I/Mục tiêu:
-Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện.
-Hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.
KNS: Xác định giá trị, Tự nhận thức bản thân, tư duy phê phán
II/ Đồ dùng dạy học:, tranh minh hoạ trong SGK
III/ Hoạt động dạy học:
PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ PHONG Lớp :4 B TUẦN 5 MÔN TOÁN - TIẾNG VIỆT& KHOA HỌC GV : Nguyễn Thị Hải Năm học: 2012-2013 LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 5 (Lớp 4) Từ ngày 17 -9 dến - 21- 2012 Cách ngôn: Cá không ăn muối cá ươn Thứ Buổi Tiết Môn Tên bài dạy Hai SÁNG 1 Chào cờ Chào cờ đầu tuần 2 Tập đọc Những hạt thóc giống 3 Toán Luyện tập 4 Chính tả Nghe- viết: Những hạt thóc giống CHIỀU 1 x 2 x 3 x 4 x Ba SÁNG 1 Toán Tìm số trung bình cộng 2 L Từ và câu MRVT: Trung thực- Tự trọng 3 Anh văn 4 Kể chuyện KC đã nghe, đã đọc CHIỀU 1 x 2 x 3 x Tư SÁNG 1 Tập đọc Gà trống và Cáo 2 Toán Luyện tập 3 Âm nhạc 4 L T/Việt Tự học CHIỀU 1 Khoa học 2 Tập L Văn Viết thư ( KT viết ) 3 H ĐNG Hội vui học tập về chủ đề : Trường em 4 x Năm SÁNG 1 x 2 x 3 x 4 x CHIỀU 1 Toán Biểu đồ 2 L từ và câu Danh từ 3 Luyện Toán Tự học 4 Sáu SÁNG 1 Toán Biểu đồ (TT) 2 Tập L văn Đoạn văn trong bài văn kể chuyện 3 L T/ Việt Tự học 4 SHL Sinh hoạt lớp CHIỀU SINH HOẠT CHUYÊN MÔN Thư hai ngày 17 tháng 9 năm 2012 Tập đọc: NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG I/Mục tiêu: -Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện. -Hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật. KNS: Xác định giá trị, Tự nhận thức bản thân, tư duy phê phán II/ Đồ dùng dạy học:, tranh minh hoạ trong SGK III/ Hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1/Bài cũ: Tre Việt Nam 2/Bài mới : Giới thiệu-Ghi đề HĐ1: Luyện đọc - GV chia (4 đoạn) - HD đọc từ khó và câu văn dài + Gieo trồng, truyền ngôi, thu hoạch ,sững sờ, luộc kĩ .. + Vua ra lệnh ...sẽ bị trừng phạt GV đọc mẫu toàn bài H Đ2 : Tìm hiểu bài CH1/Nhà vua chọn người như thế nào để nhường ngôi ?( HS đọc thầm cả bài) CH2/ Nhà vua làm cách gì để tìm ra người trung thực ?( HS đọc đoạn 1) -Thóc đã luộc chín còn nảy mầm không? Theo lệnh vua, chú Chôm đã làm gì? Kết quả ra sao ? ( đọc đoạn 2) -Đến kì nộp thóc cho vua, mọi người làm gì?Chôm làm gì? 2/ Bài mới: Giới thiệu – Ghi đề. -Theo lệnh vua, chú bé Chôm đã làm gì ? Kết quả ra sao?Câu3/47 SGK Thái độ mọi người như thế nào khi nghe lời nói thật của Chôm ? ( Hs đọc đoạn 3) Câu4/47 SGK: HS khá giỏi trả lời. ( Hs đọc đoạn cuối ) -Nội dung câu chuyện nói lên điều gì? 3/ HĐ3: Đọc diễn cảm: -GV treo bảng phụ viết sẵn nội dung đoạn :Chôm lo lắng ... thóc giống của ta + Hướng dẫn cách đọc 4/ Củng cố, dặn dò: - Nhânh xét chung tiết học -Chuẩn bị bài sau :Khúc hát ru...lưng mẹ. -3 HS đọc,trả lời câu hỏi về nội dung bài *MT: Biết đọc với giọng kể chậm rãi, -1 HS đọc toàn bài. -4 HS đọc nối tiếp cả bài. - Luyện đọc từ khó, câu văn dài - 1HS đọc chú giải, hiểu nghĩa của từ - HS luyện đọc theo cặp. -2 HS đọc lại toàn bài. *MT: Hiểu nội dung bài -Chọn 1 người trung thực để truyền ngôi. -Phát cho mỗi người dân một thúng thóc giống đã luộc kĩ về gieo trồng và hẹn: ... -Không thể nảy mầm được -Chôm đã gieo trồng, dốc công chăm sóc nhưng thóc không nảy mầm. -Mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp nhà vua quỳ tâu:Con không làm sao cho thóc nảy mầm được -Chôm dũng cảm, dám nói sự thật - sững sờ -Vì người trung thực dám nói lên sự thật, không vì lợi ích của mình mà nói dối... *HS thảo luận nhóm 2 nêu nội dung . *MT: Đọc diễn cảm với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện. -4 HS đọc diễn cảm toàn bài. -HS luyện đọc phân vai theo nhóm 3. -HS thi đọc diễn cảm .Cả lớp nhận xét. Toán (tiết 21) : LUYỆN TẬP I.Mục tiêu : -Biết số ngày của từng tháng trong năm, của năm nhuận và năm không nhuận. -Chuyển đổi được đơn vị đo giữa ngày, giờ, phút giây. -Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào. II. Chuẩn bị : Bảng phụ, đồng hồ để bàn III. Các hoạt động dạy-học : Hoạt động dạy Hoạt động học 1/Bài cũ : Giây, thế kỉ - Bài1/25 2.Bài mới: a. Giới thiệu – Ghi đề HĐ1: Bài 1/26 - Gọi 1 HS đọc nội dung bài tập 1. - Nêu các tháng có 30 ngày? Tháng có 31 ngày? Tháng có 28 (hoặc 29 ngày). -Năm nhuận có bao nhiêu ngày? -Năm không nhuận có bao nhiêu ngày? - Nhắc lại cho HS cách nhớ số ngày trong mỗi tháng bằng cách nắm bàn tay HĐ2.Bài tập 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm - GV giao việc -HS làm bảng con( Cột1)VBT( Cột 2,3/26) - Hỏi HS cách làm một vài bài: * ví dụ: 3 ngày = 72 giờ -Vì sao em có kết quả này? + GV kết luận kết quả đúng Bài 4: Dành cho HS giỏi –GVgiao việc HĐ3.Bài tập3/26 - GV nhắc lại cách xác định thế kỷ. GV giao việc - Nhận xét- chữa bài *Bài 5: HS giỏi thực hiện. - Cho HS tự làm - Nhận xét, sữa chữa c.Củng cố, dặn dò: - Nhận xét chung tiết học -2 HS lên bảng làm bài *MT.Biếtđươc số ngày trong từng tháng, năm nhuận và năm không nhuận. -1 HS nêu yêu cầu bài tập 1. -Tháng có 30 ngày : tháng 4, 6, 9, 11. -Tháng có 31 ngày: tháng 1,3,5,7,8,10,12 -Tháng có 28 hoặc 29 ngày: tháng 2 -366 ngày. -365 ngày. -Củng cố lại cách tính ngày trong mỗi tháng bằng cách nắm bàn tay trái và bàn tay phải, rồi tính từ tay trái qua phải: chỗ lồi là 31,lõm xuống là 30 hoặc 28,29 ngày. *MT.Chuyển đổi được đơn vị đo giữa ngày, giờ, phút giây - 1 HS đọc yêu cầu bài 2 - HS làm bảng con.3 em làm trên bảng. - Lớp VBT ( cột 2,3/26SGK) - Vì 1 ngày = 24 giờ 3 ngày = 24 x 3 =72 giờ - Vì 72 : 3 = 24 giờ -Bài4 :HS tính ra vở nháp, nêu miệng.Bình chạy nhanh hơn và nhanh hơn 3 giây *MT: Xác định được thế kỉ của một năm cho trước. - 1 em đọc nội dung bài 3 - HS hội ý theo cặp và trả lời miệng Ví dụ : câu a. Thế kỉ : XVIII... -Bài 5-Câu a: Khoanh vào chữ B -Câu b: Khoanh vào chữ C - Nêu lại các kiến thức vừa học. Chính tả: NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG I/ Mục tiêu: -Nghe viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ; biết trình bày đoạn văn có lời nhân vật. -Làm đúng bài tập 2b. II/ Đồ dùng dạy học: Bút dạ, 4 phiếu khổ to ghi bài tập 2b . III/ Hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1/Bài cũ: Gọi 1 HS lên bảng viết các từ sau: dâng hoa, nhân dân,vầng trăng, 2/ Bài mới: Giới thiệu - ghi đề. a/ HĐ1: Nghe -viết chính tả. -Gọi 1 HS đọc bài chính tả. -Nội dung đoạn viết nói lên điều gì của nhà vua? GV hướng dẫn viết từ khó -GV đọc từ khó: luộc kĩ, dõng dạc, truyền ngôi , hiền minh -GV hướng dẫn cách trình bày: Lời nói của nhân vật viết sau dấu hai chấm, xuống dòng gạch đầu dòng -GV đọc bài chính tả. -GV thu chấm. b/HĐ2: Luyện tập *Bài 2b/48: Gọi HS đọc đề bài. -GV giao việc -GV nhận xét chốt bài làm đúng *Bài 3 (HS khá, giỏi làm ) Giải câu đố .3/ Củng cố, dặn dò: -Chuẩn bị bài sau : Người viết truyện thật thà. - Nhận xét chung tiết học -Lớp viết vào bảng con *MT: Nghe viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ; biết trình bày đoạn văn có lời nhân vật. -1 HS đọc bài chính tả.Lớp đọc thầm bài Mưu kế của nhà vua để tìm người trung thực và cậu bé Chôm đã được vua truyền ngôi . - HS nêu những từ khó trong đoạn viết - HS viết các từ khó vào bảng con . -HS viết bài vào vở. -HS soát lại bài . - Đổi vở chấm bài *MT: Làm đúng bài tập 2b( điền đúng vần en / eng vào chỗ chấm hoàn thành BT) - 1 HS thưc hiện VBT . - 1 HS lên bảng, lớp nhận xét - Vài em đọc bài làm cua mình *Lời giải: chen chân, len qua, leng keng, áo len, màu đen, khen em. - HSG thục hiện hết bài tập 2 * HS khá, giỏi đọc đề suy nghĩ, tự làm -Câu a: Con nòng nọc -Câu b: Con chim én -HS đọc bài của mình trước lớp -Lớp nhận xét Thứ ba ngày 18 tháng 9 năm 2012 Toán: TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG I.Mục tiêu : -Bước đầu hiểu biết về số trung bình cộng của nhiều số. -Biết tìm số trung bình cộng của 2,3,4 số. II. Các hoạt động dạy-học : Hoạt động dạy Hoạt động học 1Bài cũ: Luyện tập Bài 2/26 2.Bài mới: Giới thiệu-Ghi đề a/HĐ1: Giới thiệu số trung bình cộng và cách tìm số trung bình cộng -Bài toán 1: Gọi 1 HS đọc đề -GV phân tích đề và tóm tắt đề (SGK) -Muốn biết trung bình mỗi can chứa bao nhiêu lít dầu ta làm NTN ? -Ta gọi số 5 là TBC của 2 số 6 và 4. Ta nói: can thứ nhất 6l, can thứ hai 4l, TB mỗi can 5l +Vậy: Muốn tìm số trung bình cộng của 2 số ta làm như thế nào? -Bài toán 2: Hướng dẫn tương tự bài 1 -GV cho HS tìm TBC của 15, 17, 20, 24 - Vậy muốn tìm số trung bình của nhiều số ta làm như thế nào? * GV rút kết luận chung (SGK) b/HĐ2: Luyện tập: Bài 1a,b,c: Gọi 1 HS đọc y/c bài - Cho HS làm bài BC -GV đánh giá-sửa bài Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề bài -Gọi 1 em lên bảng giải . GV sửa bài cho điểm. Bài 3: HS khá giỏi thực hiện. - GV đánh giá, nhận xét Củng cố, dặn dò: - Nhận xét chung tiết học - Bài sau: Luyện tập - 2 HS lên bảng thực hiện theo y/c. *MT:Bước đầu hiểu biết về số trung bình cộng của nhiều số -Lớp đọc thầm bài toán và quan sát hình vẽ tóm tắt tự tìm cách giải -1 HS lên bảng trình bày bài giải -Lấy tổng số lít dầu chia cho 2 được số lít dầu rót đều vào mỗi can -Muốn tìm số trung bình cộng của 2 số, ta tính tổng của hai số đó, rồi chia tổng đó cho số các số hạng HS tìm TBC :(15+17+20+24):4=19 -Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số, ta tính tổng của các số đó, rồi chia tổng đó cho số các số hạng - Vài HS nhắc lại *MT:Biết tìmsố trung bình cộng của nhiều số. -Tìm số trung bình cộng của các số -1 HS lên bảng làm. +Lớp làm trên bảng con,HSG làm hết BT1 -HS làm vào vở bài tập -Lớp nhận xét -Đọc đề và làm bài. - Tìm được số tự nhiên từ 0 đến 9 - Biết kết hợp các số và tìm được trung bình cộng của dãy số tự nhiên -Vài em nhắc lại cách tìm số trung bình cộng của nhiều số Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRUNG THỰC-TỰ TRỌNG I/Mục tiêu : -Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm trung thực-Tự trọng. Tìm được từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực và đặt câu với một từ tìm được. Nắm được nghĩa từ: Tự trọng. II/Đồ dùng dạy học : Bảng phụ viết sẵn nội dung các bài tập 3,4 III/Hoạt động dạy học : Hoạt động dạy Hoạt động học 1/Bài cũ : Luyện tập về từ ghép, từ đơn Bài 1/43 2/Bài mới : HĐ1: Bài tập 1: Tìm những từ cùng nghĩa và những từ trái nghĩa với trung thực -GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm -GV nhận xét chốt lời giải đúng HĐ2: Bài tập 2 : Đặt câu -Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài - Nhận xét- chữa bài HĐ3: Bài tập 3 : Nêu nghĩa của từ tựtrọng -Giúp HS nắm yêu cầu của bài -GV nhận xét - chốt lời giải đúng ý c *GV liên hệ giáo dục HĐ4: Bài tập 4: Cho HS làm miệng GV giao việc -GV n ... ểu đồ tranh. - HS quan sát biểu đồ và trả lời các câu hỏi của bài tập - 1 HS đọc nội dung bài tập - Lớp đọc thầm tìm hiểu bài - 3 HS lên bảng làm -Lớp làm vào vở bài tập -Bài 2c HSG Luyện từ và câu DANH TỪ I/Mục tiêu : -Hiểu được danh từ là các từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng ) II/Đồ dùng dạy học : 3 tờ giấy khổ to viết nội dung BT1 III/hoạt động dạy học : Hoạt động dạy Hoạt động học 1/Bài cũ : MRVT: Trung thực - Tự trọng Bài tập 2/48 2/Bài mới : Giới thiệu – Ghi đề HĐ1 : phần nhận xét Bài tập 1: Gọi 1 HS đọc nội dung bài tập -GV gạch chân dưới những từ đó -GV nhận xét và kết luận -Bài tập 2: Gọi 1 HS đọc y/c bài -GV cho HS thảo luận nhóm đôi + Nêu nhũng từ chỉ người ? + Nêu nhũng từ chỉ Vật ? + Nêu nhũng từ chỉ hiện tượng ? * Những từ chỉ người, chỉ vật, chỉ hiện tượng gọi là gì ? GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ HĐ2: bài tập - Đặt 1câu với một danh từ chỉ người ? - Đặt 1câu với một danh từ chỉ người? - Đặt 1câu với một danh từ chỉ vật? GV Hướng dẫn HS sinh làm bài tập vào vở GV chốt ý đúng 3/Củng cố- Dặn dò : - Nhận xét chung tiết học -Bài sau: Danh từ chung và danh từ chung -2 HS lên bảng thực hiện theo y/c *MT:Hiểu được danh từ là các từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, -HS đọc thầm trong SGK và hôi ý theo cặp và trả lời miệng các từ chỉ sự vật trong đoạn thơ: truyện cổ, tiếng, xưa, cơn, nắng, mưa, con, sông, rặng, dừa, đời, cha ông, chân trời, ông cha. -1 HS đọc y/c bài -HS thảo luận nhóm đôi và trình bày - Từ chỉ người: ông cha, cha ông - Từ chỉ vật: sông, dừa, chân trời - Từ chỉ hiện tượng: mưa, nắng * Những từ chỉ sự vật ( người, vật , hiện tượng) gọi là danh từ . - HS tự nêu định nghĩa danh từ -Vài HS đọc ghi nhớ (sgk) + HS nêu yêu cầu bài tập + 3 HS lên bảng - lớp làm vào vở + Lớp nhận xét Luyện Toán: TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG Mục tiêu: 1/Giúp học sinh biết tìm số trung bình cộng của nhiều số . 2/ Giải được bài toán liên quan đến tìm số trung bình cộng . Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Bài cũ : 1/ Muốn tìm số trung bình cộng nhiều số ta phải làm gì ? Bài mới : Hoạt động 1: Ôn tìm số trung bình cộng . GV : Tính số trung bình cộng của a / 34 và 56 b/ 23, 57 và 40 c/ 12, 15, 38 và 35 GV: Muốn tìm số trung bình cộng nhiều số ta phải làm gì ? Hoạt động 2: Hướng dẫn giải các bài toan có liên quan đến tìm số trung bình cộng GV nêu bài toán 1 : Bốn em Lan, Huệ, Mai, cúc hái được 156 bông hồn Hỏi trung bình mỗi bạn hái được bao nhiêu bông hồng ? GV ? bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Bài toán 2: Có 1 nhóm người thợ sản xuất gạo , 5 ngày đầu mỗi ngày sản xuất được 34 kg , 4 ngày sau mỗi ngày sản xuất được 25 kg . Hỏi trung bình mỗi ngày sản xuất được bao nhiêu ki- lô- gam gạo ? GV hướng dẫn giải : Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì ? +HS thảo luận nhóm 4 Hoạt động nối tiếp : Nhận xét tiết học Dặn dò bài sau 1 HS nêu 2 HS lên bảng MT: Giúp học sinh biết tìm số trung bình cộng của nhiều số . + Hoạt động cá nhân -3 HS lên bảng tính + HS trả lời + Ta tính tổng các số đo, rồi chia tổng đó cho số các số hạng MT: Giải được bài toán liên quan đến tìm số trung bình cộng . - 1 HS nêu bài toán + HS nêu yêu cầu bài toán giải vào vở bài tập + 1HS nêu bài toán -HS thảo luận nhóm 4 Đại diện nhóm trình bày 34 x 5 = 170 ( kg) 25 x 4 = 100 ( kg ) (170 + 100 ) : ( 4 + 5) = 30 ( kg) Thứ sáu ngày 21 tháng 9 năm 2012 Toán: BIỂU ĐỒ (tt) I. Mục tiêu : - Bước đầu biết về biểu đồ cột -Biết đọc một số thông tin trên biểu đồ cột. II. Đồ dùng : - Bảng phụ (giấy to) vẽ biểu đồ cột “Số chuột 4 thôn đã diệt được” - Biểu đồ bài tập 2 (SGK) III. Các hoạt động dạy-học : Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Bài cũ: Biểu đồ Bài 1/29 2.Bài mới: Giới thiệu-Ghi đề a/HĐ1: Làm quen với biểu đồ cột - GV treo tranh biểu đồ lên bảng: Đây là biểu đồ “Số chuột 4 thôn diệt được” -GV hướng dẫn HS về hàng cột trên biểu đồ như SGK -Nêu tên 4 thôn được nêu trên biểu đồ ? -Ý nghĩa của mỗi cột trong biểu đồ ? b/HĐ2 : Thực hành -Bài 1: GV treo bảng phụ - Cho HS nêu miệng -GV nhận xét chốt ý đúng : -Bài 2a: GV treo bảng phụ có vẽ biểu đồ . -Gọi 1 HS đọc y/c bài - BT2b. Dành cho HS khá, giỏi -Chấm bài,nhận xét. 3/Củng cố, dặn dò : -Dặn : về hoàn thành bài tập ở vở bài tập -Bài sau: Luyện tập - Nhận xét chung tiết học - HS quan sát, nêu miệng *MT: Bước đầu biết về biểu đồ cột - Quan sát biểu đồ nhận xét -Đó là các thôn : thôn Đông, thôn Đoài, thôn Trung, thôn Thượng. -Mỗi cột biểu diễn số chuột của thôn đó diệt được -HS nêu số chuột diệt được của mỗi thôn -Cột cao hơn biểu diễn số chuột nhiều hơn. Cột thấp hơn biểu diễn số chuột ít hơn. *MT: Biết đọc một số thông tin trên biểu đồ cột . - HS đọc yêu cầu bài tập 1 - HS quan sát biểu đồ trả lời miệng các câu hỏi trong bài tập -HS đọc thầm và làm vào vở -Cả lớp nhận xét, bổ sung và chữa bài. * HS khá giỏi làm thêm câu b Tập làm văn : ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I/Mục tiêu : -Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện. -Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tập tạo dựng một đoạn văn kể chuyện. II/Đồ dùng dạy học : Bút dạ và 3 phiếu khổ to viết nôi dung BT1,2 (phần nhận xét) . III/Hoạt động dạy học : Hoạt động dạy Hoạt động học 1/Bài cũ: -Cốt truyện là gì ? -Cốt truyện thường gồm những phần nào ? 1/Bài mới : Giới thiệu – Ghi đề HĐ1: Phần nhận xét *Bài tập 1, 2 : Gọi 1 HS đọc y/c của bài tập 1, 2 .GD tính trung thực. -GV cho HS thảo luận theo nhóm và làm vào VBT -GV nhận xét chốt lời giải đúng *GV nói thêm: Có khi xuống dòng vẫn chưa hết đoạn văn. Nhưng đã hết đoạn văn thì phải xuống dòng *Bài tập 3: -Mỗi đoạn văn trong bài văn KC kể điều gì? -Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu hiệu nào ? * Phần ghi nhớ HĐ2: Luyện tập -GV giải thích thêm: Ba đoạn văn này nói về 1 em bé vừa hiếu thảo vừa thật thà, trung thực.Em lo thiếu tiền mua thuốc cho mẹ nhưng thật thà trả lại đồ người khác đánh rơi.Yêu cầu của BT là : Đoạn 1,2 đã viết hoàn chỉnh. Đoạn 3 chỉ có phần mở bài và kết thúc.Em phải bổ sung phần thân đoạn còn thiếu để hoàn chỉnh đoạn 3 GV nhận xét 3/Củng cố- Dặn dò : - Nhận xét chung tiết học -Bài sau : Trả bài văn viết thư -2 HS trả lời *MT: Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện. -HS đọc thầm truyện Những hạt thóc giống . -Thảo luận theo nhóm và làm vào VBT -Đại diện các nhóm trình bày – Các nhóm khác nhận xét bổ sung - 1 HS đọc y/c của bài tập -HS suy nghĩ và trả lời miệng -Kể một sự việc trong một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện -Hết đoạn văn , cần chấm xuống dòng -Vài HS đọc ghi nhớ trong SGK *MT: Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tập tạo dựng một đoạn văn kể chuyện -2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập -HS suy nghĩ , tưởng tượng để viết bổ sung phần thân đoạn vào vở -Một số HS nối tiếp nhau đọc kết quả bài làm của mình -Lớp nhận xét Luyện tiếng việt : LUYỆN TỪ VÀ CÂU - TẬP LÀM VĂN I/ Mục tiêu : 1/ Giúp HS nhận biết được danh từ trong câu văn, đoạn văn 2/ Đặt câu với danh từ 3/Luyện tập nhận viết đoạn văn trong bài văn kể chuyện . II/ Các hoạt động dạy dạy học : Hoạt động dạy của trò Hoạt động của trò Bài cũ: 1/ Em hãy nêu 3 danh từ .Đặt câu với từ tìm được . 2/ Thế nào là đoạn văn ? Khi viết hết đoạn văn ta cần phải làm gì? Bài mới : `Hoạt động 1:Củng cố Danh từ GV hướng dẫn làm bài tập Đọc bài : Những hạt thóc giống trang 46 /SGK em hãy nêu những danh từ chỉ sự vật có trong bài + GV kết luận -Thế nào là danh từ ? Hoạt động 2: Luyện tập xây dựng cốt truyện + GV cho HS đọc đề bài Hãy tưởng tượng và kể vắn tắt mọt câu chuyện Nàng tiên Ốc đã học Thế nào là cốt truyện ? Hoạt động nối tiếp : Củng cố dặn dò Nhận xét tiết học +2 HS đọc trả lời câu hỏi + 1 HS nêu Mục tiêu: HS nhận biết về danh từ ,đặt câu với danh từ Hoạt động nhóm đôi + HS thảo luận nhóm đôi ; Đại diện nhóm trình bày . - Vua , Chôm , thóc .... -HS tả lời cá nhân Mục tiêu: HS nhận biết được cốt truyện gồm có 3 phần ( mở đầu, diễn biến, kết thúc) bước đầu biết xây dựng cốt truyện đơn giản khi đã cho nhân vật, chủ đề câu chuyện . +1 HS đọc đề Thảo luận Nhóm đôi -Từng cặp HS thực hành kể vắn tắt câu chuyện theo đề tài . Học sinh thi kể chuyện trước lớp + HS làm bài vào vở luyện SINH HOẠT LỚP TUẦN 5 I/ Mục tiêu : -Đánh giá tổng kết các hoạt động tuần 5 qua . - Nêu công tác tuần 6 đến II/ Chuẩn bị: Họp trước ban cán sự lớp III/Tiến hành sinh hoạt : 1/ Đánh giá tổng kết các hoạt động tuần vừa qua Lớp trưởng điều hành : Bắt bài hát Mời tổ trưởng lên nhận xét các thành viên của tổ mình về : học tập , nề nếp tác phong *LPHTập : nhận xét chung về học tập * LPLĐ nhận xét chung về ; LĐ vệ sinh khu vực được phân công ,trực nhật lớp * LPMT nhận xét về sinh hoạt đội , tiếng hát đầu giờ giữa giờ * Lớp Trưởng nhận xét tổng kết chung, xếp loại theo từng tổ +GV chủ nhiệm nhận xét Tuyên Dương những mặt tốt : Tham gia học tập tốt , đa số các em làm bài đầy đủ ở lớp, ở nhà, Học tập có tiến bộ nhiều, Đạt được 11 tiết tốt ở các môn học bộ môn Toán - Tiếng Việt có phần khá hơn +Nhắc nhỡ HS khắc phục những măt tồn tại + Lao động : Thực hiện đảm bảo tốt 2 / GV nêu công tác mới - Đi học chuyên cần 100% - Ổn định thực hiện tốt về nề nếp, tác phong - Có ý thức học tập tốt - Có ý thức giữ vệ sinh môi trường trong trường học - Bồi dưỡng HS giỏi , phụ đạo HS yếu - Kiểm tra vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường khu vực đã phân công . - Chuẩn bị cho các phong trào : 1/ Vở sạch chữ đẹp : 3/ An toàn giao thông 4/ HS giỏi : 5/ Hoạt động ngoài giờ: DANH SÁCH ĐỀ TÀI SKKN GIÁO VIÊN TRONG TỔ (4+5) STT HỌ VÀ TÊN GV TÊN ĐỀ TÀI 1 Dương Thị Cúc Một số biện pháp hướng dẫn HS giải toán Tiểu học 2 Nguyễn Thị Hải Rèn đọc diẽn cảm cho HS lớp 4 trong giờ tập đọc 3 Nguyễn văn Hào Vài biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm 4 Trần Thanh Thăng Giúp HS giữ vở sạch, rèn chữ đẹp 5 Nguyễn Thị Lan Oanh Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ học chính tả cho học sinh lớp 5 6 Võ Văn Triều Một số biện pháp giúp HS học tốt môn lịch sử 7 Nguyễn Duy Phương 8 Ngô Thị Mĩ Hiền Một số biện pháp bảo vệ môi trường ở trường lớp 9 Nguyễn Thăng Trung Một số biện pháp tạo hứng thú cho HS học trò chơi trong môn Thể dục 10 Ngô Thị Thu Hiền
Tài liệu đính kèm: