Giáo án môn Toán khối 4 năm 2006 - Tuần 9

Giáo án môn Toán khối 4 năm 2006 - Tuần 9

A. MỤC TIÊU:

Giúp học sinh

- Có biểu tượng về hai đường thẳng song song (là hai đường thẳng không bao giờ cắt nhau)

B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- GV: Giáo án, SGK + thước thẳng và êke

- HS : Sách vở, đồ dùng môn học

C. PHƯƠNG PHÁP:

Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành

D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 12 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1165Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán khối 4 năm 2006 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Ngày soạn: 27 – 10 - 2006 	 	Ngày giảng : 2 2006 
Đ41 : Hai đường thẳng song song.
A. Mục tiêu:
Giúp học sinh 
- Có biểu tượng về hai đường thẳng song song (là hai đường thẳng không bao giờ cắt nhau)
B. Đồ dùng dạy – học :
- GV : Giáo án, SGK + thước thẳng và êke
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
C. Phương pháp:
Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành
D. các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. ổn định tổ chức
 Hát, KT sĩ số
II. Kiểm tra bài cũ
III. Dạy học bài mới :
 1) Giới thiệu – ghi đầu bài 
 2) Giới thiệu hai đường thẳng song song :
- GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng, kéo dài AB và CD về hai phía và nói : Hai đường thảng AB và DC là hai đường thẳng song song với nhau.
* Tương tự, kéo dài 2 cạnh AD và BC về hai phía ta cung có AD và BC là hai đường thẳng song song với nhau.
- GV nêu : Hai đường thẳng song song thì không bao giờ cắt nhau.
+ Tìm ví dụ trong thực tế có hai đường thẳng song song.
2) Thực hành :
* Bài 1 :
- GV vẽ hình chữ nhật ABCD ; hình vuông MNPQ.
- Yêu cầu HS làm bài.
* Bài 2 :
- GV vẽ hình
 A B C
 G E D
* Bài 3 :
IV. Củng cố - dặn dò :
 + Nhận xét giờ học.
 + Về làm bài tâp trong vở bài tập 
Hát tập thể
- HS ghi đầu bài vào vở
 A B 
 D C
- HS vẽ 2 dường thẳng song song bằng cách kéo 2 CD xoá cr.
 A B
 C D
- 2 cạnh đối diện của bảng, của cửa...
- HS đọc đề bài
- HS vẽ hình chữ nhật ABCD và hình vuông MNPQ.
- 1 HS lên bảng, lớp làm vào vở.
* Hình chữ nhật ABCD có AB // CD và AD//NP.
* Hình vuông MNPQ có MN//QP và MQ//NP.
- Đổi tráo vở để kiểm tra của nhau.
- HS đọc đề bài, vẽ hình, làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài.
+ BE sông song với cạnh AG và song song với cạnh CD.
- Nhận xét bài làm của bạn
- HS đọc đề bài 
* Hình 1 : a) MN // PQ 
 b) MN MQ
 MQ PQ
* Hình 2 : a) DI // GH
b) DE EG
 DI IH
 IH GH
Ngày soạn: 29 – 10 - 2006 	 	Ngày giảng : 3 2006 
Đ42 : Vẽ hai đường thẳng vuông góc.
A. Mục tiêu:
Giúp học sinh 
- Biết vẽ một đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với đường thẳng cho trước (bằng thước ke và êke).
- Biết vẽ đường cao của hình tam giác.
B. Đồ dùng dạy – học :
- GV : Giáo án, SGK + thước thẳng và êke
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
C. Phương pháp:
Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành
D. các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. ổn định tổ chức
 Hát, KT sĩ số
II. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra vở bài tập của HS.
III. Dạy học bài mới :
 1) Giới thiệu – ghi đầu bài 
 2) Vẽ 2 đường thẳng vuông góc.
- Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng AB cho trước.
* Điểm E nằm trên AB.
- HD : + Đặt một cạnh góc vuông của êke trùng với đường thẳng AB.
+ Dịch chuyển cho trùng và tới điểm E, vẽ đường thẳng CD vuông góc với AB qua E.
* Điểm E nằm ngoài AB (tương tự cách vẽ trên).
3) Giới thiệu đường cao của hình tam giác :
- GV vẽ hình tam giác ABC.
+ Vẽ qua A một đường thẳng vuông góc với BC.
- Yêu cầu HS vẽ điểm nằm ngoài đường thẳng.
* Đường thẳng đó cắt BC tại H.
* Đoạn thẳng AH là đường cao của hình tam giác ABC.
=> Độ dài của đoạn thẳng AH là chiều cao của hình tam giác ABC.
4) Thực hành :
* Bài 1 :
- GV vẽ các đoạn thẳng lên bảng.
- Yêu cầu HS vẽ xong, giải thích cách vẽ của mình.
- Nhận xét cách vẽ của các bạn.
* Bài 2 :
- HD học sinh yếu làm bài.
- Nhận xét, chữa bài
* Bài 3 :
- Gọi 1 HS lên bảng.
- Nhận xét, chữa bài.
IV. Củng cố - dặn dò :
 + Nhận xét giờ học.
 + Về làm bài tâp trong vở bài tập 
Hát tập thể
 - 1 HS chữa bài trong vơt bài tập
- HS ghi đầu bài vào vở
 C C
 E
 A B A B
 D
 A
 B H C
- Học sinh vẽ.
- Học sinh nhắc lại.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- 3 HS lên bảng mỗi HS vẽ 1 trường hợp
a) b) C
C E D E
 D
 D
 E
 C
- HS đọc yêu cầu của bài.
 B C
 A
 H H
B H C C A A B
- HS đọc đề bài.
 A E B
 D G C
- AEGD ; EBCG
Ngày soạn: 30 – 10 - 2006 	 	Ngày giảng : 4 2006 
Đ43 : Vẽ hai đường thẳng song song.
A. Mục tiêu:
Giúp học sinh 
- Biết vẽ một đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước (bằng thước kẻ và êke).
B. Đồ dùng dạy – học :
- GV : Giáo án, SGK + thước thẳng và êke
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
C. Phương pháp:
Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành
D. các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. ổn định tổ chức
 Hát, KT sĩ số
II. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra vở bài tập của HS.
III. Dạy học bài mới :
 1) Giới thiệu – ghi đầu bài 
 2) Hướng dẫn vẽ đường thẳng //
- Vẽ đường thẳng đi qua một điêm và // với một đường thẳng cho trước.
- GV vừa vẽ vừa nêu : Vẽ đường thẳng AB và lấy một điểm E nằm ngoài AB.
- Yêu cầu HS vẽ MN đi qua E và vuông góc với AB.
- Yêu cầu HS vẽ đường thẳng đi qua E và vuông góc với MN.
- GV nêu : Gọi tên đường thẳng vừa vẽ là CD, em có nhận xét gì về đường thẳng CD và đường thẳng AB ?
* Kết luận : Vậy chúng ta đã vẽ được đường thẳng đi qua điểm E và // với đường thẳng AB cho trước.
- GV nêu lại cách vẽ như SGK.
3) Hướng dẫn thực hành :
* Bài 1 :
- GV vẽ đường thẳng CD và lấy 1 điểm M nằm ngoài CD.
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
+ Để vẽ được đường thẳng AB đi qua M và // với CD trước tiên chúng ta vẽ gì ?
+ Tiếp tục ta vẽ gì ?
+ Đường thẳng vừa vẽ như thế nào với đường thẳng CD ?
=> Vậy đó chính là đường thẳng AB cần vẽ.
* Bài 2 : 
GV vẽ hình tam giác ABC lên bảng.
- Vẽ đường thẳng qua A // với BC.
Bước 1 : Vẽ AH vuông góc với BC.
Bước 2 : Vẽ đường thẳng đi qua A và vuông góc với AH đó chính là AX cần vẽ.
- Vẽ đường thẳng CY // AB.
+ Nêu các cặp cạnh // với nhau trong tứ giác ABCD.
* Bài 3 :
- Yêu cầu HS nêu cách vẽ đường thẳng đi qua B và // với AD.
+ Góc đỉnh E của tứ giác BEDA có là góc vuông hay không ?
+ Hình tứ giác BEDA là hình gì ? Vì sao ?
+ Hãy kể tên các cặp cạnh // với nhau có trong hình vẽ ?
+ Hãy kể tên các cặp cạnh vuông góc với nhau trong hình vẽ ?
IV. Củng cố - dặn dò :
 + Nhận xét giờ học.
 + Về làm bài tâp trong vở bài tập 
Hát tập thể
 - 1 HS chữa bài trong vở bài tập
- HS ghi đầu bài vào vở
- 1 HS lên bảng vẽ, cả lớp vẽ vào vở.
- 1 HS lên bảng vẽ, cả lớp vẽ vào vở.
- Hai đường thẳng này // với nhau.
 C M D
 E
 A N B
- Vẽ đường thẳng AB đi qua điểm M và // với đường thẳng CD.
- Vẽ đường thẳng đi qua M và vuông góc với CD.
+ HS vẽ và đặt tên cho đường thẳng vừa vẽ là MN.
- Vẽ đường thẳng đi qua M và vuông góc với MN.
- Đường thẳng vừa vẽ // với đường thẳng CD.
- HS đọc đề bài. Y
 A X
 D
B H C
- AD // BC ; AB // DC
- HS đọc đề bài và tự vẽ hình.
- Vẽ đường thẳng đi qua B vuông góc với AB và// với AD.
- Là góc vuông.
- Là hình chữ nhật vì 4 góc ở đỉnh đều là góc vuông.
- AB // CD ; BE // AD.
- BA AD ; AD DC ; 
 DC EB EB BH
Ngày soạn: 2 – 11 - 2006 	 	Ngày giảng : 5 2006
Đ44 : Thực hành vẽ hình chữ nhật.
A. Mục tiêu:
Giúp học sinh 
- biết sử dụng thước kẻ và êke để vẽ hình chữ nhật biết độ dài 2 cạnh cho trước.
B. Đồ dùng dạy – học :
- GV : Giáo án, SGK + thước thẳng và êke
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
C. Phương pháp:
Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành
D. các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. ổn định tổ chức
 Hát, KT sĩ số
II. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra vở bài tập của HS.
III. Dạy học bài mới :
 1) Giới thiệu – ghi đầu bài 
 2) Hướng dẫn học sinh vẽ hình chữ nhật.
- Vẽ hình chữ nhật theo độ dài các cạnh cho trước.
- GV vẽ hình chữ nhật MNPQ lên bảng.
+ Các góc ở đỉnh của hình chữ nhật MNPQ có là góc vuông không ?
+ Hãy nêu các cặp cạnh // với nhau trong hình chữ nhật MNPQ.
- Dựa vào đặc điểm chung của hình chữ nhật ta đi thực hành vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài là 4cm, chiều rộng là 2cm.
- Vẽ đoạn thẳng CD = 4cm
- Vẽ đường thẳng vuông góc với CD tại D, trên đường thẳng đó lấy DA = 2cm.
- Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại C, trên đường thẳng đó lấy CB = 2cm.
- Nối A với B ta được hình chữ nhật ABCD.
* GV vẽ theo chiều dài = 40cm, chiều rộng bằng 20cm trên bảng lớp.
3) Hướng dẫn thực hành :
* Bài 1 :
- Yêu cầu HS vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5cm, chiều rộng = 3cm.
- Yêu cầu HS nêu cách vẽ của mình.
- Yêu cầu HS tính chu vi của hình chữ nhật.
- Nhận xét, chữa bài.
* Bài 2 :
- Yêu cầu HS tự vẽ vào vở hình chữ nhật có chiều dài AB = 5cm ; chiều rộng AD = 3cm.
- Yêu cầu HS dùng thước đo 2 đường chéo.
+ 2 đường chéo AC và BD như thế nào ?
- GV kết luận : Hình chữ nhật có 2 đường chéo bằng nhau. 
IV. Củng cố - dặn dò :
 + Nhận xét giờ học.
 + Về làm bài tâp trong vở bài tập 
Hát tập thể
 - 1 HS chữa bài trong vở bài tập
- HS ghi đầu bài vào vở
- Đều là 4 góc vuông.
- MN // PQ ; MQ // PN
- HS vẽ theo hướng dẫn của GV.
 A B
 D C
- HS đọc đề bài.
- HS vẽ hình vào vở.
- Nêu các bước vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5cm, chiều rộng 3cm.
- Chu vi hình chữ nhật là :
 ( 5 + 3 ) x 2 = 16 (cm)
- HS đọc đề bài.
- HS tự làm vào vở.
 A B
 D C
- 2 đường chéo AC và BD bằng nhau.
- 2 – 3 HS nhắc lại.
Ngày soạn: 3 – 11 - 2006 	 	Ngày giảng : 6 2006 
Đ45 : Thực hành vẽ hình vuông.
A. Mục tiêu:
Giúp học sinh 
- biết sử dụng thước kẻ và êke để vẽ hình vuông biết độ dài một cạnh cho trước.
B. Đồ dùng dạy – học :
- GV : Giáo án, SGK + thước thẳng và êke
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
C. Phương pháp:
Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành
D. các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. ổn định tổ chức
 Hát, KT sĩ số
II. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra vở bài tập của HS.
III. Dạy học bài mới :
 1) Giới thiệu – ghi đầu bài 
 2) Vẽ hình vuông cạnh 3cm
+ Hình vuông có các cạnh như thế nào với nhau ?
+ Các góc ở các đỉnh của hình vuông là các góc gì ?
* Chúng ta dựa vào đặc điểm của hình vuông để vẽ hình vuông có độ dài cho trước.
- Vẽ hình vuông có cạch dài 3cm.
- Hướng dẫn vẽ :
+ Vẽ đoạn thẳng CD = 3cm.
+ Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D và tại C. Trên đường thẳng ta lấy đoạn thẳng DA = 3cm, CB = 3cm.
+ Nối A với B ta được hình vuông ABCD.
* GV vẽ trên bảng hình có cạnh dài 30cm.
3) Thực hành :
* Bài 1 :
- Yêu cầu HS nêu cách vẽ.
- Gọi 2 HS nêu cách tính chu vi và diện tích.
- Nhận xét, chữa bài.
* Bài 2 :
- Yêu cầu HS đếm số ô vuông trong hình mẫu (a)
+ Nối trung điểm các cạnh của hình vuông ta được hình gì ?
- Hướng dẫn HS vẽ hình (b) :
+ Vẽ như phần (a).
+ Kẻ 2 đường chéo của hình vuông vừa vẽ.
+ Vẽ hình tròn có tâm là giao điểm của 2 đường chéo và có bán kính là 2 ô.
Nhận xét HS vẽ.
* Bài 3 :
- Yêu cầu HS vẽ.
- Yêu cầu HS dùng êke kiểm tra 2 đường chéo AC và BD có vuông góc không ?
- Yêu cầu HS đo 2 đường chéo xem chúng có bằng nhau không ?
* Kết luận : Hai đường chéo của hình vuông luôn bằng nhau và vuông góc với nhau.
IV. Củng cố - dặn dò :
 + Nhận xét giờ học.
 + Về làm bài tâp trong vở bài tập 
Hát tập thể
 - 1 HS chữa bài trong vở bài tập
- HS ghi đầu bài vào vở
- Hình vuông có các cạnh đều bằng nhau.
- Các góc ở các đỉnh đều là các góc vuông.
- HS nghe và thực hành vẽ.
 A B
 D C
- HS đọc đề bài, tự vẽ hình vuông cạnh dài 4cm.
+ HS vẽ và nêu cách vẽ
+ Chu vi hình vuông là :
x 4 = 16 (cm)
+ Diện tích hình vuông là :
x 4 = 16 (cm2)
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS vẽ theo đúng mẫu như SGK.
a) HS vẽ :
- Ta được hình vuông.
b) HS nghe giảng và tự vẽ vào vở.
- HS đọc đề bài.
- HS vẽ hình vuông ABCD có cạnh 5cm, kẻ 2 đường chéo AC và BD.
- 2 đường chéo AC và BD vuông góc với nhau.
- 2 đường chéo AC và BD bằng nhau.

Tài liệu đính kèm:

  • doc9 - TUAN 9.doc