Giáo án Môn Toán và Tiếng Việt - Tuần 23 năm 2011

Giáo án Môn Toán và Tiếng Việt - Tuần 23 năm 2011

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Củng cố cho HS về: so sánh hai phân số và tính chất cơ bản của phân số

2. Kỹ năng: Biết cách so sánh hai phân số và áp dụng tính chất của phân số vào giải các bài toán

3. Thái độ: Tich cực học tập

II. Đồ dùng dạy học:

 - GV:

 - HS: Bảng con

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 30 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 900Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Môn Toán và Tiếng Việt - Tuần 23 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
Thứ hai ngày 14 tháng 2 năm 2011
Toán:
Tiết: 111
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố cho HS về: so sánh hai phân số và tính chất cơ bản của phân số
2. Kỹ năng: Biết cách so sánh hai phân số và áp dụng tính chất của phân số vào giải các bài toán
3. Thái độ: Tich cực học tập
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV:
	- HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
Viết các phân số sau theo thứ tự từ lớn đến bé: 
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: 
- Cho HS nêu yêu cầu
- Cho HS làm bài 
- Kiểm tra, nhận xét, chốt kết quả đúng:
Bài 2: Với hai số tự nhiên 3 và 5 hãy viết:
a) Phân số bé hơn 1; 
b) Phân số lớn hơn 1. 
Bài 1: (T 123) Tìm chữ số thích hợp để viết vào ô trống, sao cho:
2
6
a) 75 chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5.
b) 75 chia hết cho 9.
 Số vừa tìm được có chia hết cho 2 và 3 không?
4. Củng cố:
- Hệ thống bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài, xem lại bài, làm bài 2
- Hát
- 1 HS lên bảng
- 1 HS nêu yêu cầu 
- Làm bài vào bảng con, 1 số HS lên bảng
- Theo dõi
- Lắng nghe
- Làm bài ra nháp
- 2 HS làm bài trên bảng
- Theo dõi
- Lắng nghe
- Làm bài vào vở
- Theo dõi
Tập đọc
Tiết: 45
HOA HỌC TRÒ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu các từ ngữ mới trong bài, hiểu nội dung bài: Vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng qua ngòi bút của nhà thơ Xuân Diệu.
2. Kỹ năng: Đọc trôi chảy toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, suy tư.
3. Thái độ: Tích cực học tập
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV:
	- HS:
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc thuộc lòng bài Chợ tết, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc:
- Cho HS đọc bài, chia đoạn ( 3 đoạn )
- Cho HS nối tiếp đọc đoạn, kết hợp sửa lỗi phát âm, hiểu nghĩa các từ mới và thể hiện đúng giọng đọc của bài
- Tổ chức cho HS đọc trong nhóm
- Cho HS đọc toàn bài trước lớp
- Đọc mẫu toàn bài.
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài:
- Yêu cầu đọc đoạn 1 và tìm những từ ngữ cho biết hoa phượng nở rất nhiều ? (Cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực, người ta chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn xoè ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau)
+ Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả số lượng hoa phượng?(Biện pháp so sánh)
- Cho HS đọc đoạn 2, trả lời
+ Vì sao tác giả lại gọi hoa phượng là “hoa học trò”? (Vì phượng là loài cây rất gần gũi, quen thuộc với tuổi học trò. Hoa nở vào mùa hè, mùa thi của học trò, gắn liền với những kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò)
+ Hoa phượng còn có gì đặc biệt làm ta náo nức? (Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ, màu phượng mạnh mẽ làm khắp thành phố rực lên như đến tết nhà nhà dán câu đối đỏ)
+ Tác giả đã dùng những giác quan nào để cảm nhận vể đẹp của lá phượng? (Dùng vị giác, thị giác, xúc giác)
- Cho HS đọc đoạn 3, trả lời
+ Màu hoa phượng đổi như thế nào đối với thời gian? (Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, có mưa càng tươi dịu, số hoa tăng dần, màu đậm dần rồi hòa với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên)
- Bài văn cho em thấy điều gì?
Ý chính: Bài văn tả vẻ đẹp lộng lẫy của hoa phượng.
c) Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm:
- Cho HS đọc lại toàn bài, nêu giọng đọc
- Yêu cầu HS cả lớp luyện đọc
- Cho HS thi đọc diễn cảm
4. Củng cố: 
- Hệ thống bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài, xem lại bài
- 2 – 3 HS đọc
- 1 HS đọc, chia đoạn
- 3 HS nối tiếp đọc đoạn
(2 lượt)
- Đọc bài theo nhóm 2
- 2 HS đọc trước lớp
- Lắng nghe
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
- Trả lời
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
- Trả lời
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
- Trả lời
- Nêu ý chính
- 1 HS đọc, nêu giọng đọc.
- HS luyện đọc theo nhóm 2
- 2 HS đọc
- Lắng nghe
- Về học bài, xem lại bài
Lịch sử:
Tiết: 23
VĂN HỌC VÀ KHOA HỌC THỜI HẬU LÊ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh biết
	- Tác phẩm văn thơ, công trình khoa học của những tác giả tiêu biểu dưới thời Hậu Lê nhất là Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông. Nội dung khái quát của các tác phẩm, các công trình đó. 
	- Đến thời Hậu Lê văn học, khoa học phát triển hơn các giai đoạn trước và phát triển rực rỡ.
2. Kỹ năng: Tìm hiểu lịch sử qua sách báo, tranh ảnh
3. Thái độ: Yêu thích tìm hiểu lịch sử Việt Nam.Tự hào về truyền thống Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Một vài đoạn thơ tiêu biểu của một số tác giả tiêu biểu
	- HS: Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Việc học dưới thời Hậu Lê được tổ chức như thế nào?
- Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích học tập?
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Nội dung
* Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
- Giới thiệu một số tác giả tác phẩm và nội dung của một số tác phẩm thời Hậu Lê
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, lập bảng thống kê
- Hát
- 1 số HS nêu
- Lắng nghe
- Thảo luận nhóm 4, điền thông tin vào bảng.
Tác giả
Tác phẩm
Nội dung
Nguyễn Trãi
Hội Tao Đàn
Nguyễn Trãi
Lý Tử Tấn
Nguyễn Húc
Bình Ngô đại cáo
Các tác phẩm thơ
Ức Trai thi tập
Các bài thơ
Phản ánh khí phách anh hùng và niềm tự hào dân tộc
Ca ngợi công đức của nhà vua
Tâm sự của những người không được đem hết tài năng để phụng sự cho đất nước.
- Giới thiệu một số đoạn thơ, văn tiêu biểu dưới thời Hậu Lê
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
- Cho HS hoạt động nhóm, lập bảng thống kê về nội dung, tác giả, công trình khoa học tiêu biểu thời Hậu Lê
- Yêu cầu đọc thông tin SGK. GV cung cấp phần nội dung cho các nhóm làm việc.
- Lắng nghe
- Thảo luận nhóm 4, lập bảng thống kê
Tác giả
Công trình
Nội dung
Ngô Sĩ Liên
Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi
Lương Thế Vinh
Đại Việt sử kí toàn thư
Lam Sơn thực lực
Dư địa chí
Đại thành toàn pháp
Lịch sử nước ta từ thời Hùng Vương đến thời Hậu Lê
Lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Xác định lãnh thổ, giới thiệu tài nguyên, phong tục, tập quán của nước ta
Kiến thức toán học
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
+ Dưới thời Hậu Lê ai là nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học tiêu biểu nhất? (Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông)
* Bài học: (SGK)
- Gọi HS đọc 
4. Củng cố: 
- Hệ thống bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò: 
- Về học bài, chuẩn bị bài sau.
- Suy nghĩ, trả lời
- 2 HS đọc
Đạo đức:
Tiết: 23
GÌN GIỮ CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh hiểu:
	- Các công trình công cộng là tài sản chung của xã hội
	- Mọi người đều phải có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn
2. Kỹ năng: Những việc cần làm để giữ gìn các công trình công cộng
3. Thái độ: Có ý thức tôn trọng, bảo vệ và giữ gìn các công trình công cộng.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Một vài biển báo giao thông
	- HS:
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Tại sao cần phải giữ lịch sự với mọi người?
- Nêu những biểu hiện của phép lịch sự khi ăn uống, nói chuyện, chào hỏi?
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Nội dung
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm các tình huống
- Chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm
- Gọi các nhóm trình bày
- Kết luận: Nhà văn hóa là một công trình công cộng, là nơi sinh hoạt văn hóa chung của nhân dân. Thắng cần khuyên Hùng không được vẽ lên đó.
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
Bài 1: 
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Cho HS thảo luận nhóm hoàn tthành bài tập 
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả
- Kết luận theo từng tranh:
Tranh 1: Sai
Tranh 2: Đúng
Tranh 3: Sai
Tranh 4: Đúng
* Hoạt động 3: Xử lí tình huống
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu thảo luận nhóm xử lí tình huống
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả 
- Kết luận về từng tình huống:
a) Cần báo cho người lớn hoặc người có trách nhiệm
b) Cần phân tích lợi ích của biển báo giao thông giúp các bạn thấy được tác hại của việc ném đất vào biển báo giao thông và khuyên ngăn họ
- Giới thiệu một số biển báo
Hoạt động tiếp nối:
- Chuẩn bị nội dung bài 4
- Hát
- 2 HS nêu
- Các nhóm nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
- Lắng nghe
- 1 HS nêu
- Thảo luận nhóm 2 làm bài
- Đại diện nhóm trình bày
- Theo dõi
- 1 HS nêu
- Thảo luận nhóm 3 làm bài
- Đại diện báo cáo kết quả
- Theo dõi
- Quan sát
Thứ ba ngày 15 tháng 2 năm 2011
Toán:
Tiết: 112
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Ôn tập, củng cố cho học sinh về: dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9; Khái niệm ban đầu về phân số, tính chất cơ bản của phân số, rút gọn phân số, qui đồng mẫu số, so sánh hai phân số.
2. Kỹ năng: Làm được các bài toán liên quan.
3. Thái độ: Yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: 
	- HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
So sánh các phân số:
; 
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 2: 
- Cho HS nêu yêu cầu
- Gợi ý cho HS làm bài
- Yêu cầu HS làm bài ra nháp
- Gọi HS nêu kết quả
- Cùng cả lớp nhận xét, chốt kết quả:
Số học sinh của cả lớp học đó là:
14 + 17 = 31 (học sinh)
a) ; b) 
Bài 3:
- Cho HS nêu yêu cầu
- Cho cả lớp làm bài 
- Nhận xét, chốt kết quả đúng:
Rút gọn các phân số đã cho ta có:
; 
; 
Vậy các phân số bằng là 
Bài 2: (T125) 
Đặt tính rồi tính
a, 53867 + 49608;
b, 482 307;
c, 864752 – 91846;
d, 18490 : 215.
53867
482
864752
18490
215
+ 49608
 307
– 91846
 1290
85
103475
3374
772906
115
 14460
147974
4. Củng cố:
- Hệ thống bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài, làm bài 5
- 2 HS lên bảng, lớp làm ra nháp
- Lắng nghe
- 1 số HS nhắc lại
- Làm bài vào SGK
-Theo dõi
- 1 HS nêu yêu cầu 
- Lắng nghe
- Làm bài
- Nêu kết quả
- Theo dõi, nhận xét 
- 1 HS nêu yêu cầu
- Làm bài ra nháp, 1 HS làm bài trên bảng lớp
- Theo dõi
- Lắng nghe
- Làm bài vào vở
Luyện từ và câu:
Tiết: 45
DẤU GẠCH NGANG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang
2. Kỹ năng: Sử dụng đúng dấu gạch ngang
3. Thái độ: Yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Ghi sẵn đáp án phần nhận xét ý 1
	- HS:
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu miệng lại bài tập 2, 3, tiết TLVC trước
3. Bài mới:
a ... ất, là thành phố có nhiều trường đại học nhất
* Ghi nhớ: ( SGK)
4. Củng cố: 
- Hệ thống bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài, xem lại bài
- Hát
- 2 -3 HS nêu
- Quan sát, xác định
- Thảo luận nhóm 2, trả lời các câu hỏi
- 2 HS mô tả
- Quan sát, nêu nhận xét về diện tích, dân số của TP HCM và TP Hà Nội
- Quan sát, thảo luận trả lời các câu hỏi
- Đại diện các nhóm trình bày
- Lắng nghe
- 2 HS đọc
Chính tả: (Nhớ - viết)
Tiết: 23
CHỢ TẾT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nhớ - viết đúng chính tả 11 dòng thơ trong bài Chợ Tết
2. Kỹ năng: Làm đúng các bài tập chính tả tìm tiếng thích hợp có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: ưc/ưt
3. Thái độ: Yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Chép sẵn bài tập 2
	- HS:
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc cho HS viết: nỗi niềm, long lanh, loài hoa
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh nhớ viết:
- Cho HS đọc 11 dòng thơ trong bài Chợ tết
- Gọi HS nêu lại nội dung đoạn viết (Khung cảnh đẹp, dáng vẻ của người đi chợ tết)
- Nhắc nhở HS cách trình bày 
- Cho HS viết bài
- Chấm 5 – 6 bài, nhận xét từng bài
c) Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 2: 
- Cho 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở bài tập
- Gọi HS lên bảng làm bài
- Nhận xét, chốt lời giải đúng:
+ Sĩ - Đức – sung – sao - bức - bức
- Cho HS đọc lại bài đã hoàn chỉnh. 
+ Em hãy nói về tính khôi hài của truyện: (Họa sĩ trẻ ngây thơ tưởng rằng mình vẽ một bức tranh mất cả ngày là công phu. Không hiểu rằng tranh của Men-xen được nhiều người hâm mộ vì ông bỏ nhiều tâm huyết, công sức cho mỗi bức tranh)
4. Củng cố: 
- Hệ thống bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài, xem lại bài
- Hát
- HS viết bảng con
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
- Vài học sinh nêu lại
- Lắng nghe, ghi nhớ
- HS viết bài
- Theo dõi
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm 
- Làm bài vào vở bài tập
- 1 HS làm bài trên bảng
- Theo dõi, nhận xét 
- Đọc bài đã hoàn chỉnh
Thứ sáu ngày 17 tháng 2 năm 2011
Toán:
Tiết: 115
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh về phép cộng phân số và trình bày lời giải bài toán
2. Kỹ năng: Giải các bài toán liên quan đến phép cộng phân số
3. Thái độ: Tích cực học tập
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV:
	- HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
Tính
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Luyện tập:
Bài 1: Tính
- Nêu yêu cầu
- Cho HS làm bài 
- Kiểm tra, nhận xét, chốt bài làm đúng
a) ; b) 
Bài 2: Tính
- Nêu yêu cầu bài tập
- Cho cả lớp làm bài ra nháp
- Gọi HS làm bài trên bảng lớp
- Cùng cả lớp kiểm tra, nhận xét, chốt kết quả đúng
a) 
b) 
Bài 3: Rút gọn rồi tính
- Tiến hành như bài 2
a) 
b) 
c) 
Bài tập 4: 
- Cho HS đọc bài toán, nêu yêu cầu 
- Cho cả lớp làm bài vào nháp
- Chữa bài
Bài giải
Số đội viên tham gia hai hoạt động là:
 (số đội viên trong chi đội)
 Đáp số: số đội viên trong chi đội
4. Củng cố: 
- Hệ thống bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài, làm bài 1c, 2c
- 2 học sinh
- Lắng nghe
- Làm bài vào bảng con
- Theo dõi, nhận xét 
- Lắng nghe
- Làm bài ra nháp
- 2 HS làm trên bảng lớp
- Theo dõi, nhận xét 
- Làm bài tập vào vở
- 3 HS làm trên bảng lớp
- 1 HS đọc bài toán, nêu yêu cầu 
- Làm bài vào nháp
- Theo dõi
Tập làm văn:
Tiết: 46
ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nắm được đặc điểm, nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
2. Kỹ năng: Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng các đoạn văn tả cây cối 
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ cây xanh
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV:
	- HS:
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc lại đoạn văn tả loài hoa hay thứ quả mà em thích
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Nội dung
* Phần nhận xét: 
Bài 1: Đọc lại bài “Cây gạo” của nhà văn Vũ Tú Nam
- Cho HS đọc yêu cầu 1, đọc đoạn văn ở SGK
Bài 2: Tìm các đoạn trong bài văn nói trên
Bài 3: Cho biết nội dung chính của mỗi đoạn là gì? 
- Gọi HS đọc yêu cầu 2, 3
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 
- Gọi đại diện nhóm phát biểu
- Nhận xét, chốt lời giải đúng:
+ Có ba đoạn, mỗi đoạn mở đầu ở chỗ lùi vào một chữ đầu dòng và kết thúc ở chỗ chấm xuống dòng
+ Đoạn 1: Tả thời kì cây gạo ra hoa
+ Đoạn 2: Tả thời kì lúc hết mùa hoa
+ Đoạn 3: Tả thời kỳ ra quả
* Phần ghi nhớ (SGK)
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ
* Phần luyện tập:
Bài 1:
- Cho HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài
- Gọi HS trình bày
- Nhận xét, chốt lời giải đúng
Đoạn 1: Tả bao quát thân cây, cành cây lá cây trám đen
Đoạn 2: Hai loại trám đen: tẻ và nếp
Đoạn 3: Ích lợi của quả trám đen
Đoạn 4: Tình cảm của người tả đối với cây trám đen
Bài 2: Hãy viết một đoạn văn nói về ích lợi của một loài cây mà em biết
- Nêu yêu cầu bài tập
- Gợi ý cho HS làm bài
- Đọc hai đoạn kết cho HS tham khảo
- Yêu cầu HS làm bài
- Gọi HS đọc bài
- Nhận xét 
4. Củng cố: 
- Hệ thống bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài, viết lại bài 2
-Hát
- 2 HS đọc
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
- Thảo luận nhóm 2 làm bài
- Đại diện nhóm trình bày
- Theo dõi, nhận xét 
- 2 HS đọc
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
- Làm bài cá nhân
- 1 số HS trình bày
- Theo dõi, nhận xét 
- Lắng nghe
- Làm bài vào vở
- 5 – 6 HS đọc bài
Mỹ thuật
Tiết: 23
TẬP NẶN TẠO DÁNG
TẬP NẶN DÁNG NGƯỜI
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Học sinh nhận biết được các bộ phận chính và các động tác của con người khi hoạt động.
2. Kỹ năng: - Học sinh làm quen với hình khối điêu khắc (tượng tròn) và nặn được một dáng người đơn giản theo ý thích.
3. Thái độ: - Học sinh quan tâm tìm hiểu các hoạt động của con người.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sưu tầm tranh, ảnh về dáng người hoặc tượng có hình ngộ nghĩnh, cách điệu như con tò he, con rối, con búp bê. Bài tập nặn của học sinh các lớp trước. Chuẩn bị đất nặn.
- Học sinh: Sách giáo khoa, đất nặn. Một miếng gỗ nhỏ hoặc bìa cứng để làm bảng một thanh tre có một đầu nhọn 1 đầu dẹt dùng để khắc nặn các chi tiết.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ (1’): 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
III. Giảng bài mới (35’):
- Giới thiệu:
 Cả lớp thấy cô có gì nào?
 Các em thấy người này có đẹp không?
 Vậy các em có muốn làm đẹp được như cô không?
- Vậy hôm nay chúng ta cùng học cách tạo dáng người nhé
- Hát chào giáo viên
- Học sinh bày lên bàn cho giáo viên kiểm tra.
- Cô có 1 người nặn.
- Có
- Có
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- Gọi 1 học sinh lên bảng.
- Yêu cầu cúi xuống.
 Bạn này đang ở tư thế gì, vì sao em biết?
- Cho 1 học sinh có dáng đi hỏi tương tự.
 Hai bạn có giống nhau không?
 Khác nhau như thế nào?
 Vậy 2 bạn đều cùng có gì nhỉ?
 Vậy đầu so với mình thì như thế nào?
 Tay so với chân thì thế nào?
 Vậy em muốn nặn người đang làm gì?
- Học sinh trả lời theo ý hiểu.
- Học sinh trả lời.
- Không
- Học sinh trả lời.
- Có đầu, mình, chân tay
- Nhỏ hơn
- Chân lớn hơn tay, đai hơn
- 3 - 4 học sinh trả lời
Hoạt động 2: Cách nặn dáng người
- Giáo viên thao tác: Nhào, bóp đất sét cho mềm, dẻo.
- Lấy 1 phần nhỏ nặn đầu để riêng ra, tiếp theo lấy phần khác nặn mình, nặn đến chân, tay.
- Gắn dính các bộ phận lại thành hình dáng người.
- Tạo thêm các chi tiết như mắt, bàn chân, bàn tay.
- Tạo dáng cho phù hợp với động tác của nhân vật: Ngồi, chạy, kéo co, cho gà ăn.
Hoạt động 3: Thực hành (20’)
- Giáo viên giúp học sinh
- Lấy lượng đất cho vừa với từng bộ phận.
- So sánh tỷ lệ hình dáng để cắt gọt, nắn và sửa hình.
- Gắn, ghép các bộ phận.
- Học sinh tạo dáng nhân vật với các dáng như chạy, nhảy phải dùng que hoặc thép làm cốt cho vững.
- Chỉ tạo một dáng người.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá (5’)
- Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét các bài tập nặn về tỷ lệ hình dáng hoạt động và cách sắp xếp theo đề tài.
- Học sinh nhận xét bài.
- Xếp loại bài đẹp.
Kĩ thuật:
Tiết: 23
TRỒNG CÂY RAU, HOA (tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết cách chọn cây con rau hoặc hoa đem trồng.
2. Kỹ năng: Trồng được cây rau, hoa trên luônga hoặc trong bầu đất.
3. Thái độ: Ham thích trồng cây, quý trọng thành quả lao động và làm việc chăm chỉ.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV:
- HS: Cây rau (hoa), túi bầu, dầm xới, bình tưới nước.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến rau và hoa?
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài.
b) Nội dung:
* Hoạt động 1: Quy trình kĩ thuật trồng cây con
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện các công việc chuẩn bị trước khi trồng rau hoa. (Chọn cây con, làm đất)
- Yêu cầu HS quan sát hình trong SGK nêu các bước trồng cây con.
- Gọi HS nêu
- Nhận xét, chốt lại:
+ Xác định vị trí trồng cây
+ Đào hốc để trồng cây ở vị trí đã xác định.
+ Đặt cây vào hốc, vun đất, ấn chặt quanh gốc cây.
+ Tưới nước quanh gốc cây.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
- GV hướng dẫn cách trồng cây con theo các bước ở hoạt động 1. Kết hợp giải thích các yêu cầu kĩ thuật từng bước.
- Cho HS thực hành
4. Củng cố:
- Nhận xét giờ học
5. Dặn dò:
- Về nhà thực hành lại bài học. chuẩn bị bài sau.
- Hát
- 3 HS nêu
- 1 số HS nêu
- Quan sát và nêu
- HS trình bày
- Lắng nghe
- Quan sát, lắng nghe
- HS thực hành
Sinh hoạt:
NHẬN XÉT TUẦN 23
I) Nhận xét chung về ưu khuyết điểm trong tuần:
* Ưu điểm: - Thực hiện tương đối tốt các nền nếp do nhà trường liên đội và lớp qui định. Không có hiện tượng đi học muộn; thiếu đồ dùng.
- Thực hiện tốt việc luyện chữ và ôn bài đầu giờ
- Có ý thức chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
* Nhược điểm: Còn hiện tượng mất trật tự trong giờ học. Một vài em quên sách, vở.
Tuyên dương: .................................................................................................................
Phê bình: ........................................................................................................................
II) Phương hướng tuần sau:
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm đã đạt được
- Khắc phục những tồn tại
- Chú ý việc rèn chữ giữ vở và thực hiện tốt ATGT.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 23.doc