I - KIẾN THỨC CẦN ĐẠT:
- Hoàn thành sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên.
* BĐKH
Tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước là bảo vệ môi trường sống của chúng ta, là góp phần giảm nhẹ BĐKH.
- Không vức rác, túi nilon, và các chất thải xuống sông, hồ, kênh rạch làm ô nhiễm nước. Tham gia tuyên truyện về tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước sạch.
II - CHUẨN BỊ:
Tuần: 12 Thứ ba ngày 18 tháng 11 năm 2014 CKTKN: 96 Tiết: 23 MÔN: KHOA HỌC SGK: 48, 49 - Tên bài dạy: Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên I - KIẾN THỨC CẦN ĐẠT: - Hoàn thành sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. - Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên. * BĐKH Tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước là bảo vệ môi trường sống của chúng ta, là góp phần giảm nhẹ BĐKH. - Không vức rác, túi nilon, và các chất thải xuống sông, hồ, kênh rạch làm ô nhiễm nước. Tham gia tuyên truyện về tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước sạch. II - CHUẨN BỊ: - GV: + SGK + Bảng phụ + Phiếu ghi các tình huống, câu hỏi thảo luận. - HS: SGK III - HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - GV hỏi: + Mây được hình thành như thế nào? + Mưa từ đâu ra? - GV nhận xét 3. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Hoạt động 1: Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên (Bàn tay nặn bột) Mục tiêu: HS biết vẽ và trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Cách tiến hành: Bước 1: Tình huống xuất phát, nêu vấn đề. - GV hỏi: Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước, rồi hơi nước ngưng tụ thành nước xảy ra lặp đi lặp lại, tạo ra vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Vậy sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên được vẽ như thế nào? Bước 2: Bộc lộ biểu tượng ban đầu của học sinh. - GV cho HS ngồi theo nhóm 4 HS. - GV: Dựa vào hiểu biết của mình các hãy mô tả những hiểu biết ban đầu của mình về Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên bằng hình vẽ. - GV yêu cầu các nhóm cử nhóm trưởng sau đó các tổ viên nói những điều mình biết về Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên để nhóm trưởng tổng hợp ý kiến của các thành viên bằng cách vẽ ra giấy. - GV gọi đại diện từng nhóm HS trình bày quan điểm của nhóm mình về cách vẽ Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. - GV quan sát. Bước 3: Đề xuất câu hỏi phương án tìm tòi. - Gợi ý để HS đưa ra các câu hỏi lẫn nhau trong nhóm. - GV chốt lại câu hỏi: Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên được vẽ như thế nào? - GV: Để biết Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước được vẽ ra sao? Ta phải làm gì? - GV: Bây giờ ở lớp không có mạng, mô hình cũng không có, phim XQ cũng không vậy chúng ta cùng tìm hiểu qua tranh vẽ. Bước 4: Tiến hành thực nghiệm - GV phát cho mỗi HS 1 tờ giấy A4 có hình Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. - GV yêu cầu HS: Hãy chú thích vào tranh để hoàn thành Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Để trả lời câu hỏi: Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên được vẽ như thế nào? - Yêu cầu HS hoàn thành sơ đồ dự đoán theo ý của bản thân trước rồi mới thực hành với nhóm và hoàn thành sơ đồ đầy đủ trên tờ giấy Phô tô A3. -Yêu cầu học sinh thực hành trên tranh. - GV yêu cầu các nhóm trình bày. Bước 5: Kết luận, hợp thức hóa kiến thức. - GV: Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên được vẽ như thế nào? - GV cho HS quan sát hình diễn ra từ lúc Nước thành hơi nước, hơi nước thành mây trắng, mây trắng thành mây đen, mây đen tạo ra mưa, . - Suao đó giáo viên chốt lại. * Kết luận: - Nước đọng ở ao, hồ, sông, suối, biển, không ngừng bay hơi, biến thành hơi nước. - Hơi nước bay lên cao, ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ, tạo thành những đám mây trắng. - Các giọt nước ở trong đám mây rơi xuống đất, tạo thành mưa. . . . - Hiện tượng này lặp đi lặp lại tạo nên vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. - GV yêu cầu 2HSHT lên bảng chỉ và nói tóm tắt lại Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. - GV cho HS: Như ta biết nước đọng ở ao, hồ, sông, suối, biển, không ngừng bay hơi, biến thành hơi nước tham gia vào vòng tuần hoàn của nước. Vậy ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước? - GV chốt ý và kết hợp cho HS xem tranh: * BĐKH Tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước là bảo vệ môi trường sống của chúng ta, là góp phần giảm nhẹ BĐKH. - Không vức rác, túi nilon, và các chất thải xuống sông, hồ, kênh rạch làm ô nhiễm nước. Tham gia tuyên truyền về tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước sạch. - GV giải thích: - Hình ảnh người công nhân quét rác thì đã quá quen thuộc với chúng ta nhưng hình ảnh công nhân vệ sinh làm việc trên các kênh, rạch, sông ngòi, bây giờ cũng không quá xa lạ khi tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng trước thói quen xả rác xuống sông của con người. (Hình 1) Việc làm của họ không chỉ là trách nhiệm phải làm mà còn là hành động đẹp góp phần Bảo vệ môi trường nước. Không chỉ họ, ta còn bắt gặp được hình ảnh này từ những người dân bình thường như anh chàng người Mỹ này (Hình 2). Anh ta đã thực hiện vớt rác trên sông Mississippi. Càng nhìn vào thành quả của anh ta, ta càng nhận thấy sự vô ý thức của con người khi có hành động vứt rác bừa bãi xuống nước. Trở lại đất nước ta, những hình ảnh đẹp này ngày càng xuất hiện nhiều hơn như anh chàng người Úc tên Rob Kidnie. Anh ta đã thực hiện hoạt động tình nguyện lướt ván dọc sông Mekong để vớt rác.(Hình 3). Ngoài anh ta thì có rất nhiều người tình nguyện để tham gia hoạt động vớt rác trên ao, kênh, sông như Hoa hậu Biển Nguyễn Thị Loan và các người tình nguyện đang thực hiện vớt rác trên Vịnh Hạ Long- một trong những Di sản Thế giới hay những thanh thiếu niên và người dân tình nguyện trên khắp đất nước Việt Nam đang cũng thực hiện những hành động đẹp đó.(Hình 4, Hình 5) 4. Củng cố- dặn dò: - GV cho HS thực hiện làm bài Trắc nghiệm Đúng, Sai: - Khi nước bốc hơi bay cao thành mây trắng rồi mưa ngay.(S)(CHT) - Quá trình hơi nước bay cao tạo thành mây trắng gọi là quá trình ngưng tụ.(Đ)(HT) - Nước từ đại dương, biển, ao hồ... tự bay hơi và biến thành hơi nước.(S)(HT) - Dặn HS về nhà xem lại bài. - Chuẩn bị bài mới “ Nước cần cho sự sống” - GV nhận xét tiết học. - HS thực hiện. + Nước ở sông, hồ, biển bay hơi vào không khí. Càng lên cao, gặp không khí lạnh hơi nước ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ li ti. Nhiều hạt nước nhỏ đó kết hợp với nhau tạo thành mây. + Các đám mây được bay lên cao hơn nhờ gió. Càng lên cao càng lạnh. Các hạt nước nhỏ kết hợp thành những giọt nước lớn hơn, trĩu nặng và rơi xuống tạo thành mưa. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. - HS thực hiện ghi chép khoa học vào về ý tưởng ban đầu của mình về Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên bằng hình vẽ. - Mỗi HS thực hiện nêu ý tưởng ban đầu của mình cho nhóm nhận xét và ghi những ý phù hợp mà nhóm thống nhất vẽ vào giấy. - Các nhóm trưởng báo cáo bằng cách nhìn vào hình vẽ vừa chỉ vừa nêu: (HT) + Nước thành hơi nước rồi thành mây, mưa. Hiện tượng đó luôn lặp đi lặp lại tạo ra vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên..... + Nước bốc hơi thành mây trắng, mây trắng thành mây đen rồi thành mưa.... + .... - HS quan sát. - HS thực hiện đặt câu hỏi về các nội dung mà GV tổng hợp. - Đại diện nhóm đặt câu hỏi – đại diện nhóm khác trả lời. + Có phải nước bốc hơi lên thành hơi nước không? + Có phải mưa từ những đám mây đen rơi xuống không? + Có phải nước mưa rơi xuống ao, hồ, sông, suối lại tiếp tục bốc hơi nữa hay không? + Có phải mây trắng thành mây đen hay không? - HS lăng nghe. - Tìm hiểu qua mạng, sách vở, tranh ảnh, vật thật, mô hình, phim XQ. - HS lắng nghe. - Hs nhận lấy. - HS thực hiện ghi chép khoa học. - Xem tranh, vẽ và chú thích Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước theo nhóm. - HS thực hiện trình bày. - HS lắng nghe. - HS quan sát. - HS quan sát. - Quan sát, so sánh đối chiếu chỉnh sửa. - HS lắng nghe. - 2 HS thực hiện vừa chỉ tranh vừa nêu: Vòng tuần hoàn của nước là quá trình: Nước thành hơi nước bay cao rồi thành mây trắng, mây trắng thành mây đen rồi thành mưa và hiện tượng đó luôn lặp đi lặp lại. - HS lắng nghe và trả lời: + Không vứt rác hay làm ô nhiễm ao, hồ, sông suối, + Cần phải sử dụng tiết kiệm nước. - HS quan sát và lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS thực hiện suy nghĩ và trình bày bằng thẻ trắc nghiệm. - HS lắng nghe.
Tài liệu đính kèm: