Giáo án môn Tập làm văn 4 tuần 3 tiết 5: Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật

Giáo án môn Tập làm văn 4 tuần 3 tiết 5: Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật

TẬP LÀM VĂN:

KỂ LẠI LỜI NÓI, Ý NGHĨ CỦA NHÂN VẬT

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :

 1. Biết được hai cách kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật và tác dụng của nó: nói lên tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện (ND ghi nhớ).

 2. Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo hai cách : trực tiếp và gián tiếp (BT, mục III).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Bốn tờ phiếu khổ to viết nội dung các BT1,2,3 (phần nhận xét)

 - Sáu tờ phiếu khổ to viết nội dung các BT ở phần luyện tập.

 - Bảng phụ ghi sẵn hai cách kể.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 3 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 658Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tập làm văn 4 tuần 3 tiết 5: Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm ngày 06 tháng 09 năm 2012
TẬP LÀM VĂN:
KỂ LẠI LỜI NÓI, Ý NGHĨ CỦA NHÂN VẬT
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
	1. Biết được hai cách kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật và tác dụng của nó: nói lên tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện (ND ghi nhớ).
	2. Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo hai cách : trực tiếp và gián tiếp (BT, mục III).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	- Bốn tờ phiếu khổ to viết nội dung các BT1,2,3 (phần nhận xét)
	- Sáu tờ phiếu khổ to viết nội dung các BT ở phần luyện tập.
	- Bảng phụ ghi sẵn hai cách kể.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A.KIỂM TRA BÀI CŨ : YC HS trả lời câu hỏi:
HS1: Khi tả ngoại hình của nhân vật, cần chú ý tả những gì ?
HS2: Kể lại một đoạn câu chuyện Nàng tiên ốc có tả ngoại hình của nhân vật ?
Nhận xét ghi điểm.
B.BÀI MỚI : Giới thiệu bài: ghi đề lên bảng
1. Phần nhận xét : 
- HS thực hiện yêu cầu
* Bài tập 1,2 : YC HS thảo luận nhóm đôi.
*Viết lại những câu ghi lời nói, ý nghĩ của cậu bé ?
- Hoạt động nhóm đôi
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1,2
- Cả lớp đọc bài “Người ăn xin” viết nhanh vào vở nháp những câu ghi lại lời nói và ý nghĩ của cậu bé.
- Phát phiếu cho 2 nhóm HS làm.
- HS phát biểu ý kiến.
GV nhận xét tổng kết và chốt lại những câu đúng.
+ Chao ôi ! Cảnh nghèo đói đã gậm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết dường nào !
+ Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.
- Câu ghi lại lời nói của cậu bé :
“Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả”
* Lời nói và ý nghĩ của cậu bé cho thấy cậu là một người như thế nào ?
 nhân hậu, giàu lòng trắc ẩn, thương người.
* Bài tập 3 : 
- GV treo bảng phụ đã ghi sẵn hai cách kể lại lời nói, ý nghĩ của ông lão bằng 2 loại phấn màu khác nhau để HS dễ phân biệt.
* GV chốt.
- 2 HS đọc nội dung bài tập
- Thảo luận nhóm đôi
- HS trình bày kết quả. Cả lớp nhận xét.
Cách 1 : Tác giả dẫn trực tiếp, nguyên văn lời của ông lão. Do đó các từ xưng hô là từ xưng hô của chính ông lão với cậu bé (Cháu – lão)
- Cách 2 : Tác giả thuật lại gián tiếp lời của ông lão. Người kể xưng tôi, gọi người ăn xin là ông lão.
2. Phần ghi nhớ.
Có mấy cách kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật ?
- 2,3 HS đọc ghi nhớ SGK/32
- Cả lớp đọc thầm lại
- GV nhận xét, tuyên dương.
- 2 em xung phong đọc thuộc ghi nhớ.
3. Phần luyện tập :
* Bài tập 1 :
- GV nhắc : Lời dẫn trực tiếp thường được đặt trong dấu ngoặc kép hoặc được đặt sau dấu hai chấm phối hợp với dấu gạch ngang đầu dòng (lời đối thoại)
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn làm theo cá nhân
- Gọi vài em trình bày kết quả. Cả lớp nhận xét.
- Lời dẫn gián tiếp trước nó có thể có hoặc thêm các từ rằng, là và dấu hai chấm.
* GV chốt ý 
- Mời 2 HS làm bài đúng trên phiếu trình bày.
+ Lời dẫn gián tiếp : (cậu bé thứ nhất định nói dối là) bị chó sói đuổi.
+ Lời dẫn trực tiếp : - Còn tớ, tớ sẽ nói là đang đi thì gặp ông ngoại.
- Theo tớ, tốt nhất là chúng mình nhận lỗi với bố mẹ.
* Bài tập 2 :
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
- Cả lớp đọc thầm lại.
- GV gợi ý : Muốn chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp thì phải nắm vừng đó là lời nói của ai, nói với ai. Khi chuyển :
+ Phải thay đổi từ xưng hô
+ Phải đặt lời nói trực tiếp sau dấu hai chấm, trong dấu ngoặc kép (hoặc đặt sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng)
- Gọi 1 HS giỏi làm mẫu với câu 1. Cả lớp nhận xét. - Cả lớp làm vào vở bài tập. 2 HS làm phiếu trình bày kết quả.
 Vua nhìn thấy những miếng trầu tem rất khéo léo bèn hỏi bà hàng nước:
- Xin cụ cho biết ai đã tem trầu này ?
Bà lão bảo:
- Tâu bệ hạ, trầu do chính già tem đấy ạ.
Nhà vua không tin gặng hỏi mãi, bà lão đành nói thật:
- Thưa đó là do con gái già tem.
* Bài tập 3 :
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Hỏi : Em có nhận xét gì về bài tập 3 và bài tập 2 ?
 bài tập 3 là ngược với bài tập 2. Chuyển lời dẫn trực tiếp thành gián tiếp.
Hỏi : Nêu cách tiến hành ?
Nhận xét 
C.CỦNG CỐ, DẶN DÒ: Có mấy cách kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật ?
Bài sau: Viết thư
Bác thợ hỏi Hoè là cậu có thích làm thợ xây không.
Hoè đáp rằng, Hoè thích lắm.

Tài liệu đính kèm:

  • doctaplamvan5.doc