I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Hệ thống hóa và củng cố các kiến thức về diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
2. kĩ năng:
- Biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán liên quan có yêu cầu tổng hợp ( Bài tập cần làm 1, 2( cột 1) còn lại HS khá giỏi).
3. Thái độ:
- Giáo dục HS yêu thích học toán, tính nhanh nhạy, cẩn thận, chính xác.
Ngày soạn: Ngày dạy: Người soạn: Người dạy: Giáo viên hướng dẫn: KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Toán. Lớp: 5 Tiết: 116 Bài: Luyện tập chung I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: Hệ thống hóa và củng cố các kiến thức về diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương. 2. kĩ năng: Biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán liên quan có yêu cầu tổng hợp ( Bài tập cần làm 1, 2( cột 1) còn lại HS khá giỏi). 3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích học toán, tính nhanh nhạy, cẩn thận, chính xác. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. 1. Giáo viên: Giáo án, bảng số trong bài tập 2 viết sẵn vào bảng phụ. 2. Học sinh: Dụng cụ học tập: SGK, tập,... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức lớp. Kiểm tra sỉ số lớp. Cho cả lớp hát. 2. Kiểm tra bài cũ. GV gọi 1 HS lên bảng làm bài tập 2 SGK (trang 36). Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, chấm điểm. 3. Dạy bài mới. a) Giới thiệu bài mới. Tiết học hôm nay chúng ta cùng làm các bài tập luyện tập về diện tích và thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. b) Bài mới. Hướng dẫn làm bài tập: Bài tập 1. Gọi HS đọc đề bài. GV gợi ý phân tích đề: + Đề yêu cầu gì? + Muốn tìm diện tích một mặt của hình lập phương ta làm thế nào? + Vậy cạnh có chưa? + Muốn tìm diện tích toàn phần của hình lập phương ta làm như thế nào? + Muốn tìm thể tích của hình lập phương ta làm sao? + GV yêu cầu HS làm bài vào tập_ 1 HS lên bảng làm. Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng. GV nhận xét và cho điểm HS. Bài tập 2. GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK. GV hỏi đề cho gì? GV hỏi: Bài tập yêu cầu em làm gì? GV gọi HS nêu: + Muốn tính diện tích mặt đáy hình hộp chữ nhật ta làm thế nào? + Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta lam sao? + Muốn tính thể tích của hình hộp chữ nhật ta làm sao? GV yêu cầu HS làm bài. Gọi HS nhận xét bài trên bảng. GV nhận xét và cho điểm HS. Bài tập 3. Gọi HS đọc đề. GV yêu cầu: + Hãy nêu kích thước của khối gỗ. + Phần cắt đi có kích thước là bao nhiêu và có dạng hình gì? GV: Hãy suy nghĩ và tìm cách tính thể tích của phần gỗ còn lại.(Nhắc HS suy nghĩ và tìm cách tính, chưa cần tính cụ thể). Mà khối gỗ lúc đầu hình gì? Kích thước đo của khối gỗ ban đầu có chưa? Khối gỗ cắt đi hình gì? Và kích thước đo là bao nhiêu? Vậy để tính được thể tích khối gỗ còn lại ta làm sao? Muốn tính thể tích khối gỗ hình hộp chữ nhật ta làm sao? Muốn tính thể tích hình lập phương ta làm sao? GV gọi HS nhận xét từng câu. GV nhận xét. GV gọi 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào tập. Gọi HS nhận xét. GV nhận xét. 4 Củng cố, dặn dò. GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở các em còn chưa cố gắng. GV nhắc HS xem lại bài và chuẩn bị bài kế tiếp bài “Luyện tập chung” cho tiết học sau. Lớp trưởng báo cáo. Cả lớp hát. 1 HS lên bảng làm , HS cả lớp theo dõi nhận xét. Bài giải a/ Thể tích hình hộp chữ nhật là: 2,2 x 0,8 x 0,6 = 1,056( m3) b/ Cạnh hình lập phương là: (2,2 + 0,8 + 0,6) : 3 = 1,2( m) Thể tích khối lập phương là: 1,2 x 1,2 x 1,2 = 1,728( m3) Đáp số: a/ 1,056 m3 b/ 1,728 m3 HS nhận xét. HS lắng nghe. HS lắng nghe. HS đọc đề bài. HS trả lời câu hỏi: + Tính diện tích một mặt, diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương. + Để tìm diện tích một mặt của hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh. + Cạnh có rồi 2,5cm. + Để tìm diện tích toàn phần của hình lập phương ta lấy diện tích một mặt nhân với 6. + Để tìm thể tích của hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh. + HS làm bài vào tập_ 1 HS lên bảng làm. Bài giải Diện tích một mặt của hình lập phương đó là: 2,5 x 2,5 = 6,25 ( cm2 ) Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là: 6,25 x 6 = 37,5 ( cm2) Thể tích hình lập phương là: 2,5 x 2,5 x 2,5 = 15,625(cm3) Đáp số: 6,26 cm2 37,5 cm2 15,625 cm3 HS nhận xét. HS lắng nghe. HS đọc. HS trả lời: Bài tập cho số đo ba kích thước của hình hộp chữ nhật. HS trả lời: yêu cầu tính diện tích mặt đáy, diện tích xung quanh và thể tích của hình hộpchữ nhật. HS trả lời: + Diện tích mặt đáy của hình hộp chữ nhật bằng chiều dài nhân với chiều rộng. + Để tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi đáy nhân với chiều cao. + Để tính thể tích của hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân chiều rộng nhân chiều cao. HS lên bảng làm, HS cả lớp làm vào tập. Hình hộp chữ nhật (1) (2) (3) Chiều dài 11cm 0,4m 12dm Chiều rộng 10cm 0,25m 13dm Chiều cao 6cm 0,9m 25dm Diện tích mặt đáy 110cm2 0,1m2 16dm2 Diện tích xung quanh 252cm2 1,17m2 23dm2 Thể tích 660cm3 0,09m3 115dm3 HS nhận xét. HS lắng nghe và sửa vào tập. HS đọc. HS trả lời: + Khối gỗ hình hộp chữ nhật có chiều dài là 9 cm, chiều rộng 6 cm và chiều cao 5cm. + Phần cắt đi là hình lập phương có cạnh dài 4cm. HS trả lời: Để tính phần gỗ còn lại ta tính thể tích của khối gỗ ban đầu. Hình hộp chữ nhật. Có rồi ( chiều dài: 9cm, chiều rộng: 6cm, chiều cao: 5cm). Khối gỗ cắt đi hình lập phương, cạnh 4cm. Ta lấy thể tích khối gỗ hình hộp chữ nhật trừ đi thể tích khối gỗ hình lập phương. Ta lấy chiều dài nhân chiều rộng nhân chiều cao. Ta lấy cạnh nhân cạnh rồi nhân cạnh. HS nhận xét. HS lắng nghe. 1 HS lên bảng làm ,HS cả lớp làm vào tập. Bài giải Thể tích của khối gỗ ban đầu là: 9 x 6 x 5 = 270( cm3) Thể tích của phần gỗ bị cắt là: 4 x 4 x 4 = 64(cm3) Thể tích của phần gỗ còn lại là: 270 – 64= 206(cm3) Đáp số: 206cm3 HS nhận xét. HS lắng nghe. HS lắng nghe.
Tài liệu đính kèm: