Giáo án môn Toán lớp 4 - Bài: 11 đến bài 18

Giáo án môn Toán lớp 4 - Bài: 11 đến bài 18

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

Kiến thức - Kĩ năng: Giúp HS

- Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000

- Biết cách thực hiện phép chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000 ,

- Vận dụng để tính nhanh khi nhân (hoặc chia) với (hoặc cho) 10, 100, 1000,

II.CHUẨN BỊ:

 

doc 73 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1301Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Toán lớp 4 - Bài: 11 đến bài 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày:	 Tuần: 11
Môn: Toán
BÀI: NHÂN VỚI 10, 100, 1000 
CHIA CHO 10, 100, 1000
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Kiến thức - Kĩ năng: Giúp HS
Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000
Biết cách thực hiện phép chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000 , 
Vận dụng để tính nhanh khi nhân (hoặc chia) với (hoặc cho) 10, 100, 1000, 
II.CHUẨN BỊ:
	SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
5 phút
15 phút
15 phút
5 phút
Khởi động: 
Bài cũ: Tính chất kết hợp của phép nhân
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hướng dẫn HS nhân với 10 hoặc chia số tròn chục cho 10
a.Hướng dẫn HS nhân với 10
GV nêu phép nhân: 35 x 10 = ?
Yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi về cách làm (trên cơ sở kiến thức đã học)
Yêu cầu HS nhận xét để nhận ra: Khi nhân 35 với 10 ta chỉ việc viết thêm vào bên phải 35 một chữ số 0 (350)
Rút ra nhận xét chung: Khi nhân một số tự nhiên với 10, ta chỉ việc viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số đó.
b.Hướng dẫn HS chia cho 10:
GV ghi bảng: 35 x 10 = 350
 350 : 10 = ?
Yêu cầu HS trao đổi mối quan hệ giữa 35 x 10 = 350 và 350 : 10 = ? để nhận ra 350 : 10 = 35 
Yêu cầu HS trao đổi tìm cách tính để rút ra nhận xét chung: Khi chia một số tròn trăm, tròn nghìn  cho 10, ta chỉ việc bỏ bớt đi một chữ số 0 ở bên phải số đó.
GV cho HS làm một số bài tính nhẩm trong SGK.
c.Hướng dẫn HS nhân nhẩm với 100, 1000; chia số tròn trăm, tròn nghìn cho 100, 1000
Hướng dẫn tương tự như trên.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
- Nhắc lại nhận xét của bài học .
Bài tập 2:
Củng cố - Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Tính chất kết hợp của phép nhân.
HS sửa bài
HS nhận xét
35 x 10 = 10 x 35 = 1 chục x 35 = 35 chục = 350
Vài HS nhắc lại.
350 : 10 = 35 chục : 1 chục = 35
HS làm bài
Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả
HS nêu lại mẫu
HS làm bài
HS đổi vở sửa bài .
SGK
Các ghi nhận, lưu ý:
Ngày:	 Tuần: 11
Môn: Toán
BÀI: TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
Nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân.
2.Kĩ năng:
Vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân để tính toán.
II.CHUẨN BỊ:
SGK
Bảng phụ kẻ bảng phần b trong SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
5 phút
7 phút
8 phút
15 phút
5 phút
Khởi động: 
Bài cũ: Nhân với 10, 100, 1000
 Chia cho 10, 100, 1000
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: So sánh giá trị hai biểu thức.
GV viết bảng hai biểu thức: (2 x 3) x 4
 2 x ( 3 x 4)
Yêu cầu 2 HS lên bảng tính giá trị biểu thức đó, các HS khác làm bảng con.
Yêu cầu HS so sánh kết quả của hai biểu thức từ đó rút ra: giá trị hai biểu thức bằng nhau.
Hoạt động 2: Viết các giá trị của biểu thức vào ô trống.
GV treo bảng phụ, giới thiệu bảng và cách làm.
Cho lần lượt các giá trị của a, b, c rồi gọi HS tính giá trị của biểu thức (a x b) x c và a x (b x c), các HS khác tính bảng con.
Yêu cầu HS nhìn vào bảng để so sánh kết quả của hai biểu thức rồi rút ra kết luận:
 (a x b) x c và a x (b x c)
 1 tích x 1 số 1 số x 1 tích
GV chỉ rõ cho HS thấy: đây là phép nhân có ba số, biểu thức bên trái là: một tích nhân với một số, nó được thay thế bằng phép nhân giữa số thứ nhất với tích của hai số: số thứ hai và số thứ ba. Từ đó rút ra kết luận khái quát bằng lời:
 Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba. 
- Từ nhận xét trên ta có thể tính giá trị của của biểu thức a x b x c như sau : 
a x b x c = ( a x b ) x c = a x ( b x c ) 
=> Có thể tính bằng hai cách => Tính chất này giúp ta chon được cách là thuận tiện khi tính giá trị của biểu thức dạng a x b x c
Hoạt động 3: Thực hành
Bài tập 1:
Bài tập 2:
Yêu cầu HS nêu những cách làm khác nhau và cho các em chọn cách các em cho là thuận tiện nhất.
Không nên áp đặt cách làm mà chỉ nên trao đổi để HS nhận thấy khi nhân hai số trong đó có số chẵn chục thì dễ nhân hơn. Ở cách này có thể nhân nhẩm được nên rất tiện lợi.
Bài tập 3:
Yêu cầu HS làm những cách khác nhau. Các cách làm khác nhau nhưng có kết quả như nhau thể hiện tính chất kết hợp của phép nhân.
Củng cố - Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Nhân các số có tận cùng là chữ số 0.
HS sửa bài
HS nhận xét
HS thực hiện
HS so sánh kết quả của hai biểu thức.
HS thực hiện.
HS so sánh
Vài HS nhắc lại
- HS quan sát mẫu
HS làm bài
Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa
HS làm bài
HS sửa bài
Bảng phụ
SGK
Các ghi nhận, lưu ý:
Ngày:	 Tuần: 11
Môn: Toán
BÀI: NHÂN CÁC SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
Biết cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0.
2.Kĩ năng:
Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.
II.CHUẨN BỊ:
SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
5 phút
7 phút
8 phút
15 phút
5 phút
Khởi động: 
Bài cũ: Tính chất kết hợp của phép nhân.
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Phép nhân với số có tận cùng là chữ số 0
GV ghi lên bảng phép tính:1324 x 20 = ?
Yêu cầu HS thảo luận để tìm những cách tính khác nhau
GV chọn cách tính thích hợp để hướng dẫn cho HS:
1324 x 20 = 1324 x ( 2 x 10) 
(áp dụng tính chất kết hợp)
 = (1324 x 2) x 10
 (theo quy tắc nhân một số với 10)
Lấy 1324 x 2, sau đó viết thêm 0 vào bên phải của tích này. 
Từ đó có cách đặt tính rồi tính như sau : 
 1 324
 X 20
 26 480
 1 324 X 20 = 26 480 
+ Viết chữ số 0 vào hàng đơn vị của tích .
+ 2 nhân 4 bằng 8 , viết 8 vào bên trái 0 .
+ 2 nhân 2 bằng 4 , viết 4 vào bên trái 8
+ 2 nhân 3 bằng 6 , viết 6 vào bên trái 4
+ 2 nhân 1 bằng 2 , viết 2 vào bên trái 6
Yêu cầu HS nhắc lại cách nhân này.
Hoạt động 2: Nhân các số có tận cùng là chữ số 0
GV ghi lên bảng phép tính: 230 x 70 =?
Hướng dẫn HS làm tương tự như ở trên.
230 x 70 = (23 x 10) x (7 x 10) (áp dụng 
 = (23 x 7) x (10 x 10) tính chất kết
 hợp và giao 
 hoán)
 = (23 x 7) x 100
Viết thêm hai số 0 vào bên phải tích 23 x 7
( Theo quy tắc nhân một số với 100 ) 
Vậy ta có : 230 X 70 = 16 100
Từ đó có cách đặt tính , rồi tính như sau : 
 230
 x 70
 16 100
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách nhân 230 với 70. 
Hoạt động 3: Thực hành
Bài tập 1:
- Phát biểu cách nhân một số với số có tận cùng là chữ số 0 .
Bài tập 2:
- Phát biểu cách nhân các số có tận cùng là chữ số 0 .
Bài tập 3:
Bài tập 4:
- Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật ?
Củng cố - Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Đề – xi - mét vuông
HS sửa bài
HS nhận xét
HS thảo luận tìm cách tích khác nhau.
HS nêu
Vài HS nhắc lại.
HS thảo luận tìm cách tích khác nhau.
HS nêu
Vài HS nhắc lại.
HS làm bài
Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa
- Đọc đề bài , tóm tắt bài toán 
HS làm bài
HS sửa bài
- Đọc đề bài , tóm tắt bài toán 
HS làm bài
HS sửa bài
SGK
Các ghi nhận, lưu ý:
Ngày:	Tuần: 11
Môn: Toán
BÀI: ĐỀ – XI - MÉT VUÔNG
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
- hình thành được biểu tượng về đơn vị đo diện tích đề-xi-mét vuông.
2.Kĩ năng:
HS biết đọc và viết và so sánh các số đo diện tích theo đơn vị đo đề-xi-mét vuông .
 Biết được 1 dm2 = 100 cm2 ø và ngược lại .
II.CHUẨN BỊ:
GV và HS chuẩn bị hình vuông có cạnh bằng 1 dm đã chia thành 100 ô vuông mỗi ô 
 Vuông có diện tích 1cm2)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
5 phút
15 phút
16 phút
5 phút
Khởi động: 
Bài cũ: Củng cố đơn vị cm2
Yêu cầu HS nhắc lại đơn vi đo cm2 (biểu tượng, cách đọc, kí hiệu)
Yêu cầu HS phân biệt cm2 và cm
Tất cả HS trong lớp tô màu một ô vuông 1 cm2 trên giấy kẻ ô vuông. GV kiểm tra kết quả và nhận xét bài làm của HS.
Bài mới: 
Giới thiệu: 
GV giới thiệu hình vẽ của 1 dm2 và nêu cho HS biết: để đo diện tích người ta còn dùng các đơn vị đo khác (ngoài cm2) tuỳ thuộc vào kích thước của vật đo.
Hoạt động1: Giới thiệu đề-xi-mét vuông
- GV giới thiệu : để đo diện tích người ta còn dùng đơn vị đề-xi-mét vuông . 
- Đề-xi-mát vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 dm .
GV yêu cầu HS tự nêu cách viết kí hiệu đêximet vuông: dm2
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trên bảng phụ
Yêu cầu HS nhận xét hình vuông 1 dm2ï gồm bao nhiêu hình vuông 1cm2 
GV nêu bài toán: tính diện tích hình vuông có cạnh bằng 10cm?
GV giúp HS rút ra nhận xét: 1 dm2 = 100 cm2
Yêu cầu HS đọc và ghi nhớ mối quan hệ này.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
GV yêu cầu tất cả HS tự đọc thầm các số đo của bài 1, sau đó gọi một số HS đọc trước lớp.
Bài tập 2:
GV yêu cầu HS tự viết tất cả các số đo trong bài tập 2 ra bảng con để dễ kiểm tra được cả lớp.
Bài tập 3:
- Làm tương tự bài 2
Bài tập 4:
HS tự làm và chữa bài.
Bài tập 5:
Củng cố - Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Mét vuông
HS sửa bài
HS nhận xét
HS quan sát
- HS quan sát hình vuông có cạnh 1 dm, đo cạnh.
Hình vuông 1 dm2 bao gồm 100 hình vuông 1 cm2 (100 cm2)
HS tự nêu
10 x 10 = 100 cm2
HS nhắc lại
HS đọc
HS nhận xét.
HS làm bài
HS sửa
 ... iệu chia hết cho 2, 5. Cho ví dụ minh họa chỉ rõ số chia hết cho 2, 5; số không chia hết cho 2, 5.
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Giới thiệu bài mới.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
Khi chữa bài GV cho HS nêu các số đã viết ở phần bài làm và giải thích tại sao lại chọn số đó?
Bài tập 2:
Bài tập 3:
Khi chữa bài GV chú ý nêu yêu cầu HS nêu lí do chọn các số đó trong từng phần.
GV nêu lưu ý khuyến khích HS làm theo cách 2 (như bài tập 4 của bài dấu hiệu chia hết cho 5) vì nhanh, gọn, thông minh hơn.
Bài tập 4:
- Yêu cầu HS nhận xét bải 3 , khái quát kết quả phần a của bài 3 và nêu số có chữ số tận cùng là 0 thì vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 .
Bài tập 5:
Củng cố 
Nêu dấu hiệu cùng chia hết cho 2 và 5?
Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Dấu hiệu chia hết cho 9.
HS sửa bài
HS nhận xét
HS làm bài
Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa
HS làm bài
HS sửa bài
HS làm bài
HS sửa bài
HS thảo luận nhóm đôi .
- Nêu kết quả thảo luận : Loan có 10 quả táo .
SGK
Các ghi nhận, lưu ý:
Ngày:	Tuần: 18
Môn: Toán
BÀI: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: Giúp HS
- Biết dấu hiệu chia hết cho 9
2.Kĩ năng:
Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để làm các bài tập.
II.CHUẨN BỊ:
- SGK
- Giấy khổ lớn có ghi sẵn các bài toán chia (cột bên trái: các số chia hết cho 9, cột bên phải: các số không chia hết cho 9)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
5 phút
15 phút
15 phút
3 phút
Khởi động: 
Bài cũ: Luyện tập 
GV yêu cầu HS sửa bài làm ở nhà.
GV nhận xét.
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: GV hướng dẫn HS phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 9
Mục đích: Giúp HS tự tìm ra kiến thức: dấu hiệu chia hết cho 9.
Các bước tiến hành
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS: Tự tìm vài số chia hết cho 9 và vài số không chia hết cho 9 đồng thời giải thích, GV ghi lại thành 2 cột: cột bên trái ghi các số chia hết cho 9, cột bên phải ghi các số không chia hết cho 9.(GV lưu ý chọn viết các ví dụ để đủ các phép chia cho 9 có số dư khác nhau)
Bước 2: Tổ chứa thảo luận để phát hiện
ra dấu hiệu chia hết cho 9
+ GV giao cho mỗi nhóm giấy khổ lớn có 2 cột có ghi sẵn các phép tính
+ GV gợi ý HS tính nhẩm tổng các chữ số của các số ở cột bên trái & bên phải xem có gì khác nhau?
Bước 3: GV cho HS nhận xét gộp lại: “Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chưa hết cho 9
+ Tiếp tục cho HS quan sát cột thứ hai để phát hiện các số có tổng các chữ số không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9.
- Bước 4: Yêu cầu vài HS nhắc lại kết luận trong bài học.
Bước 5: GV chốt lại: Muốn biết một số có chia hết cho 9 hay không ta căn cứ vào tổng các chữ số của số đó có chia hết cho 9 hay không.
Hoạt động 2: Thực hành
Mục đích: Giúp HS vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để giải các bài tập liên quan đến chia hết cho 9 & không chia hết cho 9
Bài tập 1:
Trước khi HS làm bài, GV yêu cầu HS nêu cách làm bài
Bài tập 2:
Tiến hành tương tự bài 1
Bài tập 3:
GV yêu cầu HS nêu cách làm
Bài tập 4:
GV hướng dẫn cả lớp cùng làm vài ví dụ đầu theo các cách sau:
+ Cách 1: Lần lượt thử với từng chữ số 0, 1, 2, 3... vào ô trống, nếu có được tổng các chữ số chia hết cho 0 thì chữ số đó thích hợp.
+ Cách 2: Nhẩm thấy 3 +1 = 4. Số 4 còn thiếu 5 nữa thì tổng là 9 và 9 thì chia hết cho 9. Vậy chữ số thích hợp cần điền vào ô trống là chữ số 5. Ngoài ra em thử không còn chữ số nào thích hợp nữa.
Yêu cầu HS tự làm phần còn lại, sau đó vài HS chữa bài trên bảng lớp.
Củng cố - Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Dấu hiệu chia hết cho 3
HS nêu
HS nhận xét
HS tự tìm & nêu
HS thảo luận để phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 9.
Vài HS nhắc lại.
HS làm bài
Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa
HS làm bài
HS sửa bài
Giấy khổ lớn có ghi sẵn các bài toán chia
SGK
Các ghi nhận, lưu ý:
Ngày:	Tuần: 18
Môn: Toán
BÀI: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: Giúp HS
- Biết dấu hiệu chia hết cho 3
2.Kĩ năng:
Vận dụng để nhận biết một số có chia hết cho 3 và các số không chia hết cho 3.
II.CHUẨN BỊ:
- SGK
Giấy khổ lớn có ghi sẵn các bài toán chia (cột bên trái: các số chia hết cho 3, cột bên phải: các 
 số không chia hết cho 3)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA DNTN Hoµng S¬n
ĐDDH
1 phút
5 phút
15 phút
15 phút
3 phút
Khởi động: 
Bài cũ: Dấu hiệu chia hết cho 9.
GV yêu cầu HS sửa bài làm ở nhà.
GV nhận xét.
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: GV hướng dẫn HS tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 3
Mục đích: Giúp HS tự tìm ra kiến thức: dấu hiệu chia hết cho 3
Các bước tiến hành
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS: Tự tìm vài số chia hết cho 3 và vài số không chia hết cho 3 đồng thời giải thích, GV ghi lại thành 2 cột: cột bên trái ghi các số chia hết cho 3, cột bên phải ghi các số không chia hết cho 3.(GV lưu ý chọn viết các ví dụ để đủ các phép chia cho 3 có số dư khác nhau)
Bước 2: Tổ chứa thảo luận để phát hiện
ra dấu hiệu chia hết cho 3
+ GV giao cho mỗi nhóm giấy khổ lớn có 2 cột có ghi sẵn các phép tính
+ GV gợi ý HS tính nhẩm tổng các chữ số của các số ở cột bên trái và bên phải xem có gì khác nhau?
Bước 3: GV cho HS nhận xét gộp lại: “Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chưa hết cho 3
+ Tiếp tục cho HS quan sát cột thứ hai để phát hiện các số có tổng các chữ số không chia hết cho 3 thì không chia hết cho 3
- Bước 4: Yêu cầu vài HS nhắc lại kết luận trong bài học.
Bước 5: GV chốt lại: Muốn biết một số có chia hết cho 3 hay không ta căn cứ vào tổng các chữ số của số đó có chia hết cho 3 hay không.
Hoạt động 2: Thực hành
Mục đích: Giúp HS vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 để giải các bài tập liên quan đến chia hết cho 3 & không chia hết cho 3
Bài tập 1:
Trước khi HS làm bài, GV yêu cầu HS nêu cách làm bài
Bài tập 2:
Bài tập 3:
GV yêu cầu HS nêu cách làm và tự làm
Bài tập 4:
GV hướng dẫn cả lớp cùng làm vài ví dụ đầu 
GV yêu cầu HS nêu nhận xét: Số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 thì tổng các chữ số của nó chỉ chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9.
Yêu cầu HS tự làm phần còn lại, sau đó vài HS chữa bài trên bảng lớp.
Củng cố - Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Luyện tập
HS nêu
HS nhận xét
HS tự tìm và nêu
HS thảo luận để phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 3.
Vài HS nhắc lại.
HS làm bài
Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa
HS làm bài
HS sửa bài
Giấy khổ lớn có ghi sẵn các bài toán chia
SGK
Các ghi nhận, lưu ý:
Ngày:	 Tuần: 18
Môn: Toán
BÀI: LUYỆN TẬP
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Kiến thức - Kĩ năng:
Củng cố về các dấu hiệu chia hết 2, 3, 5, 9.
II.CHUẨN BỊ:
VBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
5 phút
1 phút
23 phút
3 phút
Khởi động: 
Bài cũ: 
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
Yêu cầu HS nêu các ví dụ về các số chia hết cho 2, các số chia hết cho 3, các số chia hết cho 5, các số chia hết cho 9 
GV phân loại thành 2 dấu hiệu chia hết: 
+ Loại 1: Căn cứ vào chữ số tận cùng bên phải: dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5.
+ Loại 2: Căn cứ vào tổng của các chữ số: dấu hiệu chia hết cho 3, 9.
GV nhận xét
Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
Bài tập 2:
GV yêu cầu HS nêu lại đầu bài, sau đó suy nghĩ để nêu cách làm.
Bài tập 3:
Bài tập 4:
Củng cố - Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Luyện tập chung
HS sửa bài
HS nêu
HS nhận xét
HS làm bài
Từng cặp HS sửa và thống nhất kết qủa .
HS làm bài
HS sửa
HS làm bài
HS sửa bài
HS làm bài
HS sửa bài
SGK
Các ghi nhận, lưu ý:
Ngày:	 Tuần: 18
Môn: Toán
BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Kiến thức - Kĩ năng:
Củng cố về các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9
Vận dụng dấu hiệu chia hết để viết số chia hết cho 2, 3, 5, 9 và giải toán.
II.CHUẨN BỊ:
- SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
5 phút
1 phút
23 phút
4 phút
Khởi động: 
Bài cũ: Luyện tập
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
Bài tập 2:
A.GV cho HS nêu cách làm, sau đó HS tự làm vào vở.
B.GV cho HS nêu cách làm. GV khuyến khích cách làm sau: Trước hết chọn các số chia hết cho 2. Trong các số chia hết cho 2 này lại chọn tiếp các số chia hết cho 3 (có tổng các chữ số chia hết cho 3). 
C. GV cho HS nêu cách làm (nhanh nhất là chọn tiếp trong các số đã chia hết cho 2 và 3, các số chia hết cho 5 và chia hết cho 9). Sau đó cá nhân HS tự làm vào vở rồi chữa bài.
Bài tập 3:
Bài tập 4:
Bài tập 5:
Củng cố - Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Kilômet vuông
HS sửa bài
HS nhận xét
HS làm bài
Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa
HS làm bài
HS sửa bài
HS tính giá trị của từng biểu thức , sau đó xem xét kết quả là số chia hết cho những số nào trong các số 2 và 5 .
- HS sửa bài
- HS đọc bài toán và phân tích và nêu kết quả bài toán .
SGK
Các ghi nhận, lưu ý:

Tài liệu đính kèm:

  • docTOAN 11 - 18.doc