Giáo án Môn Toán 4 - Tiết 146 đến 150

Giáo án Môn Toán 4 - Tiết 146 đến 150

Kế hoạch dạy học môn Toán

Tiết 146: LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

- Giúp HS ôn tập, củng cố hoặc tự kiểm tra về :

- Khái niệm ban đầu về phân số, các phép tính về phân số, tìm phân số của một số.

- Giải bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của hai số đó.

- Tính diện tích hình bình hành.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phấn màu.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 11 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 1587Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Môn Toán 4 - Tiết 146 đến 150", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 03 tháng 4 năm 2006
Kế hoạch dạy học môn Toán
Tiết 146: Luyện tập chung
i. Mục tiêu 
- Giúp HS ôn tập, củng cố hoặc tự kiểm tra về :
- Khái niệm ban đầu về phân số, các phép tính về phân số, tìm phân số của một số.
- Giải bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Tính diện tích hình bình hành.
ii. Đồ dùng dạy học
- Phấn màu. 
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Hình thức tổ chức, phương pháp
Đô dùng
 5’
 12’
 10’
 8’
2’
A.Kiểm tra
Bài số 3; 6 ( trang 64 – SGK ).
Bài 3: 
Bước giải:
Lí luận : Số thứ nhất gấp lên 5 lần thì được số thứ hai tức là số thứ hai gấp 5 lần số thứ nhất.Ta có sơ đồ: 
Số thứ nhất:
 60
Số thứ hai: 
Giải ra ta được: số thứ nhất: 15
 số thứ hai: 75
Bài 6: Đặt đề toán rồi giải. 
 Đáp số: số bé: :34
 số lớn: 204 
B.Bài mới:
Bài1: Tính:
 + = + = 
 x = = 
 + : = + x = + 2 = 
Bài 2: Tính diện tích của một hình bình hành có độ dài đáy là 18 cm, chiều cao bằng độ dài đáy.
Bài giải : 
Chiều cao của hình bình hành là:
18 x = 10 (cm)
Diện tích hình bình hành là :
18 x 10 = 180 (cm2)
Đáp số : 180 cm2
Bài 3 :
Một gian hàng có 63 đồ chơi gồm ô tô và búp bê, số búp bê bằng số ô tô. Hỏi gian hàng đó có bao nhiêu ô tô ?
Các bước giải :
Vẽ sơ đồ
Tìm tổng số phần bằng nhau (2 + 5 = 7 phần )
Tìm số ô tô ( 63 : 7 x 5 = 45 ôtô )
Bài 4 :
Năm nay tuổi con ít hơn tuổi bố 35 tuổi và bằng tuổi bố. Hỏi năm nay con bao nhiêu tuổi ?
Các bước giải.
Vẽ sơ đồ
Tìm hiệu số phần bằng nhau (9-2=7 phần )
Tìm tuổi con ( 35 : 7 x 2 = 10 tuổi )
 C. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung luyện tập trong tiết học. 
* Phương pháp kiểm tra đánh giá.
- GV gọi 1 HS lên bảng chữa bài tập 3. 
+ 2; 3 HS đọc đề bài mình đã đặt và nêu miệng bài giải.
+ Với HS thứ 2; thứ 3 có thể chỉ yêu cầu đặt đề cần nêu đáp số.
+ GV khuyến khích các em đặt đề với những đơn vị khác nhau.
- HS nhận xét. GVđánh giá, cho điểm.
* Phương pháp luyện tập thực hành.
 Bài 1
+ 1HS đọc yêu cầu của bài 1.
+ HS làm việc cá nhân
+ 1 HS khá lên bảng.
+ HS và GV nhận xét, kết luận.
Bài 2: 
+ 1 HS đọc yêu cầu a
+ Cả lớp đọc thầm lại.
+ GV yêu cầu HS chỉ ra dạng toán 
+ Cả lớp nhận xét, chữa bài.
Bài 3:
+ GV yêu cầu HS chỉ ra dạng toán 
+ GV vẽ sẵn sơ đồ lên bảng.
+ Sau đó, GV yêu cầu 2Hs trung bình khá lên giải 2 ý.
+ Cả lớp tự làm vào vở. 
+ Cả lớp nhận xét, chữa bài.
Bài 4
+ GV yêu cầu HS chỉ ra dạng toán 
- HS làm
+ Cả lớp nhận xét kết quả và kết luận.
+ 2 HS nhắc lại 
+ GV nhận xét tiết học. 
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Thứ ba ngày 4 tháng 4 năm 2006
Kế hoạch dạy học môn Toán
Tiết 147: Tỉ lệ bản đồ
I. Mục tiêu 
- HS bước đầu nhận biết ý nghĩa và hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì? ( cho biết một đơn vị độ dài thu nhỏ trên bản đồ ứng với độ dài trên mặt đất là bao nhiêu?).
II.Đồ dùng dạy học
- Bản đồ thế giới, bản đồ VN, Bản đồ một số tỉnh, thành phố( có ghi tỉ lệ bản đồ ở phía dưới). 
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Hình thức tổ chức, phương pháp
Đồ dùng
 5’
32’
3’
A.Kiểm tra
 Viết tỉ số của a và b biết: 
a) a = 15, b= 30
b) a = 4, b = 5
B.Bài mới:
1. Giới thiệu tỉ lệ bản đồ. 
 + Bản đồ Việt Nam ( SGK ) có ghi tỉ lệ 
 1 : 10 000 000.
+ Bản đồ thành phố Hà Nội, tỉ lệ 1: 500 000
*Các tỉ lệ đó được gọi là tỉ lệ bản đồ.
- Tỉ lệ bản đồ 1 : 10 000 000 cho biết hình nước Việt Nam được vẽ thu nhỏ mười triệu lần. Độ dài 1 cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là 10 000 000 cm hay 100 km.
- Tỉ lệ bản đồ 1 : 10 000 000 có thể viết dưới dạng phân số là: 
+ Tử số cho biết độ dài thu nhỏ trên bản đồ là 1 đơn vị ( dm, cm , mm,).
+ Mẫu số cho biết độ dài tương ứng là 
10 000 000 đơn vị ( 10 000 000 mm, 
10 000 000 cm, 10 000 000 dm ) 
2. Luyện tập 
Bài 1: 
- Bản đồ Việt Nam được vẽ theo tỉ lệ:
1 : 10 000 000 
- 1 cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là:
10 000 000 cm hay 100 km.
- Tỉ lệ bản đồ 1 : 10 000 000 viết dưới 
dạng phân số là
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
Tỉ lệ
1: 1000
1: 300
1:10 000
1: 500
Độ dài thu nhỏ
1cm
1dm
1mm
1m
Độ dài thật
..cm
.dm
.mm
.m
Bài 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S:
Trên bản đồ tỉ lệ 1: 10 000, quãng đường từ A đén B đo được 1dm. Như vậy độ dài thật của quãng đường từ A đến B là: 
10 000 m S
10 000dm Đ
10 000cm S
1km Đ
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học. Điều cần lưu ý về ý nghĩa của tỉ số bản đồ.
* Phương pháp kiểm tra đánh giá.
- 2 Hs lên bảng làm bài, cả lớp làm vào nháp.
- HS nhận xét. GVđánh giá, cho điểm.
 *Phương pháp phân tích, đàm thoại
+ GV cho HS xem một số bản đồ
+ Gọi 1 HS đọc tỉ lệ ghi trên bản đồ Việt Nam.
+ Gọi 1 HS đọc tỉ lệ ghi trên bản đồ thành phố Hà Nội.
+ GV ghi lại các tỉ số đó trên bảng.
+ GV giới thiệu tỉ lệ đó là tỉ lệ bản đồ.
+ GV hỏi HS tỉ lệ đó cho biết kích thước của bản đồ so với kích thước thực tế bằng bao nhiêu phần? 
+ Tương tự như vậy gọi 1 HS nói ý nghĩa của tỉ số bản đồ Hà Nội.
+ GV nêu ví dụ về 1 đơn vị là mm, cm, dm, m để HS hiểu.
* Phương pháp luyện tập thực hành. 
+ 1HS đọc yêu cầu của bài 
+ HS làm việc cá nhân.
+ 1 HS khá chữa miệng.
+ HS và GV nhận xét, kết luận.
+ 1 HS đọc yêu cầu của bài.
+ HS tự ghi độ dài thật vào chỗ chấm. Sau đó, GV yêu cầu 1 HS trung bình khá chữa bài.
+ Cả lớp nhận xét, chữa bài.
+ 1 HS đọc đầu bài
+ HS làm bảng phụ
+ HS làm bài vào vở.
+ HS nhận xét 
+ 2 HS nhắc lại.
+ GV nhận xét tiết học
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: .........................................................................
Thứ năm ngày 6 tháng 4 năm 2006
Kế hoạch dạy học môn Toán
Tiết 149: ứng dụng của tỉ lệ bản đồ (Tiếp theo)
I. Mục tiêu
- HS biết từ độ dài thật và tỉ lệ bản đồ cho trước, tính được độ dài thu nhỏ trên bản đồ.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Vẽ lại sơ đồ trong SGK vào tờ giấy to để treo lên bảng.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Hình thức, phương phápdạy học
Đồ dùng
5’
32’
3’
 A. Kiểm tra bài cũ:
Trên bản đồ ghi tỉ lệ 1: 100, chiều dài phòng học lớp em đo được 6cm.Hỏi chiều dài thật của lớp đó là mấy mét?
B. Dạy bài mới.
1. Bài toán 1:
 A
 ?cm
 B
tỉ lệ 1: 150
Khoảng cách AB trên sân trường là:20m
Khoảng cách AB trên bản đồ là?
Bài giải:
Đổi: 20m = 2000cm
Khoảng cách AB trên bản đồ là:
 2000 : 500 = 4 ( cm)
 Đ/s: 4 cm.
2.Bài toán 2: SGK- TR 157
3. Luyện tập:
Bài 1: Điền vào ô trống:
Tỉ lệ bản đồ
1: 10000
1:5000
1:20000
Độ dài thật
5km
25m
2km
Độ dài trên bản đồ
50cm
5mm
1dm
Bài 2:Đổi 12 km = 1200000cm
 Quãng đường từ bản A đến bản B trên bản đồ là:
1200000 : 100000 = 12( cm)
 Đ/s: 12 cm.
Bài 3: Đổi: 10m = 1000cm.
 15m = 1500 cm
Chiều dài hình chữ nhật trên bản đồ là:
1500 : 500 = 3 (cm)
Chiều rộng hình chữ nhật trên bản đồ là: 1000 : 500 = 2(cm)
 3cm
 2cm
C. Củng cố- Dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung luyện tập.
*Phương pháp kiểm tra, đánh giá
- 1 HS lên bảng chữa bài.
- HS nhận xét
- GV chấm điểm.
*Phương pháp luyện tập phát hiện:
GV treo sơ đồ sân trường.
HS quan sát
GV: Khoảng cách giữa 2 điểm A và B trên sân trường là 20 cm.
- Hãy tính độ dài đoạn AB trên bản đồ.
-1 HS đọc tỉ lệ trên bản đồ.
- 1cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu cm?
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi để tìm ra cách giải.
-GV hướng dẫn HS trình bày bài giải như SGK.
Bài 2: GV giới thiệu như bài 1.
- HS tự làm
- Chữa miệng
- HS nêu rõ cách tính.
*Phương pháp: Luyện tập, thực hành.
- HS đọc đề bài.
- HS tự làm.
- Chữa bảng.
- GV kết luận đáp án đúng.
- HS đọc đề bài.
- HS tự làm.
- lưu ý HS đổi độ dài thật ra cm.
- Chữa bảng.
- GV kết luận đáp án đúng.
- HS đọc đề bài.
- HS tự làm.
- Chữa bảng.
- GV kết luận đáp án đúng
- HS nhắc lại nội dung bài học.
- GV nhận xét tiết học.
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
......................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 7 tháng 4 năm 2006
Kế hoạch dạy học môn Toán
Tiết 150: Thực hành 
I. Mục tiêu:
- HS biết cách đo độ dài đoạn thẳng trong thực tếbằng thước dây, chẳng hạn như: đo chiều dài, chiều rộng phòng học, 2 cây, 2 cột ở sân trường.
- Biết vẽ một đoạn thẳng theo độ dài cho trước.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Thước dây cuộn, một số cọc để cắm mốc, giấy bút để ghi chép.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Hình thức, phương phápdạy học
Đồ dùng
5’
32’
3’
 A. Kiểm tra bài cũ:
Bài 2- trang 158
Quãng đường từ bản A đến bản B dài 12 km.
 Đổi 12 km = 1200000cm.
Trên bản đồ tỉ lệ 1: 100000, quãng đường đó được vẽ dài là:
 1200000 : 100000 = 12 (cm)
 Đ/s: 12cm
B. Dạy bài mới.
1. Bài học:
a)Đo đoạn thẳng trên mặt đất:
- Muốn đo độ dài đoạn thẳng AB trên mặt đất, người ta dùng dụng cụ gì?
+ Dùng thước dây cuộn
+ Cách đo:
Cố định một đầu thước dây tại điểm A, kéo dài dây thước cho đến điểm B, rồi xác định độ dài trên thước dây.
b) Gióng đoạn thẳng ( vạch hay kẻ đoạn thẳng) trên mặt đất:
- Muốn vẽ đoạn thẳng trên mặt đất, ta làm thế nào?
2. Luyện tập:
Bài 1:
a) Yêu cầu HS biết cách đo, đo được độ dài một đoạn thẳng( khoảng cách giữa 2 điểm cho trước)
b ) Giao việc: 
- Chiều dài lớp học 
- Chiều rộng lớp học
- Chiều rộng cổng trường
- Khoảng cách giữa 2 cây ở sân trường
c ) Kiểm tra công việc thực hành
Bài 2:
a )Yêu cầu: Vẽ trên sân trường 1 đoạn thẳng có độ dài cho trước.
b )Giao việc:
Vẽ đoạn thẳng dài 5m, 6m, 7m,8m,12m.
c)Kiểm tra công việc
*Nếu còn thời gian, cho một nhóm vẽ 1 HCN có chiều dài 10m, chiều rộng 6m.
C. Củng cố- Dặn dò:
- Nhắc HS mai mang đủ dụng cụ như hôm nay để thực hành tiếp.
*Phương pháp kiểm tra, đánh giá:
- 1 HS lên bảng chữa bài.
- HS nhận xét
- GV chấm điểm.
*Phương pháp đàm thoại:
GV hỏi, HS trả lời.
- HS có thể đọc SGK rồi nêu cách đo.
- GV cho 2 HS lên làm mẫu đo độ dài đoạn thẳng AB trên bảng
( AB dài khoảng 2m)
- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.
- GV treo hình vẽ trong SGK trang 70 đã được phóng to để hướng dẫn HS cách gióng.
*Phương pháp: Luyện tập, thực hành.
- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5,6 HS.
- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm, mỗi nhóm thực hành đo 3 độ dài khác nhau.
- Nhóm trưởng phân công công việc sao cho bạn nào cũng được đo.
- GV theo dõi các nhóm hoạt động.
- GV chia lớp thành các nhóm,mỗi nhóm 5,6 HS.
- Các nhóm bốc thăm để biết nhiệm vụ của mình.
- Nhóm trưởng phân công công việc .
- GV theo dõi các nhóm hoạt động.
- GV kiểm tra kết quả vẽ của các nhóm.
- HS nêu lại cách đo hoặc vẽ một đoạn thẳng trên mặt đất.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
*Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
.....................................................................................................................................................................................................................................................
Trường Đoàn Thị Điểm
GV: Hoàng Thị Việt
Lớp: 4
Thứ tư ngày 5 tháng 4 năm 2006
Kế hoạch dạy học môn Toán
Tiết 149: ứng dụng tỉ lệ bản đồ 
I. Mục tiêu:
- HS biết cách vẽ và vẽ được sơ đồ phòng học HCN trên giấy theo tỉ lệ cho trước (với kích thước là số tự nhiên)
II. Đồ dùng dạy học: 
- Thước dây cuộn, một số cọc để cắm mốc, giấy bút để ghi chép.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Hình thức, phương phápdạy học
Đồ dùng
5’
32’
3’
 A. Kiểm tra bài cũ:
1.Trên bản đồ tỉ lệ 1:500,chiều dài sân trường là 8cm.Tính chiều dài thật của sân trường.
 Đ/s: 40 cm.
B. Dạy bài mới.
1. Bài học:
a)VD 1- Bản đồ trường Mầm non xã Thắng Lợi vẽ theo tỉ lệ 1: 300.Trên bản đồ, cổng trường rộng 2cm, hỏi chiều rộng thật của cổng trường là mấy mét?
Có thể gợi ý:
- Độ dài thu nhỏ trên bản đồ(đoạn AB) dài mấy cm? (2cm)
- Bản đồ trường Mầm non vẽ theo tỉ lệ nào?
- 1cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu cm? (300cm)
- 2cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu cm? ( 2 x 300 = 600cm)
b)VD 2-SGK
2. Luyện tập
Bài 1 :
Viết số thích hợp vào chỗ trống:
tỉ lệ bản đồ
1:500 000
1:15 000
1:2000
độ dài thu nhỏ
2cm
3 dm
50 mm
độ dài thật
.cm
dm
mm
Bài 2 : 
Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 200, chiều dài phòng học lớp em đo được 4 cm. Hỏi chiều dài thật của phòng học đó là mấy mét.
Bài giải :
Chiều dài thật của phòng học là :
4 x 200= 800(cm)
800cm = 8 m
Đáp số 8 m
Bài 3 : 
Trên bản đồ tỉ lệ : 1 : 2 500 000, quãng đường thành phố Hồ Chí Minh- Quy Nhơn đo được 27 cm. Tìm độ dài thật của quãng đường đó.
Bài giải : Quãng đường thành phố Hồ Chí Minh – Quy Nhơn dài là :
27 x 2 500 000 = 67500 000 (cm)
67 500 000 cm = 675 km
Đáp số : 675 km
C. Củng cố- Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
*Phương pháp kiểm tra, đánh giá:
- 1 HS lên bảng chữa bài.
- HS nhận xét
- GV chấm điểm.
* Phương pháp đàm thoại:
- HS đọc VD 1 SGK( Không yêu cầu thực hành)
- HS đọc SGK và nêu cách thực hiện
- Muốn vẽ thu nhỏ độ dài một đoạn thẳng theo tỉ lệ cho trước ta làm thế nào?
- HS nêu 2 bước tổng quát.
- Thực hiện tương tự bài toán 1
*Phương pháp: Luyện tập, thực hành.
- 1HS đọc đề bài
– 1 HS làm bảng phụ.
- HS làm bài
- HS nhận xét
- 1 HS đọc đề bài
- HS tự tìm cách giải.
- 1 HS chữa bảng lớp.
- HS và Gv nhận xét.
-1 HS đọc đề bài
 HS giải 
GV lưu ý : Đề bài không nói rõ độ dài quãng đường TP HCM – Quy Nhơn tính theo đơn vị nào. Tuy nhiên nên đổi đơn vị đo độ dài quãng đường ra đơn vị km để phù hợp với thực tế.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
....................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 30.doc