HS tìm chọn các chi tiết. 
-Gọi một số em nêu lại quy trình lắp ghép xe nôi.
-Nhắc nhở, giúp đỡ HS thực hiện theo yêu cầu.
- GV quan sát, giúp đỡ các em lắp: 
+ Lắp tay kéo( H2)
+ Lắp trục bánh xe ( H3)
+ Lắp thanh đỡ trục bánh xe.(H4)
+ Lắp trục bánh xe(H5)
-Nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
+Lắp xe nôi đúng mẫu theo đúng quy trình.
+Bộ phận lắp chắc chắn, không bị xộc xệch. 
-Nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS.
-Nhắc HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
3.Nhận xét -dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS đọc trước bài mới và chuẩn bị bộ lắp ghép.
-Để đồ dùng ra trước mặt.
-2 -3 HS nhắc lại .
-HS chọn chi tiết.
-Thực hiện chọn đúng và đủ các chi tiết 
-1-2 HS đọc phần ghi nhớ.
- HS thực hành lắp một vài bộ phận của xe nôi.
-Dựa vào tiêu chuẩn theo yêu cầu của GV để đánh giá từng bộ phận mà bạn làm được .
-Tháo các chi tiết và sắp lại vào bộ lắp ghép .
-Nghe và rút kinh nghiệm.
-Về thực hiện.
Tổ trưởng
BGH
Nguyễn Thị Tâm
Phan Văn Quảng

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an L4Tuan 29 Lai CM.doc