Giáo án môn Tiếng Việt 5 - Tuần 19

Giáo án môn Tiếng Việt 5 - Tuần 19

TẬP ĐỌC

NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT

 SGK/ 4 TGDK:35’

I.Mục tiêu

- Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật (anh Thành, anh Lê).

- Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Trả lời được các câu hỏi 1, 2 và câu hỏi 3 (không cần giải thích lí do).

*HS K,G phân vai đọc diễn cảm vở kịch, thể hiện được tính cách nhân vật (câu hỏi 4).

+ BPHT: GV khuyến khích HS trung bình, yếu đọc phân vai.

=>GD Đạo đức HCM: yêu nước

II.Đồ dùng dạy học:

+ GV: Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Ảnh chụp thành phố Sài Gòn những năm đầu thế kỉ XX hoặc chụp bến Nhà Rồng- nơi Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. + HS: sưu tầm tranh, ảnh về Bác Hồ.

III. Các hoạt động dạy học:

 1. Hoạt động đầu tiên Nhận xét bài kiểm tra

 2. Hoạt động dạy học bài mới

 Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.

 +Mục tiêu: Giúp HS đọc trôi chảy vở kịch

- Yêu cầu 1 học sinh đọc bài.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc các từ ngữ : Phắc tuya, Sa- xơ- lu Lô – ba, Phú Lãng Sa GV đọc mẫu- vài HS đọc- yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh.

- Giáo viên chia 3 đoạn để luyện đọc cho học sinh.HS đọc nối tiếp nhau

- Hướng dẫn học sinh phát âm những từ ngữ đọc sai, không chính xác.

- HS đọc nối tiếp nhau-Rút từ ngữ chú giải- HS đọc theo cặp.

- Giáo viên đọc diễn cảm đoạn kịch.

 

doc 8 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 484Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt 5 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ ba ngày 10 tháng 1 năm 2012 
TẬP ĐỌC
NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT
 SGK/ 4 TGDK:35’ 
I.Mục tiêu
- Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật (anh Thành, anh Lê).
- Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Trả lời được các câu hỏi 1, 2 và câu hỏi 3 (không cần giải thích lí do).
*HS K,G phân vai đọc diễn cảm vở kịch, thể hiện được tính cách nhân vật (câu hỏi 4).
+ BPHT: GV khuyến khích HS trung bình, yếu đọc phân vai.
=>GD Đạo đức HCM: yêu nước
II.Đồ dùng dạy học: 
+ GV: Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Ảnh chụp thành phố Sài Gòn những năm đầu thế kỉ XX hoặc chụp bến Nhà Rồng- nơi Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. + HS: sưu tầm tranh, ảnh về Bác Hồ.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động đầu tiên Nhận xét bài kiểm tra
 2. Hoạt động dạy học bài mới 
 Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
 +Mục tiêu: Giúp HS đọc trôi chảy vở kịch
Yêu cầu 1 học sinh đọc bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc các từ ngữ : Phắc tuya, Sa- xơ- lu Lô – ba, Phú Lãng Sa® GV đọc mẫu- vài HS đọc- yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh.
Giáo viên chia 3 đoạn để luyện đọc cho học sinh.HS đọc nối tiếp nhau 
Hướng dẫn học sinh phát âm những từ ngữ đọc sai, không chính xác.
HS đọc nối tiếp nhau-Rút từ ngữ chú giải- HS đọc theo cặp. 
Giáo viên đọc diễn cảm đoạn kịch.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
 +Mục tiêu: Giúp HS nắm được nội dung đoạn kịch.
-GV chia lớp thành 6 nhóm để HS cùng nhau đọc (thầm) và trả lời câu hỏi1,2,3,4 /6 trong SGK . Đại diện các nhóm trình bày ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt ý kiến đúng.
- HS rút nội dung của bài.
 Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm. 
 +Mục tiêu: Giúp HS Biết phân vai, đọc diễn cảm đọc kịch.
Đối với đoạn kịch này, các em cần có giọng đọc như thế nào?
Yêu cầu học sinh ghi dấu ngắt giọng, nhấn mạnh rồi đọc cho phù hợp với từng nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảmphù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật.Biết phân vai, đọc diễn cảm đọc kịch.
Gv đọc mẫu- từng tốp HS phân vai đọc.
Cho học sinh các nhóm, cá nhân thi đua phân vai đọc diễn cảm .
 3. Hoạt động cuối cùng 
Yêu cầu học sinh trao đổi nhóm để tìm ý nghĩa của đoạn kịch.
Chuẩn bị: “Người công dân số một ”(tt) - Nhận xét tiết học 	
IV/ Phần bổ sung :	
CHÍNH TẢ (nghe – viết)
NHÀ YÊU NƯỚC NGUYỄN TRUNG TRỰC
SGK /6 TGDK:35’ 
I/ Mục tiêu:
- Viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm được BT (2), BT (3) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- Giáo dục HS rèn chữ viết.
* BPHT: Đọc lưu loát BT 2,3 / 6,7.
II/ Đồ dùng dạy học : 
- GV: Giấy khổ to, bút dạ 
- HS : Vở ghi, bảng con
III/ Các hoạt động dạy học : 
1. Hoạt động đầu tiên : Nêu nhận xét bài KTĐK
2. Hoạt động dạy học bài mới 
 Hoạt động 1: GV nêu mục đích y.cầu của tiết học.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe, viết :
 + Mục tiêu: Giúp học sinh nghe và viết đúng chính tả và trình bày đúng bài văn xuôi.
- GV đọc bài-giọng thong thả, rõ ràng. Cả lớp theo dõi SGK. HS đọc thầm lại
- GV hỏi bài chính tả cho em biết điều gì ?
- HS đọc thầm- tìm từ khó dễ viết sai, tên riêng cần viết hoa.
- GV đọc, HS viết
- GV đọc, HS soát lỗi
- GV chấm chữa (7-10 bài) – HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
- GV nhận xét chung.
 Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập:
 + Mục tiêu: Giúp học sinh làm được BT (2), BT (3) a/b
* Bài 2: 1 hs đọc y.cầu bài tập-HS tự làm bài vào vở , 2HSlàm vào giấy khổ to-GV dán lên bảng lớp-sửa sai
* Bài 3a,b : 1HS đọc y.cầu bài tập, cả lớp đọc thầm nội dung bài tập, tự làm. 
- GV dán 4- tờ giấy to lên bảng, chia 4- nhóm, phát bút dạ, thi tiếp sức-HS điền chữ cuối cùng thay mặt nhóm đọc lại toàn bộ bài thơ .
- Cả lớp và GV nhận xét -tuyên dương 
 3. Hoạt động cuối cùng : 
 - GV nhận xét tiết học
 - Dặn nhớ kể lại được câu chuyện làm việc cho cả 3 thời hoặc học thuộc lòng 2 câu đố để đố người thân 
IV/ Phần bổ sung :	
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÂU GHÉP
SGK/8 TGDK: 35’ 
I. Mục tiêu:
- Nắm sơ lược khái niệm câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại; mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được câu ghép, xác định được các vế câu trong câu ghép (BT1, mục III); thêm được một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép (BT3).
 * HS khá, giỏi thực hiện được yêu cầu của BT2 (trả lời câu hỏi, giải thích lí do).
 + Hỗ trợ TV bài 1 trong SGK/8
II.Đồ dùng dạy học: 
+ GV: Bảng phụ ghi đoạn văn ở mục I- 
- Phiếu khổ to, bút dạ + HS : SGK, bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên : Nhận xét bài KT
2. Hoạt động dạy học bài mới 
 Hoạt động 1: GV nêu mục đích, Y.cầu 
 Hoạt động 2: Phần nhận xét: 
 + Mục tiêu: Giúp HS nắm được khái niệm về câu ghép
- 2 HS đọc toàn bộ ND bài tập. Cả lớp theo dõi trong SGK 
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn của Đoàn Giỏi, lần lượt thực hiện từng y.cầu dưới sự hướng dẫn trực tiếp của GV
- HS đáng số thứ tự 4 câu trong vở BT 
- HS gạch 1 gạch chéo ngăn chủ ngữ và vị ngữ. GV hướng dẫn đặt câu hỏi: Ai? con gì ? cái gì ? (để tìm CN) ; làm gì ? thế nào ? để tìm vị ngữ . 
HS phát biểu ý kiến, GV mở bảng phụ đã viết đoạn văn, gạch dưới bộ phận CN, VN trong mỗi câu văn theo lới phát biểu của HS; chốt lại lời giải đúng.
- Xếp 4 câu trên vào 2 nhóm : Câu đơn, câu ghép
- Có thể tách mỗi cụm C-V trong các câu ghép trên thành 1 câu đơn được không ? vì sao ? 
GV chốt lại .
 Phần ghi nhớ : 2,3 HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK. Cả lớp theo dõi. 1,2 HS nhắc lại không 
 nhìn sách. 
 Hoạt động 3: Phần luyện tập: 
 + Mục tiêu: Giúp HS Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn, xác định được các vế câu trong câu ghép; đặt được câu ghép.
* Bài 1: 1 HS đọc thành tiếng y.cầu BT1 – Y.cầu HS nhắc từng y.cầu của bài. HS tự làm bài (trao đổi theo cặp) Gv phát bút dạ và phiếu cho 3 HS. Dán bài lên bảng. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng 
Bài 2 : 1 HS đọc y.cầu bài 3- HS tự làm bài. GV phát phiếu khổ to cho 4-5 HS 
- GV dán lên bảng – Sứa sai - HS phát biểu ý kiến - Cả lớp NX/B.sung 
 3. Hoạt động cuối cùng : - HS nhắc lại nội dung ghi nhớ
- HS nhận.xét tiết học- Dặn ghi nhớ k.thức đã học về câu ghép
IV/ Phần bổ sung :	
KỂ CHUYỆN
CHIẾC ĐỒNG HỒ
SGK/9 TGDK: 35’ 
I/ Mục tiêu : 
- Kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ trong SGK; kể đúng và đầy đủ nội dung câu chuyện.
- Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
+ HTTV : giải thích từ ngữ: Tiếp quản, đồng hồ quả quýt. 
II/ Đồ dùng dạy học :
+GV: Tranh minh họa chuyện trong SGK
+ HS: SGK 
III/ Các hoạt động dạy học :
1. Hoạt động đầu tiên : HS kể lại câu chuyện của tiết trước
2. Hoạt động dạy học bài mới 
 Hoạt động 1: Giới thiệu câu chuyện: Chiếc đồng hồ 
 + Mục tiêu: Giúp HS nghe câu chuyện qua giọng kể của giáo viên.
 GV kể chuyện: - GV kể lần 1, HS nghe * Giải thích từ ngữ, tiếp quản, đồng hồ quả quýt 
 GV kể lần 2 –vứ kể vừ chỉ vài tranh minh họa 
 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể chuyện :
 + Mục tiêu: Giúp HS kể lại được câu chuyện và nắm được nội dung , ý nghĩa của câu chuyện
 a) kể chuyện theo cặp: mỗi HS kể ½ câu chuyện (kể theo 2 tranh). Sau 
 đó mỡi em kể toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện. 
 b) Thi kể chuyện trước lớp: 1 vài tốp HS, mỗi tốp 2 hoạc 4 em tiếp nối nhau thi kể 4 đoạn của câu chuyện (4 tranh) .
- 1,2 Hs kể toàn bộ câu chuyện. Mỗi nhóm, cá nhân kể xong nói điều có thể rút ra từ câu chuyện. 
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hấp dẫn nhất, hiểu đúng nhất điều câu chuyện muốn nói. 
 3. Hoạt động cuối cùng GV nhận xét tiết học 
Y.cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân. Dặn HS chuẩn bị câu chuyện ở tuần 20.
IV/ Phần bổ sung :	
 TẬP ĐỌC 
 NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT (tt) 
 SGK/10 TGDK : 35’ 
I/ Mục tiêu: 
- Biết đọc đúng một văn bản kịch, phân biệt được lời các nhân vật, lời tác giả.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Qua việc Nguyễn Tất Thành quyết tâm đi tìm đường cứu nước, cứu dân, tác giả ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành. Trả lời được các câu hỏi 1, 2 và câu hỏi 3 (không yêu cầu giải thích lí do).
* HS khá, giỏi biết đọc phân vai, diễn cảm đoạn kịch, giọng đọc thể hiện được tính cách của từng nhân vật (câu hỏi 4).
II/ĐDDH: + GV: Bảng phụ ghi đoạn rèn đọc diễn cảm
 + HS: SGK
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên 
 - HS đọc phân vai đoạn 1+ trả lời câu hỏi 1,2 sgk về nội dung đọan kịch.
 2. Hoạt động dạy học bài mới 
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Người công dân số Một
 Hoạt động 2: Luyện đọc:
 + Mục tiêu: Giúp HS dọc trôi chảy đoạn kịch
 1 HS đọc bài- GV chia đoạn – HS đồng thanh tiếng nước ngoài
- HS đọc nối tiếp nhau –GV sửa sai phát âm
-HS đọc nối tiếp nhau- GV rút từ ngữ ở phần chú giải
-HS luyện đọc theo cặp- GV đọc mẫu
 Hoạt động 3 :Tìm hiểu bài : 
+ Mục tiêu: Giúp HS nắm được nội dung ý nghĩa của đoạn kịch : ( Nguời thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành quyết tâm ra nước ngoài tìm con đường cứu dân , cứu nước) và ý nghĩa của toàn bộ trích đoạn kịch. Ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.
 - HS đọc thầm, đọc lướt theo nhóm + Trả lời câu hỏi 1,2,3,4 SGK trang 11.
Đại diện mỗi nhóm trình bày – Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt lại ý kiến đúng. 
Qua đoạn kịch muốn nói điều gì ? 
 Hoạt động 4: Đọc diễn cảm:
 + Mục tiêu: Giúp HS Đọc phân biệt lời các nhân vật ( anh Thành, anh Lê, anh Mai) lời tác giả.
- Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi phù hợp với tính cách tâm trạng của từng nhân vật.- Biết phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch.
 - 4 HS đọc 4 đoạn kịch theo cách phân vai. GV hướng dẫn các em thể hiện đúng lời 
 các nhân vật, đọc đúng các câu hỏi. 
GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm 1 đoạn kịch. GV đọc mẫu – 4 HS phân vai luyện đọc – 01 nhóm HS thi đọc diễn cảm đoạn kịch. 
 3. Hoạt động cuối cùng : Nêu ý nghĩa đoạn kịch.
GV nhận xét tiết học. Dặn: chuẩn bị bài Thái Sư Trần Thủ Độ, luyện đọc đoạn kịch cả 2 phần 
IV/ Phần bổ sung :	
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(Dựng đoạn mở bài)
SGK/12 TGDK : 40’ 
I/ Mục tiêu : 
- Nhận biết được hai kiểu mở bài (trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn tả người (BT1).
- Viết được đoạn mở bài theo kiểu trực tiếp cho 2 trong 4 đề ở BT2.
- Giáo dục học sinh lòng yêu thích học văn.
II/Đồ dùng dạy học: 
+ GV: Giấy khổ to, bút dạ.
+ HS: SGK và vở nháp
III/ Các hoạt động dạy học: 
1. Hoạt động đầu tiên 
- HS nhắc lại dàn bài của một bài văn tả người
2. Hoạt động dạy học bài mới 
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
 - HS nhắc lại kiến thức đã học từ lớp 4 về hai kiểu mở bài trực tiếp và gián tiếp.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài 1
+ Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được đoạn mở bài cho bài văn tả người theo 2 kiểu trực tiếp và gián tiếp.
Bài 1: 2 HS tiếp nối nhau đọc y.cầu BT1( HS 1 đọc lệnh và đoạn mở bài a, HS 2 đoạn b và từ khó).Cả lớp theo dõi trong sgk.HS đọc thầm lại 2 đoạn văn , suy nghĩ, tiếp nối nhau phát biểu. GV nhận xét, kết luận.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài 2
+ Mục tiêu: Giúp học sinh được viết đoạn mở bài cho bài văn tả người theo 2 kiểu trực tiếp và gián tiếp.
Bài 2: 1 HS đọc y.cầu bài- H/d HS hiểu y.cầu của bài.
+ Chọn đề văn để viết đoạn mở bài
+ Viết 2 đoạn mở bài cho đề văn đã chọn
- HS viết các đoạn mở bài. GV phát bút dạ vả giấy khổ to cho 2-3 HS. Nhiều HS tiếp nối nhau đọc đoạn viết, cả lớp , Gv nhận xét chấm 1 số đoạn viết hay.HS dán bài lên bảng , trình bày.
 3. Hoạt động cuối cùng :
 HS nhắc lại kiến thức về kiểu mở bài trong bài văn tả người.
- GV nhận xét tiết học.
IV/ Phần bổ sung :	
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP
SGK/ 12 TGDK:35’ 
I/Mục tiêu: 
- Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng các quan hệ từ và nối các vế câu ghép không dùng từ nối (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn (BT1, mục III); viết được đoạn văn theo yêu cầu của BT2.
- Giáo dục học sinh vận dụng điều đã học để thực hành khi nói và viết.
+ Hỗ trợ HS yếu BT1,2
II/ĐDDH: 
+ GV: Giấy khổ to, bút dạ.
+ HS: SGK và vở ghi
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên 
 - HS nhắc lại kiến thức ghi nhớ về câu ghép
 2. Hoạt động dạy học bài mới 
 Hoạt động 1: Giới thiệu mục đích yêu cầu của tiết học
 Hoạt động 2: Tìm hiểu phần nhận xét
 + Mục tiêu: Giúp HS Nắm được hai cách nối các vế trong câu ghép: nối bằng từ có tác dụng nối trực tiếp và Phân tích được cấu tạo của câu ghép.
 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu bài tập1- HS đọc lại các câu văn, đoạn văn.
GV dán giấy đã viết sẵn 4 câu ghép, mời 4 HS lên bảng- mỗi em phân tích 1 câu. 
- GV + cả lớp nhận xét, bổ sung.
 + GV cho HS đọc phần ghi nhớ ở SGK ( 3,4 HS đọc nội dung ghi nhớ trong sgk.)
 Hoạt động 3: Phần luyện tập:
 + Mục tiêu: Giúp HS củng cố hai cách nối các vế trong câu ghép: nối bằng từ có tác dụng nối trực tiếp và Phân tích được cấu tạo của câu ghép., đặt được câu ghép.
 * BT1: 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu BT1
 - Cả lớp đọc thầm lại các câu văn ,tự làm bài 1- Nhiều HS phát biểu ý kiến 
 - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 * BT2: HS đọc yêu cầu của BT-Mời 1-2 HS làm mẫu
 - HS viết đọan văn vào giấy khổ to
 - Nhiều HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn
 - cả lớp,Gv nhận xét, góp ý.
 3. Hoạt động cuối cùng : 
 - HS nhắc lại ghi nhớ
          - GV nhận xét tiết học 
IV/ Phần bổ sung :	
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
( Dựng đoạn kết bài)
SGK/ 14 TGDK:40’ 
I/Mục tiêu:
- Nhận biết được hai kiểu kết bài (mở rộng và không mở rộng) qua hai đoạn kết bài trong SGK (BT1).
- Viết được hai đoạn kết bài theo yêu cầu của BT2.
* HS khá, giỏi làm được BT3 ( tự nghĩ đề bài, viết đoạn kết bài ).
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học
II/ĐDDH: 
+ GV: Giấy khổ to, bút dạ.
+ HS: SGK và vở ghi
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên 
 + HS đọc các đoạn mở bài đã được viết lại.
 2. Hoạt động dạy học bài mới 
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết dạy.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hiện Bài 1 
 + Mục tiêu: Giúp HS Nhận biết được hai kiểu kết bài (mở rộng và không mở rộng) qua hai đoạn kết bài trong SGK (BT1). .
 BT1: Một HS đọc nội dung BT1
 - Cả lớp đọc thầm 2 đoạn văn, suy nghĩ, 
 TLCH- HS tiếp nối nhau phát biểu. GV nhận xét, kết luận.
 Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hiện Bài 2 
+ Mục tiêu: Giúp học sinh Viết được hai đoạn kết bài theo yêu cầu của BT2
BT2: 1,2 HS đọc yêu cầu BT
 - GV giúp HS hiểu y.cầu của bài-
 HS nói tên đề bài mà em chọn- Hs viết đoạn kết bài
 - GV phát bút dạ và giấy khổ to cho 2-3 HS
 - Nhiều HS tiếp nối nhau đọc đoạn viết. 
Cả lớp và GV nhận xét, góp ý.
3.Hoạt động cuối cùng 
 - HS nhắc lại kiến thức về 2 kiểu kết bài trong bài văn tả người.
 - Gv nhận xét tiết học
 -Yêu cầu HS viết đoạn kết bài chưa đạt về nhà hoàn chỉnh.
IV/ Phần bổ sung :	

Tài liệu đính kèm:

  • docGA T.VIET.doc