TẬP ĐỌC
MỘT VỤ ĐẮM TÀU
SGK/108 TGDK:40’
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn.- Hiểu ý nghĩa: Tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của Ma-ri-ô (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Giáo dục học sinh sự ân cần, tính dịu dàng và tâm hồn cao thượng
II. ĐDDH: +GV:Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn câu văn cần LĐọc +HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên .Giáo viên gọi 2 – 3 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:
- Cảnh đất nước trong mùa thu mới ở khổ thơ 3 đẹp và vui như thế nào?
- Tìm từ ngữ, hình ảnh thể hiện lòng tự hào bất khuất của dân tộc ta ở khổ thơ cuối? Nhận xét
2. Hoạt động dạy học bài mới
Hoạt động 1: Luyện đọc
+ Mục tiêu: Giúp HS Đọc trôi chảy bài văn và đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài
- 1học sinh đọc bài.Giáo viên viết bảng từ ngữ gốc nước ngoài: Li-vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta và hướng dẫn học sinh đọc đúng các từ đó. Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn chú ý phát âm đúng các từ ngữ gốc nước ngoài, từ ngữ có âm h, ch, gi, s, x . Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn-giải nghĩa từ ngữ ở chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp
- GV đọc diễn cảm cả bài văn.
Thứ ngày tháng năm 2012 TẬP ĐỌC MỘT VỤ ĐẮM TÀU SGK/108 TGDK:40’ I. Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm bài văn.- Hiểu ý nghĩa: Tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của Ma-ri-ô (trả lời được các câu hỏi trong SGK). - Giáo dục học sinh sự ân cần, tính dịu dàng và tâm hồn cao thượng II. ĐDDH: +GV:Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn câu văn cần LĐọc +HS: SGK III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động đầu tiên .Giáo viên gọi 2 – 3 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi: Cảnh đất nước trong mùa thu mới ở khổ thơ 3 đẹp và vui như thế nào? Tìm từ ngữ, hình ảnh thể hiện lòng tự hào bất khuất của dân tộc ta ở khổ thơ cuối? Nhận xét 2. Hoạt động dạy học bài mới Hoạt động 1: Luyện đọc + Mục tiêu: Giúp HS Đọc trôi chảy bài văn và đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài - 1học sinh đọc bài.Giáo viên viết bảng từ ngữ gốc nước ngoài: Li-vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta và hướng dẫn học sinh đọc đúng các từ đó. Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn chú ý phát âm đúng các từ ngữ gốc nước ngoài, từ ngữ có âm h, ch, gi, s, x ... Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn-giải nghĩa từ ngữ ở chú giải. - HS luyện đọc theo cặp - GV đọc diễn cảm cả bài văn. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. + Mục tiêu: Giúp HS Hiểu nội dung và ý nghĩa của câu chuyện Yêu cầu học sinh đọc thầm 1 đoạn và trả lời câu hỏi 1/SGK + Giáo viên chốt: Hai nhân vật Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta trong truyện được tác giả giới thiệu có hoàn cảnh và mục đích chuyến đi khác nhau nhưng họ cùng gặp nhau trên chuyến tàu về với gia đình. Yêu cầu 1 học sinh đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi ở SGK Giáo viên bổ sung thêm : Trên chuyến tàu một tai nạn bất ngờ ập đến làm mọi người trên tàu cũng như hai bạn nhỏ khiếp sợ. Yêu cầu 1 học sinh đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi ở SGK + Giáo viên chốt: Quyết định của Ma-ri-ô thật làm cho chúng ta cảm động Ma-ri-ô đã nhường sự sống cho bạn. Chỉ một người cao thượng, nghĩa hiệp, biết xả thân vì người khác mới hành động như thế. Nêu cảm nghĩ của em về hai nhân vật chính trong chuyện? + Giáo viên chốt bổ sung: Ma-ri-ô mang những nét tính cách điển hình của nam giới Giu-li-ét-ta có nét tính cách quan trọng của người phụ nữ dịu dàng nhân hậu. ® Giáo viên liên hệ giáo dục cho học sinh. Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm. + Mục tiêu: Giúp HS Rèn đọc diễn cảm - Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm toàn bài, hướng dẫn học sinh tìm giọng đọc, nhấn giọng, ngắt giọng. Học sinh đọc diễn cảm cả bài. Cho học sinh thi đua đọc diễn cảm. 3. Hoạt động cuối cùng Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để tìm ý nghĩa của bài. Đại diện các nhóm trinh bày. Chuẩn bị: “Con gái”.Nhận xét tiết học IV/ Phần bổ sung : CHÍNH TẢ (NHỚ- VIẾT) ĐẤT NƯỚC SGK/ 109 TGDK:40’ I. Mục tiêu: - Nhớ-viết đúng CT 3 khổ thơ cuối bài Đất nước. - Tìm được những cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu và giải thưởng trong BT2, BT3 và nắm được cách viết hoa những cụm từ đó. - Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở. II. ĐDDH: : + GV Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2 - + HS: SGK và vở ghi III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động đầu tiên Nhận xét nội dung kiểm tra giữa HKII. 2. Hoạt động dạy học bài mới Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nhớ – viết. + Mục tiêu: Giúp HS Nhớ – viết đúng chính tả 3 khổ thơ cuối của bài thơ Đất nước - 1 học sinh đọc lại 3 khổ thơ . 2 học sinh đọc thuộc lòng 3 khổ thơ cuối.HS đọc thầm 3 khổ thơ.HS tìm và nêu những từ dễ viết sai. - Giáo viên nhắc học sinh chú ý về cách trình bày bài thơ thể tự do, về những từ dễ viết sai: rừng tre, thơm mát, bát ngát, phù sa, khuất, rì rầm, tiếng đất. Học sinh tự nhớ viết bài chính tả. - Từng cặp học sinh đổi vở soát lỗi cho nhau. - Giáo viên chấm, nhận xét. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập + Mục tiêu: Giúp HS Nắm được cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng qua bài tập thực hành Bài tập 2: - 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Cả lớp đọc thầm, cá nhân suy nghĩ dùng bút chì gạch dươi cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu, giải thưởng. - Học sinh làm bài cá nhân.Học sinh sửa bài – nhận xét.Giáo viên nhận xét, chốt.HS rút ra quy tắc viết hoa. Bài tập 3: - 1học sinh đọc đề.Cả lớp đọc thầm. - Giáo viên phát giấy khổ to cho các nhóm thi đua làm bài nhanh. - Giáo viên gợi ý cho học sinh phân tích các bộ phận tạo thành tên. Sau đó viết lại tên các danh hiệu cho đúng. Học sinh các nhóm thi đua tìm và viết đúng, viết nhanh tên các danh hiệu trong đoạn văn. - Nhóm nào làm xong dán kết quả lên bảng. - Giáo viên nhận xét, chốt. 3. Hoạt động cuối cùng + Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại bài . Giáo viên ghi sẵn tên các danh hiệu. Học sinh đưa bảng Đ, S đối với tên cho sẵn. Giáo viên nhận xét. -Xem lại các quy tắc đã học. Chuẩn bị: “Ôn tập quy tắc viết hoa (tt)”. Nhận xét tiết học. IV/ Phần bổ sung : LUYỆN TỪ VÀ CÂU ÔN LUYỆN VỀ DẤU CÂU ( DẤU CHẤM, CHẤM HỎI, CHẤM THAN ) I. Mục tiêu: - Tìm được các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than trong mẩu chuyện (BT1); đặt đúng các dấu chấm và viết hoa những từ đầu câu, sau dấu chấm (BT2); sửa được dấu câu cho đúng (NT3). - Có ý thức sử dụng đúng dấu câu trong văn bản. II. ĐDDH: + GV: - Bút dạ + 2 tờ phiếu khổ to – mỗi tờ phô tô phóng to nội dung 1văn bản cùa các BT1– 2.- 3 tờ phiếu khổ to phô tô phóng to nội dung mẫu chuyện Tỉ số chưa được mở (văn bản của BT3). + HS: SGK và vở III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động đầu tiên GV nhận xét, rút kinh nghiệm về kết quả bài kiểm tra định kì giữa học kì 2 (phần Luyện từ và câu). 2. Hoạt động dạy học bài mới Hoạt động 1: Nêu mục tiêu : Ôn tập về 3 loại dấu kết thúc câu. Đó là dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1,2 + Mục tiêu: Giúp HS biết phát hiện ra dấu câu trong bài và nêu tác dụng của từng loại dấu câu. + Bài 1:1 học sinh đọc yêu cầu của bài. Gợi ý 2 yêu cầu: (1) Tìm 3 loại dấu câu có trong mẩu chuyện, (2) Nêu công dụng của từng loại dấu câu. Dán giấy khổ to đã phô tô nội dung mẩu chuyện. Mời 1 học sinh lên bảng làm bài. Học sinh làm việc cá nhân.Cả lớp và GV sửa bài theo lời giải đúng. + Bài 2: Đọc yêu cầu của bài.Gợi ý đọc lướt bài văn. Phát hiện câu, điền dấu chấm. Học sinh trao đổi theo cặp. Điền dấu chấm vào những chỗ thích hợp. Viết hoa các chữ đầu câu. 1 học sinh lên bảng làm bài trên tờ phiếu đã phô tô nội dung văn bản. Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1,2 + Mục tiêu: Giúp HS phát hiện lỗi dấu câu và biết cách chỉnh sửa + Bài 3: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập ( Mẫu chuyện vui ) Gợi ý: Chú ý xem đó là câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến hay câu cảm. Sử dụng dấu tương ứng. Dán 3 tờ phiếu đã viết sẵn nội dung mẩu chuyện lên bảng. Học sinh làm việc cá nhân. 3 học sinh lên bảng làm bài, trình bày kết quả.Cả lớp nhận xét.Sửa bài. 3. Hoạt động cuối cùng Nêu kiến thức vừa ôn Chuẩn bị: “Ôn tập về dấu câu (tt)”. Nhận xét tiết học IV/ Phần bổ sung : KỂ CHUYỆN LỚP TRƯỞNG LỚP TÔI SGK/ 112 TGDK:35’ I. Mục tiêu: - Kể được từng đoạn câu chuyện và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện theo lời một nhân vật. - Hiểu và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. *HS khá, giỏi kể được toàn bộ câu chuyện theo lời của một nhân vật (BT2). - Không nên coi thường các bạn nữ. Nam nữ đều bình đẳng vì đều có khả năng . +BPHT: GV giải thích : hớt hải, xốc vác, củ mỉ cù mì II. ĐDDH: +GV: - Tranh minh hoạ truyện trong SGK (phóng ta tranh, nếu có điều kiện). - Bảng phụ ghi sẵn tên các nhân vật trong câu chuyện - + HS: SGK III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động đầu tiên 2 học sinh kể lại câu chuyện em được chứng kiến hoặc tham gia nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam (hoặc kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em. 2. Hoạt động dạy học bài mới Hoạt động 1: Giáo viên kể chuyện + Mục tiêu: Giúp HS nắm được câu chuyện thông qua lời kể của giáo viên. - Giáo viên kể lần 1. - Giáo viên kể lần 2 vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to treo trên bảng lớp. Học sinh nghe giáo viên kể – quan sát từng tranh minh hoạ. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh kể chuyện. + Mục tiêu: Giúp HS kể lại được câu chuyện và nêu ý nghĩa của chuyện. a) Yêu cầu 1: (Dựa vào lời kể của thầy, cô và tranh minh hoạ, kể lại từng đoạn câu chuyện). - Giáo viên nhắc học sinh cần kể những nội dung cơ bản của từng đoạn theo tranh, kể bằng lời của mình. 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. - Từng cặp học sinh trao đổi, kể lại từng đoạn câu chuyện. - Từng tốp 5 học sinh (đại diện 5 nhóm) tiếp nối nhau thi kể 5 đoạn câu chuyện theo tranh trước lớp – kể 2, 3 vòng. Giáo viên cho điểm học sinh kể tốt nhất. b) Yêu cầu 2: (Kể lại câu chuyện theo lời của một nhân vật). - Giáo viên nêu yêu cầu của bài, nói với học sinh: Truyện có 4 nhân vật: nhân vật “tôi”, Lâm “voi”. Quốc “lém”, Vân. Kể lại câu chuyện theo lời một nhân vật là nhập vai kể chuyện theo cách nhìn, cách nghĩ của nhân vật. Nhân vật “tôi” đã nhập vai nên các em chỉ chọn nhập vai 1 trong 3 nhân vật còn lại: Quốc, Lâm hoặc Vân. 3, 4 học sinh nói tên nhân vật em chọn nhập vai. - Giáo viên chỉ định mỗi nhóm 1 học sinh thi kể lại câu chuyện theo lời nhân vật. - Giáo viên tính điểm thi đua, bình chọn người kể chuyện nhập vai hay nhất. c) Yêu cầu 3: (Thảo luận về ý nghĩa của câu chuyện và bài học mỗi em tự rút ra cho mình sau khi nghe chuyện). 1 học sinh đọc yêu cầu 3 trong SGK. - Học sinh phát biểu ý kiến, trao đổi, tranh luận.Giáo viên giúp học sinh có ý kiến đúng đắn. 3. Hoạt động cuối cùng Giáo viên nhận xét tiết học, khen ngợi những học sinh kể chuyện hay, hiểu ý nghĩa câu chuyện, biết rút ra cho mình bài học đúng đắn sau khi nghe chuyện. Yêu cầu học sinh về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân- Chuẩn bị tiết KC tuần 30. IV/ Phần bổ sung : TẬP ĐỌC CON GÁI SGK/ 112 TGDK:40’ I. Mục tiêu: - Đọc diễn cảm được toàn bộ bài văn. - Hiểu ý nghĩa: Phê phán quan niệm trọng nam, khinh nữ; khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn (trả lời được các câu hỏi trong SGK). II.ĐDDH: +GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm. + HS: SGK III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động đầu tiên : 2 HS đọc bài Một vụ đắm tàu, TL câu hỏi 4 trong SGK. GV nhận xét.. 2. Hoạt động dạy học bài mới Hoạt động 1: Luyện đọc. + Mục tiêu: Giúp học sinh đọc lưu loát,đọc đúng các từ ngữ khó trong bài văn 1 học sinh đọc bài. Giáo viên chia 5 đoạn. Đoạn 1: Từ đầu buồn. - Đoạn 2: đêm chợ. - Đoạn 3: Mẹ nước mắt. - Đoạn 4: Chiều nay hú vía. - Đoạn 5: Tối đó không bằng. Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn +sửa cách phát âm . Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn+ rút từ ngữ ở chú giải.HS luyện đọc theo cặp. Giáo viên đọc diễn cảm bài văn – giọng kể thủ thỉ, tâm tình, phù hợp với cách kể sự việc qua cách nhìn, cách nghĩ của cô bé Mơ. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. + Mục tiêu: Giúp học sinh Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài văn GV tổ chức cho HS đọc, trao đổi, thảo luận, tìm hiểu nội dung bài theo các câu hỏi trong SGK. Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi: Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái? Yêu cầu 2 học sinh đọc thành tiếng các đoạn 2, 3, 4, trả lời các câu hỏi: Thái độ của Mơ như thế nào khi thấy mọi người không vui vì mẹ sinh em gái? Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai? Yêu cầu 1 học sinh đọc thành tiếng đoạn 4, 5, trả lời câu hỏi: Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ có thay đổi quan niệm về “con gái” không? Những chi tiết nào cho thấy điều đó? Đọc câu chuyện này, em nghĩ gì về vấn đề sinh con gái, con trai? Giáo viên chốt: Qua câu chuyện về một bạn gái đang quý như Mơ. Có thể thấy tư tưởng xem thường con gái là tư tưởng rất vô lí, bất công và lạc hậu. Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm. + Mục tiêu: Giúp học sinh Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể thủ thỉ, tâm tình, phù hợp với cách kể sự việc qua cách nhìn, cách nghĩ của cô bé Mơ. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm.Tìm giọng đọc của bài? Nhiều học sinh luyện đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài. HS thi đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài. 3. Hoạt động cuối cùng Học sinh trao đổi thảo luận tìm ý nghĩa bài. Chuẩn bị: “Thuần phục sư tử”.Nhận xét tiết học IV/ Phần bổ sung : TẬP LÀM VĂN TẬP VIẾT ĐỌAN ĐỐI THỌAI SGK/113 TGDK:35’ I. Mục tiêu: - Viết tiếp được lời đối thoại để hoàn chỉnh một đoạn kịch theo gợi ý của SGK và hướng dẫn của GV; trình bày lời đối thoại của từng nhân vật phù hợp với diễn biến câu chuyện. - Giáo dục học sinh sự sáng tạo, đam mê trong khi diễn kịch. II. ĐDDH: + GV: Giấy A4, khăn đỏ, áo, mũ thủy thủ + HS: Xem trước bài học II. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động đầu tiên 1. - Nhận xét bài kiểm tra định kì lần 3 2. Hoạt động dạy học bài mới Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới: Tập viết đọan đối thoại Hoạt động 2: Làm BT1: + Mục tiêu: Giúp học sinh nhớ lại nội dung bài Một vụ đắm tàu 1 học sinh đọc nội dung bài tập 1-02 HS tiếp nối nhau đọc 02 phần của truyện Một vụ đắm tàu đã chỉ định trong SGK. Hoạt động 3: Làm BT2: + Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thành lời đối thoại 02 HS tiếp nối nhau đọc ND BT2. GV nhắc HS : + SGK đã cho sẵn, dựa gợi ý về lời đối thọai để hòan thành từng màn kịch. + Khi viết, chú ý thể hiện tính cách của các nhân vật. 01 HS đọc 4 gợi ý (màn1) 1 HS đọc 5 gợi ý (màn 2) GV yêu cầu ½ lớp viết tiếp lời đối thọai cho màn 1; ½ lớp còn lại viết tiếp lời đối thọai cho màn 2. HS thảo luận nhóm, trao đổi viết tiếp các lời đối thọai, hòan chỉnh màn kịch. GV phát giấy A4 cho các nhóm. Đại diện các nhóm tiếp nối nhau đọc lời đối thọai của nhóm mình. Hoạt động 4: Làm BT3: + Mục tiêu: Giúp học sinh biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch. 01 HS đọc y.cầu BT3. GV nhắc các nhóm: có thể chọn hình thức đọc phân vai hoặc diễn thử màm kịch; cố gắng đối đáp tự nhiên. Mỗi nhóm tự phân vai. Từng nhóm tiếp nối nhau thi đọc hoặc diễn kịch. Cả lớp và GV bình chọn nhóm đọc (diễn kịch) hay nhất, hấp dẫn nhất. 3. Hoạt động cuối cùng - GV nhận xét tiết học. - HS về nhà viết lại vào vở đọan đối tghọai của nhóm mình. IV/ Phần bổ sung : LUYỆN TỪ VÀ CÂU ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (TT) ( DẤU CHẤM,CHẤM HỎI, CHẤM THAN ) SGK/ 115 TGDK:40’ I. Mục tiêu: - Tìm được dấu câu thích hợp để điền vào đoạn văn (BT1), chữa được các dấu câu dùng sai và lí giải được tại sao lại chữa như vật (BT2), đặt câu và dùng dấu câu thích hợp (BT3). - Học sinh ý dùng dấu câu khi viết văn. II. ĐDDH: + GV: Bảng phụ, giấy khổ to. + HS: SGK III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động đầu tiên Giáo viên kiểm tra bài làm của học sinh. 1 học sinh làm bài tập 3 ® Giải thích lí do?Giáo viên nhận xét. 2. Hoạt động dạy học bài mới Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1. + Mục tiêu: Giúp HS biết nhận dạng kiểu câu và điền dấu câu thích hợp. Bài 1:1 học sinh đọc đề bài.Giáo viên hướng dẫn cách làm bài: + Là câu kể ® dấu chấm + Là câu hỏi ® dấu chấm hỏi + là câu cảm ® dấu chấm than Học sinh làm việc cá nhân, dùng bút chì điền dấu câu thích hợp vào ô trống. 2 học sinh làm bảng phụ.1 học sinh đọc lại văn bản truyện đã điền đúng dấu câu. Cả lớp sửa bài.Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2 + Mục tiêu: Giúp HS phát hiện dấu câu sai và sửa lại cho đúng. Bài 2:Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài: Đọc chậm câu chuyện, phát hiện lỗi sai, sửa lại ® giải thích lí do. Học sinh làm việc nhóm đôi. Hai học sinh làm bảng phụ.Học sinh sửa bài. Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 + Mục tiêu: Giúp HS biết đặt câu và sử dụng đúng dấu câu theo yêu cầu của bài tập. Bài 3: Giáo viên gợi ý: để đặt câu, dùng dấu câu đúng theo yêu cầu của bài tập, cần đọc kĩ từng nội dung ® xác định kiểu câu, dấu câu. 1 học sinh đọc yêu cầu bài. Lớp đọc thầm theo.Học sinh đọc, suy nghĩ cách làm® Phát biểu ý kiến. Cả lớp sửa bài® Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng. 3. Hoạt động cuối cùng Nêu các dấu câu trong phần ôn tập hôm nay ? Thi đua theo dãy. Cho ví dụ mỗi kiểu câu ?® Giáo viên nhận xét, tuyên dương.Chuẩn bị: Mở rộng vốn từ: “Nam và Nữ”. Nhận xét tiết học. IV/ Phần bổ sung : Thứ ngày tháng năm 2012 TẬP LÀM VĂN TRẢ BÀI VĂN TẢ CÂY CỐI SGK/ 116 TGDK:40’ I. Mục tiêu: - Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả cây cối; nhận biết và sửa được lỗi trong bài; viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn. - Giáo dục học sinh lòng yêu thích văn học, say mê sáng tạo. II. ĐDDH: GV: Giấy khổ to viết sẵn: 5 đề văn của tiết Viết bài văn tả cây cối (tuần 26, tr.112): - Các lỗi tiêu biểu về chính tả, dùng từ, đặt câu trong bài làm của học sinh để hướng dẫn chữa trên lớp. III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động đầu tiên 2 tốp HS phân vai đọc lại hoặc diễn 1 trong 2 màn kịch. 2. Hoạt động dạy học bài mới - Trong tiết trả bài Tập làm văn hôm nay, các em sẽ đọc lại bài làm của mình, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi, rút kinh nghiệm về cách làm một bài văn miêu tả cây cối. Hoạt động 1: Nhận xét kết quả bài viết của học sinh. + Mục tiêu: Giúp HS biết Nhận xét kết quả bài viết của bạn và tìm ưu khuyết điểm chính của bài văn. Giáo viên dán giấy đã viết sẵn 5 đề văn của tiết Viết bài văn tả cây cối, hướng dẫn học sinh xác định rõ yêu cầu của đề bài (nội dung + thể loại). Giáo viên nhận xét về kết quả làm bài của học sinh: * Ưu điểm chính về các mặt:+ Xác định yêu cầu của đề bài (nội dung + thể loại). + Bố cục bài văn, diễn đạt, chữ viết, cách trình bày ® Giáo viên trích đọc một số đoạn văn, bài văn hay của học sinh. * Thiếu sót, hạn chế về các mặt nói trên – nêu một vài ví dụ trong bài làm của học sinh để rút kinh nghiệm chung. * Thông báo kết quả điểm số cụ thể – theo phân loại. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh chửa bài. + Mục tiêu: Giúp HS Phát hiện và sửa lỗi đã mắc phải trong bài làm của mình; biết viết lại một đọan văn trong bài làm của mình cho hay hơn. Giáo viên dành thời gian thích hợp cho học sinh đọc lại bài làm của mình, tự phát hiện lỗi về các mặt đã nói ở trên. Giáo viên hướng dẫn học sinh chữ lỗi trên bảng phụ (hoặc trong phiếu học). Chú ý khi viết các đoạn văn tả bộ phận của cây, nên sử dụng biện pháp so sánh hoặc nhân hoá – tránh lối so sánh, nhân hoá vô căn cứ, sáo rỗng, không bắt nguồn từ sự quan sát đối tượng trong thực tế). Giáo viên chọn 4, 5 đoạn văn viết lại đạt kết quả tốt, các đoạn văn trong đó có sử dụng biện pháp so sánh hoặc nhân hoá để đọc trước lớp, chấm điểm, khen ngợi sự cố gắng của học sinh. 3. Hoạt động cuối cùng Giáo viên đọc bài đạt điểm tốt. Nhận xét tiết học. Yêu cầu học sinh về nhà đọc kĩ lại bài làm của mình, phát hiện thêm lỗi (nếu có) và tìm cách sửa, hoàn chỉnh đoạn văn đã tập viết ở lớp. Những học sinh viết bài chưa đạt yêu cầu cần viết lại cả bài để nhận đánh giá tốt hơn. Chuẩn bị: “Ôn tập về văn tả con vật”. IV/ Phần bổ sung :
Tài liệu đính kèm: