Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 26

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 26

 TẬP ĐỌC

 NGHĨA THẦY TRÒ

SGK/79 TGDK: 35’

I. Mục tiêu:

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.

- Hiểu ý chính: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Giáo dục HS Tôn sư trọng đạo

II. ĐDDH: + GV: Tranh minh hoa bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn cần Lđọc. + HS: SGK

III. Các hoạt động dạy học:

1. Hoạt động đầu tiên

- Giáo viên gọi 2 – 3 học sinh đọc thuộc lòng 2 – 3 khổ thơ và cả bài thơ trả lời câu hỏi:

+ Cửa sông là một địa điểm đặc biệt như thế nào? + Cách sắp xếp các ý trong bài thơ có gì đặc sắc?

2. Hoạt động dạy học bài mới

Hoạt động 1: Luyện đọc.

+ Mục tiêu: Giúp HS phát âm đúng một số từ khó và đọc lưu loát bài văn.

- Giáo viên yêu cầu1 học sinh đọc bài. Cả lớp đọc thầm. - Chia bài thành 3 đoạn để học sinh luyện đọc.

Đoạn 1: “Từ đầu rất nặng” Đoạn 2: “Tiếp theo tạ ơn thầy” Đoạn 3: phần còn lại.

- HS đọc nối tiếp bài.

- GV theo dõi, uốn nắn, hướng dẫn cách đọc các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn đo phát âm địa phương.

- GV giúp HS hiểu nghĩa từ ngữ ở chú giải.

- GV đọc diễn cảm toàn bài, giọng nhẹ nhàng, chậm rãi trang trọng thể hiện cảm xúc về tình thầy trò.

 

doc 9 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 828Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ ba ngày 13 tháng 3 năm 2012 
 TẬP ĐỌC 
 NGHĨA THẦY TRÒ 
SGK/79 	TGDK: 35’ 
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.
- Hiểu ý chính: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Giáo dục HS Tôn sư trọng đạo
II. ĐDDH: + GV: Tranh minh hoa bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn cần Lđọc. + HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên 
 Giáo viên gọi 2 – 3 học sinh đọc thuộc lòng 2 – 3 khổ thơ và cả bài thơ trả lời câu hỏi:
+ Cửa sông là một địa điểm đặc biệt như thế nào? + Cách sắp xếp các ý trong bài thơ có gì đặc sắc?
2. Hoạt động dạy học bài mới 
Hoạt động 1: Luyện đọc.
+ Mục tiêu: Giúp HS phát âm đúng một số từ khó và đọc lưu loát bài văn.
Giáo viên yêu cầu1 học sinh đọc bài. Cả lớp đọc thầm. - Chia bài thành 3 đoạn để học sinh luyện đọc.
Đoạn 1: “Từ đầu  rất nặng” Đoạn 2: “Tiếp theo  tạ ơn thầy” Đoạn 3: phần còn lại.
- HS đọc nối tiếp bài.
GV theo dõi, uốn nắn, hướng dẫn cách đọc các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn đo phát âm địa phương.
GV giúp HS hiểu nghĩa từ ngữ ở chú giải.
GV đọc diễn cảm toàn bài, giọng nhẹ nhàng, chậm rãi trang trọng thể hiện cảm xúc về tình thầy trò.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
 + Mục tiêu: Giúp HS Hiểu các từ ngữ, câu, đoạn, bài, diễn biến câu chuyện - Ý nghĩa của bài
Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc, trao đổi, trả lời câu hỏi ở SGK
Giáo viên chốt: Nhấn mạnh thêm truyền thống tôn sư trọng đạo không những được mọi thế hệ người Việt Nam giữ gìn, bảo vệ mà còn được phát huy, bồi đắp và nâng cao.
Người thầy giáo và nghề dạy học luôn được xã hội tôn vinh.
Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm.
+ Mục tiêu: Giúp HS diễn cảm cả bài; giọng nhẹ nhàng , trang trọng
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm giọng đọc diễn cảm bài văn, xác lập kĩ thuật đọc, giọng đọc, cách nhấn giọng, ngắt giọng của đoạn 1. VD: Thầy / cảm ơn các anh.//
Bây giờ / nhân có đủ môn sinh, / thầy / muốn mời tất cả các anh / theo thầy / tới thăm một người / mà thầy / mang ơn rất nặng.// Các môn sinh / đều đồng thanh dạ ran.// Học sinh các nhóm thi đua đọc diễn cảm.
3. Hoạt động cuối cùng Yêu cầu HS các thảo luận, trao đổi ý nghĩa của bài. Nhận xét. GV giáo dục tư tưởng. Chuẩn bị: “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.”.Nhận xét tiết học 	
IV/ Phần bổ sung :	
 CHÍNH TẢ 	 
 LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 
SGK/80 	TGDK:35’
I. Mục tiêu: 
- Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn.
- Tìm được các tên riêng theo yêu cầu của BT2 và nắm vững qui tắc viết hoa tên riêng nước ngoài, tên ngày lễ.
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. ĐDDH: 
+ GV: Giấy khổ to viết sẵn quy tắc viết hoa tên người tên địa lý ngoài. Giấy khổ to để học sinh làm bài tập 2.
+ HS: Bảng con , SGK và vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên HS viết những tên riêng như: Sác-lơ Đác –uyn,A-đam,
2. Hoạt động dạy học bài mới 
Hoạt động 1: Giới thiệu: Tiết chính tả hôm nay các em sẽ nghe viết bài “Lịch sử ngày Quốc tế Lao động” và ôn tập củng cố quy tắc viết hoa, tên người tên địa lý nước ngoài (tt).
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh nghe, viết.
+ Mục tiêu: Giúp HS Nghe-viết đúng chính tả bài: Lịch sử ngày Quốc tế lao động
Giáo viên đọc toàn bài chính tả.
Giáo viên gọi 2 học sinh lên viết bảng, đọc cho học sinh viết các tên riêng trong bài chính tả như: Chi-ca-gô, Mĩ, Niu-Y-ooc, Ban-ti-mo, Pis bơ-nơ
Giáo viên nhân xét, sửa chữa yêu cầu cả lớp tự kiểm tra và sửa bài.
Giáo viên lưu ý nhắc nhở học sinh : giữa dấu gạch nối và các tiếng trong một bộ phận của tên riêng phải viết liền nhau, không viết rời.
Giáo viên gọi 2 học sinh nhắc lại quy tắc, viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài.
=> Giáo viên giải thích thêm: Ngày Quốc tế Lao động là tên riêng chỉ sự vật, ta viết hoa chữ cái đầu tiên của từ ngữ biểu thị thuộc tính sự vật đó.
Giáo viên dán giấy đã viết sẵn quy tắc.
Giáo viên đọc từng câu hoặc từng bộ phận trong câu học sinh viết.
Giáo viên đọc lại toàn bài chính tả.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2.
+ Mục tiêu: Giúp HS làm đúng các bài tập liên quan đến cách viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài.Giáo viên nhận xét, chỉnh lại.
Giải thích thêm: Quốc tế ca thuộc nhóm tên tác phẩm, viết hoa chữ cái đầu tiên.
Công xã Pa-ri thuộc nhóm tên riêng chỉ sự vật.
3. Hoạt động cuối cùng 2 học sinh nhắc lại quy tắc, viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài.
 Dãy cho ví dụ, dãy viết ( ngược lại).Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
Chuẩn bị: “Ôn tập quy tắc viết hoa (tt)”.
Nhận xét tiết học. 	
IV/ Phần bổ sung :	
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
 MỞ RỘNG VỐN TỪ TRUYỀN THỐNG 
SGK/81 	TGDK:35’ 
I. Mục tiêu:
- Biết một số từ liên quan đến Truyền thống dân tộc.
- Hiểu nghĩa từ ghép Hán Việt: Truyền thống gồm từ truyền (trao lại, để lại cho người sau, đời sau) và từ thống (nối tiếp nhau không dứt); làm được các BT1, 2, 3.
- Giáo dục thái độ bảo vệ và phát huy bản sắc truyền thống dân tộc.
II. ĐDDH: + GV: Giấy khổ to kẻ sẵn bảng để học sinh làm BT2,3. Từ điển TV - HS: SGK, vở 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên Liên kết các câu trong bài bằng phép thế.
Giáo viên kiểm tra 2 – 3 học sinh đọc lại BT3. Viết 2 – 3 câu nói về ý nghĩa của bài thơ “Cửa sông”. Trong đó có sử dụng phép thế. Học sinh đọc đoạn văn và chỉ rõ phép thế đã được sử dụng. Nhận xét.
2. Hoạt động dạy học bài mới 
Hoạt động 1: Làm bài 1
+ Mục tiêu: Giúp HS Hiểu nghĩa của từ truyền thống
 Bài 1Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài.
Giáo viên nhắc nhở học sinh đọc kĩ đề bài để tìm đúng nghĩa của từ truyền thống. Học sinh trao đổi theo cặp và thực hiện theo yêu cầu đề bài.
Học sinh phát biểu ý kiến.
Giáo viên nhận xét và giải thích thêm cho học sinh hiểu ở đáp án (a) và (b) chưa nêu được đúng nghĩa của từ truyền thống.
Truyền thống là từ ghép Hán – Việt, gồm 2 tiếng lập nghĩa nhau, tiếng truyền có nghĩa là trao lại để lại cho người đời sau. Tiếng thống có nghĩa là nối tiếp nhau không dứt.
Hoạt động 2: Làm bài 2,3,4
+ Mục tiêu: Giúp HS Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về bảo vệ và phát huy bản sắc truyền thống dân tộc
 Bài 2 Giáo viên phát giấy cho các nhóm trao đổi làm bài.
Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng.
+ Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác, truyền nghề, truyền ngôi, truyền thống.
+ Truyền có nghĩa là lan rộng: truyền bá, truyền hình, truyền tin.
+ Truyền là nhập, đưa vào cơ thể, truyền máu, truyền nhiễm.
Bài 3 Giáo viên nhắc học sinh chú ý tìm đúng những danh từ, động từ, tính từ hoặc cụm từ có thể kết hợp với từ truyền thống.
Giáo viên phát giấy cho các nhóm làm bài.Trao đổi theo cặp để thực hiện yêu cầu đề bài.
Giáo viên nhận xét, chốt lại.
Bài 4 Giáo viên nhắc nhở học sinh tìm đúng các từ ngữ chỉ người và vật gợi nhớ truyền thống lịch sử dân tộc.
Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng các từ ngữ chỉ người gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc, các vua Hùng, cậu bé làng Gióng, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản.
Các từ chỉ sự vật là: di tích của tổ tiên để lại, di vật.
3. Hoạt động cuối cùng Hãy nêu các từ ngữ thuộc chủ đề “truyền thống”. Hai dãy thi đua tìm từ ® đặt câu. -Giáo viên nhận xét + tuyên dương.
Chuẩn bị: “Liên kết các câu trong bài bằng phép lược”. Nhận xét tiết học	
IV/ Phần bổ sung :	
 KỂ CHUYỆN 
 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC 
SGK/82 TGDK:35’
I. Mục tiêu: 
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam; hiểu nội dung chính của câu chuyện.
-Tự hào và có ý thức tiếp nối truyền thống thuỷ chung, đoàn kết, hiếu học của dân tộc.
II. ĐDDH: 
+ GV : Sách báo, truyện về truyền thống hiếu học, truyền thống đoàn kết của dân tộc.
+ HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên 
 Giáo viên gọi 2 học sinh tiếp nối nhau kể lại câu chuyện và trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện.
2. Hoạt động dạy học bài mới 
Hoạt động 1: Giới thiệu: Tiêt kể chuyện hôm nay các em sẽ tập kể những chuyện đã nghe, đã đọc gắn với chủ điểm: Nhớ nguồn, với truyền thống hiếu học truyền thống đoàn kết của dân tộc.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh kể chuyện.
+ Mục tiêu: Giúp HS định hướng chuyện định kể và nắm lại dàn bài .
Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu đề bài.
Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
Em hãy gạch dưới những từ ngữ cần chú ý trong đề tài?
Giáo viên treo sẵn bảng phụ đã viết đề bài, gạch dưới những từ ngữ học sinh nêu đúng để giúp học sinh xác định yêu cầu của đề.
Giáo viên gọi học sinh nêu tên câu chuyện các em sẽ kể.
Lập dàn ý câu chuyện.
Giáo viên nhắc học sinh chú ý kể chuyện theo trình tự đã học.
Giới thiệu tên các chuyện.
Kể chuyện đủ 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc.
Kể tự nhiên, sinh động.
 Hoạt động 2: Thực hành, kể chuyện.
+ Mục tiêu: Giúp HS biết kể - Hiểu nội dung câu chuyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
Giáo viên yêu cầu học sinh kể chuyện trong nhóm và trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện. Bạn hiểu điều gì qua câu chuyện?
Hiện nay truyền thống đó được giữ gìn và phát triển nhu thế nào? 
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, giúp đỡ học sinh. 
Đại diện các nhóm thi kể chuyện.
Giáo viên nhận xét, kết luận.
3. Hoạt động cuối cùng -Yêu cầu học sinh về nhà kể lại câu chuyện vào vở.
Chuẩn bị: Bài Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Nhận xét tiết học. 	
IV/ Phần bổ sung :	
 TẬP ĐỌC 
 HỘI THỔI CƠM THI Ở ĐỒNG VÂN 
SGK/83 	 TGDK:35’ 	 
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung miêu tả.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa: Lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là nét đẹp văn hóa của dân tộc. ( Trả lời đươc các câu hỏi trong SGK )
- Giáo dục lòng tự hào truyền thống tốt đep của dân tộc
II. ĐDDH: + GV:Tranh minh hoạ trong SGK. Tranh ảnh lễ hội dân gian. + HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên + Gọi 2,3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi SGK -GV nhận xét, cho điểm.
2. Hoạt động dạy học bài mới 
Hoạt động 1: Luyện đọc:
 + Mục tiêu: Giúp HS phát âm đúng các từ khó và đọc trôi chảy toàn bài
1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm.
Giáo viên chia bài thành các đoạn để hướng dẫn học sinh luyện đọc.
Đoạn 1: “Từ đầu  đáy xưa” Đoạn 2: “Hội thi  thổi cơm”
Đoạn 3: “Mỗi người  xem hội” Đoạn 4: Đoạn còn lại.
- Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc các đoạn của bài văn.
Giáo viên chú ý rèn học sinh những từ ngữ các em còn đọc sai, chưa chính xác. Học sinh rèn đọc lại các từ ngữ còn phát âm sai. HS đọc đồng thanh. Yêu cầu học sinh đọc từ ngữ chú giải.
Giáo viên giúp các em hiểu các từ ngữ vừa nêu. - Giáo viên đọc diễn cảm bài văn: 
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
 + Mục tiêu: Giúp HS Hiểu được nội dung và ý nghĩa của bài văn 
GV tổ chức cho học sinh thảo luận, tìm hiểu nội dung bài bằng cách trả lời các câu hỏi ở SGK.
Giáo viên bổ sung: Lễ hội thường được bắt đầu bằng một sự tích có ý nghĩa – lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân cũng thế – nó đã bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ nên có một nét đẹp truyền thống. Không chỉ các thành viên trong từng đội phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau mà các đội cũng phối hợp hài hoà với nhau khiến cuộc thi thêm vui nhộn, hấp dẫn.
 - Tại sao lại nói việc giật giải trong hội thi là niềm tự hào khó có gì sánh nổi với dân làng?
=> Giáo viên chốt: Giải thưởng của Hội thổi cơm thi là phần thưởng cho đội chứng tỏ được sự khéo léo tài trí sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau. Giật được giải thưởng cũng có ý nghĩa là chứng minh được điều đó. Vì thế việc giật giải là niềm tự hào khó có gì sánh nổi.
Qua bài văn này, tác giả gửi gắm gì về tình cảm của mình đối với những nép đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hoá của dân tộc?
Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm. 
+ Mục tiêu: Giúp HS đọc diễn cảm bài văn.
Giáo viên hướng dẫn học sinh xác lập kĩ thuật đọc diễn cảm bài văn.
Giáo viên đọc mẫu một đoạn. Cho học sinh thi đua diễn cảm.
3. Hoạt động cuối cùng Giáo viên yêu cầu học sinh trao đổi nhóm để tìm nội dung ý nghĩa bài. Học sinh đại diện phát biểu. Chuẩn bị: “Tranh làng Hồ”.Nhận xét tiết học 	
 IV/ Phần bổ sung :	
 TẬP LÀM VĂN 	 
 TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI 
SGK/85 	TGDK:35’
I. Mục tiêu: 
- Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ và gợi ý của GV, viết tiếp được các lời đối thoại trong màn kịch đúng nội dung văn bản.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học, sáng tạo trong các vai diễn.
II. ĐDDH: 
+ GV: - Tranh minh hoạ phần sau truyện kể “Thái sư trần Thủ Độ”.
 - Một số trang phụ đơn giản để học sinh tập đóng kịch.
 + HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên 
 “Chuyển câu chuyện thành màn kịch (tiết 1)”.4HS phân vai đọc lại hoặc diễn thử.
2. Hoạt động dạy học bài mới 
Hoạt động 1: HD HS luyện tập:
+ Mục tiêu: Giúp HS Biết viết tiếp các lời đối thoại để hoàn chỉnh 1 đoạn đối thoại trong kịch
BT1: 1HS đọc nội dung -Cả lớp đọc thầm. 
BT2: 3 HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT2 - 2 học sinh đọc gợi ý 
-1 học sinh đọc lại 6 gợi ý về lời đối thoại. 
Mỗi đoạn một nhóm trình bày ® Nhóm nào nhanh nhất đính lên bảng nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
Giáo viên dùng phấn gạch dưới những điểm khác biệt rồi đưa ra nhận xét.
Yêu cầu các nhóm sửa lại trên phiếu giao việc.
Hoạt động 2: Diễn kịch
+ Mục tiêu: Giúp HS Biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch.
Cho học sinh thảo luận theo nhóm mà kịch mà mình chọn để sắm vai cho từng nhân vật.
Cho học sinh chọn hoa. Lựa chọn ngẫu nhiên hoa theo màu nhuỵ để học sinh trình bày.
Giáo viên nhận xét. Giáo dục.
3. Hoạt động cuối cùng 
Hoàn chỉnh lại nội dung bài viết vào vở.
Tập dựng lại một màn kịch.
Chuẩn bị: Trả bài văn tả đồ vật.
Nhận xét tiết học.	 
IV/ Phần bổ sung :	
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU	 	 
 LUYỆN TẬP THAY THẾ TỪ NGỮ ĐỂ LIÊN KẾT CÂU 
 SGK/86 	 TGDK:35’
I. Mục tiêu: 
- Hiểu và nhận biết được những từ chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương và những từ dùng để thay thế trong BT1; thay thế được những từ ngữ lặp lại trong hai đoạn văn theo yêu cầu của BT2; bước đầu viết được đoạn văn theo yêu cầu của BT3.
- Giáo dục học sinh lòng yêu thích môn học. Vận dụng phép thay thế các từ ngữ khi viết văn.
II. ĐDDH: 
+ GV:Giấy khổ to viết sẵn 4 ý của bài tập 1, viết sẵn mẫu chuyện vui ở bài tập 2.
+ HS: SGK và vở ghi
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên 
- Kiểm tra bài cũ: HS làm lại bài tập 2,3 tiết trước
2. Hoạt động dạy học bài mới 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: GV nêu m.đích y.cầu của tiết học 
Hoạt động 2: Làm bài 1 
+ Mục tiêu: Giúp HS củng cố hiểu biết về biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu .
Bài tập 1: 01 HS đọc y.cầu BT 1
- HS tự đánh số thứ tự các câu văn, đọc thầm, làm bài. GV dán tờ phiếu đã viêt đoạn văn. 1 HS lên gạch dưới những từ ngữ chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương và nêu tác dụng của việc dùng từ ngữ thay thế. Cả lớp và Gv nhận xét, chốt lại. 
Hoạt động 3: Làm bài 2
+ Mục tiêu: Giúp HS Biết sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu
Bài tập 2: 1 HS đọc nôi dung bài tập 2, HS đánh số thứ tự, đọc thầm lại 2 đoạn, làm bài. 2 HS làm vào giấy khổ to – trình bày 
– cả lớp và GV nhận xét. Vài HS đọc lại.
Hoạt động 4: Làm bài 3
 + Mục tiêu: Giúp HS viết được đoạn văn và nói rõ những từ ngữ thay thế để liên kết câu .
Bài tập 3: HS đọc y.cầu BT3, vài HS giới thiệu người hiếu học em chọn, viết là ai. HS viết đoạn văn vào vở . HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn, nói rõ những từ ngữ thay thế để liên kết câu. Cả lớp và GV nhận xét. 
- GV chấm điển những đoạn viết tốt. 
3. Hoạt động cuối cùng 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn: Viết đoạn văn ở BT 3 chưa đạt cho hoàn chỉnh,viết lại những câu ca dao,tục ngữ về truyền thống yêu nước ,
IV/ Phần bổ sung :	
 Thứ năm ngày 15 tháng 3 năm 2012 
 TẬP LÀM VĂN 
 TRẢ BÀI VĂN TẢ ĐỒ VẬT 
 SGK/87 	 TGDK:35’
I. Mục tiêu: 
- Biết rút kinh nghiệm và sửa lỗi trong bài; viết lại được một đoạn văn trong bài cho đúng hoặc hay hơn.
- Giáo dục học sinh lòng yêu thích văn học, say mê sáng tạo.
II. ĐỒ DÙNGDẠY HỌC:
+ GV: Bảng phụ ghi các đề bài của tiết viết bài văn tả đồ vật.
Một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ đặt câu, ý  phiếu học tập của học sinh để thống kê các lỗi trong baì làm của mình.
+ HS: Sổ tay làm văn và vở 4.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên 
- Tập chuyển câu chuyện thành kịch.HS đọc màn kịch Giữ nghiêm phép nước đã được viết lại. 
2. Hoạt động dạy học bài mới 
Hoạt động 1: Giáo viên nhận xét chung.
+ Mục tiêu: Giúp HS nhận ra các lỗi, thiếu sót còn hạn chế trong bài làm.
Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn đè bài của tiết viét bài văn tả đồ vật, một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý nhận xét về kết quả làm bài của học sinh.
* Những ưu điểm chính:
VD: Xác định dùng đề bài bố cục rõ ràng, đầy đủ 3 phần câu diễn đạt mạch lạc, có hình ảnh, ý sáng tạo.
Nêu ví dụ cụ thể kèm tên học sinh. * Những thiếu sót hạn chế.
VD: Còn sai lỗi chính tả, câu văn lủng củng, ý liệt kê. Thông báo số điểm cụ thể.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh sửa bài.
+ Mục tiêu: Giúp HS biết cách sửa sai.
Giáo viên phát phiếu học tập cho từng học sinh làm việc cá nhân nêu nhiệm vụ cho mỗi em thự hiện:
  Đọc lời nhận xét.
  Đọc chỗ đã cho lỗi trong bài.
  Viết phiếu các lỗi theo từng loại và sửa lỗi.
  Đổi bài làm, đổi phiếu cho bạn cạnh bên để soát lại.
Giáo viên hướng dẫn sửa lỗi chung.
Giáo viên chỉ các lỗi cần sửa trên bảng phụ.
* Hướng dẫn học sinh học tập những đoạn văn, bài văn hay.
Giáo viên đọc cho học sinh nghe những đoạn văn, bài văn hay.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
+ Mục tiêu: Giúp HS biết viết lại một đoạn văn hay.
Yêu cầu học sinh đọc đề bài và làm bài.
Giáo viên nhận xét, chấm điểm bài làm của một số học sinh.
3. Hoạt động cuối cùng Đọc đoạn, bai văn hay.
Yêu cầu học sinh về nhà viết lại đoạn văn cho hay hơn vào vở. - Nhận xét tiết học.
IV/ Phần bổ sung :	

Tài liệu đính kèm:

  • docGA T.VIỆT.doc