Giáo án môn Tiếng Việt 4 - Tuần học 20

Giáo án môn Tiếng Việt 4 - Tuần học 20

TẬP ĐỌC

Thái sư Trần Thủ Độ.

I. MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU.

1.Kĩ năng: Đọc đlưu loát, diễn cảm bài văn. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật.

2. Kiến thức: Hiểu được nội dung các từ ngữ khó và nội dung ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ- một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.

3.Thái độ: Kính trọng , biết ơn và học tập đức tính tốt của ông.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

GV:TRanh minh họa bài đọc SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC.

 

doc 11 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 490Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt 4 - Tuần học 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn 17/ 1 Tuần 20.
......*.*.*......
Thứ hai ngày 22 tháng 1 năm 2007
tập đọc
Thái sư Trần Thủ Độ.
I. Mục đích ,yêu cầu.
1.Kĩ năng: Đọc đlưu loát, diễn cảm bài văn. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật.
2. Kiến thức: Hiểu được nội dung các từ ngữ khó và nội dung ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ- một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
3.Thái độ: Kính trọng , biết ơn và học tập đức tính tốt của ông.
II.đồ dùng dạy học. 
GV:tranh minh họa bài đọc SGK.
III. các hoạt động dạy -học.
Giáo viên
Học sinh
1 Kiểm tra bài cũ.
- Gv kiểm tra 4 HS đọc phân vai đoạn kịch Người công dân số một.
2. Bài mới. 
 a) Giới thiệu bài
- Gv giới thiệu chủ điểm Ngời công dân
- GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học
 b) Hướng dẫn HS luyện đọc .
- Y/c 1, 2 em học giỏi đọc bài.
- Mời 3 em nối tiếp nhau đọc 3 đoạn.
Đoạn 1: Từ đầu đến ông mới tha cho
Đoạn 2: tiếp đến nói rồi, lấy vàng lụa, thưởng cho.
Đoạn 3: Phần còn lại.
- GV kết hợp sửa chữa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc chưa phù hợp với từng nhân vật.
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp L3 , GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa 1 số từ khó trong phần giải thích SGK.
- GV đọc mẫu toàn bài.
 c) Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Y/c HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu 1 SGK.
- GV tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn.
- GV và HS cùng nhận xét đánh giá.
- Y/c HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu 2( SGK)
- Y/c HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu 3 SGK.
- Mời 1 vài em trả lời câu 4 và rút ra nội dung chính của bài.
-.GV tóm ý ghi bảng.
 d) Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- Y/c HS nêu lại giọng đọc của từng đoạn.
- Tổ chức hướng dẫn đọc phân vai đoạn 3.
- Tổ chức thi đọc giữa các tổ.
- GV và HS cùng nhận xét đánh giá và bình chọn bạn đọc tốt,nhóm bạn đọc hay .
3. Củng cố, dặn dò.
- Nêu nội dung ý nghĩa của bài.
- Liên hệ giáo dục HS học tập và khâm phục tấm gương yêu nước gương mẫu, không vì tình riêng mà làm sai phép nước của Trần Thủ Độ.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: 
- HS đọc kết hợp nêu nội dung.
- Lớp theo dõi.
-3 HS đọc, lớp theo dõi.
- HS đọc nối tiếp ( mỗi em 1 đoạn), lớp nhận xét bạn đọc.
-HS đọc kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ khó trong sách.
- HS chú ý theo dõi.
- 1 em đại diện nêu câu hỏi để các bạn trao đổi và trả lời.
- Đại diện vài em phát biểu.
- HS đọc thầm để trả lời.
-HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV, lớp theo dõi và nhận xét giọng đọc của từng nhân vật
 - HS thi đọc giữa các tổ . Mỗi tổ cử 1 bạn đại diện tham gia 
chính tả ( nghe - viết )
Bài: Cánh cam lạc mẹ.
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kĩ năng: Rèn kĩ nghe- viết đúng chính tả của bài thơ cánh cam lạc mẹ.
2. Kiến thức: Luyện viết đúng các tiếng chứa âm đầu r/ d/ gi hoặc o, ô dễ lẫn..
3.Thái độ: Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. đồ dùng dạy học.
II. các hoạt động dạy-học.
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- Y/c HS lên chữa bài của giờ trước.
2 Bài mới.
a ) giới thiệu bài.GV nêu nội dung yêu cầu của tiết học.
b) Hướng dẫn HS nghe - viết.
- Y/c 1 em đọc bài viết.
- Em hãy nêu nội dung của bài?
- Y/c HS nêu các cụm từ ngữ dễ viết sai .
- GV hướng dẫn cách viết các từ ngữ khó mà HS nêu và cách trình bày bài thơ.
- GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở sao cho hiệu quả cao.
-Y/c HS gấp sách để GV đọc và HS viết.
- GV đọc cho HS soát lỗi.
- GV chấm 1 số bài để chữa những lỗi sai thường mắc.
- GV nêu nhận xét chung sau khi chấm. 
c )Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 2.-
a) HS nêu y/c của bài, sau đó thảo luận .
- Hướng dẫn HS làm bài độc lập sau đó đại diện chữa bài.
b) GV hướng dẫn như phần a.
- GV và HS cùng chốt lại lời giải đúng.
- Y/c HS thảo luận theo cặp và tìm.
- GV và HS chốt lại lời giải đúng.
3. củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học,biểu dương những em HS học tập tốt.
- Y/c về nhà tiếp tục rèn chữ viết, ghi nhớ và phân biệt các tiếng bắt đầu bằng r, d, gi.
- 1 HS đọc lại bài,HS dới lớp theo dõi bạn đọc để nắm đợc các từ khó.Cách viết bài
- 2 em nêu nội dung.
- 2 HS đại diện nêu:
- HS nghe viết bài vào vở.
- HS rà soát lỗi ( đổi vở để soát lỗi cho nhau.)
-HS làm bài sau đó chữa bài.
- HS trao đổi với bạn để hoàn thành bài tập số 2 ( b )
- Một vài em đọc toàn bài trước lớp.
Soạn 18 / 1 Thứ ba ngày 23 tháng 1 năm 2007
tập đọc
Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng.
I. Mục đích ,yêu cầu.
1.Kĩ năng: Đọc trôi chảy toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn với cảm hứng ca ngợi, kính trọng nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng. 
2. Kiến thức: Hiểu được các từ ngữ trong bài đồng thời nắm được nội dung bài văn: Biểu dương một công dân yêu nước, một nhà tư sản đã trợ giúp cách mạng rất nhiều tiền bạc, tài sản trong thời kì cách mạng gặp khó khăn về tài chính.
3.Thái độ: Kính trọng và biết ơn ông Đỗ Đình Thiện.
II.đồ dùng dạy học. 
III. các hoạt động dạy -học.
Giáo viên
Học sinh
1 Kiểm tra bài cũ.
- Y/c HS đọc bài Thái sư Trần Thủ Độ.
2. Bài mới. 
a) Giới thiệu bài: nêu mục đích, yêu cầu của giờ học
 b) Hướng dẫn HS luyện đọc .
- Y/c 1, 2 em học giỏi đọc bài.
- Mời 5 em nối tiếp nhau đọc 5 đoạn ( mỗi lần xuống dòng là một đoạn).
- Cần đọc với giọng thán phục, kính trong ; nhấn mạnh những con số về số tiền, số tài sản mà ôn Thiện trợ giúp cách mạng.
- Lần 2: 5 em đọc kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ khó trong bài.
- GV đọc mẫu toàn bài.
 c) Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Y/c HS đọc thầm, đọc lướt nội dung bài và trao đổi về nội dung các câu hỏi SGK.
- Y/c HS nêu nội dung của bài và suy nghĩ của mình về trách nhiệm của người công dân..
 d) Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- GV mời 2 em đọc nối tiếp toàn bài.
- Gv hướng dẫn cách đọc diễn cảm. 
- Tổ chức hướng dẫn đọc theo cặp một đoạn trong bài.
- Từng tốp 3 HS thi đọc diễn cảm.
- GV và HS cùng nhận xét đánh giá và bình chọn bạn đọc hay .
3. Củng cố, dặn dò.
- Nêu nội dung ý nghĩa của bài.
- Liên hệ giáo dục: Tôn trọng và biết ơn ông Thiện, qua đó học tập ở ôg và thấy được trách nhiệm của người công dân.
- GV nhận xét tiết học,tuyên dương những em học tốt.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 3 em đọc và trả lời câu hỏi trong nội dung bài.
- 1 em đọc, lớp theo dõi.
-5 HS đọc, lớp theo dõi.
- HS đọc nối tiếp ( mỗi em 1 đoạn), lớp nhận xét bạn đọc.
-HS đọc kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ khó trong sách.
- HS chú ý theo dõi.
- 1 em đại diện nêu câu hỏi để các bạn trao đổi và trả lời.
- Đại diện vài em phát biểu.
-HS làm việc cá nhân.Đại diện trả lời ,lớp nhận xét BS.
-HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV, lớp theo dõi và nhận xét giọng đọc của từng bạn.
 - HS thi đọc giữa các tổ . Mỗi tổ cử 1 bạn đại diện tham gia 
- 2 em nêu.
- 3 HS nhắc lại.
Soạn 13/1 Thứ năm ngày 18 tháng 1 năm 2007
luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Công dân.
I. Mục đích yêu cầu
1. Kĩ năng: Biết cách dùng một số từ ngữ thuộc chủ điểm công dân.
2. Kiến thức: Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ gắn với chủ điểm công dân.
3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức trong việc sử dụng đúng các từ ngữ trong chủ đề..
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ cho nội dung bài 2.
- HS có từ điển.
III. Các hoạt động dạy học.
 Giáo viên Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- Y/c HS đọc đoạn văn viết hoàn chỉnh ở nhà ( bài 2 của giờ trước)
2. Bài mới.
a). Giới thiệu bài.
-GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
b) Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1. HS đọc nội dung của bài tập 1.
- GV giúp HS nắm vững y/c của bài tập.
- Mời HS đại diện trả lời.
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 2 vào vở bài tập.
-GVvà HS cùng chữa bài chốt lại lời giải đúng .
Bài tập 2. HS đọc y/c của bài.
- GV giúp HS nắm vững y/c của bài.
- Mời HS dủng từ điển để tra cứu một số từ chưa hiểu.
- GV và HS cùng chốt lại ý đúng.
Bài tập 3: 
- Mời 2 em đọc bài nêu y/c của bài.
- GV tổ chức cho HS làm bài.
- Gv thu vở chấm chữa bài..
Bài 4: Y/c HS xác định đề bài 
- GV giúp HS hiểu đề và biết cách thay thế từ đồg ngiã sau đó đọc nếu câu văn phù hợp là đựơc.
 4. Củng cố, dặn dò.
- GV chấmchữa bài 4.
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.
- Y/c HS ôn bài và xem lại các kiến thức đã học .
- 2 em đọc bài, lớp nhận xét.
- 2 HS đọc. Lớp theo dõi đọc thầm SGK.
 - HS tự làm bài hoặc trao đổi 
Và có thể dùng từ điển
- Đại diện HS trả lời.
- HS trao đổi nhóm đôi rồi trả lời.
-HS làm việc vào vở và đại diện làm phiếu to rồi nối tiếp phát biểu.
luyện từ và câu.
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kĩ năng: HS nhận biết được các quan hệ từ và cặp QHT được sử dụng trong câu ghép; biết cách dùng QHT nối các vế câu ghép.
2. Kiến thức:Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng QHT.
 3.Thái độ.Có ý thức trong việc sử dụng câu ghép để viết văn.
II. Đồ dùng dạy học.
- HS có vở bài tập tiếng việt.
- Bảng nhóm cho bài 1. 3.
III. Các hoạt động dạy học.
 Giáo viên Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- Y/c HS chữa bài 2 của giờ trước.
2. Bài mới.
a). Giới thiệu bài.
-GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
b) Phần nhận xét.
Bài tập 1: Y/c 2 em đọc nội dung bài tập 1.
- GV giúp HS tìm các câu ghép có trong đoạn văn.
 - GV và HS chốt lại các câu đúng.
Bài tập 2: Y/c HS dùng dấu gạch chéo tách các vế trong câu ghép.
- GV chốt lại kết quả.
Bài tập 3:
- Y/c HS nhắc lại xem có mấy cách nối các vế trong câu ghép mà em đã học. 
- Y/c HS đọc các câu ghép và cho biết các vế trong mỗi câu được nối với nhau bằng cách nào, có gì khác nhau?
* Y/c HS rút ra nội dung cần ghi nhớ.
- Qua các VD trên hãy cho biết các vế trong câu ghép có thể nối với nhau bằng gì?
c) Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1. HS đọc nội dung của bài tập 1.
- ? Bài tập y/c làm mấy phần việc đó là gì?
- GV giúp HS nắm vững từng y/c của bài tập.
- Tổ chức cho HS tự làm vào vở bài tập.
-GVvà HS cùng chữa bài chốt lại lời giải đúng .
Bài tập 2. HS đọc y/c của bài.
- GV giúp HS nắm vững y/c của bài
- GV và HS cùng nhận xét sửa chữa bài của HS.
Bài tập 3: HS xác định yêu cầu của bài rồi làm bài vào vở.
- GV thu vở chấm chữa bài.
4. Củng cố, dặn dò.
- Y/c HS nhắc lại có mấy cách nối các vế câu trong câu ghép.
- Mời 1 số em đặt câu ghép có quan hệ từ hoặc cặp QHT nối các vế trong câu ghép.
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.
- Y/c HS ôn bài và xem lại các kiến thức đã học .
- 1 em làm bài, lớp nhận xét.
- 2 HS đọc. Lớp theo dõi đọc thầm SGK.
 - HS tự làm bài - Đại diện HS nêu câu ghép.
- 1 em lên bảng, lớp làm vào vở bài tập.
- HS đọc ghi nhớ SGK.
- HS nhắc lại có 2 cách: nối bằng từ nối và dấu câu.
-HS suy nghĩ rồi phát biểu, lớp nhận xét bổ sung. 
- HS đọc nội dung ghi nhớ SGK
- 2 em đọc y/c của bài.
- HS tự làm bài trong vở bài tập, rồi đổi vở kiểm tra lại 
- đại diện làm bài phiếu to và chữa bài.
- HS trao đổi với nhau rồi phát biểu ý kiến.
- HS tự làm bài vào vở, 1 em làm phiếu to để chữa bài.
- 2, 3 em trả lời.
Soạn 19/ 1 Thứ tư ngày 24 tháng 1 năm 2007
tập làm văn.
Tả người
(Kiểm tra viết )
I. Mục đích, yêu cầu.
1. Kĩ năng: HS viết được một bài văn có bố cục rõ ràng; đủ ý ; thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
 2. Kiến thức: Củng cố lại cách viết một bài văn tả người.
3. Thái độ: HS chủ động làm bài, học bài.
II. Đồ dùng dạy học.
GV ; Một số tranh ảnh minh hoạ đề văn.
HS : chuẩn bị bài ở nhà.
III. Các hoạt động dạy -học.
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra việc chuẩn bị của HS ở nhà.
2. Bài mới.
a).Giới thiệu bài-GV nêu mục đích,yêu cầu của giờ học
b) Hướng dẫn HS làm bài
- GV mời 1 HS đọc 3 đề bài SGK.
- GV giúp HS hiểu từng đề và chọn một đề để viết bài.
- GV gợi ý: Nếu chọn tả một ca sĩ chú ý tả họ khi đang hát. Nếu chọn tả một nghệ sĩ hài chú ý tả tài gây cười của nghệ sĩ đó. Nếu chọn tả một nhân vật trong truyện đã đọc thì phải hình dung, tưởng tượng rất cụ thể về nhân vật khi miêu tả.
- Sau khi chọn đề bài phải sắp xếp ý thành dàn ý , dựa vào dàn ý viết bài văn hoàn chỉnh.
- Mời 1 số em nêu đề bài mình chọn.
- GV tổ chức cho HS tự làm bài.
3. Củng cố dặn dò.
- Thu bài về chấm.
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em có ý thức làm bài tốt.
-Y/c các em về nhà ôn lại văn tả người.
- 1 em đọcđoạn lệnh và đoạn mở bài a., 1 HS đọc đoạn b,lớp theo dõi SGK.
- HS đọc thầm lại 2 đoạn và phát biểu sự khác nhau của hai cách mở bài.
- HS đọc kĩ đề, chọn và xác định y/c trọng tâm của đề mà mình chọn.
- 1 vài em đại diện nêu.
- HS tự viết bài vào vở.
Soạn 21/ 1 Thứ sáu ngày 26 tháng 1 năm 2007
tập làm văn.
Lập chương trình hoạt động.
I. Mục đích, yêu cầu.
1. Kĩ năng: Qua việc lập CTHĐ, rèn luyện óc tổ chức, tác phong làm việc khoa học, ý thức tập thể cho HS.
2. Kiến thức: Dựa vào mẩu chuyện về một buổi sinh hoạt tập thể, biết lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt tập thể đó và cách lập CTHĐ nói chung.
3. Thái độ: HS chủ động làm bài, học bài.
II. Đồ dùng dạy học.
-GV : chuẩn bị 3 tấm bìa viết sẵn cấu tạo 3 phần của một CTHĐ
- Phiếu to cho hoạt động nhóm.
III. Các hoạt động dạy -học.
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- Trả và nhận xét bài kiểm tra tả người.
2. Bài mới.
a).Giới thiệu bài.
- GV nêu mục đích,yêu cầu của giờ học
b) Hớng dẫn HS luyện tập.
Bài tập 1: Y/c HS đọc đề bài của bài 1.
- GV giúp HS nắm vững đề bài bằng cách giảng một số từ ngữ: việc bếp núc....
- GV tổ chức cho HS tự làm bài.
- Mời 1 số em phát biểu.
- GV kết luận lại nội dung và tóm tắt ghi bảng 3 phần của một CTHĐ.
Bài tập 2.
- HS đọc đề bài, 
- GV giúp HS hiểu y/c của bài.
- GV giúp HS hiểu rõ y/c của bài.
- Tổ chức cho HS lập CTHĐ theo nhóm.
- Y/c các nhóm nhận xét đánh giá bài làm của nhóm khác.GV chốt lại và tuyên dương những nhóm làm tốt.
3. Củng cố dặn dò.
- Y/c HS nhắc lại ích lợi của việc lập CTHĐ và cấu tạo 3 phần của một CTHĐ.
-GV nhận xét tiết học, biểu dương những em và nhóm có ý thức làm bài tốt.
-Y/c các em về nhà ôn lại và chuẩn bị cho tiết sau.
- 2-3 em nhắc lại.
- 1 em đọc mẩu chuyện.lớp theo dõi SGK.
- HS đọc thầm lại và suy nghĩ trả lời các câu hỏi.
- HS đại diện trả lời.
- HS đọc đề bài, lớp theo dõi.
- HS tự viết bài vào vở.
- HS làm việc theo nhóm đã phân vào phiếu to để chữa bài. 
- Đại diện vài em trình bày kết quả.
Kể chuyện.
Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
Đề bài: Em hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
I. mục đích yêu cầu.
1.Kĩ năng: Rèn kĩ năng nói và nghe:
 + HS kể được câu chuyện dã nghe, đã đọc về một tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
 + Chăm chú nghe bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn.
2. Kiến thức: Hiểu và trao đổi với bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
3. Thái độ: Giáo dục HS học tập tấm gương sống và làm việc theo pháp luật..
II. Đồ dùng dạy học. 
- Một số truyện đọc có liên quan.
III. Các hoạt động dạy- học
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- Em hãy kể một vài đoạn của câu chuyện Chiếc đồng hồ.
2. Bài mới.
HĐ1: Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
HĐ 2: Hướng dẫn HS kể chuyện
a) Gv giúp HS hiểu y/c của đề bài.
- Y/c 3 HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý.
- GV giúp HS nắm vững hơn từng gợi ý.
- Gv kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS.
- GV giúp HS nắm vững cách vào đề
b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Mời 1 em đọc lại gợi ý 2.
- Tổ chức cho HS kể theo cặp.
- GV nhắc HS kể tự nhiên, có kết hợp động tác làm cho câu chuyện sinh động...
c) HS thi kể trước lớp. 
- Y/c các nhóm cử đại diện thi kể .
- GV đưa ra tiêu trí đánh giá, bình chọn.
-GV và HS cùng nhận xét tuyên dương bạn kể hay nhất, bạn có cử chỉ điệu bộ phù hợp
3.Củngcố, dặn dò.
- Liên hệ giáo dục HS học tập tấm gương sống và làm việc theo pháp luật.
-GV nhận xét tiết học, khuyến khích HS về nhà tập kể cho ngời thân nghe.
-Dặn HS chuẩn bị trước nội dung bài tuần sau.
- 2, 3 HS kể kết hợp nêu ý nghĩa câu chuyện
- HS chú ý lắng nghe.
- Một vài em nêu câu chuyện mình đã sưu tầm.
- 1 em đọc lại, lớp theo dõi.
- Tự làm đan ý ( Theo cách gạch đầu dòng.)
- HS kể theo cặp, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- HS lắng nghe bạn kể kết hợp trao đổi ý nghĩa câu chuyện, hoặc chi tiết của câu chuyện.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 20.doc