Giáo án Môn Lịch sử khối 4, học kì II

Giáo án Môn Lịch sử khối 4, học kì II

A. Mục tiêu: Sau bài này, HS biết:

- Nắm được một số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần :

+ Vua quan ăn chơi sa đoạ ; trong triều một số quan lại bất bình , Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan coi thường phép nước .

+ Nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh .

- Hoàn cảnh Hồ quý Ly truất ngôi vua Trần , lập nên nhà Hồ :

- trước sự suy yếu của nhà Trần , Hồ Quý Ly - một đại thần của nhà Trần , lập nên nhà Hồ và đổi tên nước là Đại Ngu .

B. Đồ dùng dạy học:

- Phiếu học tập của HS Hoạt động nhóm

C. Các Hoạt động dạy học:

 

doc 20 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 836Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Môn Lịch sử khối 4, học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 HỌC KỲ 2
BÀI 15NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN
A. Mục tiêu: Sau bài này, HS biết:
- Nắm được một số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần :
+ Vua quan ăn chơi sa đoạ ; trong triều một số quan lại bất bình , Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan coi thường phép nước .
+ Nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh .
- Hoàn cảnh Hồ quý Ly truất ngôi vua Trần , lập nên nhà Hồ :
- trước sự suy yếu của nhà Trần , Hồ Quý Ly - một đại thần của nhà Trần , lập nên nhà Hồ và đổi tên nước là Đại Ngu .
B. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập của HS Hoạt động nhóm 
C. Các Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
I- Tổ chức
II- Kiểm tra: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh đem đồ dùng học tập , SGK để trên bàn cho giáo viên kiểm tra .
III. Dạy bài mới
+ Giáo viên giới thiệu bài :
- Hôm nay Cô và các em sẽ tiếp tục tìm hiểu tình hình thời điểm : Nước ta cuối thời Trần .
+ Hướng dẫn bài mới 
+ Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
 - GV phát phiếu cho các nhóm với nội dung: Vào nửa sau thế kỷ XIV:
* Vua quan nhà Trần sống như thế nào?
* Những kẻ có quyền đối xử với dân ra sao ?
* Cuộc sống của nhân dân như thế nào?
* Thái độ phản ứng của nhân dân với triều đình ra sao? 
* Nguy cơ ngoại xâm như thế nào?
 - Cho các nhóm thảo luận
 - Gọi đại diện các nhóm trả lời
+ Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
 - Tổ chức cho HS thảo luận 3 câu hỏi
* Hồ Quý Ly là người như thế nào?
* Ông đã làm gì?
* Hành động truất quyền của Hồ Quý Ly có hợp lòng dân không? Tại sao?
 - GV gọi HS trả lời và giúp HS tìm hiểu nội dung bài
 - GV kết luận: SGK- 44
- Gọi HS đọc ghi nhớ
+ Từ giữa thế kỉ XIV , nhà Trần bước vào thời kỳ suy yếu . Vua quan không quan tâm tới dân . Dân oán hận , nổi dậy khởi nghĩa .
 Năm 1400 , Hồ Quý Ly nhân cơ hội đó đã truất ngôi vua Trần , lập nên nhà Hồ . Không chống nổi quân xâm lược , nhà nhà Hồ sụp đổ . Đất nước ta bị nhà Minh đô hộ .
- Lưu ý : HS khá , giỏi :
+ Nắm được nội dung một số cải cách của Hồ Quý Ly : quy định lại số ruộng cho quan lại , quý tộc ; quy định lại số nô tì phục vụ trong gia đình quý tộc 
+ Biết lý do chính dẫn tới cuộc kháng chiến chống quân minh của Hồ Quý Ly thất bại : không đoàn kết được toàn dân để tiến hành kháng chiến mà chỉ dựa vào lực lượng quân đội 
IV. Củng cố - Dặn dò: 
-GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK
1. Em hãy trình bày nước ta vào cuối thời Trần .
- Vua quan nhà Trần chỉ mải ăn chơi, hưởng thụ không quan tâm đến cuộc sống của nhân dân. Những kẻ có quyền ngang nhiên vơ vét của dân để làm giàu .Cuộc sống của nhân dân càng thêm cơ cực
2. Do đâu nhà Hồ không chống nổi quân Minh xâm lược ?
+ Lý do chính dẫn tới cuộc kháng chiến chống quân minh của Hồ Quý Ly thất bại : không đoàn kết được toàn dân để tiến hành kháng chiến mà chỉ dựa vào lực lượng quân đội 
+ Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết dạy .
- Dặn dò học sinh về nhà xem lại bài và chuẩn bị cho tiết sau 
 - Học sinh hát - ổn định lớp để vào tiết học + Học sinh thực hiện đem tất cả đồ dùng học tập ; SGK lịch sử , vở viết bài học lịch sử để trên bàn .
+ Giáo viên đến từng bàn kiểm tra một số HS .
- 02 học sinh nhắc lại tựa bài học 
 - Các nhóm nhận phiếu học tập và điền nội dung vào phiếu .
 - Vua quan nhà Trần chỉ mải ăn chơi, hưởng thụ không quan tâm đến cuộc sống của nhân dân.
 - Những kẻ có quyền ngang nhiên vơ vét của dân để làm giàu
 - Cuộc sống của nhân dân càng thêm cơ cực
 - Thái độ của nhân dân bất bình
 - Ngoại xâm thì lăm le bờ cõi nước ta
 - Đại diện các nhóm trả lời
- Là 1 vị quan đại thần, có tài
- Tiến hành một số cải cách về kinh tế, tài chính & xã hội để ổn định đất nước
- Hành động truất quyền vua là hợp với lòng dân vì các vua cuối thời nhà Trần chỉ lo ăn chơi sa đoạ , làm cho tình hình đất nước ngày càng xấu đi và Hồ Quý Ly có nhiều cải cách tiến bộ .
- HS trả lời về nội dung bài :
- Học sinh trả lời theo nội dung câu hỏi trong SGK 
 - Vài em đọc ghi nhớ
- Từ giữa thế kỉ XIV , nhà Trần bước vào thời kỳ suy yếu . Vua quan không quan tâm tới dân . Dân oán hận , nổi dậy khởi nghĩa .
 Năm 1400 , Hồ Quý Ly nhân cơ hội đó đã truất ngôi vua Trần , lập nên nhà Hồ . Không chống nổi quân xâm lược , nhà nhà Hồ sụp đổ . Đất nước ta bị nhà Minh đô hộ 
HS khá , giỏi :
+ Nắm được nội dung một số cải cách của Hồ Quý Ly : quy định lại số ruộng cho quan lại , quý tộc ; quy định lại số nô tì phục vụ trong gia đình quý tộc 
+ Biết lý do chính dẫn tới cuộc kháng chiến chống quân minh của Hồ Quý Ly thất bại : không đoàn kết được toàn dân để tiến hành kháng chiến mà chỉ dựa vào lực lượng quân đội 
.
- Học sinh trả lời theo nội dung câu hỏi trong SGK 
- Vua quan nhà Trần chỉ mải ăn chơi, hưởng thụ không quan tâm đến cuộc sống của nhân dân. Những kẻ có quyền ngang nhiên vơ vét của dân để làm giàu .Cuộc sống của nhân dân càng thêm cơ cực
+ Lý do chính dẫn tới cuộc kháng chiến chống quân minh của Hồ Quý Ly thất bại : không đoàn kết được toàn dân để tiến hành kháng chiến mà chỉ dựa vào lực lượng quân đội 
- Lắng nghe giáo viên nhận xét , đánh giá tổng kết tiết học .
==============T]T===============
Tuần 20
CHIẾN THẮNG CHI LĂNG
BÀI 16
A. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh biết
- Nắm được một số sự kiện về khởi nghĩa Lam Sơn ( tập trung vào trận Chi Lăng ) :
+ Lê Lợi chiêu tập binh sĩ xây dựng lực lượng tiến hành khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh ( khởi nghĩa Lam Sơn ). Trận Chi Lăng là một trong những trận quyết định thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn . 
+ Diễn biến trận Chi Lăng : quân địch do Liễu Thăng chỉ huy đến ải Chi Lăng ; kị binh ta nghênh chiến , nhử Liễu Thăng và kị binh giặc vào ải . khi kị binh của giặc vào ải , quân ta tấn công , Liễu Thăng bị giết , quân giặc hoãn loạn và rút chạy .
+ ý nghĩa : Đập tan mưu đồ cứu viện thành Đông Quan của quân Minh , quân Minh phải xin hàng và rút về nước .
- nắm được việc nhà Hậu Lê được thành lập :
+ Thua trận ở Chi Lăng và một số trận khác , quân Minh phải đầu hàng , rút về nước . Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế ( năm 1428 ) , mỡ đầu thời Hậu Lê .
- Nêu các mẩu chuyện về Lê Lợi (kể chuyện Lê Lợi trả gươm cho rùa thần ) 
B. Đồ dùng dạy học
- Hình trong sách giáo khoa
- Phiếu học tập học sinh
C. Các Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
I- Tổ chức
II- Kiểm tra: 
+ Hãy trình bày tình hình nước ta vào cuối thời Trần ?
+ Do đâu nhà Hồ không chống nổi quân Minh xâm lược 
III. Dạy bài mới
+ Giáo viên giới thiệu bài :
- Trong tiết trước Cô và các em đả tìm hiểu qua : Nước ta cuối thời Trần và hôm nay Cô và các em sẽ tiếp tục tìm hiểu tình hình thời điểm : Quân dân nước ta làm nên chiến thắng Chi Lăng .
+ Hướng dẫn bài mới 
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
 - Giáo viên trình bày bối cảnh dẫn đến trận Chi Lăng ( SGV- Tr 39 )
+ Lê Lợi là một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn ( Thanh Hoá ) . Không chịu cảnh đất nước bị nhà Minh xâm lược , Lê Lợi đã chiêu tập binh sĩ , Xây dựng căn cứ Lam Sơn cho cuộc khởi nghĩa , khi lực lượng nghĩa quân lớn mạnh , Lê Lợi quyết định tiến quân ra Bắc . Trận đánh ở Chi Lăng ( Thuộc Lạng Sơn ngày nay ) là một trong những trẩn đánh quyết định sự thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn .
Ải Chi Lăng là vùng núi đá hiểm trở , đường nhỏ hẹp , khe sâu , rừng cây um tùm , liễu thăng cầm đầu đạo quân ..... Lập tức hai bên sườn núi , những chùm tên và những mũi lao vun vút phóng xuống .
+ Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
 - Giáo viên cho học sinh quan sát lược đồ trong SGK
+ Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
 - Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi
* Khi quân Minh đến trước ải Chi Lăng, kỵ binh ta đã hành động như thế nào ?
* Kỵ binh của nhà Minh đã phản ứng như thế nào trước hành động của quân ta? 
- Kỵ binh của nhà Minh đã thua trận ra sao ?
 - Gọi học sinh thuật lại diễn biến về trận Chi Lăng
+ Hoạt động 4: Làm việc cả lớp
 - Giáo viên nêu câu hỏi để học sinh nắm được tài thao lược của quân ta và kết quả ý nghĩa của trận Chi Lăng
 - Trong trận Chi Lăng nghĩa quân Lam Sơn đã thể hiện sự thông minh như thế nào ?
 - Sau trận Chi Lăng thái độ quân Minh ra sao ?
 - GV kết luận và cho HS đọc ghi nhớ
+ Lưu ý đối với học sinh khá giỏi cần phải đạt kiến thức : Nắm được lí do vì sao quân ta chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch và mưu kế của quân ta trong trận Chi Lăng : Ải là vùng núi hiểm trở , đường nhỏ hẹp , khe sâu , rừng cây um tùm ; giả vờ thua để nhử địch vào ải , khi giặc vào đầm lầy thì quân ta phục sẵn ở hai bên sường núi đồng loạt tấn công . 
IV. Củng cố - Dặn dò: 
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK
+ Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết dạy .
- Dặn dò học sinh về nhà xem lại bài và chuẩn bị cho tiết sau 
 - Học sinh hát - ổn định lớp để vào tiết học .
+ 02 học sinh lên bảng thực hiện nội dung kiểm tra của giáo viên .
+ Học sinh khác nhận xét , sửa chữa.
- 02 học sinh nhắc lại tựa bài học 
 - Học sinh quan sát và theo dõi lược đồ
- Gọi vài học sinh trình bày sơ lược bối cảnh dẫn đến trận Chi Lăng .
+ Lê Lợi là một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn ( Thanh Hoá ) . Không chịu cảnh đất nước bị nhà Minh xâm lược , Lê Lợi đã chiêu tập binh sĩ , Xây dựng căn cứ Lam Sơn cho cuộc khởi nghĩa , khi lực lượng nghĩa quân lớn mạnh , Lê Lợi quyết định tiến quân ra Bắc . Trận đánh ở Chi Lăng ( Thuộc Lạng Sơn ngày nay ) là một trong những trẩn đánh quyết định sự thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn .
Ải Chi Lăng là vùng núi đá hiểm trở , đường nhỏ hẹp , khe sâu , rừng cây um tùm , liễu thăng cầm đầu đạo quân ..... Lập tức hai bên sườn núi , những chùm tên và những mũi lao vun vút phóng xuống .
- Học sinh quan sát lược đồ trong SGK 
 - Học sinh đọc SGK và trả lời câu hỏi
 - Lúc đầu kỵ binh ta ra nghênh chiến rồi giả vờ thua để nhử quân giặc đến khi pháo hiệu nổ lập tức hai bên sườn núi những chùm tên lao vun vút
 - Liễu Thăng và đám kỵ binh tối tăm mặt mũi hoảng loạn, khiếp sợ bỏ chạy
 - Liễu Thăng tử trận, hàng vạn quân Minh bị giết, số còn lại rút chạy
 - Hai học sinh thuật lại diễn biến
+ Học sinh trả lời được tài thao lược của quân ta và kết quả ý nghĩa của trận Chi Lăng
 - Nghĩa quân đã biết dựa vào địa hình hiểm trở và sự chỉ huy tài giỏi của Lê Lợi để tiêu diệt quân địch
 - Thái độ quân Minh phải xin hàng và rút về nước
HS khá , giỏi nêu lên ý chính sau :
Nắm được lí do vì sao quân ta chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch và mưu kế của quân ta trong trận Chi Lăng : Ải là vùng núi hiểm trở , đường nhỏ hẹp , khe sâu , rừng cây  ... ã gây ra hậu quả gì ?
- Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi để đi đến kết luận :
1/ Vì quyền lợi , các dòng họ cầm quyền đã đánh giết lẫn nhau .
2/ Nhân dân lao động cực khổ , đất nước bị chia cắt 
IV. Củng cố - Dặn dò: 
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK
Cuộc khẩn hoang Đàng trong đã diễn ra như thế nào ?
Cuộc khẩn hoang đã có tác dụng như thế nào đối với việc phát triển nông nghiệp ?
+ Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết dạy .
- Dặn dò học sinh về nhà xem lại bài và chuẩn bị cho tiết sau 
 - Học sinh hát - ổn định lớp để vào tiết học .
+ 02 học sinh lên bảng thực hiện nội dung kiểm tra của giáo viên .
+ Học sinh khác nhận xét , sửa chữa.
- 02 học sinh nhắc lại tựa bài học 
 - HS quan sát và theo dõi
 - HS đọc SGK và chỉ bản đồ
- Các nhóm dựa vào SGK để thảo luận
 - Từ sông Gianh vào phía nam đất hoang còn nhiều, xóm làng và dân cư thưa thớt. Những người dân ngheo ở phía Bắc di cư vào cùng dân địa phương khai phá, làm ăn. Cuối thế kỉ XVI các chúa Nguyễn chiêu mộ dân nghèo và bắt tù binh tiến vào phía nam khẩn hoang lập làng
+ Từng đại diện học sinh báo cáo kết quả.
+ Thực hiện làm việc cá nhân .
+ Học sinh lắng nghe giáo viên và trả lời
- Mọi người xây dựng cuộc sống hoà hợp, xây dựng nền văn hoá chung trên cơ sở duy trì những sắc thái văn hoá riêng của mỗi dân tộc
 - HS đọc ghi nhớ
Ghi nhớ : Từ cuối thế kỷ XVI , công cuộc khẩn hoang ở Đàng trong được xúc tiến mạnh mẻ. Ruộng đất được khai phá , xóm làng được hình thành và phát triển . Tình đoàn kết giữa các dân tộc ngày càng bền chặt 
+ Học sinh trả lời theo đại diên nhóm .
1/ Vì quyền lợi , các dòng họ cầm quyền đã đánh giết lẫn nhau .
2/ Nhân dân lao động cực khổ , đất nước bị chia cắt 
- Học sinh trả lời theo nội dung câu hỏi trong SGK .
1/ Vì quyền lợi , các dòng họ cầm quyền đã đánh giết lẫn nhau .
2/ Nhân dân lao động cực khổ , đất nước bị chia cắt 
- Học sinh trả lời theo nội dung câu hỏi trong SGK .
1. Từ cuối thế kỷ XVI , công cuộc khẩn hoang ở Đàng trong được xúc tiến mạnh mẻ
2. Ruộng đất được khai phá , xóm làng được hình thành và phát triển . Tình đoàn kết giữa các dân tộc ngày càng bền chặt .
- Lắng nghe giáo viên nhận xét , đánh giá tổng kết tiết học .
Tuần 27
Lịch sử
Thành thị ở thế kỉ XVI – XVII
A. Mục tiêu:
Học xong bài này học sinh biết :
- Miêu tả những nét cụ thể , sinh động về ba thành thị : Thăng Long , Phố Hiến , Hội An ở thế kĩ XVI - XVII để thấy rằng thương nghiệp thời kì này rất phát triển (cảnh buôn bán nhộn nhịp , phố phường nhà cửa , cư dân ngoại quốc,) 
- dùng lược đồ chỉ vị trí và quan sát tranh , ảnh về các thành thị này .
B. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ Việt Nam
- Tranh vẽ cảnh Thăng Long và Phố Hiến ở thế kĩ XVI – XVII.
- Phiếu học tập của học sinh.
C. Các Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
I- Tổ chức
II- Kiểm tra : cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong có tác dụng đối với việc phát triển nông nghiệp như thế nào ?
III. Dạy bài mới
+ Giáo viên giới thiệu bài :
- Hôm nay Cô và các em sẽ tiếp tục tìm hiểu tình hình thời điểm : Thành thị ở thế kĩ XVI – XVII
+ Hướng dẫn bài mới 
+ Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV trình bày khái niệm thành thị
- Treo bản đồ Việt Nam cho HS xác định Thăng Long, Phố Hiến, Hội An.
+ Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
Trình bày khái quát tình hình nước ta từ sông Gianh đến Quảng Nam và từ Quảng Nam đến đồng bằng sông Cửu Long?
=> Kết luận : Trước thế kĩ XVI , từ sông Gianh vào phía nam , đất hoang còn nhiều, xóm làng & cư dân thưa thớt . Những người nông dân nghẻo khổ ở phía Bắc đã di cư vào phía nam cùng nhân dân địa phương khai phá , làm ăn . Từ cuối thế kĩ XVI , các chúa Nguyễn đã chiêu mộ dân nghèo và bắt tù binh tiến dần vào phía nam khẩn hoang lập làng . 
- Cho học sinh đọc sách giáo khoa và điền vào bảng thống kê về : đặc điểm, dân số, quy mô thành thị, Hoạt động buôn bán của 3 thành thị đó.
- Cho học sinh dựa vào bảng thống kê và nội dung sách giáo khoa để mô tả lại các thành thị đó
- Cho học sinh xem tranh.
- Giáo viên nhận xét và bổ xung.
+ Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Cho học sinh thảo luận câu hỏi : 
- Nhận xét về dân số, quy mô và Hoạt động buôn bán của các thành thị nước ta vào thế kỉ XVI – XVII
- Hoạt động buôn bán của các thành thị đó nói lên kinh tế nước ta thời đó như thế nào ?
- Giáo viên kết luận ( SGV – trang 49 )
IV. Củng cố - Dặn dò: 
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK
+ Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết dạy .
- Dặn dò học sinh về nhà xem lại bài và chuẩn bị cho tiết sau 
- Học sinh hát - ổn định lớp để vào tiết học .
+ 02 học sinh lên bảng thực hiện nội dung kiểm tra của giáo viên .
+ Học sinh khác nhận xét , sửa chữa.
- 02 học sinh nhắc lại tựa bài học 
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh xác định vị trí của 3 thành thị trên bản đồ.
- Học sinh đọc sách giáo khoa
- Học sinh tự điền trên phiếu
 Đặc điểm 
Thành thị 
Dân cư
Quy mô Thành thị 
Hoạt động buôn bán 
Thăng Long
Đông dân hơn nhiều thành thị ở Châu Á 
Lớn bằng thị trấn ở một số nước Châu Á 
- Thuyền bè ghé bờ khó khăn .
- Ngày phiên chợ người đông đức buôn bán tấp nập .
- Nhiều phố phường .
Phố Hiến
Các cư dân từ nhiều nước đến ở 
Trân 2000 nóc gia 
Nơi buôn bán tấp nập 
Hội An
các nhà buôn Nhật Bản cùng một số dân cư địa phương lập nên thành thị này 
Phố cảng đẹp nhất ở Đàng Trong 
Thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán .
- Một số em mô tả lại các thành thị
- Học sinh xem tranh .
- Nhận xét và bổ xung
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh thảo luận và trả lời
- Thành thị nước ta lúc đó tập trung đông người, quy mô hoạt động và buôn bán rộng lớn và sầm uất.
- Sự phát triển của thành thị phản ánh sự phát triển mạnh của nông nghiệp, thủ công nghiệp.
- Học sinh trả lời theo nội dung câu hỏi trong SGK .
- Lắng nghe giáo viên nhận xét , đánh giá tổng kết tiết học .
==============T]T===============
Tuần 28
Lịch sử
Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long
A. Mục tiêu 
Học xong bài này học sinh biết
- Nắm được đôi nét về việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng long diệt chúa Trịnh (1786) 
+ Sau khi lật đổ chính quyền họ Nguyễn , Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long , lật đổ chính quyền họ Trịnh ( năm 1786 )
+ Quân Nguyễn Huệ đi đến đâu đánh thắng đến đó , năm 1786 nghĩa quân Tây Sơn làm chủ thăng Long , mỡ đầu cho việc thống nhất lại đất nước .
- Nắm được công lao của Quang Trung trong việc đánh bại chúa Nguyễn , chúa Trịnh , mỡ đầu cho việc thống nhất đất nước .
B. Đồ dùng dạy học
- Lược đồ khởi nghĩa Tây Sơn
C. Các Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
I- Tổ chức
II- Kiểm tra : em hãy mô tả lại một số thành thị của nước ta ở thế kỉ XVI – XVII
III. Dạy bài mới
+ Giáo viên giới thiệu bài :
- Hôm nay Cô và các em sẽ tiếp tục tìm hiểu tình hình thời điểm : Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long
+ Hướng dẫn bài mới 
+ Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Giáo viên treo lược đồ
- Trình bày sự phát triển của khởi nghĩa Tây Sơn trước khi tiến ra Thăng Long
+ Học sinh nêu lại sự phát triển của khởi nghĩa Tây Sơn trước khi tiến ra Thăng Long
- GV trình bày sự phát triển của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn trước khi tiến ra Thăng Long: Mùa xuân 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ xây dựng căn cứ khởi nghĩa tại Tây Sơn (Bình Định) đã đánh đổ được chế độ thống trị của họ Nguyễn ở đàng Trong (1777), đánh đuổi được quân xâm lược Xiêm (1785). Nghĩa quân Tây Sơn làm chủ được đàng Trong và quyết định tiến ra Thăng Long diệt chính quyền họ Trịnh.
+ Hoạt động 2: Trò chơi đóng vai
- GV kể lại cuộc tiến quân ra Thăng Long của nghĩa quân Tây Sơn
- Kể lại cuộc tiến quân ra Thăng Long của nghĩa quân Tây Sơn .
- Chia nhóm , phân vai , tập đóng vai . 
- HS đóng tiểu phẩm quân Tây Sơn tiến quân ra Thăng Long .
+ HS thi đua tham gia trò chơi 
- GV đặt câu hỏi cho HS trả lời:
* Nghe tin Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc, thái độ của Trịnh Khải và quân tướng như thế nào?
* Cuộc tiến quân ra Bắc của quân Tây Sơn diễn ra như thế nào?
- GV nhận xét và bổ xung
- Cho HS đóng vai theo nội dung SGK từ đầu đến đoạn quân Tây Sơn
- Nhận xét và bổ xung
+ Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Đặt câu hỏi để học sinh trả lời
- ý nghĩa của sự kiện nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long
+ HS khá , giỏi cần phải : nắm được nguyên nhân thắng lợi của quân Tây Sơn khi tiếng ra Thăng Long : Quân Trịnh bạc nhược ,chủ quan , quân Tây Sơn tiến như vũ bảo ,quân Trịnh không kịp trở tay ,. 
Giáo viên kết luận
IV. Củng cố - Dặn dò: 
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK
+ Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết dạy .
- Dặn dò học sinh về nhà xem lại bài và chuẩn bị cho tiết sau 
- Học sinh hát - ổn định lớp để vào tiết học .
+ 02 học sinh lên bảng thực hiện nội dung kiểm tra của giáo viên .
+ Học sinh khác nhận xét , sửa chữa.
- 02 học sinh nhắc lại tựa bài học 
- Học sinh theo dõi và quan sát
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh quan sát lược đồ sự phát triển của khởi nghĩa Tây Sơn trước khi tiến ra Thăng Long
- Hai học sinh nêu lại : sự phát triển của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn trước khi tiến ra Thăng Long: Mùa xuân 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ xây dựng căn cứ khởi nghĩa tại Tây Sơn (Bình Định) đã đánh đổ được chế độ thống trị của họ Nguyễn ở đàng Trong (1777), đánh đuổi được quân xâm lược Xiêm (1785). Nghĩa quân Tây Sơn làm chủ được đàng Trong và quyết định tiến ra Thăng Long diệt chính quyền họ Trịnh.
+ Học sinh tham gia trò chơi .
- Kể lại cuộc tiến quân ra Thăng Long của nghĩa quân Tây Sơn .
- Chia nhóm , phân vai , tập đóng vai . 
- HS đóng tiểu phẩm quân Tây Sơn tiến quân ra Thăng Long .
+ HS thi đua tham gia trò chơi .
- Học sinh chia nhóm phân vai và tập đóng vai.
- Chúa Trịnh đứng ngồi không yên, quan tướng sợ hãi lo cất giấu của cải, đưa vợ con đi chốn
- Quân của Nguyễn Huệ đi đến đâu đánh thắng đến đó. Chúa Trịnh bỏ chạy bị dân bắt chói nộp cho quân Tây Sơn
+ Tổ chức cho SH thảo luận về kết quả và ý nghĩa của sự kiện nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long .
- Học sinh nêu ( SGK trang 60 )
+ HS khá , giỏi cần phải : nắm được nguyên nhân thắng lợi của quân Tây Sơn khi tiếng ra Thăng Long : Quân Trịnh bạc nhược ,chủ quan , quân Tây Sơn tiến như vũ bảo ,quân Trịnh không kịp trở tay ,. 
- Học sinh trả lời theo nội dung câu hỏi trong SGK .
- Lắng nghe giáo viên nhận xét , đánh giá tổng kết tiết học .
==============T]T===============

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Lich Su 4HKIHieuNT2.doc