I - KIẾN THỨC CẦN ĐẠT:
Kể ngắn gọn trận Bạch Đằng năm 938:
- Đôi nét về người lãnh đạo trận Bạch Đằng: Ngô Quyền quê ở xã Đường Lâm, con rể của Dương Đình Nghệ.
- Nguyên nhân trận Bạch Đằng: Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ và cầu cứu nhà Nam hán. Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh quân Nam hán.
- Những nét chính về diễn biến của trận Bạch Đằng: Ngô Quyền chỉ huy quân ta lợi dụng thuỷ triều lên xuống trên sông Bạch Đằng, nhử giặc vào bãi cọc và tiêu diệt chúng.
- Ý nghĩa trận Bạch Đằng: Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
* BĐ:
Giáo dục học sinh vai trò biển góp phần chiến thắng quân Nam Hán từ đó khẳng định chủ quyền của đất nước
Tuần: 7 Thứ ...........ngày.......tháng........năm 2014 CKTKN: 108 Tiết: 7 MÔN: LỊCH SỬ SGK: 21 - Tên bài dạy: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (Năm 938) I - KIẾN THỨC CẦN ĐẠT: Kể ngắn gọn trận Bạch Đằng năm 938: - Đôi nét về người lãnh đạo trận Bạch Đằng: Ngô Quyền quê ở xã Đường Lâm, con rể của Dương Đình Nghệ. - Nguyên nhân trận Bạch Đằng: Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ và cầu cứu nhà Nam hán. Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh quân Nam hán. - Những nét chính về diễn biến của trận Bạch Đằng: Ngô Quyền chỉ huy quân ta lợi dụng thuỷ triều lên xuống trên sông Bạch Đằng, nhử giặc vào bãi cọc và tiêu diệt chúng. - Ý nghĩa trận Bạch Đằng: Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc. * BĐ: Giáo dục học sinh vai trò biển góp phần chiến thắng quân Nam Hán từ đó khẳng định chủ quyền của đất nước II - CHUẨN BỊ: - GV: + SGK + Bảng phụ. - HS: SGK III - HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: - Cho HS qquan sát tranh và hỏi: Tranh vẽ gì? - GV: Cảnh trong tranh mô tả một trận đánh nổi tiếng trong lịch sử chống ngoại xâm của đất nước ta hơn một nghìn năm trước. Đó là trận đánh nào? Xảy ra ở đâu? Diễn biến, kết quả và ý nghĩa của nó như thế nào? Các em tìm hiểu qua bài học hôm này. Hoạt động 1: Đôi nét về Ngô Quyền - Yêu cầu HS đọc thầm thông tin trong SGK từ “ Ngô Quyền...gả con gái cho” - GV cho HS thực hiện lựa chọn Đ, S bằng thẻ Đ, S để tìm hiểu thông tin về Ngô Quyền. - GV: Vì sao em không chọn câu d?(G) - GV yêu cầu vài em dựa vào kết quả làm việc để giới thiệu một số nét về con người Ngô Quyền. - GV nhận xét và bổ sung: Ngô Quyền ở xã Đường Lâm . Ông là người có tài. Ông là con rể của Dương Đình Nghệ Hoạt động 2: Nguyên nhân có trận Bạch Đằng - Gv cho HS xem đoạn clip. - GV yêu cầu HS đọc SGK đoạn: “Được tin viên tướng Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ....chuẩn bị đánh quân Nam Hán” thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Vì sao có trận Bạch Đằng? - GV mời đại diện nhóm trình bày. - GV chốt ý: Vì Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ nên Ngô Quyền đem quân đi báo thù. Kiều Công Tiễn cho người cầu cứu nhà Nam Hán. Nhân cơ hội đó nhà Nam Hán đem quân sang xâm chiếm nước ta. Hoạt động 3: Diễn biến và kết quả của trận Bạch Đằng Cho HS đọc thông tin trong SGK từ “ Sang đánh nước ta....Quân Nam Hán hoàn toàn thất bại” - Gv phát phiếu thảo luận. - Để hiểu rõ trận đánh hơn các em sẽ xem đoạn clip và trả lời câu hỏi sau theo nhóm 4. 1. Ngô Quyền dựa vào thủy triều để làm gì? 2. Ngô Quyền dùng kế gì để đánh giặc? 3. Diễn biến trận đánh thế nào? 4. Kết quả trận đánh ra sao? - GV mời đại diện nhóm trình bày. - GV 2HS G nêu lại diễn biến trận đánh. - GV nhận xét và tuyên dương HS. - GV chốt lại: Ngô Quyền chỉ huy quân ta lợi dụng thủy triều lên xuống trên sông Bạch Đằng, cho thuyền nhẹ ra khiêu chiến vừa đánh vừa rút lui để nhử giặc vào bãi cọc và tiêu diệt địch. Hoạt động 3: ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng - GV cho HS đọc thông tin SGK từ “ Mùa xuân năm 939... để tưởng nhớ ông” - Gv cho HS trình bày bằng thẻ trắc nghiệm. Theo em, chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô Quyền xưng vương có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc? A. Đánh tan quân xâm lược nam Hán. B. Kết thúc hoàn toàn thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc và mở đầu cho thời kì độc lập lâu dài của đất nước ta. C. Cả hai ý trên đều sai. - GV nhận xét. - Gv liên hệ: Để tưởng nhớ công ơn của ông nên nhân dân đã cho xây dựng lăng mộ ông ở xã Đường Lâm ( thị xã Sơn Tây) - GV: Cô sẽ giới thiệu cho các em đây là sông Bạch Đằng. Ngày nay ở sông này còn lưu dấu tích cọc gỗ dưới lòng sông và một số cọc nhọn được lưu giữ ở viện bảo tàng để ghi nhớ chiến công hiển hách của trận đánh lừng lẫy năm xưa. - Gv gọi HS đọc ghi nhớ SGK/23. 4. Củng cố - dặn dò: - Gv: Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc? - GV: Giáo dục học sinh vai trò biển góp phần chiến thắng quân Nam Hán. Việc chiến đấu bảo vệ đất nước của ông cha ta xưa là để khẳng định chủ quyền của đất nước - Nhận xét tiết học - Về xem lại và học thuộc - Chuẩn bị bài sau. - HS hát - HS trả lời. - HS chú ý - HS đọc thầm SGK (phần chữ nhỏ) - HS nêu ý kiến. a. Ngô Quyền là người Đường Lâm .(Y) b. Ngô Quyền là con rể Dương Đình Nghệ.(Y) c. Ngô Quyền là người tài. d. Trước năm 938 Ngô Quyến đã từng làm vua.(G) - Vì trước năm 938 Ngô Quyền chưa làm vua. - 1 HSG giới thiệu. - HS lắng nghe. - HS quan sát. - HS thảo luận nhóm đôi 2 phút. - HS trả lời: Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ nên Ngô Quyền đem quân đi báo thù. Kiều Công Tiễn cho người cầu cứu nhà Nam Hán. Nhân cơ hội đó nhà Nam Hán đem quân sang xâm chiếm nước ta. - HS nhận xét, bổ sung. - 1 HS đọc to trước lớp. - HS nhận phiếu. - HS quan sát và thảo luận nhóm 4 để trả lời các câu hỏi: (5 phút) - HS thực hiện. Phiếu thảo luận Nhóm:. 1. Ngô quyền dựa vào thủy triều để làm gì? - Ngô Quyền dựa vào thủy triều lên xuống để đóng cọc đánh giặc 2. Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc? - Ngô Quyền đã cho thuyền ra khiêu chiến, vừa đánh vừa rút lui nhử giặc vào bãi cọc. 3. Diễn biến trận đánh thế nào? - Đợi thủy triều xuống cho quân mai phục hai bên bờ sông đổ ra đánh quyết liệt. Giặc hốt hoảng quay thuyền bỏ chạy thì va vào cọc nhọn. Thuyền giặc chiếc bị thủng, chiếc bị vướng cọc nên không tiến, không lùi được. Quân ta tiếp tục truy kích, quân Nam Hán chết quá nửa. Hoằng Tháo tử trận. 4. Kết quả trận đánh ra sao? - Quân ta giành thắng lợi. Quân Nam Hán thất bại hoàn toàn. - HS thuật. - 1HS đọc. - HS thực hiện. - HS chọn : Câu B - HS nhận xét. - HS lắng nghe. - 3HS đọc. - HS trả lời.
Tài liệu đính kèm: