Giáo án môn Toán khối 4 năm 2006 - Tuần 7

Giáo án môn Toán khối 4 năm 2006 - Tuần 7

A. MỤC TIÊU:

Giúp học sinh củng cố về:

- Kỹ năng thực hiện phép cộng, phép trừ (không nhớ và có nhớ) và biết cách thử lại phép cộng, thử lại phép trừ.

- Giải toán có lời văn về tìm thành phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ.

B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- GV: Giáo án, SGK

- HS : Sách vở, đồ dùng môn học

 

doc 15 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 970Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán khối 4 năm 2006 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Ngày soạn: 13 – 10 – 2006 	Ngày giảng : 2 2006
Đ31 : Luyện tập. 
A. Mục tiêu: 
Giúp học sinh củng cố về : 
- Kỹ năng thực hiện phép cộng, phép trừ (không nhớ và có nhớ) và biết cách thử lại phép cộng, thử lại phép trừ.
- Giải toán có lời văn về tìm thành phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ.
B. Đồ dùng dạy – học :
- GV : Giáo án, SGK 
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
C. Phương pháp:
Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành
D. các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. ổn định tổ chức
 Hát, KT sĩ số
II. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra vở bài tập của Hs.
III. Dạy học bài mới :
1) Giới thiệu – ghi đầu bài 
 2) Hướng dẫn luyện tập 
* Bài 1 : 
- GV viết : 2416 + 5164 
- Nhận xét đúng/ sai.
GVnêu : muốn kiểm tra phép cộng đã đúng chưa ta phải thử lại. Khi thử phép cộng ta có thể lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết quả là số hạng còn lại thì phép tính làm đúng.
- GV nhận xét, cho điểm.
* Bài 2 : 
- Gọi 1 Hs lên bảng làm phần a 
- Nhận xét đúng/ sai.
GVnêu cách thử lại : muốn kiểm tra một phép tính trừ đã đúng hay chưa chúng ta phải thử lại. Khi thử lai phép trừ ta có thể lấy hiệu cộng với số trừ, nếu kết quả là số bị trừ thì phép tính làm đúng.
- Cho 3 HS lên bảng làm bài phần b, GV cho cả lớp nhận xét.
- Đánh giá, cho điểm HS.
* Bài 3 :
- Yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài, làm xong nêu cách tìm x của mình.
- GV nhận xét, cho điểm.
* Bài 4 :  Nêu yêu cầu của bài.
+ Núi nào cao hơn ? Cao hơn bao nhiêu mét ?
- GV nhận xét, chữa bài, cho điểm.
* Bài 5 : 
- Yêu cầu HS nhẩm không đặt tính.
- Gọi HS nêu kết quả nhẩm.
- Kiểm tra lớp đúng/ sai.
IV. Củng cố - dặn dò :
 + Nhận xét tiết học 
 - Về làm bài trong vở bài tập.
- Chuẩn bị bài học sau.
 7 521
-
 98
 7 423
Hát tập thể
- HS ghi đầu bài vào vở
 a)-1 HS lên bảng đặt tính và tính, lớp làm nháp.
 2416
 + 
 5164
 7580
- 1 HS lên thử lại, lớp thử ra nháp
 7580
 - 
 2416 
 5164
- HS nêu cách thử lại.
b) 3 HS lên bảng, lớp làm vào vở
 69 108
+
 2 074
 71 182
 267 345
+
 31 925
 299 270
 35 462
+
 27 519
 62 981
 299 270
-
 267 345
 31 925
 71 182
-
 69 108
 2 074
 62 981
-
 35 462
 27 519
Thử lại :
a)- 1 HS lên làm bài, 1 Hs lên bảng thử lại.
 6 357
+
 482
 6 839
 6 839
-
 482
 6 357
b) 3 HS lên bảng, lớp làm vào vở
 7 521
 -
 98
 7 423
 5 901
 -
 638
 5 263
 4 025
 -
 312
 3 713
b)
 7 423
 +
 98
 7 521
 5 263
 +
 638
 5 901
 3 713
 +
 312
 4 025
Thử lại :
a) x + 262 = 4 848 b) x – 707 = 3 535
 x = 4 848 – 262 x = 3 535 + 707
 x = 4 586 x = 4 242
- HS nhận xét, đánh giá.
- HS đọc đề bài 
- 1 HS lên bảng làm bài.
Núi Phan-xi-păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh và cao hơn là :
3 143 – 2 428 = 715 (m)
 Đáp số : 715 m
- HS làm vào vở.
- HS đọc đề bài.
 + Số lớn nhất có 5 chữ số là : 99 999
 + Số bé nhất có 5 chữ số là : 10 000
 Hiệu của chúng là : 89 999
- Nhận xét đánh giá
 Ngày soạn: 15 – 10 – 2006 	 	Ngày giảng : 3 2006
Đ32 : Biểu thức có chứa hai chữ. 
A. Mục tiêu:
Giúp học sinh 
- Nhận biết một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ
- Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ.
B. Đồ dùng dạy – học :
- GV : Giáo án, SGK + Bảng phụ viết sẵn ví dụ ( như SGK ) và kẻ một bảng chứa có số liệu theo mẫu SGK
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
C. Phương pháp:
Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành
D. các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. ổn định tổ chức
 Hát, KT sĩ số
II. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra vở bài tập của lớp.
III. Dạy học bài mới :
 1) Giới thiệu – ghi đầu bài 
 2) Giới thiệu biểu thức có chứa hai chữ
- GV viết ví dụ lên bảng.
- Giải thích : mỗi chỗ (....) chỉ số con cá do anh ( hoặc em, hoặc cả hai anh em) câu được.
+ Muốn biết cả hai anh em câu được bao nhiêu con cá ta làm thế nào ?
- GV kẻ bảng số .
GV vừa nói vừa viết vào bảng : nếu anh câu được 3 con cá , em câu được 2 con cá.
+ Cả hai anh em câu được bao nhiêu con cá ?
* Làm tương tự với : 
 - Anh 4 con, em 0 con
 - Anh 0 con, em 1 con.
- GV nêu : Nếu anh câu được a con cá và em câu được b con cá thì số cá mà hai anh em câu được là bao nhiêu con ?
- GV giới thiệu : a + b được gọi là biểu thức có chứa hai chữ.
+ Em có nhận xét gì về biểu thức có chứa 2 chữ ?
 3) Giới thiệu giá trị của biểu thức có chứa 2 chữ :
+ Nếu a = 3 và b = 2 thì a + b = ?
- GVnêu : Khi đó ta nói 5 là một giá trị số của biểu thức a + b.
- Y êu cầu HS làm tương tự.
+ Khi biết giá trị cụ thế của a và b muốn tính giá trị của biểu thức a + b ta làm như thế nào ?
+ Mỗi lần thay các chữ a và b bằng các số ta tính được gì ?
4. Luyện tập, thực hành :
* Bài 1 : 
+ Bài tập Y/c chúng ta làm gì ?
+ Đọc biểu thức trong bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
* Bài 2 : 
+ Mỗi lần thay các chữ a và b bằng các số chúng ta tính được gì ?
* Bài 3 :
- Gv vẽ bảng số lên bảng.
- Y/c HS nêu nội dung các dòng trong bảng.
- GV nhận xét, cho điểm.
* Bài 4 :  
- GV nhận xét, chữa bài, cho điểm.
IV. Củng cố - dặn dò :
 + Nhận xét tiết học 
 - Về làm bài trong vở bài tập.
Hát tập thể
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS đọc ví dụ.
- Ta thực hiện phép tính cộng số con cá của được với số con cá của em câu được.
- HS kẻ vào vở.
- Học sinh ghi.
- Hs nêu rồi viết : 3 + 2 vào cột thứ 3.
 - 4 + 0
 - 0 + 1
- Hai anh em câu được a + b con cá.
- 2 – 3 HS nhắc lại.
- Luôn có dấu tính và hai chữ.
+ Nếu a = 3 và b = 2 thì a + b = 3 + 2 = 5 , 5 là một giá trị số của biểu thức a + b.
+ Nếu a = 4 và b = 0 thì a + b = 4 + 0 = 4 , 4 là một giá trị số của biểu thức a + b.
+ Nếu a = 0 và b = 1 thì a + b = 0 + 1 = 1, 1 là một giá trị số của biểu thức a + b.
- Ta thay các số vào chữ a và b rồi thực hiện tính giá trị của biểu thức.
- Mỗi lần thay chữ a và b bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức a + b.
- 2 – 3 học sinh nhắc lại.
- Tính giá trị của biểu thức.
- Biểu thức c + d.
a) Nếu c = 10 và d = 25 thì c + d = 10 + 25 = 35.
b) Nếu c = 15 và d = 45 thì c + d = 15 + 45 = 60.
- Đọc đề bài, tự làm vào vở ; 3 HS lên bảng.
a) Nếu a = 32 và b = 20 thì giá trị của biểu thức a – b = 32 – 20 = 12.
b) Nếu a = 45 và b = 36 thì giá trị của biểu thức a – b = 45 – 36 = 9.
c) Nếu a = 18m và b = 10m thì giá trị của biểu thức a – b = 18m – 10m = 8m.
- Tính được một giá trị của biểu thức a – b.
- Học sinh đọc đề bài.
- Dòng 1 : giá trị của a, dòng 3 : giá trị của biểu thức a x b, dòng 2 : giá trị của b, dòng 4 : giá trị của biểu thức a : b 
- 3 HS tiếp nối lên bảng làm, lớp làm vở
a
12
28
60
70
b
3
4
6
10
a x b
36
112
360
700
a : b
4
7
10
7
- HS đọc đề bài, 2 Hs lên bảng, lớp làm vở.
a
300
3200
24 687
54 036
b
500
1800
36 805
31 894
a + b
800
5000
61 492
85 930
b + a
800
5000
61 492
95 930
Ngày soạn: 16 – 10 – 2006 	 	Ngày giảng : 4 2006
Đ33 : Tính chất giao hoán 
của phép cộng.
A. Mục tiêu:
Giúp học sinh 
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng.
- áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng để thử phép cộng và giả các bài toán có liên quan.
B. Đồ dùng dạy – học :
- GV : Giáo án, SGK + Bảng phụ viết sẵn bảng số ( như SGK ). 
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
C. Phương pháp:
Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành
D. các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. ổn định tổ chức
 Hát, KT sĩ số
II. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra vở bài tập của lớp.
III. Dạy học bài mới :
 1) Giới thiệu – ghi đầu bài 
 2) Giới thiệu tính chất giao hoán của phép cộng :
- GV treo bảng số lên bảng.
- Yêu cầu Hs tính giá trị của a + b và b + a.
 + Hãy so sánh giá trị của biểu thức a + b với giá tri của biểu thức b + a khi a = 20 ; b = 30.
+ Tương tự so sánh phần còn lại.
+ Vậy giá trị của biểu thức a + b luôn luôn như thế nào với giá trị của biểu thức b + a ?
- Ta có thể viết : a + b = b + a
+ Em có nhận xét gì về các số hạng trong hai tổng a + b và b + a ?
 + Khi đổi chỗ các số hạng của tổng a + b cho nhau thì ta được tổng như thế nào ?
+ Khi thay đổi các số hạng của tổng a + b thì giá trị của tổng này có thay đổi không ?
- Yêu cầu Hs đọc kết luận SGK.
 3) Luyện tập thực hành :
* Bài 1 : 
- GV viết các phép tính lên bảng. 
+ Vì sao em nói ngay được kết quả của phép tính 379 + 468 = 847 ?
- GV nhận xét, cho điểm.
* Bài 2 : 
+ Bài tập Y/ c chúng ta làm gì ?
- Nhận xét, cho điểm.
* Bài 3 :
- Y/c HS giả thích vì sao lại điền dấu = ; > hay <
- GV nhận xét, cho điểm.
IV. Củng cố - dặn dò :
 + Nêu tính chất giao hoán của phép cộng ?
- Về làm bài trong vở bài tập.
Hát tập thể
- HS ghi đầu bài vào vở
+ 3 Hs lên bảng.
a
20
350
1 208
b
30
250
2 764
a + b
20 + 30 = 50
350 + 250 = 600
3 972
b + a
30 + 20 = 50
250 + 350 = 600
3 972
- Giá trị của biểu thức a + b và b + a đều bằng 50.
- Giá trị của biểu thức a + b luôn luôn bằng giá trị của biểu thức b + a. 
- Học sinh đọc.
- Mỗi tổng đều có hai số hạng a và b nhưng vị trí các số hạng khác nhau.
- Thì ta được tổng b + a 
+ Khi thay đổi các số hạng của tổng a + b thì giá trị của tổng không thay đổi.
+ 2 – 3 Hs đọc .
- Học sinh đọc đề bài
- Hs nêu kết quả các phép tính
a) 486 + 379 = 847 b) 6509 + 2876 = 9385
 379 + 486 = 847 2876 + 6509 = 9385
 c) 4 268 + 76 = 4 344
 76 + 4 268 = 4 344
+ Vì khi đổi chỗ các số hạng trong tổng thì tổng đó không thay đổi.
+ Viết số hoặc chữ số thích hợp vào chỗ chấm.
+ 1 Hs lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
a) 48 + 12 = 12 + 48 b) m + n = n + m
 65 + 297 = 297 +65 84 + 0 = 0 + 84 
 177 + 89 = 89 + 177 a + 0 = 0 +a
-Đổi chéo bài để kiểm tra.
- 2 Hs lên bảng 
- Lớp làm vào vở.
 a) 2 975 + 4 017 = 4 017 + 2975
 2 975 + 4 017 < 4 017 + 3 000
 2 975 + 4 017 > 4 017 + 2 900
 b) 8 264 + 927 < 927 + 8 300
 8 264 + 972 > 900 + 8 264
 927 + 8 264 = 8 264 + 927
- So sánh các số
- Vận dụng tính chất giao hoán của phép cộng.
- 2 Hs nhắc lại.
________________________________________
Ngày soạn: 16 – 10 – 2006 	 	Ngày giảng : 5 2006
Đ34 : Biểu thức có chứa ba chữ. 
A. Mục tiêu:
Giúp học sinh 
- Nhận biết một số biểu thức đơn giản có chứa ba chữ
- Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản có chứaba chữ.
B. Đồ dùng dạy – học :
- GV : Giáo án, SGK + Bảng phụ viết sẵn ví dụ ( như SGK ) và kẻ một bảng chứa có số liệu theo mẫu SGK
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
C. Phương pháp:
Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành
D. các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. ổn định tổ chức
 Hát, KT sĩ số
II. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra vở bài tập của lớp.
III. Dạy học bài mới :
 1) Giới thiệu – ghi đầu bài 
 2) Giới thiệu biểu thức có chứa ba chữ
- GV viết ví dụ lên bảng.
+ Muốn biết cả 3 bạn câu được bao nhiêu con cá ta làm thể nào ?
- Giải thích : mỗi chỗ (....) trong ví dụ chỉ gì ? 
GV vừa nói vừa viết vào bảng : nếu An câu được 2 con cá , Bình câu được 3 con cá, Cường câu được 4 con cá.
+ Cả ba bạn câu được bao nhiêu con cá ta làm như thế nào?
- GV ghi : 2 + 3 + 4
* Làm tương tự với : 
 An Bình Cường
 5 con 1 con 0 con
 1 con 0 con 2 con
- GV nêu : Nếu An câu được a con cá, Bình câu được b con cá, Cường câu được c con cá thì số cá mà cả ba bạn câu được là bao nhiêu con ?
- GV giới thiệu : a + b + c được gọi là biểu thức có chứa ba chữ.
+ Em có nhận xét gì về biểu thức có chứa 3 chữ ?
 3) Giới thiệu giá trị của biểu thức có chứa 3 chữ :
 + Nếu a = 3 ; b = 2 và c = 4 thì 
 a + b + c = ?
- GVnêu : Khi đó ta nói 9 là một giá trị số của biểu thức a + b + c .
- Y êu cầu HS làm tương tự.
+ Khi biết giá trị cụ thế của a ; b và c muốn tính giá trị của biểu thức 
a + b + c ta làm như thế nào ?
+ Mỗi lần thay các chữ a ; b ; c bằng các số ta tính được gì ?
4. Luyện tập, thực hành :
* Bài 1 : 
+ Bài tập Y/c chúng ta làm gì ?
+ Đọc biểu thức trong bài và làm bài.
- Gv hỏi lại để Hs trả lời.
- GV nhận xét, cho điểm.
* Bài 2 : 
- Gv hỏi để Hs nêu miệng.
- Nhận xét, cho điểm
- Mọi số nhân với 0 đều bằng gì ?
+ Mỗi lần thay các chữ a , b , c bằng các số chúng ta tính được gì ?
* Bài 3 :
- GV nhận xét, cho điểm.
* Bài 4 :  
- Muốn tính chu vi của một hình tam giác ta làm như thế nào ?
- GV nhận xét, chữa bài, cho điểm.
IV. Củng cố - dặn dò :
 + Nhận xét tiết học 
Về làm bài trong vở bài tập.
Chuẩn bị bài sau.
Hát tập thể
- 1 Hs đọc, lớp theo dõi, chữa bài.
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS đọc ví dụ.
- Ta thực hiện phép tính cộng số con cá ba bạn với nhau.
- Phải viết số ( hoặc chữ ) thích hợp vào chỗ (...) đó.
- HS kẻ vào vở.
Số cá của An
Số cá của Bình
Số cá của Cường
Số cá của cả ba người
2
5
1
...
a
3
1
0
...
b
4
0
2
...
c
2 + 3 + 4
5 + 1 + 0
1 + 0 + 2
......
a + b + c
- Cả ba bạn câu được 2 + 3 + 4 con cá
- Học sinh ghi.
- 5 + 1 + 0 
- 1 + 0 + 2 
- Cả ba bạn câu được a + b + c con cá
- Hs ghi.
- Hs ghi vở.
- 2 – 3 Hs nhắc lại.
- Luôn có dấu tính và ba chữ.
- Nếu a = 2 ; b = 3 và c = 4 thì giá tri của biểu thức a + b + c = 2 + 3 + 4 = 9 ; 9 là một giá trị của biểu thức a + b + c.
+ Ta thay các chữ a, b , c bằng số rồi thực hiện tính giá trị của biểu thức.
+ Mỗi lần thay chữ bằng số, ta tính được một giá trị của biểu thức a + b + c.
- Tính giá trị của biểu thức.
- Biểu thức a + b + c
a) Nếu a = 5 ; b = 7 ; c = 10 thì giá trị của biểu thức a + b + c = 5 + 7 + 10 = 22.
b) Nếu a = 12 ; b = 15 ; c = 9 thì giá trị của biểu thức a + b + c = 12 + 15 + 9 = 36.
- Hs đọc bài, sau đó tự làm bài
+ 3 Hs lên bảng làm bài :
a) Nếu a = 9 ; b = 5 ; c = 2 thì giá trị của biểu thức a x b x c = 9 x 5 x 2 = 45 x2 = 90.
b) Nếu a =15 ; b = 0 ; c = 37 thì giá trị của biểu thức a x b x c = 15 x 0 x 37 = 0 x 37 = 0
 - Mọi số nhân với 0 đều bằng 0.
 - Ta tính được một giá trị của biểu thức a x b x c.
- 3 Hs lên bảng , lớp làm vào vở.
* Cho biết m = 10 ; n = 5 ; p = 2, tính giá trị của biểu thức :
a) m + n + p = 10 + 5 + 2 = 17.
 m + ( n + p ) = 10 + ( 5 + 2 ) = 10 + 7 = 17 
b) m - n - p = 10 – 5 – 2 = 5 – 2 = 3.
 m - ( n + p ) = 10 – ( 5 + 2 ) = 10 – 7 = 3 
c) m + n x p = 10 + 5 x 2 = 10 + 10 = 20 
 ( m + n ) x p = ( 10 + 5 ) x 2 = 15 x 2 = 30.
- Học sinh nhận xét, bổ sung.
- Hs đọc phần a)
- Lấy 3 cạnh của tam giác cộng với nhau.
a) p = a + b + c 
b) Tính chu vi của hình tam giác đó.
* P = 5 + 4 + 3 = 12 (cm )
* P = 10 + 10 + 5 = 25 (cm )
* P = 6 + 6 + 6 = 18 ( cm)
- Học sinh nhận xét, chữa bài.
___________________________________
Ngày soạn: 17 – 10 – 2006 	 	Ngày giảng : 6 2006
Đ35 : Tính chất kết hợp của 
phép cộng. 
A. Mục tiêu:
Giúp học sinh 
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng.
- Vận dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
B. Đồ dùng dạy – học :
- GV : Giáo án, SGK + Bảng phụ viết sẵn ví dụ ( như SGK ) chưa có số.
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
C. Phương pháp:
Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành
D. các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. ổn định tổ chức
 Hát, KT sĩ số
II. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra vở bài tập của lớp.
III. Dạy học bài mới :
 1) Giới thiệu – ghi đầu bài 
 2) Giới thiệu tính chất kết hợp của phép cộng :
- GV treo bảng số
Hát tập thể
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS đọc bảng.
a
b
c
( a + b ) + c
a + ( b + c )
5
4
6
( 5 + 4 ) + 6 = 9 + 6 = 15
5 + ( 4 + 6 ) = 5 + 10 = 15
35
15
20
( 35 + 15 ) + 20 = 50 + 20 
 = 70 
35 + ( 15 +20 ) = 35 + 35
 = 70
28
49
51
( 28 + 49 ) + 51 = 77 + 51 
 = 128 
28 + ( 49 + 51 ) = 28 +100 
 = 128
+ Hãy so sánh giá trị của biểu thức ( a + b ) + c và a + ( b + c ) với từng trường hợp với nhau.
+ Vậy khi ta thay chữ bằng số thì giá trị của biểu thức ( a + b ) + c luôn thế nào so với giá trị của biểu thức a + ( b + c ) ?
- GV: Vậy ta có thể viết:
 ( a + b ) + c = a + ( b + c )
- GV nêu: ( a + b ) + c là tổng hai số hạng với số thứ 3.
 a + ( b + c ) : Số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
+ Nêu tính chất kết hợp của phép cộng ?
* Chú ý: Khi tính tổng của 3 số 
a + b + c ta có thể tính từ trái sang phải: a + b + c = ( a + b ) + c hoặc a + b + c = a + ( b + c ). Tức là : 
a + b + c = a +(b + c) = a + ( b +c )
3. Luyện tập thực hành:
*Bài 1:
+ Bài tập Y/c chúng ta làm gì ?
- Nhận xét, chữa bài.
- Vì sao làm như vậy lại thuận tiện nhất ?
- Gv ghi 1 phép tính lên bảng.
+ Có nhận xét gì về phép tính ?
- Nhận xét chữa bài.
*Bài 2:
- Nhận xét, chữa bài.
*Bài 3: 
+ Dựa vào tính chất nào để làm phần a , b ?
+ Dựa vào T/c nào để làm phần c ?
IV. Củng cố dặn dò:
- Tổng kết giờ học.
- Về nhà học T/ c và công thức 
+ Trường hợp 1: giá trị của hai biểu thức đều bằng 15.
+ Trường hợp 2: giá trị của hai biểu thức đều bằng 70.
+ Trường hợp 3: giá trị của hai biểu thức đều bằng 128.
- Giá trị của biểu thức ( a + b ) + c luôn bằng giá trị của biểu thức a + ( b + c ).
- Học sinh đọc:
( a + b ) + c = a + ( b + c ) 
- 3 – 4 học sinh nêu.
- Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất .
- Học sinh tự làm vào vở, 2 Hs lên bảng.
a) 3254 + 146 + 1698 =( 3254 + 146) + 1698
 = 3 400 + 1 698
 = 5 098
 4376 + 199 + 501 = 4376 + ( 199 + 501 ) 
 = 4 376 + 700
 = 5 076
 4 400 + 2148 + 252 = 4 400 + ( 2146 + 252)
 = 4 400 + 2 400
 = 6 800
- Vận dụng tính chất kết hợp, ta kết hợp hai số hạng để được số tròn chục hoặc tròn trăm rồi cộng với số hạng còn lại.
b) 921 + 898 + 2 079 
- Hai số hạng liền nhau kết hợp không thuận tiện. Nên ta phải vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp để làm bài.
* 921 + 898 + 2 079 = ( 921 + 2 079 ) + 898
 = 3 000 + 898 = 3 898
* 1 255 + 436 + 145 = ( 1 255 + 145 ) + 436
 = 1 400 + 436 = 1 836 
* 476 + 999 + 9 533 = ( 436 + 9 533 ) + 999
 = 10 000 + 999 = 10 999
- HS đọc đề bài.
- 1 HS lên bảng, lớp làm vào vở.
Bài giải
Số tiền cả 3 ngày quỹ tiết kiệm đó nhận được:
75 500 000 + 86 950 000 + 14 500 000 
 = 176 950 000 ( đồng )
 Đáp số : 176 950 000 đồng
- 1 Hs lên bảng lớp làm vào vở.
 a) a + 0 = 0 + a = a
 b) 5 + 0 = a + 0 
 c) ( a + 28 ) + 2 = a + ( 28 + 2 ) = a + 30

Tài liệu đính kèm:

  • doc7 - TUAN 7.doc