Giáo án môn Tiếng Việt lớp 4 - Tuần học 4

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 4 - Tuần học 4

MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC

I. MỤC TIÊU

· Đọc lưu loát trôi, chảy toàn bài. Biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ ràng. Đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành.

· Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

· Tranh minh hoạ bài tập đọc.

· Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1. Ổn định tổ chức(1 )

2. Kiểm tra bài cũ (5 )

· Hai, ba HS đọc bài Người ăn xin và trả lời các câu hỏi 2, 3,4 trong SGK.

· GV nhận xét và cho điểm.

 

doc 18 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 585Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt lớp 4 - Tuần học 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC 
MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
I. MỤC TIÊU
Đọc lưu loát trôi, chảy toàn bài. Biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ ràng. Đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành.
Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh hoạ bài tập đọc.
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức(1’ )
2. Kiểm tra bài cũ (5’ )
Hai, ba HS đọc bài Người ăn xin và trả lời các câu hỏi 2, 3,4 trong SGK.
GV nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’ )
- GV giới thiệu chủ điểm.
 - Trong lịch sử dân tộc ta, có nhiều tấm gương đáng khâm phục về sự chính trực, ngay thẳng. Câu chuyện Một người chính trực các em học hôm nay sẽ giới thiệu với các em một danh nhân trong lịch sử dân tộc ta – ông Tô Hiến Thành, vị quan đứng đầu triều Lý.
- Nghe GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Luyện đọc (11’)
Mục tiêu : 
- Đọc lưu loát trôi, chảy toàn bài. 
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
Cách tiến hành : 
- Đọc từng đoạn
+ Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong bài.
+ HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn - đọc 2-3 lượt.
+ Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ ngữ mới và khó trong bài.
+ HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ ngữ mới và khó trong bài.
- Đọc theo cặp
- HS luyện đọc theo cặp.
- Cho HS đọc cả bài.
- Một, hai HS đọc lại cả bài.
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt, thể hiện giọng đọc như đã xác định ở Mục tiêu. 
- Theo dõi GV đọc mẫu.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài (10’)
 Mục tiêu :
 HS hiểu nội dung của bài.
Cách tiến hành :
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
- Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua mất.Ông cứ theo di chiếu mà lập thái tử Long Cán lên làm vua.
- HS đọc đoạn 2 , trả lời câu hỏi: Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông?
- Quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ ông.
- HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi sau?
+ Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình?
+ Quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá.
+ Vì sao Thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá?
+1 HS trả lời.
+ Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
+ Cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình.
+ Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành
+ HS phát biểu.
Kết luận : Câu chuyện ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS đọc diễn cảm (11’)
Mục tiêu :
 Biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ ràng. Đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành
Cách tiến hành :
Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài. GV hướng dẫn để các em có giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chyện, với tình cảm thái độ của nhân vật. 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài.
GV hướng dẫn LĐ diễn cảm đoạn đối thoại giữa Đỗ thái hậu và Tô Hiến Thành. 
- GV đọc mẫu đoạn 3.
- Nghe GV đọc.
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 2 HS yêu cầu luyện đọc theo nhóm đôi.
- HS luyện đọc đoạn văn theo cặp.
- Tổ chức cho một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp
- 1 đến 2 HS đọc, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn bạn đọc hay nhất.
Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò (3’)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà luyện đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
CHÍNH TẢ
TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
I. MỤC TIÊU
Nhớ - viết lại đúng chính tả, trình bày đúng 14 dòng đầu của bài thơ Truyện cổ nước mình.
Tiếp tục nâng cao kĩ năng viết đúng (phát âm đúng) các từ có âm đầu r/d/gi, hoặc có vần ân/âng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bài tập 2b chép sẵn trên bảng lớpï.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1.Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
HS viết bảng con , 2 HS viết bảng lớp các từ ngữ sau : chổi, chảo, cửa sổ, bể cá, chậu cây cảnh,
GV nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
- GV nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng.
- Nghe GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nhớ viết (20’)
Mục tiêu :
 Nhớ - viết lại đúng chính tả, trình bày đúng 14 dòng đầu của bài thơ Truyện cổ nước mình.
 Cách tiến hành :
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần nhớ viết.
- 1 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần nhớ viết. 
- Bài thơ viết theo thể thơ gì? Trình bày thể thơ như thế nào cho đẹp?
- 1 HS trả lời.
- Các chữ đầu dòng thơ viết như thế nào ? 
- 1 HS trả lời
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. 
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- GV theo dõi từng HS viết bài vào vở.
- HS tự nhớ và viết bài vào vở.
- Soát lỗi
- HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi.
- GV chấm từ 7- 10 bài, nhận xét từng bài về mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày
- Các HS còn lại tự chấm bài cho mình.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả (10’)
Mục tiêu :
 Tiếp tục nâng cao kĩ năng viết đúng (phát âm đúng) các từ có âm đầu r/d/gi, hoặc có vần ân/âng.
Cách tiến hành :
Bài 2
- GV lựa chọn phần b
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Yêu cầu HS tự làm.
- 1 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào VBT.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
- Cả lớp theo dõi và tự chữa bài của mình theo lời giải đúng.
Lời giải: 
b) + Trưa tròn bóng nắng nghỉchân chốn này
 Dân dâng mọt quả xôi đầy
 + Sáng một vầng trên sân
 Nơi cả nhà tiễn chân 
Hoạt động 3 : Củng cố, dặn dò(3’)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lạiBT2. Ghi nhớ để không viết sai những từ ngữ vừa học.
- Dặn dò chuẩn bị bài sau.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
I. MỤC TIÊU
HS biết được 2 cách cấu tạo từ phức của Tiếng Việt: ghép những tiếng có nghiã lại với nhau ( từ ghép) phối hợp vói những tiếng có âm hay vần lặp lại nhau (từ láy)
Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để phân biệt từ ghép với từ láy, tìm được từ ghép, từ láy đơn giản, tập đặt câu với các từ đó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Từ điển HS.
Bảng phụ viết 2 từ làm mẫu để so sánh 2 kiểu từ.
ngay ngắn ( từ láy)- ngay thẳng (từ ghép)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
	- KT bài :"Mở rộng vốn từ: nhân hậu-đoàn kết "
	+ 1 HS làm BT 2 của tiết trước.
	+2 HS trả lời: Từ phức khác từ đơn ở điểm nào? Nêu Vd ?.
	- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Nghe GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hình thành khái niệm.
Mục tiêu :
- HS biết được 2 cách cấu tạo từ phức của Tiếng Việt: ghép những tiếng có nghiã lại với nhau ( từ ghép) phối hợp vói những tiếng có âm hay vần lặp lại nhau (từ láy).
Cách tiến hành :
1, Phần Nhận xét:
-GV hướng dẫn HS nhận xét:
-1HS đọc nội dung các yêu cầu trong phần nhận xét
+ Hỏi: Khi ghép các tiếng có nghĩa với nhau thì nghĩa của từ mới thế nào?
- HS đọc câu thơ, cả lớp đọc thầm nêu nhận xét.
GV nói thêm (SGV) truyện cổ, ông cha.
- Các nhóm bổ sung.
GV chốt lại:
GV đưa ra 2 từ mẫu trên bảng và giải thích
 ng-ngay ngắn
 ngay-ngay thật, ngay thẳng
2, Phần ghi nhớ:
- 2,3 HS đọc phần ghi nhớ.
- GV giải thích nội dung ghi nhớ, phân tích các ví dụ làm mẫu.
Kết luận:
Hoạt động 2 : Luyện tập
Mục tiêu : 
- Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để phân biệt từ ghép với từ láy, tìm được từ ghép, từ láy đơn giản, tập đặt câu với các từ đó.
Cách tiến hành :
Bài 1:
- Hướng dẫn HS làm bài tập
- 1 HS đọc toàn yêu cầu bài tập.
- GV chốt ý: từ ghép: dẻo dai, chí khí.
- HS làm việc theo nhóm.
Bài 2:
-GV hướng dẫn HS làm bài
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV giải thích thêm: bài tập có 2 yêu cầu:
 + Tìm từ ghép, từ láy có tiếng ngay thẳng, ngay thật.
 + Tìm từ phải nói về tình trung thực
- Trao đổi nhóm.
- Các nhóm thi tìm đúng, nhanh.
- GV gắn bảng kết quả để chốt lại.
Bài 3:
- GV hướng dẫn HS làmbài
- ĐọÏc thầm yêu cầu.
- Gợi ý: 1 HS nên đặt câu nói về tính cách của người.
- HS lần lượt đứng lên đặt câu
Hoạt động 3 :Củng cố, dặn dò(3’)
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương HS
- Dặn dò HS về nhà tìm 5 từ ghép, 5 từ láy chỉ màu sắc, chuẩn bị bài tiết sau: "Luyện tập về từ láy và từ ghép". 
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
KỂ CHUYỆN
MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH
I. MỤC TIÊU
1. Rèn kỹ năng nói : 
Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại được câu chuyện đã nghe, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.
Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết trên giàn lửa thiêu, ... ađã có bờ tre xanh.
- HS tiếp nối nhau đọc , trả lời câu hỏi:
+ Những hình ảnh nào của cây tre gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam?
+ 1 HS trả lời.
+ Những hình ảnh nào của cây tre tượng trưng cho tính cần cù?
+ 1 HS trả lời.
+ Những hình ảnh nào của cây tre gợi lên phẩm chất đoàn kết của người Việt Nam?
+ 1 HS trả lời.
- HS đọc thầm, đọc lướt toàn bài, Tìm những hình ảnh về cây tre va búp măng non mà em thích. Giải thích vì sao mà em thích hình ảnh đó?
- HS tự do phát biểu ý kiến theo suy nghĩ riêng của từng em.
Kết luận : Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL bài thơ (12’)
Mục tiêu : - Biết đọc diễn cảm bài thơ.
 - HTL bài thơ. 
Cách tiến hành :
Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc bài thơ. GV khen ngợi những HS đọc tốt, hướng dẫn để những em đọc chưa đúng tìm được giọng đọc phù hợp với nội dung bài.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài thơ.
GV hướng dẫn LĐ diễn cảm đoạn 4 
- GV đọc diễn cảm đoạn 4, chú ý nhấn giọng các từ ngữ: đâu chịu, nhọn như chông lạ thường, nhường, dáng thẳng, thân tròn lạ đâu.
- Nghe GV đọc.
- Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm khổ thơ theo cặp.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp
- 1 đến 2 HS đọc, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn bạn đọc hay nhất.
Yêu cầu HS tự HTL bài thơ.
- HS tự HTL bài thơ.
Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ. 
- 4 đến 5 HS thi đọc.
Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò (4’)
- Gọi 1 HS nêu ý nghĩa của bài thơ.
- 1, 2 HS trả lời.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà HTL bài thơ và chuẩn bị bài sau.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
TẬP LÀM VĂN
CỐT TRUYỆN
I. MỤC TIÊU
Nắm được thế nào là một cốt truỵên và ba phần cơ bản của cốt truyện (mở đầu, diễn biến, kết thúc).
Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để sắp xếp lại các sự việc chính của một câu chuyện, tạo thành cốt truyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Một số tờ phiếu khổ to ghi sẵn nôi dung BT1(phần Nhận xét).
Một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT1 ở phần Luyện tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
Một HS TLCH : Một bức thư thường gồm những phần nào?Nhiệm vụ chính của mỗi phần là gì?
 Hai HS đọc bức thư các em viết gửi một bạn học ở trường khác.
 GV nhậïn xét, cho điểm HS.
3. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
- Trong bài văn KC, nhiều khi phải kể lại lời nói và ý nghĩa của nhân vật. Lời nói và ý nghĩ của nhân vật đóng vai trò quan trọng như thế nào trong bài văn KC, tiết TLV hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó.
- Nghe GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hình thành khái niệm (14’)
Mục tiêu :
 Nắm được thế nào là một cốt truỵên và ba phần cơ bản của cốt truyện (mở đầu, diễn biến, kết thúc).
 Cách tiến hành
a) Phần Nhận xét
Bài 1, 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT1, 2.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- GV phát phiếu cho HS trao đổi nhóm.
- HS tự làm bài trong nhóm.
- Yêu cầu các nhóm lần lượt trình bày kết quả.
- Đại diện mỗi nhóm lần lượt trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung nếu có ý kiến khác.
- GV chốt lại lời giải.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Cốt truyện gồm những phần nào? Nêu tác dụng của từng phần?
 - Cốt truyện gồm 3 phần: Mở đầu, diễn biến, kết thúc.
b) Phần Ghi nhớ
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- 3, 4 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 2 : Luyện tập (16’)
Mục tiêu :
 Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để sắp xếp lại các sự việc chính của một câu chuyện, tạo thành cốt truyện.
Cách tiến hành
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- GV giúp HS hiểu đúng yêu cầu của bài.
- Từng căph HS đọc thầm các sự việc, trao đổi sắp xếp lại các sự việc cho đúng thứ tự.
- HS làm việc theo cặp.
- GV nhận xét, chốt lại : Thứ tự đúng của truyện là : b-d-a-c-e-g.
- HS viết thứ tự đúng của truyện vào vở.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Dãy A kể theo cách 1, dãy B kể theo cách 2.
Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (3’)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc nôïi dung cần ghi nhớ. 
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LUYỆN TẬP VỀ TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
I. MỤC TIÊU
Củng cố khái niệm từ ghép, từ láy biết tạo ra các từ ghép đơn giản.
Bước đầu nắm được mô hình cấu tạo từ ghép, từ láy để nhận ra từ ghép và từ láy trong câu, trong bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Từ điển HS.
 Bảng phụ viết sẵn 3 kiểu bảng trong bài học.
5,6tờ giấy khổto đã viết sẵn 2 bảng phân loại của BT 5,6.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
	- KT bài :"Từ láy và từ ghép "
	+ 1 HS làm BT 2 của tiết trước.
 . Thế nào là từ ghép ? Cho ví dụ?
	 . Thế nào là từ láy ? Choví dụ ?
	- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Nghe GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Luyện tập.
Mục tiêu :
- Củng cố khái niệm từ ghép, từ láy biết tạo ra các từ ghép đơn giản.
- Bước đầu nắm được mô hình cấu tạo từ ghép, từ láy để nhận ra từ ghép và từ láy trong câu, trong bài.
Cách tiến hành :
Bài 1:
- Hướng dẫn HS làm bài tập
- 1 HS đọc toàn yêu cầu bài tập.
- Gợi ý (SGV), tìm từ ghép, so sánh nghĩa.
-GV chốt ý, củng cố, từ ghép.
- Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, chốt ý: 
 + Từ bánh trái cónghĩa tổng hợp.
 + Từ bánh rán có nghĩa phân loại.
Bài 2:
-GV hướng dẫn HS làm bài
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV gợi ý: + Ghép thành từ ghép
- Ca ûlớp làm bài tập.
 + So sánh nghĩa
- 1 số HS trả lời miệng.
Bài 3:
- GV hướng dẫn HS làm bài
- ĐọÏc thầm yêu cầu.
- Gợi ý: Muốn làm đúng bài này, cần xác định các từ láy lặp lại bộ phận nào (lặp âm đầu, lặp phần vần hay lặp cả âm đầu và vần)
- HS làm việc theo nhóm, dán kết quả và trình bày, cả lớp nhận xét.
Hoạt động 2 :Củng cố, dặn dò(3’)
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương HS
- Dặn dò HS về nhà xem lại BT 2,3, chuẩn bị bài tiết sau: "Mở rộng vốn từ: Trung thực- Tự trọng". 
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
TẬP LÀM VĂN
VIẾT THƯ
I. MỤC TIÊU
Thực hành tưởng tượng và tạo lập một cốt truyện đơn giản theo gợi ý khi đã cho sẵn nhân vật, chủ đề câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bảng phụ viết đề bài.
Tranh minh họa cốt truyện nói về lòng hiếu thảo của người con khi mẹ ốm.
Tranh minh họa cốt truyện nói về tính trung thực của người con khi chăm sóc mẹ ốm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
Gọi12 HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ trong bài TLV trước.
Một HS kể lại câu chuyện Cây khế dựa vào cốt truyện đã có.
GV nhậïn xét, cho điểm HS.
3. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
 GV nêu mục đích, yeu cầu cần đạt của tiết học.
- Nghe GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn xây dựng cốt truyện (27’)
Mục tiêu :
 Thực hành tưởng tượng và tạo lập một cốt truyện đơn giản theo gợi ý khi đã cho sẵn nhân vật, chủ đề câu chuyện.
Cách tiến hành
a) Xác định yêu cầu của đề bài.
- Gọi HS đọc yêu cầu của đề.
- 1 HS đọc yêu cầu của đề.
- GV gạch chân dưới những từ quan trọng.
- GV nhắc HS:
+ Để xây dựng được cốt truyện với những điều kiện dã cho, em phải tưởng tượng để hình dung điều gì sẽ xảy ra, diễn biến của câu chuyện.
+ Vì là xây dựng cốt truyện, em chỉ cần kể vắn tắt, không cần kể cụ thể, chi tiết
b) Lựa chọn chủ đề của câu chuyện
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc gợi ý 1, 2.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc gợi ý 1, 2.
- Gọi HS nói chủ đề câu chuyện em lựa chọn.
- Một vài HS tiếp nối nhau nói chủ đề câu chuyện em lựa chọn.
- GV nhắc HS : Từ đề bài đã cho, các em có thể tưởng tượng ra những cốt truyện khác nhau. SGK gợi ý 2 chủ đề (sự hiếu thảo, tính trung thực) để các em có hướng tưởng tượng, xây dựng cốt truyện theo một trong hai hướng trên.
c) Thực hành xây dựng cốt chuyện
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời lần lượt các câu hỏi khêu gợi tưởng tượng theo gợi ý 1 hoặc gợi ý 2.
- HS đọc thầm và trả lời lần lượt các câu hỏi khêu gợi tưởng tượng theo gợi ý 1 hoặc gợi ý 2.
- Làm bài mẫu.
- 1 HS giỏi làm mẫu, trả lời lần lượt các câu hỏi.
- Từng cặp HS thực hành kể vắn tắt câu chuyện tưởng tượng theo đề tài đã chọn.
- Làm viêïc theo cặp.
- Gọi một số HS kể lại câu chuyện trước lớp.
- 3 đến 4 HS kể trứớc lớp.
- GV nhận xét, tính điểm, bình chọn bạn có câu chuyện tưởng tượng sinh động nhất.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn bạn có câu chuyện tưởng tượng sinh động nhất.
- HS viết vắn tắt vào vở cốt truyện của mình.
Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (3’)
- Gọi HS nói cách xây dựng cốt truyện.
- 1, 2 HS trả lời.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện tưởng tượng của mình cho người thân và chuẩn bị bài sau. 
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
TỔ TRƯỞNG KIỂM TRA
BAN GIÁM HIỆU KIỂM TRA

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 4.doc