Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần số 17

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần số 17

Đạo đức

Tiết 17: YÊU LAO ĐỘNG (tt).

A. MỤC TIÊU:

 -Nêu được ích lợi của lao động.

-Tích cực tham gia các hoạt động lao động ở lớp, ở trường, ở nha phù hợp với khả năng bản thân.

-Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động.

* KNS CƠ BẢN CẦN GD:

- Kĩ năng xác định giá trị của lao động.

- Kĩ năng thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người lao động.

B. CHUẨN BỊ:

 GV : - Một số đồ dùng , đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai .

 HS : - SGK .

C. LÊN LỚP:

a. Khởi động: (1) - Hát

b. Bài cũ : (3) Yêu lao động .

c. Bài mới

Phương pháp : Trực quan , quan sát, thực hành , động não , đàm thoại.

 

doc 18 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 425Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần số 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17:	 Thứ hai, ngày 17 tháng 12 năm 2012
Đạo đức 
Tiết 17: 	YÊU LAO ĐỘNG (tt).
A. MỤC TIÊU:
	-Nêu được ích lợi của lao động.
-Tích cực tham gia các hoạt động lao động ở lớp, ở trường, ở nha phù hợp với khả năng bản thân.
-Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động.
* KNS CƠ BẢN CẦN GD:
- Kĩ năng xác định giá trị của lao động.
- Kĩ năng thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người lao động.
B. CHUẨN BỊ:
	GV : - Một số đồ dùng , đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai .
	HS : - SGK .
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: (1’) - Hát 
b. Bài cũ : (3’) Yêu lao động .
c. Bài mới
Phương pháp : Trực quan , quan sát, thực hành , động não , đàm thoại.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài: Yêu lao động .(tt)
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Làm việc theo nhóm đôi .
- Bài 5 : 
- Nhận xét và nhắc HS cần cố gắng , học tập , rèn luyện để có thể thực hiện được ước mơ nghề nghiệp tương lai của mình .
Tiểu kết: HS giải quyết được yêu cầu bài tập nêu ra .
Hoạt động 2 : Trình bày , giới thiệu về các bài viết , tranh vẽ .
- Nhận xét , khen những bài viết , tranh vẽ tốt .
- Kết luận chung : 
+ Lao động là vinh quang . Mọi người đều cần phải lao động vì bản thân của gia đình và xã hội .
+ Trẻ em cũng cần tham gia các cộng việc ở nhà , ở trường và ngoài xã hội phù hợp với khả năng của bản thân .
Tiểu kết HS trình bày , giới thiệu về các bài viết , tranh vẽ liên quan đến bài .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Trao đổi nội dung BT theo cặp .
- Vài em trình bày trước lớp .
- Cả lớp thảo luận , nhận xét .
Hoạt động lớp .
- Trình bày , giới thiệu các bài viết , tranh các em đã vẽ về một công việc mà các em yêu thích và các tư liệu sưu tầm được 
- Cả lớp thảo luận , nhận xét .	
4. Củng cố : (3’) - Giáo dục HS biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động .
5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: : (1’)
-Nhận xét lớp. 
-Sưu tầm các bài hát , bài thơ , ca dao , tục ngữ  ca ngợi lao động .
 -Chuẩn bị : Ôn tập và thực hành cuối HKI.
..
Tập đọc 
Tiết 33: 	 RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG.(SGK/163)
A. MỤC TIÊU:
	-Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài. Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật (chú hề, nàng công chúa nhỏ) và lời người dẫn chuyện.
	-Hiểu ND: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh. Đáng yêu (trả lời CH trong SGK)
B. CHUẨN BỊ:
GV : 	- Tranh minh họa bài đọc SGK .
HS : - SGK
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Trên ngựa ta phi nhanh”
b. Bài cũ : Trong quán ăn “Ba cá bống” .
- Kiểm tra một tốp 4 em đọc truyện Trong quán ăn “Ba cá bống” theo cách phân vai; 
- Trả lời câu hỏi 4 .
c- Bài mới
Phương pháp : Làm mẫu , giảng giải , thực hành , động não , đàm thoại.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài: Rất nhiều mặt trăng .
- Cho quan sát tranh minh họa bài đọc SGK .
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Luyện đọc 
- Chỉ định 1 HS đọc cả bài. 
- Hướng dẫn phân đoạn : - Có thể chia bài thành 3 đoạn :
+ Đoạn 1 : Tám dòng đầu .
+ Đoạn 2 : Tiếp theo  bằng vàng rồi .
+ Đoạn 3 : Phần còn lại .
- Chỉ định HS đọc nối tiếp , đọc phần chú thích.
- Luyện đọc đúng, giúp HS sửa lỗi phát âm .
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Đọc diễn cảm cả bài .
Tiểu kết: - Đọc lưu loát , trôi chảy toàn bài. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài 
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1, quan sát tranh minh họa và trả lời câu hỏi. 
- Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì ?
- Trước yêu cầu của công chúa , nhà vua đã làm gì ?
- Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa?
- Tại sao họ cho đó là đòi hỏi không thể thực hiện được ?
- Ý chính đoạn 1:Nguyện vọng của Công chúa. 
-Yêu cầu HS đọc đoạn 2, 
- Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị đại thần và các nhà khoa học ?
- Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của cô công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn .
- Nói thêm : Chú hề đã cảm nhận đúng : Nàng công chúa bé nhỏ nghĩ về mặt trăng hoàn toàn khác với cách nghĩ về mặt trăng của người lớn , của các quan đại thần và các nhà khoa học .
- Ý chính đoạn 2: Cách nghĩ của Chú hề khác với các vị đại thần. 
-Yêu cầu HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
- Sau khi biết rõ công chúa muốn có một mặt trăng theo ý nàng , chú hề đã làm gì ?
- Thái độ của công chúa thế nào khi nhận món quà ?
- Ý chính đoạn 3: : Cách nghĩ của Nàng công chúa bé nhỏ khác với cách nghĩ về mặt trăng của người lớn và các nhà khoa học .
- Yêu cầu nêu nội dung chính cả bài 
 ( Ghi nội dung chính )
Tiểu kết: Hiểu ý nghĩa của bài .
Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm :
- Chỉ định HS đọc nối tiếp .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn : Thế là chú hề  bằng vàng rồi . 
+ Đọc mẫu đoạn văn .
+ Sửa chữa , uốn nắn .
Tiểu kết: Biết đọc bài văn giọng nhẹ nhàng , chậm rãi ; phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật .
-Theo dõi
Hoạt động cả lớp
-1 HS đọc cả bài. 
- Phân đoạn.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn. (3 lượt) .
- 1 HS đọc chú thích. Cả lớp đọc thầm phần chú thích .
- Luyện đọc theo cặp .
- 3 em đọc cả bài .
Hoạt động nhóm .
- Đọc đoạn 1 .
Trả lời câu hỏi. 
- Nêu ý chính
- Đọc đoạn 2 .
- Cả lớp trao đổi , trả lời .
- Nêu ý chính
- Đọc đoạn 3 .
Trả lời câu hỏi. 
- Nêu ý chính
- Nêu nội dung chính cả bài. 
Hoạt động cá nhân
- 3 em tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài. Tìm giọng đọc.
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
- Thi đọc diễn cảm trước lớp . 
4. Củng cố : (3’)
	- Hỏi : Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ? 
5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Dặn HS về nhà đọc lại bài .
	-Chuẩn bị: Rất nhiều mặt trăng . (tt)
 Toán 
Tiết 81: 	LUYỆN TẬP.(SGK/89)
A. MỤC TIÊU:
	-Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số.
	-Biết chia cho số có ba chữ số.
B. CHUẨN BỊ:	 
GV - Phấn màu .
HS - SGK, V3
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Trên ngựa ta phi nhanh”
b. Bài cũ : Chia cho số có ba chữ số (tt) . Sửa các bài tập về nhà .
c. Bài mới
Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại.	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Giới thiệu: Luyện tập .
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Củng cố thực hiện phép chia cho số có ba chữ số .
- Bài 1a : Đặt tính và tính.
+ Yêu cầu HS tính bảng con.
+ Gọi 6 HS lên bảng chữa bài.
Tiểu kết : HS thực hành được các phép chia cho số có ba chữ số .
Hoạt động 2 : Củng cố giải toán .
- Bài 2 : HS khá, giỏi.
* Yêu cầu nêu và tóm tắt bài toán.
* Yêu cầu tự giải toán.
* Yêu cầu chữa bài
- Bài 3a :
+ Cho HS nêu lại cách tính chiều rộng hình chữ nhật khi biết diện tích và chiều dài của nó .
Tiểu kết : HS giải được các bài toán có lời văn.
Hoạt động lớp .
- Đặt tính rồi tính .
- Thi đua lên bảng sửa bài .
Hoạt động lớp . 
- Tự nêu tóm tắt bài toán rồi làm bài và chữa bài .
 Đáp số : 75 g muối 
- Tự nêu tóm tắt bài toán rồi làm bài và chữa bài .
 Đáp số : 68m và 346 m
 4. Củng cố : (3’) - Nêu lại cách chia cho số có ba chữ số .
5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: (1’)
- Nhận xét lớp. 
	- Làm lại bài tập để củng cố kĩ năng. 
- Chuẩn bị : Luyện tập chung.
Thứ ba, ngày 18 tháng 12 năm 2012
Chính tả 
Tiết 17: MÙA ĐÔNG TRÊN RẺO CAO.(SGK/165)
A. MỤC TIÊU:
	-Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
	-Làm đúng bài tập 2a, b hoặc bài tập 3.
	+GDBVMT: Giúp HS thấy được vẽ đẹp thiên nhiên của vùng núi cao trên đất nước ta. Từ đó biết yêu quý môi trườmg thiên nhiên.
B. CHUẨN BỊ:
GV : - Một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT 2b , BT3 .
HS : - SGK, V2
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Trên ngựa ta phi nhanh”
b- Bài cũ : Kéo co .
	- Kiểm tra 2 em viết trên bảng lớp , cả lớp viết trên nháp BT2a hoặc b tiết trước .
 c- Bài mới
Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại.
Hoạt động của Thầy 
Hoạt động của Trò
1. Giới thiệu bài Mùa đông trên rẻo cao .
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả .
- Gọi HS đọc đoạn văn – tìm hiểu nội dung.
- Nhắc HS chú ý cách trình bày đoạn văn , những tên riêng cần viết hoa , những từ ngữ dễ viết sai .
- Viết chính tả.
- Chấm , chữa 7 – 10 bài .
Tiểu kết: trình bày đúng bài viết
Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập chính tả
- Bài 2 : ( lựa chọn )
+ Dán lên bảng 3 , 4 tờ phiếu ; mời 3 , 4 em lên bảng thi làm bài .
- Bài 3 : 
+ Dán lên bảng 3 , 4 tờ phiếu ; mời mỗi nhóm khoảng 6 em lên bảng thi làm bài tiếp sức , chọn 12 từ đúng để hoàn chỉnh đoạn văn .
Tiểu kết:Bồi dưỡng cẩn thận chính xác.
Hoạt động cả lớp
- Theo dõi - Đọc đoạn văn.
- HS ghi vào bảng tên riêng cần viết hoa.
- Đọc thầm lại đoạn văn . 
- Viết bài vào vở .
- Soát lại, chữa bài .
Hoạt động tổ nhóm
- Đọc thầm đoạn văn , làm bài vào vở .
- Từng em đọc đoạn văn đã điền đầy đủ các tiếng cần thiết vào ô trống .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Sửa bài theo lời giải đúng .
- Đọc thầm đoạn văn , làm bài vào vở .
- Từng em đọc đoạn văn đã điền đầy đủ các tiếng cần thiết vào ô trống .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Sửa  ... N LỚP:
a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe”
b. Bài cũ : Dấu hiệu chia hết cho 2 .Sửa các bài tập về nhà .
c- Bài mới
Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Giới thiệu bài: Dấu hiệu chia hết cho 5 .
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm ra dấu hiệu chia hết cho 5 .
- Gợi ý HS chú ý đến chữ số tận cùng của các số chia hết cho 5 để tìm ra dấu hiệu .
- Chốt lại : Muốn biết một số có chia hết cho 5 , cần xét chữ số tận cùng bên phải , chữ số tận cùng 0 hoặc 5 thì số đó chia hết cho 5.
Tiểu kết : HS nắm dấu hiệu chia hết cho 5 .
Hoạt động 2 : Thực hành .
- Bài 1 : 
+ Yêu cầu HS phân biệt số chia hết và không chia hết cho 5.
+ Gọi 2 HS lên bảng chữa bài.
- Bài 4 : 
- Hỏi thêm : Số nào vừa không chia hết cho 2 , vừa không chia hết cho 5 ?
Tiểu kết : HS làm được các bài tập .
Hoạt động lớp .
- Nêu các ví dụ về các số chia hết cho 5 , các số không chia hết cho 5 ; viết thành 2 cột ở bảng .
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 5 : 
Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5 .
Hoạt động lớp .
- Tự làm bài vào vở .
- Thi đua sửa bài ở bảng .
- Tự làm bài vào vở .
- Tự ghép các số chia hết cho 5 từ ba chữ số đã cho rồi thông báo kết quả .
- Cách 1 :Tìm các số chia hết cho 5trước,sau đó tìm số chia hết cho trong những số đó .
- Cách 2 : Nêu lại dấu hiệu chia hết cho 2 , cho 5 ; từ đó tìm được dấu hiệu chung để một số chia hết cho cả 2 và 5 phải có chữ số tận cùng là 0 . Từ đó , tự làm bài vào vở .
4. Củng cố : (3’) - Nêu lại dấu hiệu chia hết cho 5 .
5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: : (1’)
- Nhận xét lớp.	
-Làm lại bài tập cho nhớ.
-Chuẩn bị:Luyện tập.
Thứ sáu, ngày 21 tháng 12 năm 2012
Luyện từ và câu 
Tiết 34: 	VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ ?.
	SGK/171
A. MỤC TIÊU:
-Nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai làm gí? (ND Ghi nhớ).
-Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai làm gì? Theo yêu cầu cho trước, qua thực hành luyện tập.(mục III).
B. CHUẨN BỊ:
GV - Bảng phụ kẻ các cột theo nội dung BT.
HS : - Từ điển, SGK, V4
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe”
b. Bài cũ: Câu kể Ai làm gì ? 
	- 2 , 3 em làm lại các BT3 ( phần Luyện tập ) tiết trước .
c- Bài mới
Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại.
Hoạt động của Thầy 
Hoạt động của Trò
1.Giới thiệu bài: Vị ngữ trong Câu kể Ai làm gì ? 
2. Các hoạt động:	
Hoạt động 1 : Nhận xét . 
- Nhận xét , chốt lại ý kiến đúng : Đoạn văn có 6 câu . Ba câu đầu là những câu kể Ai làm gì ?
- Dán ở bảng 3 băng giấy viết 3 câu văn .
Tiểu kết: HS nắm nội dung phần vị ngữ trong câu kể Ai làm gì ? 
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
- Nhắc HS học thuộc .
Hoạt động 3 : Luyện tập .
- Bài 1 : 
+Chốt lại lời giải đúng : câu 3 , 4 , 5 , 6 , 7.
+ Phát phiếu cho 3 , 4 em làm bài .
+ Chốt lại lời giải đúng .
- Bài 2 : 
+ Dán 1 tờ phiếu lên bảng , mời 1 em lên nối các từ ngữ , chốt lại lời giải đúng .
- Bài 3 : 
+ Nêu yêu cầu BT , hướng dẫn HS quan sát tranh , nhắc HS chú ý nói từ 3 đến 5 câu miêu tả hoạt động của các nhân vật trong tranh theo mẫu câu Ai làm gì ?
Tiểu kết: Vận dụng kiến thức làm bài tập 
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 2 em tiếp nối nhau đọc nội dung BT : 1 em đọc đoạn văn tả hội đua voi , 1 em đọc 4 yêu cầu .
- Cả lớp thực hiện lần lượt các yêu cầu SGK
-Cả lớp đọc thầm đoạn văn , tìm các câu kể, phát biểu ý kiến .
- Suy nghĩ , làm bài cá nhân vào vở .
- 3 em lên bảng gạch 2 gạch dưới bộ phận VN trong mỗi câu vừa tìm được , trình bày lời giải kết hợp nêu ý nghĩa của VN .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Suy nghĩ , chọn ý đúng , phát biểu ý kiến .
Hoạt động lớp .
- 2 , 3 em đọc ghi nhớ SGK .
- Vài em nêu ví dụ nội dung cần ghi nhớ .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Đọc yêu cầu BT , tìm câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn , phát biểu .
- Tiếp tục xác định bộ phận vị ngữ trong câu bằng cách gạch dưới 2 gạch .
- Những em làm bài trên phiếu trình bày kết quả .
- Đọc yêu cầu BT , làm bài vào vở .
- Phát biểu ý kiến .
- Quan sát tranh , suy nghĩ , tiếp nối nhau phát biểu ý kiến .
- Lớp nhận xét .
4. Củng cố : (3’) - Đọc lại ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS biết dùng câu kể một cách lễ phép .
5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: : (1’)
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS ghi nhớ kiến thức đã học .
- Chuẩn bị : Ôn tập
Tập làm văn 
 Tiết 34: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ 
	ĐỒ VẬT(SGK/172)	
A. MỤC TIÊU:
	Nhận biết được đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đấu đoạn văn (BT1); viết được đoạn văn tả hình dáng bên ngoài, đoạn văn tả đặt điểm bên trong của chiếc cặp sách (BT2, BT3).
B. CHUẨN BỊ:
GV - Một số kiểu , mẫu cặp sách của HS .
HS : - Giấy , bút làm bài KT .
C. LÊN LỚP:
1. Khởi động : Hát “Bạn ơi lắng nghe”
2. Bài cũ : Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật .
- 1 em nhắc lại kiến thức về đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật . 
3- Bài mới : 
Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Giới thiệu bài: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật .
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1 : HS 
- Bài 1 :
+ Chốt lại lời giải đúng .
Tiểu kết : HS nắm vững yêu cầu đề bài và xây dựng được kết cấu 3 phần của bài. 
Hoạt động 2 : HS viết bài .
- Bài 2 : 
+ Nhắc HS chú ý :
@ Đề bài yêu cầu các em chỉ viết 1 đoạn văn miêu tả hình dáng bên ngoài chiếc cặp của em hoặc của bạn em . Em nên viết dựa theo các gợi ý a , b , c .
@ Để cho đoạn văn tả cái cặp của em không giống cặp của các bạn khác , em cần chú ý miêu tả những đặc điểm riêng của cái cặp .
+ Nhận xét .
+ Chọn 1 , 2 bài viết tốt , đọc chậm , nêu nhận xét , chấm điểm .
Tiểu kết : HS viết hoàn chỉnh bài viết của mình 
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS luyện tập (tt) .
- Bài 3 : 
+ Nhắc HS chú ý :
Đề bài yêu cầu các em chỉ viết 1 đoạn văn tả bên trong chiếc cặp 
Để cho đoạn văn tả cái cặp của em không giống cặp của các bạn khác , em cần chú ý miêu tả những đặc điểm riêng của cái cặp .
+ Nhận xét .
+ Chọn 1 , 2 bài viết tốt , đọc chậm , nêu nhận xét , chấm điểm .
Tiểu kết : HS viết hoàn chỉnh bài viết của mình 
Hoạt động lớp .
- 1 em đọc nội dung BT .
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn tả cái cặp , làm bài cá nhân .
- Phát biểu ý kiến , mỗi em có thể trả lời 3 câu hỏi .
Hoạt động nhóm đôi .
- Đọc yêu cầu BT và các gợi ý .
- Đặt trước mặt cặp sách của mình để quan sát và tập viết đoạn văn tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp lần lượt theo các gợi ý .
- Tiếp nối nhau đọc đoạn văn của mình .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Đọc yêu cầu BT và các gợi ý .
- Đặt trước mặt cặp sách của mình để quan sát và tập viết đoạn văn tả hình dáng bên trong của chiếc cặp lần lượt theo các gợi ý a , b , c .
- Tiếp nối nhau đọc đoạn văn của mình .
4. Củng cố : (3’) - Nêu cách thức quan sát đồ vật.
	 - Giáo dục HS yêu thích việc viết văn .
5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: : (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Nhắc những em nào chưa hài lòng với bài viết của mình , có thể về nhà viết lại bài .
	- Chuẩn bị : Ôn tập.
 Toán 
Tiết 85: 	 LUYỆN TẬP.(SGK/96)
A. MỤC TIÊU:
	-Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5.
	-Nhận biết được số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 trongmột tình huống đơn giản.
B. CHUẨN BỊ:
GV - Phấn màu .
HS : - SGK.bảng con, V3
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Trên ngựa ta phi nhanh”
b. Bài cũ : Dấu hiệu chia hết cho 5 .
	- Vài em nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2 , cho ví dụ .
	- Vài em nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 5 , cho ví dụ .
c- Bài mới
Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Giới thiệu bài: Luyện tập .
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Giới thiệu cách chia .
- Bài 1 : 
+ Yêu cầu HS phân biệt số chia hết 2 và 5
+ Gọi 2 HS lên bảng chữa bài.
- Bài 2 : Viết số có 3 chữ số chia hết cho 2, chia hết cho 5
- Bài 3 : 
+ Khuyến khích HS làm theo cách 2 vì nhanh , gọn hơn .
Tiểu kết : HS nắm cách chia số có 5 chữ số cho số có 2 chữ số .
Hoạt động 2 : Thực hành.
- Bài 4: HS khá, giỏi.
- Bài 5 : HS khá, giỏi.
Tiểu kết : HS giải đúng bài toán lời văn .
Hoạt động lớp .
- Tự làm bài vào vở .
- Khi chữa bài , nêu các số đã viết và giải thích vì sao chọn số ấy .
- Tự làm bài , 1 em nêu kết quả , cả lớp phân tích , bổ sung .
- Kiểm tra chéo lẫn nhau .
- Tự làm bài .
- Khi chữa bài , nêu lí do chọn các số đó trong từng phần .
Hoạt động lớp .
- Nhận xét bài 3 ; khái quát kết quả và nêu số có chữ số tận cùng là 0 thì vừa chia hết cho 2 , vừa chia hết cho 5 .
- Thảo luận theo từng cặp , sau đó nêu kết luận :
 Loan có 10 quả táo .
4. Củng cố : (3’) - Các nhóm cử đại diện thi đua xác định các số chia hết cho 2 , cho 5 ở bảng .
	- Nêu lại dấu hiệu chia hết cho 2 & cho 5 .
5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: : (1’)
-Nhận xét lớp. 
-Về làm lại bài cho nhớ.
	-Chuẩn bị: Dấu hiệu chia hết cho 9.
.. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an chuan 2013(6).doc