Giáo án môn Toán 5 - Tuần 18

Giáo án môn Toán 5 - Tuần 18

TOÁN

 DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC

SGK/87 TGDK : 35’

A. Mục tiêu:

- Biết tính diện tích hình tam giác.

*Bài 2(sgk) ( HS khá giỏi )

- Giáo dục học sinh yêu thích môn học, vận dụng điều đã học vào cuộc sống.

B. Đồ dùng dạy học :

+ GV: 2 hình tam giác bằng nhau. ( Ở bộ đồ dùng dạy học lớp 5 )

+ HS: 2 hình tam giác, kéo.

C. Các hoạt động dạy học:

1. Hoạt động đầu tiên

- Học sinh sửa bài 2 trang 86.

- Giáo viên nhận xét và cho điểm.

2. Hoạt động dạy học bài mới

 Hoạt động 1 : Cắt ghép hình

+ Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết quy tắc và cách tính diện tích hình tam giác.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh cắt hình. Học sinh thực hành cắt hình tam giác – cắt theo đường cao  tam giác 1 và 2.

Giáo viên hướng dẫn học sinh ghép hình.

- Học sinh ghép hình 1 và 2 vào hình tam giác còn lại  EDCB

- HS so sánh đối chiếu các yếu tố hình học.

- Yêu cầu học sinh nhận xét.

- Giáo viên chốt lại:

Hoạt động 2: Thực hiện bài tập 1

+Mục tiêu: Giúp học sinh tính được diện tích hình tam giác

Bài 1:1 HS đọc yêu cầu bài tập- HS tự làm bài vào vở

- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc, công thức tính diện tích tam giác và học thuộc lòng- nhiều HS nhắc lại.

*Bài 2(sgk) ( HS khá giỏi ) Cả lớp làm nếu có thể

1 HS đọc yêu cầu bài tập -GV hỏi:Em có nhận xét gì về đơn vị đo của độ dài đáy và chiều cao HTG? Vậy trước khi tính diện tích của hình tam giác chúng ta cần đổi chúng về cùng 1 đơn vị đo nào?

- HS tự làm bài vào vở

- 2 HS lên bảng làm – HS cả lớp nhận xét bài bạn- HS đổi chéo vở kiểm tra bài lẫn nhau.

3. Hoạt động cuối cùng

- Học sinh nhắc lại quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác.

- Chuẩn bị: “Luyện tập”

- Nhận xét tiết học

 

doc 4 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 646Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán 5 - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN
 DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC 
SGK/87 	TGDK : 35’ 
A. Mục tiêu:
- Biết tính diện tích hình tam giác.
*Bài 2(sgk) ( HS khá giỏi )
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học, vận dụng điều đã học vào cuộc sống. 
B. Đồ dùng dạy học :
+ GV: 2 hình tam giác bằng nhau. ( Ở bộ đồ dùng dạy học lớp 5 )
+ HS: 2 hình tam giác, kéo.
C. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên 
Học sinh sửa bài 2 trang 86.
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
2. Hoạt động dạy học bài mới 
 Hoạt động 1 : Cắt ghép hình
+ Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết quy tắc và cách tính diện tích hình tam giác.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cắt hình. Học sinh thực hành cắt hình tam giác – cắt theo đường cao ® tam giác 1 và 2. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh ghép hình. 
Học sinh ghép hình 1 và 2 vào hình tam giác còn lại ® EDCB
HS so sánh đối chiếu các yếu tố hình học.
Yêu cầu học sinh nhận xét.
Giáo viên chốt lại: 
Hoạt động 2: 	Thực hiện bài tập 1
+Mục tiêu: Giúp học sinh tính được diện tích hình tam giác 
Bài 1:1 HS đọc yêu cầu bài tập- HS tự làm bài vào vở 
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc, công thức tính diện tích tam giác và học thuộc lòng- nhiều HS nhắc lại.
*Bài 2(sgk) ( HS khá giỏi ) Cả lớp làm nếu có thể 
1 HS đọc yêu cầu bài tập -GV hỏi:Em có nhận xét gì về đơn vị đo của độ dài đáy và chiều cao HTG? Vậy trước khi tính diện tích của hình tam giác chúng ta cần đổi chúng về cùng 1 đơn vị đo nào? 
- HS tự làm bài vào vở 
- 2 HS lên bảng làm – HS cả lớp nhận xét bài bạn- HS đổi chéo vở kiểm tra bài lẫn nhau.
3. Hoạt động cuối cùng 
Học sinh nhắc lại quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác.
Chuẩn bị: “Luyện tập”
- Nhận xét tiết học 	
D/ Phần bổ sung:	
TOÁN
LUYỆN TẬP
SGK /88 	 TGDK:35’
A. Mục tiêu:
Biết:
- Tính diện tích hình tam giác.
- Tính diện tích hình tam giác vuông biết độ dài hai cạnh góc vuông.
* Bài 4: ( HS khá giỏi ) 
+Thái độ: Giúp học sinh yêu thích môn học, tính S hình tam giác nhanh, chính xác.
B.ĐDDH: 
-GV: Bảng phụ
-HS: SGK , nháp
C. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên 
Học sinh nhắc lại quy tắc, công thức tính S tam giác.2 HS làm bài 1/88
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
2. Hoạt động dạy học bài mới 
Hoạt dộng 1: Làm bài tập 1,2
+Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại cách tính diện tích hình tam giác và chỉ ra được các yếu tố trong hình tam giác cho trước.
 Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu bài tập - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc, công thức tính diện tích tam giác - nhiều HS nhắc lại. Muốn tìm diện tích tam giác ta làm sao ?
- HS tự làm bài vào vở -1 HS lên bảng làm – HS cả lớp nhận xét bài bạn
- HS đổi chéo vở kiểm tra bài lẫn nhau.
Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu bài tập- HS tự làm bài vào vở -1 HS lên bảng làm – HS cả lớp nhận xét bài bạn- HS tự sửa bài mình.
Hoạt dộng 2: Làm bài tập 3
+Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết về tam giác vuông, các đáy và chiều cao tương ứng sau đó tính diện tích.
Bài 3: 1 HS đọc yêu cầu bài tập- Học sinh thảo luận nhóm đôi để tìm cách tính S 2 hình tam giác vuông.- Đại diện 1 nhóm làm ở phiếu to – Các nhóm khác nhận xét , sửa bài. HS tự sửa bài bằng bút chì.
* Bài 4: ( HS khá giỏi ) 
3. Hoạt động cuối cùng 
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác vuông, tam giác không vuông ?
Về nhà ôn lại kiến thức về hình tam giác. Thi đua:
Tính và so sánh S hai tam giác ABC và ADC.
	 A
 10 cm
 B H 15cm D 5cm C 
Chuẩn bị: “ Luyện tập chung”, về nhà làm BT1 nếu có thể
Nhận xét tiết học 	.
D/ Phần bổ sung:	
TOÁN
 LUYỆN TẬP CHUNG SGK/89 TGDK:35’
A. Mục tiêu: -
Biết:
- Giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong số thập phân.
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Làm các phép tính với số thập phân.
- Viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
- Cẩn thận khi làm bài.
B. ĐDDH: 
GV: Bảng phụ
HS: SGK
C. Các hoạt động dạy học: 
1. Hoạt động đầu tiên 
Học sinh nhắc lại quy tắc, công thức tính S tam giác.2 HS làm bài 1/88
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
2. Hoạt động dạy học bài mới 
 Hoạt động 1: Thực hành Phần 1
+ Mục tiêu: Ôn tập, củng cố về: Các hàng của số thập phân; viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân; Tỉ số phần trăm của 2 số.
- GV cho HS tự đọc , tự làm rồi chữa bài.
Bài 1: HS tự làm bài- HS chữa bài có thể trình bày miệng.
Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu bài toán- HS cả lớp đọc thầm – HS tự làm bài – và nêu miệng.
Bài 3: Hs tự làm và nêu miệng.
Hoạt động 2: Thực hành Phần 2
Bài 1: Cho HS đặt tính rồi tính- khi chữa bài- GV yêu cầu HS nêu cách tính.
Bài 2: HS tự làm bài -1 HS lên bảng làm – cả lớp nhận xét bài bạn- nêu cách làm- HS tự sửa bài.
*Bài 3:( HS khá giỏi ) HS đọc yêu cầu đề toán – HS tự làm bài – 2 HS lên bảng giải – HS nhận xét bài bạn- HS tự sửa bài.
*Bài 4: ( HS khá giỏi ) HS đọc yêu cầu bài toán – HS tự làm bài vào vở- 2 HS lên bảng làm – HS cả lớp nhận xét bài bạn - HS tự sửa bài của mình.
- GV có thể cho HS tự chấm điểm theo biểu điểm rồi cho HS báo cáo điểm của mình.
3. Hoạt động cuối cùng 
GV tổng kết tiết học
Dặn: Ôn tập để KT cuối học kì 1
D/ Phần bổ sung: 	
 TOÁN 
 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN II
+Mục tiêu
Tập trung vào kiểm tra:
- Xác định giá trị theo vị trí của các chữ số trong số thập phân.
- Kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân. 
- Giải bài toán liên quan đến tính diện tích hình tam giác.
 TOÁN
 HÌNH THANG 
SGK/91 TGDK : 35’ 
A. Mục tiêu:
- Có biểu tượng về hình thang.
- Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang với các hình đã học.
- Nhận biết hình thang vuông.
*Bài 3: ( HS khá giỏi ) 
- Giáo dục học sinh yêu thích, say mê môn học.
B. ĐDDH: + GV:Bảng phụ vẽ hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành, hình thoi.
 + HS: 2 tờ giấy thủ công, kéo.
C.Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên 
Giáo viên nhận xét bài kiểm tra. Học sinh làm lại một vài bài dễ làm sai.
Hoạt động 1:1.Hình thành biểu tượng về hình thang.
+Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết hình thang thông qua biểu tượng
Giáo viên cho HS quan sát hình vẽ “ cái thang” trong sgk, nhận ra những hình ảnh của hình thang. Sau đó, HS quan sát hình vẽ hình thang ABCD trong sgk và trên bảng.
Nhận biết một số đặc điểm của hình thang: Gv yêu cầu HS quan sát mô hình lắp ghép và hình vẽ hình thang đặc điểm hình thang.(trong sgk)
Giáo viên đặt câu hỏi.
+ Hình thang có những cạnh nào?
+ Hai cạnh nào song song?-HS nhận xét
Giáo viên KL: Hình thang có một cặp cạnh đối diện s.song . 2 cạnh s.song gọi là 2 đáy (đáy lớn và đáy nhỏ); 2 cạnh kia gọi là 2 cạnh bên 
GV yêu cầu HS q.sát hình thang ABCD trong SGK (ở dưới) GV giới thiệu (chỉ vào) đường cao AH là chiều cao của h.thang (độ dài AH) 
GV gọi 1 vài HS n.xét về đường cao AH, quan hệ giữa đường cao AH và 2 đáy.
GV kết luận về đ.điểm của h.thang . 
1 vài HS lên bảng chỉ vào h.thang ABCD và nhắc lại đ.điểm của h.thang . 
Hoạt động 2: Thực hành bài 1 và 2
+Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang với các hình đã học
Bài 1 : Nhằm củng cố biểu tượng về hình thang 
- GV y.cầu HS tự làm bài rồi đổi vở cho nhau để kiển tra chéo. GV chữa bài và kết luận 
Bài 2 : Nhằm giúp HS củng cố nhận biết đ.điểm h.thang 
- GV y.cầu HS tự làm bài – Gọi 1 sớ em nêu kết quả - HS tự sửa bài mình. 
*Bài 3: ( HS khá giỏi ) –Cả lớp làm nếu có thể 
Hoạt động 3: Thực hiện bài tập 4
+Mục tiêu: Giúp học sinh biết nhận dạng hình thang vuông .
Bài 4 : 1 HS đọc y.cầu đề bài – HS tự làm bài – 1 HS lên bảng trình bày – cả lớp nhận xét 
GV chốt lại: Hình thang có cạnh bên vuông góc với đáy gọi là hình thang vuông
3. Hoạt động cuối cùng Học sinh nhắc lại đặc điểm của hình thang.
- Thi đua vẽ h.thang trong 4 phút. (H.sinh nào vẽ nhiều nhất. Vẽ h.thang theo nhiều hướng khác nhau).
Chuẩn bị: “Diện tích hình thang”. Làm BT3/92 nếu có thể
Nhận xét tiết học 	
D/ Phần bổ sung : 	

Tài liệu đính kèm:

  • docGA TOAN.doc