Giáo án Ngữ văn 6 - Trần Thị Dung

Giáo án Ngữ văn 6 - Trần Thị Dung

A/ Mục tiêu cần đạt:

1/ Kiến thức :

_ Nhân vật , sự kiện , cốt truyện , trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.

_ Dế Mèn : một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôI nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo (Hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài học đường đời đầu tiên đối với Dế Mèn cũng là đối với chúng ta.)

 _Nắm được một vài nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả, kể chuyện và sử dụng từ ngữ

 2/ Kĩ năng :

 _ Văn bản trưyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả.

 _ Phân tích các nhân vật trong truyện

 _ Vận dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá khi viết văn miêu tả .

 

doc 193 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1113Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Trần Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 25/12/2010
Ngày dạy : 02/01/2011
 Tiết 73,74 : Bài học đường đời đầu tiên
 ( Trích “ Dế Mèn phiêu lưu kí ” – Tô Hoài )
A/ Mục tiêu cần đạt:
1/ Kiến thức : 
_ Nhân vật , sự kiện , cốt truyện , trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.
_ Dế Mèn : một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôI nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo (Hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài học đường đời đầu tiên đối với Dế Mèn cũng là đối với chúng ta.)
 _Nắm được một vài nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả, kể chuyện và sử dụng từ ngữ
 2/ Kĩ năng :
 _ Văn bản trưyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả.
 _ Phân tích các nhân vật trong truyện 
 _ Vận dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá khi viết văn miêu tả . 
 B. Chuẩn bị của GV- HS:
_Giáo viên: Soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng dạy học: tranh ảnh, tác phẩm 
_Học sinh: Soạn bài.
 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới : 
Đã có rất nhiều nhà văn nổi tiếng gắn bó cả đời viết của mình cho đề tài trẻ em. Một trong những nhà văn đó phảI kể đến Tô Hoài mà người ta thường gọi ông bằng cací tên thân mật là ông Dế Mèn . Nhưng DM là ai ? chân dung và tính nết nhân vật độc đáo này như thế nào ? Bài học cuộc đời đầu tiên mà anh ta nếm trảI ra sao ? ()
Hoạt động của GV – HS
Nội dung cần đạt
Học sinh đọc phần * SGK- 8
( Từ đầu đến “ thể loại” )
*GV : Phần chú thích cho con những hiểu biết gì về tác giả?
- Tên thật là Nguyễn Sen sinh ngày 10. 8. 1920.. Sinh ra và lớn lên ở quê mẹ là làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức – Hà Tây nay là huyện Từ Liêm – Hà Nội.
- Tuổi thơ gắn bó với kỉ niệm quê hương. Nơi ấy có dòng sông Tô Lịch chảy qua. Ông đã lấy tên đất, tên sông ghép lại thành bút danh cho mình: Tô Hoài.Hiện nay tuy đã thất thập nhưng vẫn khoẻ mạnh, vui, sức viêt đều đặn Ông là một trong những nhà văn hiện đại có số lượng nhiều nhất (150 cuốn )
*Học sinh đọc phần giới thiệu tác phẩm “ Dế Mèn”
* Nêu xuất xứ của đoạn trích ?
Giáo viên kể sơ lược từ đầu truyện đến đoạn trích.
GV : Không cam chịu cảnh sống đơn điệu , tù túng và nhạt nhẽo, DM quyết định ra đI với mục đích mở mang hiểu biết , tìm ra ý nghĩa cho cuộc đời. Tính tình xốc nổi lại úa tự tin, cuộc hành trình mạo hiểm ấy DM gặp nhiều khó khăn trảI qua rất nhiều vấp váp , sai lầm nhưng cuối cùng DM đã thu được những bài học bổ ích. Viết “ DMPLK “ nhà văn TH kể lại những cuộc phiêu lưu kì thú và đầy sóng gió của DM . “ Bài học đường đời đầu tiên “ đưcj trích từ chương I của truyện 
.
Gợi ý cách đọc : Giọng DM kiêu hãnh , trịnh thượng, khó chịu. Dế Choắt yếu ớt , run sợ , cố sức khuyên DM ; Chị Cốc : tức giận , đanh đá .
GV : Văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” có hai nội dung.
Phần đầu : miêu tả hình dáng, tính cách Dế Mèn.
Phần sau : kể về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
Hãy xách định hai phần nội dung đó trên văn bản.
GV : Phần nội dung kể về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn có các sự việc chính nào?
GV: Sự việc nào là chính dẫn đến bài học đầu tiên cho Dế Mèn?
GV : Truyện kể theo ngôi thứ mấy? Ngôi kể như vậy có tác dụng gì?
< HS : Ngôi thứ nhất, giúp nhân vật tự bộc lộ mình dễ nhất và rõ nhất trước người đọc.
GV : Em hãy kể tóm tắt đoạn trích “ BHDDDT “?
( Cởy mình có sức khoẻ lại đẹp , DM hay khoe mẽ , thậm chí gây gổ với những người xung quanh . Vì nể hay cũng vì không cố chấp , không ai có phản ứng gì . DM càng thấy thế càng đắc chí . Cho đến một ngày , DM nảy ra ý nghĩ trêu chị Cốc , Mặc cho DC can ngăn, DM vẫn không chịu . Vì thế chị Cốc đã hiểu lầm và DC bị chết oan DM vô cùng hối hận nhưng đã muộm . Trước khi tắt thở , DC đã nói cho DM bài học đầu tiên .
GV : Mở đầu đoạn trích, Mèn giới thiệu “ tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng” , vẻ “ cường tráng” ấy hiện lên như thế nào qua hình dáng, hành động của nhân vật? Hãy đọc lại đoạn văn miêu tả và tìm những từ ngữ đặc tả hình dáng, hành động.
GV : Nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của tác giả ? . Từ ngữ này có giá trị như thế nào trong việc miêu tả?
GV: Lỗn lượt miêu tả từng bộ phận của cơ thể kết hợp vối miêu tả hình dáng và hành động càng làm nổi bật vẻ đẹp cường tráng của nhân vật, khiến hình ảnh DM hiện lên mỗi lúc một rõ nét hơn .
Đoạn văn miêu tả đã làm hiện lên 1 chàng dế ntntrong tưởng tượng của em ?
Theo em , DM có quyền kiêu hãnh về điều đó không ? 
( _ Có , vì đó là điều chính đáng .
 _ Không , vì nó tạo thành tính tự kiêu có hại cho DM sau này.
 ( Hết tiết 1 )
GV : Tính cách DM được miêu tả qua các chi tiết nào về hành động và ý nghĩ ? 
( _ Hành động :
 + ĐI đứng oai vệ như con nhà võ 
 + Khà khịa với tất cả bà con trong xóm .
 + Quát mắng mấy chị Cào Cào , đá mấy anh Gọnh Vó.
_ý nghĩ : Tưởng mình sắp đứng đầu thiên hạ 
GV : Qua những miêu tả này, em phần nào hình dung được tính cách nhân vật. Từ đó em có nhận xét gì về tính cách của DM ?
GV : Và tính cách ấy lại càng nổi bật qua những chi tiết miêu tả hành động, ý nghĩ ở đoạn tiếp ( đọc “ Tôi đi đứng oai vệ  đầu thiên hạ rồi )
* GV : Qua việc phân tích chân dung của DM em thấy DM có những nét đẹp nào trong tính cách và nét nào chưa đẹp trong hành động và tính cách ?
( Nét đẹp trong hành động : khoẻ mạnh cường tráng , đầy sức thanh niên trong từng bộ phận cơ thể , yêu đời, tự tin . Nhưng chưa hoàn thiện về tnhs nết , trong nhận thức và trong hành động : Đó là sự kiêu căng , tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình , coi thường người khác , hung hăng , xốc nổi .
Chuyển : Với tính cách ấy, Dế Mèn đã gây ra một chuyện đau lòng để rồi phải ân hận suốt đời. Và đó cũng là bài học đầu tiên của Mèn. ( đọc đoạn văn miêu tả nhân vật Dế Choắt )
GV : Mang tính kiêu căng vào đời , DM đã gây ra những chuyện gì để phảI ân hận suốt đời ?
( Khinh thường Dế Choắt , gây sự với Cốc dẫn tới cáI chết của Dế Choắt )
GV : Dế Choắt được miêu tả dưới cái nhìn của ai?( của DM )
GV: Tìm những chi tiết mà Dế Mèm miêu tả hình ảnh, tính nết của Dế Choắt ? 
( _ Gầy như gã nghiện thuốc phiện .
 _ Cánh ngắn ngủn, râu có một mẩu, mặt mũi ngẩn ngơ .
 _ HôI như cú mèo 
 _ Có lớn mà không có khôn .)
GV : Cách xưng hô giữa Mèn với Choắt có gì đặc biệt ? 
 (cách xưng hô “ta- chú mày” mặc dù trạc tuổi nhau )
 * Từ đó cho thấy suy nghĩ của Mèn về choắt như thế nào?
TháI độ đó đã tô đậm thêm tính cách nào của Dế Mèn ? ( kiêu ngạo ) 
Bình : Khi thấy chú hàng xóm gầy gò yếu đuối DM đã không ngần ngại đặt ngay cho cací biệt hiệu đầy vẻ chế giễu trịnh thượng “ Dế Choắt “ . Tệ hại hơn là DM lại coi DC là đối tượng để thoả mãn tính tự kiêu của mình bằng cách lên giộng , ra vẻ ta đây . Sau khi chê nhà DC hết lời . nếu tốt bụng và vị tha thì đã nhiệt tình giúp nhưng không chỉ hếch răng mà còn xì 1 hơI rõ dài . Đó là cử chỉ của những kẻ bề trên ích kỉ . 
GV : hết coi thường Choắt, Mèn lại gây sự với chị Cốc. Vì sao Mèn dám gây sự với chị Cốc to lớn hơn mình ? 
 < HS : để thoả mãn tính ngịch và ra oai với Choắt., chứng tỏ mình sắp đứng đầu thiên hạ rồi .) 
GV Em nx gì về cách DM gây sự với chị Cốc bằng ccâu hát :
Vặt lông con ..tao ăn “ ? 
( xấc xược , ác ý , chỉ nói cho sướng miệng , không nghĩ đến hậu quả .
GV : Việc DM dám gây sự với Cốc lớn khoẻ hơn mình gấp bội có phảI là hành động dũng cảm không . Vì sao ? 
( _ Không dũng cảm mà là ngông cuồng . Vì nó gây ra hậu quả nghiêm trọng cho DC )
GV : Lời nói, thái độ với Dế Choắt và trò đùa xấc xược với Cốc tô đậm thêm tính cách gì của Dế Mèn ?
GV : Ai là kẻ chịu hậu quả trực tiếp của trò đùa này?
GV : Thấy Choắt bị đòn đau, Mèn “cũng khiếp nằm im thin thít”. Em nhận ra tính xấu gì nữa ở Mèn?
*Hãy kể lại sự việc Mèn trêu chị Cốc ?
GV : Tuy kẻ chịu hậu quả là Choắt nhưng phải chăng Mèn không chịu hậu quả gì ?
< HS : Có : + Mất bạn láng giềng
 + Bị DC dạy cho 1 bài học nhớ đời 
 + Suốt đời phảI ân hận vì lỗi lầm của mình.
 phải ân hận suốt đời >
GV : Thái độ của Mèn thay đổi như thế nào khi Choắt chết?
GV : DM quỳ xuống nâng Choắt lên mà than , đằp mộ to cho DC , đứng lặng hồi lâu nghĩ về bài học đường đời đầu tiên 
GV : Có thể tha thứ cho Mèn không?
HS : có vì Mèn đã nhận ra lỗi lầm
Không vì đã làm cho người khác phải chết.
GV : Có người sẽ tha thứ cho Mèn vì hành động của Mèn nói cho cùng là sự bồng bột trẻ con và Mèn đã thực sự hối hận. Có người không tha thứ cho Mèn vì lỗi lầm do Mèn gây ra không thể sửa chữa sai được. Song, dù thế nào thì biết ăn năn hối lỗi cũng là điều đáng quý.
Cuối truyện là hình ảnh Mèn đứng lặng hồi lâu bên mộ bạn. Hãy hình dung tâm trạng Mèn lúc này.
 < HS : Mèn dằn vặt, ân hận. Mèn xót thương cho bạn, Mèn suy nghĩ về cách sống của mình.
GV : Sau tất cả những sự việc đã gây ra, nhất là sau cái chết của Choắt, Dế Mèn đã tự rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình. Bài học ấy là gì ?
GV :Lần đầu tiên qua cáI chết của Choắt , DM đã nhận ra sự thiếu hụt về nhân cách , nền tảng tạo ra sức mạnh của mỗi caci nhân ., nếu tách khỏi cộng đồng sẽ trở nên vô nghĩa . Đó chnhs là ý nghĩa đắt giá cho bài học đầu tiên mà DM tự rút ra . Song đó không chỉ là bài học về thói kiêu căng mà còn là bài học về lòng nhân ái. Chắc hẳn khi đứng trước nấm mồ của bạn, Mèn đã tự hứa với mình sẽ bỏ thói ngông cuồng dại dột, sẽ yêu thương, quan tâm đến mọi người để không bao giờ gây ra lỗi lầm như thế. Sự ăn năn hối lỗi và lòng xót thương chân thành của Mèn giúp ta nhận ra Mèn không phải là một kẻ ác, kẻ xấu. Có lẽ chúng ta đều cảm thông và tha thứ cho lỗi lầm của Dế Mèn và tin rằng bài học đầu đời đầy ý nghĩa này sẽ giúp Mèn sống tốt hơn và bước đi vững vàng trên con đường phía trước.
GV : nội dung của bài văn này là gì ? hãy nói ngắn gọn bằng một vài lời văn? GV : nét nghệ thuật nào nổi bật?
GV : Cách kể chuyện bằng ngôi thứ nhất ( để nhân vật tự kể chuyện) có gì hay?
( DM tự kể về mình gây cảm giác hồn nhiên , chân thực cho người đọc )
I . Giới thiệu tác giả, tác phẩm 
 1. Tác giả:
 - Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen (1920 )lớn lên ở phủ Hoài Đức – Hà Đông ( nay là Cỗu Giấy –HN )
 - nhà văn của những phong tục tập quán, ông có một khối lượng tác phẩm phong phú, đồ sộ.
2. Tác phẩm.
- Gồm 10 chương. Đoạn trích là chương I của tác phẩm.” DMPLK “ in lần đầu 1941.
 - Là tác phẩm đặc sắc nhất của ông viết cho thiếu nhi. 
- Được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới 
II . Đọc - hiểu văn bản :
Đoạn trích : Bài học đường đời đầu tiên.
Bố cục : 2 phần
-Từ đầu đến “ đứng đầu thiên hạ rồi”: Hình dá ...  Cách làm bài văn miêu tả, tự sự
a. Tự sự:
- Mở bài: Giới thiệu nhân vật, tình huống, sự việc.
- Thân bài: diễn biến tình tiết.
- Kết bài: Kết quả sự việc, suy nghĩ.
b. Miêu tả: 
- MB: Giới thiệu đối tượng miêu tả
- TB: Miêu tả theo trật tự quan sát
- KB: Cảm xúc, suy nghĩ
* Các yếu tố quan trọng trong văn tự sự và miêu tả:
- Tự sự:
+ Cốt truyện
+ Nhân vật
+ Lời kể, lời thoại
+ Bố cục
+ Vận dụng phương thức miêu tả, biểu cảm
- Miêu tả:
+ Đối tượng (người, vật , cảnh)
+ Chi tiết, hình ảnh đặc sắc
+ Ngôn ngữ
+ Cảm xúc
 III. Luyện tập
Bài 1 SGK/ 157
Yêu cầu:
Thể loại: văn kể chuyện (tự sự)
Yêu cầu: 
+ Bám sát nội dung cơ bản
+ Diễn đạt bằng lời văn của mình
+ Dùng ngôi kể cho phù hợp (ngôi thứ nhất)
Bài 2 SGK/157
Yêu cầu: 
Thể loại: văn miêu tả
Yêu cầu: 
+ Bám sát nội dung cơ bản
+Diễn đạt bằng lời văn của mình
+ Có tưởng tượng, sáng tạo thêm
Bài 3 SGK/ 157
+ Cây cối ngả nghiêng
+ Sân nhà, đường xá ngập nước.
+ Người đứng trú mưa
- Sau cơn mưa:
 + Bầu trời quang đãng
+ Cây cối tươi xanh
+ Chim chóc hót líu lo
+ Hoạt động của muôn loài..
Rút kinh nghiệm : 
...
Ngày soạn : 30/04/2011
Ngày dạy : /05/2011
 Tiết 135: tổng kết phần tiếng Việt
A. Mục tiêu cần đạt: 
- Củng cố và hệ thống hoá được kiến thức về tiếng Việt đã học trong năm
- Vận dụng được các kiến thức đã học ở phân môn để viết bài kiểm tra.
 B. Chuẩn bị của GV- HS:
- Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soan bài, bảng phụ 
- Học sinh: Đọc trước bài.
 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới : 
Hoạt động của gv – hs
Nội dung cần đạt 
GV: Kê tên các từ loại đã học
HS: Kể bảy loại
GV: Nêu cấu tạo của cụm từ? Cho ví dụ?
GV: Nêu cách xác định cụm từ
GV: Con đã học những phép tu từ nào? Nêu ví dụ và phân tích tác dụng?
GV: Phân biệt câu trần thuật đơn có từ là và câu trần thuật đơn không có từ là?
GV: Nêu công dụng của các dấu câu?
Đáp án: 
Bài 1: Kẻ bảng 7 cột:
Dt
đt
Tt
St
Lt
Ct
Pt
Hôm, trời hồ ao quanh, bão. Trước mặt, nước
Nước cua cá cò, sếu bãi sông mồi
Mưa, dâng đầy mới tấp nập ở bay kiếm
Lớn,trắng mênh mông, xơ xác
Mấy những bao nhiêu các cả
No đâu
Trên cũng tận cũng về
I. Lý thuyết
1. Từ loại: 7 từ loại
Danh từ, Động từ, Tính từ, số từ, lượng từ, chủ từ và phó từ.
2. Cụm từ:
- Cấu tạo của cụm từ: Phần trung tâm, phần trước, phần sau
- Cách xác định cụm từ: 
+ Phân tích cấu tạo câu
+ Tìm từ ngữ quan trọng trong từng thành phần câu
+ Tìm phần phụ trước, phụ sau.
3. Các phép tu từ:
 - Có 4 phép tu từ đã học: nhân hoá, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ.
- Khái niệm của mỗi phép tu từ
- Tác dụng
4. Các kiểu cấu tạo câu đã học:
Câu: - Câu đơn
	- Câu ghép
Câu đơn: - Câu trần thuật đơn có từ là
	- Câu trần thuật đơn không có từ là
5. Dấu câu:
- Dấu kết thúc câu: chấm, chấm hỏi, chấm than
- Dấu phân cách các bộ phận câu: phẩy.
II. Luyện tập:
Bài 1, 2, 3/Trang 227( Sách Ôn tập Ngữ văn )
Bài 2: xác định biện pháp tu từ:
a. Hoán dụ
b. ẩn dụ + Hoán dụ
c. ẩn dụ
d. ẩn dụ (ấm)
	hoán dụ (phương súng nổ)
Rút kinh nghiệm :
Ngày duyệt :/05/2011
Chữ kí BGH : 
Ngày soạn : 30/04/2011
Ngày dạy : /05/2011
 Tiết 136: ôn tập tổng hợp
A. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh
- củng cố, rèn luyện kiến thức, kĩ năng của môn ngữ văn theo tinh thần tích hợp
- Luyện tập một số kiểu bài kiểm tra kiến thức tổng hợp
 B. Chuẩn bị của GV- HS:
- Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soan bài, bảng phụ 
- Học sinh: Đọc trước bài.
 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới : 
Hoạt động của gv – hs
Nội dung cần đạt
HS đọc phần I SGK / 162
HS làm vào vở ghi
(ghi các thông tin đúng)
- Mở bài: HS có thể mở bài bằng nhiều cách khác nhau, miễn là giới thiệu được khung cảnh bữa cơm gia đình vào buổi chiều.
- Thân bài: Đi sâu vào kể và tả sự việc ấy.
+ Tả quang cảnh bữa cơm chiều
+ Kể việc xảy ra: Việc gi? Bắt đầu ra sao, xảy ra như thế nào? nguyên nhân?
+ Kể và tả lại hình ảnh bố, mẹ, khuôn mặt, giọng nói, thái độ
- Kết bài: nêu cảm nghĩ,
I. Những nội dung cơ bản cần chú ý:
1. Phần đọc, hiểu văn bản
2. Phần Tiếng Việt
3. Phần Tập làm văn
II. Luyện tập:
 Làm đề kiểm tra chất lượng cuối năm lớp 6 _ SGK trang 164.
Đáp án: 
Phần I
1. B. Miêu tả
2. D. Đoàn Giỏi
3. C. Mênh mông và hùng vĩ
4. D. Bốn lần
5. C. Bất tận
6. A. Thiếu CN
7. C. Sừng sững
8. C. Gợi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để tả hoặc nói về con người.
9. B. Đơn gủi ai, ai gửi đơn và gửi để làm gì.
Phần II
Viết bài tự luận
- Yêu cầu: 
+ Nội dung: biết kể lại câu chuyện một cách sinh động, thể hiện ở việc lựa chọn được tình huống và sự việc xảy ra. Biết sử dụng đúng ngôikể và trình bày diễn biến theo thứ tự với quan sát chính xác, hợp lý.
- Hình thức: đủ bố cục 3 phần. Văn phong sáng sủa, câu đúng ngữ pháp, không mắc lỗi về từ, dấu câu.
* Dặn dò : Về nhà ôn bài , giờ sau kiểm tra 2 tiết học kì.
Rút kinh nghiệm : 
Tuần 35 - Bài 33, 34
Tiết 137, 138: Kiểm tra tổng hợp cuối năm
Tiết 139, 140: Chương trình ngữ văn địa phương
Ngày soạn : 
Ngày dạy : 
 Tiết 137, 138: kiểm tra tổng hợp cuối năm
I.Mục tiờu:Giỳp HS
 1.Kiến thức: Hệ thống lại tất cả cỏc kiến thức đó học ở học kỳ II ở 3 phõn mụn: Văn - Tiếng Việt và Tập làm văn
 2.Kĩ năng: Rốn cho HS kỹ năng phõn tớch, tỡm hiểu và làm bài tự luận dưới dạng những cõu hỏi nhỏ.
 3.Thỏi độ: Cẩn thận, sỏng tạo, say mờ đối với bộ mụn
II.Chuẩn bị:
 1.Giỏo viờn: Đề bài phù hợp với trình độ của HS.
 2. Học sinh: Học tất cả kiến thức đó ụn tập theo đề cương
III.Tiến trỡnh bài dạy:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị giấy, bỳt của HS 
 3. Bài mới:
A. ĐỀ 
 Họ và tên :
 Lớp : 
 Kiểm tra : Môn Ngữ văn( Cuối HKII)
I. Trắc nghiệm: ( 4 điểm )
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cáiđầu câu trả lời đúng nhất.
 Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt . Thuyền cố lấn lên . Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc , các bắp thịt cuồn cuộn , hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa , ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà , nói năng nhỏ nhẻ , tính nết nhu mì , ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ
 (Trích SGK Ngữ văn 6, tập 2 ) 
1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? 
A . Bài học đường đời đầu tiên . B. Sông nước Cà Mau.
C. Vượt thác. D Bức tranh của em gáI tôI .
2. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn ?
A. Biểu cảm B. Tự sự .
C.C Miêu tả. D. Nghị luận .
3. NgôI kể trong đoạn văn ?
A. Thứ ba. B. Thứ hai.
C. Thứ nhất. D. Thứ nhất số nhiều 
4. Có bao nhiêu từ láy trong đoạn văn trên ?
A. Ba từ. B. Bốn từ.
C. Năm từ. D. Sáu từ. 
5. Trong câu “ Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc , các bắp thịt cuồn cuộn , hai hàm răng cắn chặt , quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ Trường Sơn oai linh hùng vĩ .” có bao nhiêu từ mượn ?
A Một từ . B. Hai từ.
C Ba từ . D. Bốn từ .
6. Trong đoạn văn trên , tác giả dùng phép so sánh mấy lần ?
A. Một lần. B. Hai lần .
C. Ba lần D. Bốn lần . 
7. Tác phẩm “ Quê nội “ B . của Võ Quảng thuộc thể loại gì ?
A .Truyện đồng thoại . B. Truyện ngắn .
C. Truyện dài . D. Kí. 
8. Nếu viết câu “ Những động tác thả sào, rút sào. “ thì câu sẽ mắc vào lỗi gì?
A. Thiếu chủ ngữ. B. Thiếu vị ngữ .
C. Thiếu cả chủ ngữ , vị ngữ. D. Sai về nghĩa .
 II. Tự luận : (6 điểm )
Dựa vào bài kí “ Lao xao” của Duy Khán , hãy miêu tả khu vườn vào một buổi sáng đẹp trời. 
 Bài làm 
.
.
.
.
.
.
.
...
B . Biểu diểm 
I. Tự luận : 
1.C. 5. D.
2.C . 6. B.
3. A. 7.B.
4.B 8. B.
Mỗi câu đúng được 0,5 đ.
II Tự luận :
* MB ( 0,5 đ)
Giới thiệu chung :
+ Khu vườn của ai? ở đâu?
+ Được tả vào thời điểm nào ?
* TB ( 5 đ)
- Bỗu trời .
- Cảnh vật :
+ Vườn trồng những loại cây gì? Đặc điểm của từng loại cây tráI trong vườn .?
+ Chim chóc .
+ Hoạt động của con người .
=>Vẻ đẹp bao quát của khu vườn có màu sắc, hình ảnh, âm thanh, hương vị .
* KB : ( 0,5đ)
 Cảm nghĩ của em:
- Yêu mếm, gắn bó với khu vườn .
- Có ý thức cùng mọi người chăm sóc để khu vườn tươI tốt, đem lại nguồn thu nhập ngày càng tăng cho gia đình.
 4.Củng cố: GV nhận xột và thu bài
 5.Dặn dũ: Xem lại và nắm vững cỏc kiến thức đó học trong năm
IV.Rỳt kinh nghiệm:	
 Ngày soạn : 01/05/2011
Ngày dạy :/05/2011 
 Tiết 139, 140: chương trình ngữ văn
 địa phương
A. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Biết được một số danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử hay chương trình kế hoạch bảo vệ môi trường nơi địa phương mình đang sinh sống
- Biết liên hệ với phần văn bản nhất dụng đã học trong ngữ văn 6 để làm phong phú thêm nhận thức về các chủ đề đã học.
 B. Chuẩn bị của GV- HS:
- Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soan bài, bảng phụ
- Học sinh: Đọc trước bài.
 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới : 
Hoạt động của gv – hs
Nội dung cần đạt
GV: Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh:
(1. Mỗi tổ chọn một danh lam thắng cảnh và tìm hiểu theo các gợi ý SGK/ 161
- Tên DLTC, ở đâu?
- Có từ bao giờ? Phát hiện khi nào? Nhân tạo hay tự nhiên?
- Vẻ đẹp và sức hấp dẫn của DLTC?
- ý nghĩa lịch sử?
- Giá trị kinh tế du lịch
* Yêu cầu: 
- Viết thành bài thuyết minh, giới thiệu.
- Sưu tầm tranh ảnh, thơ ca, tư liệu liên quan.
2. Mỗi tổ chuẩn bị bài viết của mình về vấn đề môi trường và việc bảo vệ môi trường ở địa phương.)
GV hướng dẫn học sinh trong mỗi tổ trao đổi, thảo luận, chọn bài viết đặc sắc nhất bổ sung để chuẩn bị trình bày.
HS có thể trình bày một trong 2 cách: - Trình bày giới thiệu bằng miệng, bằng tranh ảnh sưu tầm
- Đọc văn bản đã chuẩn bị và văn bản hay sưu tầm được.
HS các tổ khác nhận xét
GV nhận xét, cho điểm
GV đọc một số bài viết hay về DLTC và cho học sinh xem tranh, ảnh (“Tuyển tập hang động VN”, “ Khu du lịch Đền Hùng”)
GV gọi một vài học sinh đại diện cho mỗi tổ lên trình bày phần chuẩn bị vè vấn đề môi trường 
HS khác nhận xét, bổ sung.
I. Giới thiệu danh lam thắng cảnh
1. Học sinh trao đổi nhóm
2. Học sinh trình bày.
II. Vấn đề môi trường
1. Học sinh trao đổi nhóm
2. Học sinh trình bày
* Rút kinh nghiệm :.
Ngày duyệt :/05/2011
Chữ kí BGH :

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ngu van 6 ki2.doc