Giáo án Lớp 4 - Tuần 25 - Năm học 2008-2009 (3 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 25 - Năm học 2008-2009 (3 cột)

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa truyện : Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn . Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung ác , bạo ngược .

2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy , lưu loát toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khoan thai nhưng dõng dạc , phù hợp với diễn biến truyện ; đọc phân biệt lời các nhân vật .

 3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích chính nghĩa .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Tranh minh họa bài đọc SGK .

 - Bảng phụ ghi câu , đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1. Khởi động : (1) Hát .

 2. Bài cũ : (3) Đoàn thuyền đánh cá .

 - Kiểm tra 2 em đọc thuộc lòng bài Đoàn thuyền đánh cá , trả lời các câu hỏi SGK .

 3. Bài mới : Khuất phục tên cướp biển .

 a) Giới thiệu bài :

 

doc 36 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1024Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 25 - Năm học 2008-2009 (3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :25 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy: 2/ 3/ 2009 Tập đọc 
KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa truyện : Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn . Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung ác , bạo ngược .
2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy , lưu loát toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khoan thai nhưng dõng dạc , phù hợp với diễn biến truyện ; đọc phân biệt lời các nhân vật .
	3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích chính nghĩa .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh minh họa bài đọc SGK .
	- Bảng phụ ghi câu , đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Đoàn thuyền đánh cá .
	- Kiểm tra 2 em đọc thuộc lòng bài Đoàn thuyền đánh cá , trả lời các câu hỏi SGK .
 3. Bài mới : Khuất phục tên cướp biển .
 a) Giới thiệu bài :
 b) Các hoạt động : 
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
8’
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
MT : Giúp HS đọc đúng toàn bài .
Cách tiến hành : 
- Có thể chia bài thành 3 đoạn :
+ Đoạn 1 : 3 dòng đầu .
+ Đoạn 2 : Tiếp theo  phiên toàn sắp tới .
+ Đoạn 3 : Phần còn lại .
- Đọc diễn cảm toàn bài .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài . Đọc 2 , 3 lượt .
- Đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó trong bài .
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
10’
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
MT : Giúp HS cảm thụ cả bài .
Cách tiến hành :
- Tính hung hãn của tên cướp biển được thể hiện qua những chi tiết nào ?
- Lời nói , cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là người như thế nào ?
- Cặp câu nào trong bài khắc họa hai hình ảnh đối nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển ?
- Vì sao bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãn ? Chọn ý trả lời đúng trong 3 ý đã cho .
- Truyện đọc trên giúp em hiểu ra điều gì ?
Hoạt động nhóm .
- Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài .
- Tự phát biểu .
9’
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm .
MT : Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài 
Cách tiến hành : 
- Hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp với truyện .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn : Chúa tàu trừng mắt  sắp tới . 
+ Đọc mẫu đoạn văn .
+ Sửa chữa , uốn nắn .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Một tốp 3 em đọc truyện theo cách phân vai .
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại ý nghĩa của bài . 
	- Giáo dục HS yêu thích chính nghĩa .
 IV. Hoạt động nối tiếp:( 1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Yêu cầu HS về nhà kể lại chuyện trên cho người thân nghe .
Rút kinh nghiệm:
Tuần :25 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy: 4/ 3/ 2009 Chính tả
KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN
I. MỤC TIÊU : 
	1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài Khuất phục tên cướp biển .
2. Kĩ năng: Nghe – viết đúng chính tả , trình bày đúng một đoạn bài Khuất phục tên cướp biển . Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu và vần dễ sai .
	3. Thái độ: Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- 3 , 4 tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT2a hay b .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Họa sĩ Tô Ngọc Vân .
	- 1 em đọc nội dung BT2a tiết trước cho 2 bạn viết trên bảng lớp , cả lớp viết ở nháp .
 3. Bài mới : Khuất phục tên cướp biển .
 a) Giới thiệu bài :
	- Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động :
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
17’
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe – viết 
MT : Giúp HS nghe để viết đúng chính tả 
Cách tiến hành: 
- Đọc đoạn văn cần viết .
- Nhắc HS chú ý cách trình bày lời đối thoại , những từ ngữ dễ viết sai  
- Đọc cho HS viết .
- Chấm , chữa bài . 
- Nêu nhận xét chung .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Cả lớp theo dõi .
- Đọc thầm lại đoạn văn .
- Gấp SGK , viết bài vào vở .
- Từng cặp đổi vở , soát lỗi cho nhau .
10’
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả .
MT : Giúp HS làm đúng các bài tập .
Cách tiến hành : 
- Bài 2 : ( lựa chọn )
+ Nêu yêu cầu BT .
+ Lưu ý HS : Tiếng điền vào phải phù hợp với nghĩa của câu , phải viết đúng chính tả . Muốn tìm được tiếng thích hợp , em cần dựa vào nội dung của câu , dựa vào nghĩa các từ đứng trước hoặc sau ô trống .
+ Dán 3 , 4 tờ phiếu viết nội dung BT ở bảng , mời các nhóm lên bảng thi tiếp sức .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Đọc thầm nội dung đoạn văn , trao đổi nhóm .
- Đại diện nhóm đọc lại đoạn văn , giải đố sau khi đã điền tiếng , vần hoàn chỉnh 
- Cả lớp bình chọn nhóm thắng cuộc , chốt lại lời giải .
 4. Củng cố : (3’)
	- Chấm bài , nhận xét .
	- Giáo dục HS có ý thức viết đúng , viết đẹp tiếng Việt .
 IV Hoạt động nối tiếp:( 1’)
	- Nhận xét tiết học . 
	- Nhắc HS ghi nhớ cách viết những từ ngữ vừa được ôn luyện trong bài .
Rút kinh nghiệm:
Tuần :25 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy: 3/ 3/ 2009 Luyện từ và câu
CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀ GÌ ?
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Nắm ý nghĩa , cấu tạo của CN trong câu kể Ai là gì ? 
	2. Kĩ năng: Xác định được CN trong câu kể Ai là gì ? . Tạo được câu kể Ai là gì ? từ CN đã cho .
	3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức dùng đúng câu tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- 4 băng giấy , mỗi băng viết 1 câu kể Ai là gì ? trong đoạn văn , thơ phần Nhận xét .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Vị ngữ trong câu kể Ai là gì ?
	- GV viết ở bảng một vài câu , mời 2 em lên bảng tìm câu kể Ai là gì ? , xác định VN trong câu .
 3. Bài mới : Câu kể Ai là gì ? 
 a) Giới thiệu bài : Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu bộ phận CN trong kiểu câu này .
 b) Các hoạt động : 
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
12’
Hoạt động 1 : Nhận xét .
MT : Giúp HS nắm ý nghĩa , cấu tạo của CN trong câu kể Ai là gì ? 
Cách tiến hành : 
- Dán 4 băng giấy viết 4 câu kể Ai là gì ? , mời 4 em lên bảng gạch dưới CN trong mỗi câu .
- Hỏi : CN trong các câu trên do những từ ngữ thế nào tạo thành ?
Hoạt động lớp .
- 1 em đọc nội dung BT .
- Cả lớp đọc thầm các câu văn , thơ , làm bài vào vở , lần lượt thực hiện từng yêu cầu SGK .
- Phát biểu ý kiến .
- Do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành 
-3 , 4 em đọc nội dung phần Ghi nhớ .
15’
Hoạt động 2: Luyện tập .
MT : Giúp HS làm được các bài tập 
Cách tiến hành : 
- Bài 1 : 
+ Phát phiếu cho một số em .
+ Kết luận bằng cách mời những em làm bài trên phiếu có lời giải đúng dán bài ở bảng lớp , trình bày kết quả .
- Bài 2 : 
+ Nói : Để làm đúng BT , các em thử ghép lần lượt từng từ ngữ ở cột A với các từ ngữ ở cột B sao cho tạo ra được những câu kể Ai là gì ? thích hợp về nội dung .
+ Chốt lại 
- Bài 3 : 
+ Gợi ý : Các từ ngữ cho sẵn là CN của câu kể Ai là gì ? . Các em hãy tìm những từ ngữ thích hợp đóng vai trò làm VN trong câu . Cần đặt câu hỏi là gì ? là ai ? để tìm VN của câu .
Hoạt động lớp .
- Đọc yêu cầu BT , lần lượt thực hiện từng yêu cầu SGK 
- Phát biểu ý kiến .
- Đọc yêu cầu BT .
- Suy nghĩ , phát biểu ý kiến .
- 2 em đọc lại kết quả bài làm .
- Đọc yêu cầu BT .
- Suy nghĩ , tiếp nối nhau đặt câu cho mỗi VN .
- Cả lớp nhận xét .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS có ý thức dùng đúng câu tiếng Việt .
 IV. Hoạt động nối tiếp:( 1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở các câu văn ở BT3 .
Rút kinh nghiệm:
Tuần :25 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy: 3/ 3/ 2009 Kể chuyện
NHỮNG CHÚ BÉ KHÔNG CHẾT
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Hiểu truyện : Những chú bé không chết .
2. Kĩ năng: Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa , kể lại được truyện đã nghe ; có thể phối hợp lời kể với điệu bộ , nét mặt . Hiểu nội dung truyện , trao đổi với các bạn về ý nghĩa truyện .
	3. Thái độ: Giáo dục HS khâm phục , biết ơn các chiến sĩ .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Các tranh minh họa SGK phóng to .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia .
	- 1 em kể một truyện đã được nghe hoặc được đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu , cái thiện với cái ác .
 3. Bài mới : Những chú bé không chết .
 a) Giới thiệu bài : 
	- Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa , đọc thầm nhiệm vụ bài KC trong SGK trước khi nghe kể .
 b) Các hoạt động :
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
12’
Hoạt động 1 : GV kể chuyện .
MT : Giúp HS nắm nội dung truyện .
Cách tiến hành : 
- Kể chuyện Những chú bé không chết 2 , 3 lần , vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa phóng to ở bảng kết hợp giải nghĩa các từ khó .
Hoạt động cá nhân .
- Lắng nghe .
15’
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS kể chuyện , trao đổi về ý nghĩa truyện .
MT : Giúp HS kể được truyện , trao đổi về ý nghĩa truyện .
Cách tiến hành Thực hành , giảng giải , trực quan .
- Mở bảng phụ viết vắn tắt dàn ý bài KC , nhắc HS chú ý kể chuyện có mở đầu – diễn biến – kết thúc .
- Đến từng nhóm , nghe HS kể , hướng dẫn , góp ý .
- Hướng dẫn cả lớp nhận xét nhanh về : nội dung , cách kể , cách dùng từ , đặt câu  
- Gợi ý trả lời các câu hỏi :
+ Câu chuyện ca ngợi phẩm chất gì ở các chú bé ?
 ...  ở nhà .
Rút kinh nghiệm:
Tuần :25 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy: 2/ 3/ 2009 Lịch sử
TRỊNH – NGUYỄN PHÂN TRANH
I. MỤC TIÊU : 
	1. Kiến thức: Giúp HS biết : Từ thế kỉ XVI , triều đình nhà Lê suy thoái . Đất nước từ đây bị chia cắt thành Nam triều và Bắc triều , tiếp đó là Đàng Trong và Đàng Ngoài . Nhân dân bị đẩy lùi vào những cuộc chiến tranh phi nghĩa , cuộc sống ngày càng khổ cực , không bình yên .
	2. Kĩ năng: Trình bày được các sự kiện của bài học .
	3. Thái độ: Tỏ thái độ không chấp nhận việc đất nước bị chia cắt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bản đồ VN thế kỉ XVI – XVII .
	- Phiếu học tập .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Oân tập .
	- Nêu lại một số sự kiện đã ôn tập tiết trước .
 3. Bài mới : Trịnh – Nguyễn phân tranh .
 a) Giới thiệu bài : 
Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động :
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
6’
Hoạt động 1 : 
MT : Giúp HS nắm sự suy thoái của nhà Lê dẫn đến việc chia cắt của đất nước .
Cách tiến hành : 
- Dựa vào SGK và tài liệu tham khảo để mô tả sự suy sụp của triều đình nhà Lê từ đầu thế kỉ XVI . 
Hoạt động lớp .
-Lắng nghe , nêu lại .
- Lắng nghe , nêu lại .
7’
Hoạt động 2 : 
MT : Giúp HS nắm về cuộc chiến tranh Nam Triều , Bắc Triều .
Cách tiến hành: 
Hoạt động lớp .
- Trả lời các câu hỏi qua Phiếu học tập :
+ Năm 1592 , nước ta có sự kiện gì ?
+ Sau năm 1592 , tình hình nước ta như thế nào ?
+ Kết quả cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn ra sao ?
- Vài em lên bảng trình bày cuọc chiến tranh Trịnh – Nguyễn .
14’
Hoạt động 3 : 
MT : Giúp HS nắm hậu quả của cuộc chiến Nam – Bắc Triều .
Cách tiến hành : Giảng giải , đàm thoại , trực quan .
Hoạt động lớp .
- Thảo luận các câu hỏi : 
+ Chiến tranh Nam Triều và Bắc Triều cũng như chiến tranh Trịnh – Nguyễn diễn ra vì mục đích gì ?
+ Cuộc chiến tranh này gây ra hậu quả gì ?
- Trao đổi đi đến kết luận :
+ Vì quyền lợi , các dòng họ cầm quyền đã đánh giết lẫn nhau .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS tỏ thái độ không chấp nhận việc đất nước bị chia cắt .
IV. Hoạt động nối tiếp:( 1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
Rút kinh nghiệm:
Tuần :25 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy: 2/ 3/ 2009 Địa lí
ÔN TẬP 
Mục tiêu : 
Kiến thức: Hs chỉ hoặc điền đúng được vị trí đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu trên bản đồ, lược đồ Việt Nam.
Kỹ năng: Biết so sánh sự giống và khác nhau giữa 2 đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ.
Thái độ: Chỉ trên bản đồ vị trí thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của các thành phố này.
Chuẩn bị :
GV : Bản đồ thiên nhiên, hành chính Việt Nam.
	 Lược đồ khung Việt Nam treo tường và cá nhân.
HS : SGK
Các hoạt động :
Khởi động:1’Hát 
Bài cũ: 3’ Thành phố Cần Thơ.
Yêu cầu Hs lên chỉ bản đồ Việt Nam và nêu vị trí của Cần Thơ?
Ghi nhớ.
Nhận xét, cho điểm
Bài mới: 30’Giới thiệu bài: 
Ôn tập
Phát triển các hoạt động	
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
10’
8’
9’
Hoạt động 1: Củng cố về cách tìm các đia danh trên bản đồ.
MT: Nắm cách chỉ bản đồ.
 PP: GV phát đến từng nhóm bản đồ khung Việt Nam treo tường yêu cầu các nhóm điền các địa danh như câu 1 trong SGK vào lược đồ
Sau đó GV yêu cầu Hs trình bày trước lớp và điền các địa danh vào lược đồ khung treo tường
GV nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2:. So sánh về thiên nhiên 
MT: Ôn kiến thức: 
GV phát phiếu học tập.
Yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng so sánh về thiên nhiên của đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ
Hoạt động 3: Tìm hiểu các đặc điểm tiêu biểu của các thành phố lớn.
MT: Ôn kiến thức về Hà Nội, TP HCM, TP Cần thơ.
TH:
Nêu một số đặc điểm tiêu biểu của Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.
 Hoạt động lớp, cá nhân.
Các nhóm thảo luận điền:
+ Đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ.
+ Sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu.
Hs trình bày trước lớp và điền các địa danh vào lược đồ khung treo tường
Hoạt động theo nhóm :Hs các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng so sánh về thiên nhiên của đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ vào phiếu học tập.
Hs các nhóm trao đổi kết quả trước lớp.
Nội dung so sánh
Giống nhau
 Khác nhau
ĐB Bắc Bộ
ĐB Nam Bộ
Địa hình
 Sông ngòi
 Đất đai
Khí hậu
 4: Củng cố:
Trò chơi: Giơ bảng Đ (đúng), S (sai)
GV nhận xét
IV. Hoạt động nối tiếp:( 1’)
Xem lại bài.
Chuẩn bị: Duyên hải miền Trung.
 Rút kinh nghiệm --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tuần :25 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy: / 2009 Địa lí
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Giúp HS biết những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Cần Thơ . Vị trí địa lí của Cần Thơ có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế .
	2. Kĩ năng: Chỉ được vị trí của thành phố Cần Thơ trên bản đồ VN . Nêu được những dẫn chứng thể hiện Cần Thơ là một trung tâm kinh tế ,văn hóa , khoa học của đồng bằng Nam Bộ .
	3. Thái độ: Tự hào đất nước ta giàu đẹp .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Các bản đồ : hành chính , giao thông VN .
	- Bản đồ Cần Thơ .
	- Tranh , ảnh về Cần Thơ .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Thành phố Hồ Chí Minh .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : Thành phố Cần Thơ .
 a) Giới thiệu bài : 
- Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động :
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : Trung tâm ở đồng bằng sông Cửu Long .
MT : Giúp HS xác định được vị trí Cần Thơ trên bản đồ VN .
Cách tiến hành : 
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Dựa vào bản đồ , trả lời câu hỏi mục I SGK .
- Lên chỉ bản đồ và nói về vị trí của Cần Thơ .
Hoạt động 2 : Trung tâm kinh tế , văn hóa , khoa học của đồng bằng sông Cửu Long .
MT : Giúp HS nắm các đặc điểm về kinh tế , văn hóa , khoa học của Cần Thơ .
Cách tiến hành : 
- Giúp HS hoàn thiện câu trả lời .
- Phân tích thêm về ý nghĩa vị trí địa lí của Cần Thơ , điều kiên thuận lợi cho Cần Thơ phát triển kinh tế .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Các nhóm dựa vào tranh , ảnh , bản đồ , SGK , thảo luận theo gợi ý :
+ Tìm những dẫn chứng thể hiện Cần Thơ là trung tâm kinh tế , văn hóa , khoa học , du lịch .
+ Giải thích vì sao Cần Thơ là thành phố trẻ nhưng lại nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế , văn hóa , khoa học của đồng bằng sông Cửu Long .
- Các nhóm trao đổi kết quả trước lớp .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS tự hào về đất nước ta giàu đẹp .
 IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
v Rút kinh nghiệm:
Tuần :25 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy: 5/ 3/ 2009 Đạo đức
TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Hiểu : Thế nào là hoạt động nhân đạo . Vì sao cần tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo .
2. Kĩ năng: Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp , ở trường , ở địa phương phù hợp với khả năng .
3. Thái độ: Biết thông cảm với những người gặp khó khăn , hoạn nạn .
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
	- SGK .
	- Phiếu điều tra theo mẫu .
	- Mỗi HS có 3 tấm bìa : xanh , đỏ , trắng .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Giữ gìn các công trình công cộng (tt) .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo .
 a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
9’
Hoạt động 1 : Thảo luận thông tin trang 37 SGK .
MT : Giúp HS có ý kiến qua những thông tin SGK .
Cách tiến hành : 
- Kết luận : Trẻ em và nhân dân ở các vùng bị thiên tai hoặc có ciến tranh đã phải chịu nhiều khókhăn , thiệt thòi . Chúng ta cần cảm thông , chia sẻ với họ , quyên góp tiền của để giúp đỡ họ . Đó là một hoạt động nhân đạo .
Hoạt động lớp, nhóm .
- Đọc thông tin và thảo luận câu hỏi 1 , 2 
- Đại diện các nhóm trình bày .
- Cả lớp trao đổi , tranh luận .
+ Làm rõ , bổ sung ý kiến về thực trạng các công trình và nguyên nhân .
+ Bàn cách bảo vệ , giữ gìn chúng sao cho thích hợp .
8’
Hoạt động 2 : Thảo luận BT1 / SGK .
MT : Giúp HS bày tỏ ý kiến của mình qua BT1 .
TH : - Kết luận :
+ Việc làm trong các tình huống a , c là đúng 
Hoạt động nhóm đôi .
- Các nhóm thảo luận .
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến trước lớp .
- Cả lớp nhận xét , bổ sung .
10’
Hoạt động 3 : Bày tỏ ý kiến qua BT3 / SGK .
MT : Giúp HS bày tỏ ý kiến của mình qua BT3 .
Cách tiến hành : 
- Cách tiến hành tương tự như hoạt động 3 , tiết 1 , bài 3 .
- Kết luận : Ý kiến a , d là đúng . Ý kiến b , c là sai .
Hoạt động nhóm .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS biết thông cảm với những người gặp khó khăn , hoạn nạn .
 IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
	- Nhận xét tiết học .
- Sưu tầm các thông tin , truyện , tấm gương , ca dao , tục ngữ  về các hoạt động nhân đạo .
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doc25-1.doc