Giáo án Môn Tập đọc - Lớp 4 - Tiết 31: Kéo co

Giáo án Môn Tập đọc - Lớp 4 - Tiết 31: Kéo co

A.Mục tiêu:

- Đọc to, rõ ràng, rành mạch toàn bài.

- Biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.

- Hiểu nội dung: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta .Tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau.

 ( trả lời được các câu hỏi trong SGK )

B. Đồ dùng dạy học: Tranh SGK/155

+ GV : Chuẩn bị đoạn văn đọc diễn cảm.

+ HS: Sgk/155

C. Các hoạt động dạy học:

1/ Bài cũ: Tuổi ngựa- Gọi HS đọc bài và trả lời các câu hỏi

- HS1: Đọc 2 khổ thơ đầu và trả lời câu hỏi. Ngựa con theo ngọn gió rong chơi ở đâu?

- HS2: Đọc khổ thơ 3 và trả lời câu hỏi. Điều gì hấp dẫn “ ngựa con” trên những cánh đồng hoa?

- HS3:Đọc khổ thơ 4 và trả lời câu hỏi. Trong khổ thơ cuối “ ngựa con” nhắn nhủ mẹ những điều gì ?

* Nhận xét và ghi điểm từng HS - Nhận xét chung bài cũ

 

doc 3 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 827Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Môn Tập đọc - Lớp 4 - Tiết 31: Kéo co", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy
 Môn : Tập đọc - Lớp 4
 Tiết 31: Kéo co
 SGK/155- Thời gian dự kiến: 40 phút
 Ngày dạy : 06/12/2013
 Người dạy : Trần Văn Sáng
A.Mục tiêu: 
- Đọc to, rõ ràng, rành mạch toàn bài.
- Biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.
- Hiểu nội dung: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta .Tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau.
 ( trả lời được các câu hỏi trong SGK )
B. Đồ dùng dạy học: Tranh SGK/155
+ GV : Chuẩn bị đoạn văn đọc diễn cảm.
+ HS: Sgk/155
C. Các hoạt động dạy học: 
1/ Bài cũ: Tuổi ngựa- Gọi HS đọc bài và trả lời các câu hỏi
- HS1: Đọc 2 khổ thơ đầu và trả lời câu hỏi. Ngựa con theo ngọn gió rong chơi ở đâu? 
- HS2: Đọc khổ thơ 3 và trả lời câu hỏi. Điều gì hấp dẫn “ ngựa con” trên những cánh đồng hoa?
- HS3:Đọc khổ thơ 4 và trả lời câu hỏi. Trong khổ thơ cuối “ ngựa con” nhắn nhủ mẹ những điều gì ?
* Nhận xét và ghi điểm từng HS - Nhận xét chung bài cũ
2/ Bài mới : GTB – Ghi đề bài -HS mở Sgk/155
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
a.Mục tiêu: HS đọc trôi chảy toàn bài, hiểu nghĩa một số từ mới.
b.Cách tiến hành: 
* Y/c HS chia đoạn ( 3 đoạn )
+ Đoạn 1 : Từ đầubên ấy thắng.
+ Đoạn 2: Hội làng Hữu Trấpngười xem hội.
+ Đoạn 3 : Còn lại.
* Y/c HS đọc nối tiếp ( 3 lượt )
+ Lượt 1( hàng dọc)- Sửa sai cách phát âm.
+ Lượt 2( hàng ngang) - Sửa sai cách phát âm – Ghi bảng từ khó.
+ Lượt 3( Đọc mời)
- Giảng từ: Thượng võ: ( Tỏ ra khí phách và lòng hào hiệp)
- HDHS đọc 1 số từ ghi bảng- cá nhân ( 4HS)
- HS luyện đọc nhóm đôi.
- 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu toàn bài 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài
a/ Mục tiêu: HS hiểu bài, đúng nội dung bài và trả lời được các câu hỏi.
b/ Cách tiến hành: Y/c HS đọc thầm đoạn ở Sgk và trả lời các câu hỏi 1,2,3,4/155- Rút từ ngữ và nội dung ghi bài.
* Y/c HS đọc thầm đoạn 1 và thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi 1-Sgk/155.
- Hỏi :Qua đoạn văn đầu của bài văn giới thiệu với người đọc điều gì ?( Giới thiệu về cách chơi kéo co )
- Hỏi: Em hiểu cách chơi kéo co như thế nào ? ( Kéo co phải có 2 đội, số người ở 2 đội phải bằng nhau, thành viên 2 đội nắm chung 1 sợi dây thừng dài, kéo co phải đủ 3 keo.phần đất ở giữa 2 đội người ta kẽ một vạch mức để ngăn cách ranh giới 2 đội, đội nào kéo tuột đội kia ngã sang về phần đất của đội mình 2 keo trở lên là thắng.)
* Y/c 1HS đọc Thành tiếng đoạn 2, quan sát tranh và trả lời câu hỏi 2- sgk/155.
-Hỏi: Đoạn 2 giới thiệu điều gì ? ( Giới thiệu cách thức chơi kéo co ở làng Hữu Trấp).
- Hỏi: Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp như thế nào?( Cuộc thi kéo co ở làng Hữu Trấp rất đặc biệt so với cách thi thông thường.Cuộc thi kéo co diễn ra giữa bên nam và bên nữ. Nam khỏe hơn nữ rất nhiều.thế mà có năm bên nam thắng, có năm bên nam phải chịu thua bên nữ.tuy dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất vui, vui vì không khí ganh đua rất sôi nổi, vui vì tiếng trống tiếng reo hò, cổ vũ rất náo nhiệt của những người xem).
+ Giảng từ: Ganh đua( Cố hết sức làm cho mình hơn mọi người trong một hoạt động có nhiều người cùng tham gia, không muốn thấy bất cứ ai hơn hoặc bằng mình).
-Y/c HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi 3.
- Hỏi: Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt? 
+ Giảng từ: Giáp ( chú giải).
-Hỏi: Em đã thi kéo co hay xem kéo co bao giờ chưa? Theo em, vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng rất vui?( vì có rất đông người tham gia, không khí ganh đua rất sôi nổi, những tiếng hò reo khích lệ của nhiều người xem).
-Hỏi: Ngoài kéo co, em còn biết những trò chơi dân gian nào khác?( Đấu vật, múa võ, đua thuyền, nhảy bao bố,)
 - Hỏi: Kéo co là trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ hay tinh thần yêu nước của người Việt Nam ta ? ( Kéo co là trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của người Việt Nam ta . )
- Hỏi: Cách chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta như thế nào ? ( Cách chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau).
– Đó chính là nội dung bài – Ghi bảng
* Hoạt động 3:Đọc diễn cảm
a.Mục tiêu: Hs đọc diễn cảm một đoạn trong bài văn.
b. Cách tiến hành: 
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2
+ GV đọc mẫu
+ Y/c Hs thi đọc diễn cảm đoạn 2 ( 3 nhóm đại diện 3 HS)- HS cả lớp nhận xét cách đọc- Tuyên dương 
3/ Củng cố: 
- Hỏi: Trò chơi kéo co có gì vui ?
4/ Dặn dò: Về nhà học bài,kể lại cách chơi kéo co cho người thân nghe .
- Xem trước bài : Trong quán ăn “ Ba cá bóng”

Tài liệu đính kèm:

  • docKế hoạch bài dạy lớp4B.doc