Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 54 đến 71

Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 54 đến 71

1. Mục tiêu

a. Kiến thức

- Nâng cao nhận thức được vai trò tác dụng của trật tự các bộ phận của câu, nhất là vai trò liên kết ý trong văn bản cũng như trong việc thể hiện ý nghĩa.

b. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng sắp xếp trật tự trong câu khi nói và viết đúng quy tắc.

c. Thái độ

 Có ý thức cân nhắc lựa chọn, sử dụng trật tự tối ưu cho các bộ phận trong câu, có kĩ năng sắp xếp từ ngữ phù hợp nhất là khi nói, viết.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

a. Giáo viên: + Đọc SGK + SGV + TLTK

 + Thiết kế bài dạy

b. Học sinh: chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi sánh giáo khoa và GV.

3. Tiến trình bài dạy

a. Kiểm tr bài cũ: không (kết hợp qua quá trình luyện tập)

b. Dạy nội dung bài mới

 

doc 43 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 27/01/2022 Lượt xem 294Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 54 đến 71", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 6/11/2008	 Ngày dạy: 29/11/2008
	 Lớp dạy: 11A,B,G
Tiết: 54 + 55
 Tiếng Việt
Thực hành lựa chọn các bộ phận trong câu
1. Mục tiêu
a. Kiến thức
- Nâng cao nhận thức được vai trò tác dụng của trật tự các bộ phận của câu, nhất là vai trò liên kết ý trong văn bản cũng như trong việc thể hiện ý nghĩa.
b. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng sắp xếp trật tự trong câu khi nói và viết đúng quy tắc.
c. Thái độ
 Có ý thức cân nhắc lựa chọn, sử dụng trật tự tối ưu cho các bộ phận trong câu, có kĩ năng sắp xếp từ ngữ phù hợp nhất là khi nói, viết.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Giáo viên: + Đọc SGK + SGV + TLTK
 + Thiết kế bài dạy
b. Học sinh: chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi sánh giáo khoa và GV.
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tr bài cũ: không (kết hợp qua quá trình luyện tập)
b. Dạy nội dung bài mới
 * Lời vào bài (1’) :ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất của con người. Nhưng nói (viết) làm sao cho có sức thuyết phục đối với người nghe (đọc) là 1 vấn đề. Nhiều khi cũng có từng ấy từ ngữ trong 1 lời nói (câu văn) nhưng người nghe (người đọc) lại hiểu không đúng ý người nói (người viết) chỉ tại cách diễn đạt. Chính vì thế việc sắp xếp các bộ phận trong câu theo 1 trật tự hợp lý là 1 việc cần thiết trong giao tiếp, vì nó giúp người đọc (người nghe) hiểu đúng ý của người nói (người viết)..( Tr. 157)
.*.**.
I. Trật tự câu đơn (18’)
1. Bài tập 1
a. Câu văn nguyên dạng “..đó là một con dao nhỏ nhưng rất sắc”
? Có thể sắp xếp phần in đậm theo trật tự “rất sắc nhưng nhỏ” mà câu văn phù hợp với mạch ý trong đoạn văn được không?
 Gv: Nếu sắp xếp đó là một con dao rất sắc nhưng nhỏ thì không sai về ngữ pháp và ý nghĩa. Vì rất sắc và nhỏ cùng giữ một chức vụ ngữ pháp là thành phần phụ cho danh từ con dao. Nếu đặt vào đoạn văn thì trật tự như vậy không phù hợp với mục đích của hành động : Mục đích đe doạ, uy hiếp đối phương. Cho nên cần đặt rất sắc ở cuối câu, vị trí thường thích hợp với thông tin quan trọng.
 à Không thể sắp xếp: “đó là một con dao rất sắc nhưng nhỏ” vì nó không phù hợp với mạch ý của câu văn. Phần trên của câu văn là: “Hắn móc đủ mọi túi, để tìm cái gì, hắn giơ ra” “Hắn móc đủ mọi túi, để tìm cái gì”, thì tất nhiên vật đó phải nhỏ. Từ “nhỏ” phải đứng trước. Mặt khác, từ “nhưng” lập mối quan hệ nhượng bộ tăng tiến trong câu: Nhưng rất sắc.
? Sắp xếp trật tự “nhỏ, nhưng rất sắc” có tác dụng như thế nào đối với sự thể hiện ý nghĩa của câu và sự liên kết trong đoạn văn
b. Việc sắp xếp “nhỏ nhưng rất sắc” có tác dụng giải thích vật hắn đang tìm ở mọi túi. Đó là vật nhỏ, rất sắc bổ nghĩa cho con dao đứng trước nó, làm cho ý nghĩa của câu tăng tiến lên và đảm bảo sự liên kết trong đoạn văn
 Gv: Sắp xếp như Nam Cao là dồn trọng tâm thông báo vào Rất sắc. Như thế nó phù hợp với mục đích đe doạ Bá Kiến của Chí Phèo. Nếu đặt Nhỏ ở cuối câu thì trong tình huống này nó không thể là trọng tâm thông báo của câu. Do vậy nó không phù hợp với mục đích đe doạ, uy hiếp đối phương của Chí Phèo.
? So sánh với trật tự các từ đó trong trường hợp sau
c. Đó là một con dao nhỏ nhưng rất sắc
 So sánh với trường hợp: hắn có một con dao nhỏ nhưng rất sắc. Dao ấy thì làm sao chặt được cái cành cây to này?
 Gv: Trong trường hợp này, sự sắp xếp như vậy là hợp lí. Vì ở đây người nói nhằm thực hiện hành động và mục đích chế nhạo, phủ định tác dụng của con dao (Con dao tuy sắc nhưng nhỏ thì không thể chặt được cành cây to). Do vậy lúc này đặt từ nhỏ ở cuối câu là hợp lí.
 - ý nghĩa của câu văn đầu là rất sắc (nhấn mạnh)
 - ý nghĩa của hai câu sau lại nhấn mạnh nhỏ. Mà nhỏ thì không thể chặt được cành to.
? Trong mỗi trường hợp trên, trật tự sấp xếp các bộ phận có mục đích gì? 
 * Trong mỗi trường hợp trên đây, trật tự sắp xếp các bộ phận câu đều nhằm mục đích:
 + Thể hiện ý nghĩa của câu.
 + Liên kết ý trong đoạn tức là đảm bảo mối quan hệ về ý với câu đi trước và sau.
 Gv: Trong mỗi tình huống giao tiếp, mỗi ngữ cảnh, câu có một mục đích, một nhiệm vụ giao tiếp khác nhau. Đồng thời người nói cũng thực hiện những hành động nói khác nhau (Hỏi, trình bày, điều khiển, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúcLớp 8). Vì vậy, cần xác định trọng tâm thông báo của câu ở mỗi tình huống và trật tự sắp xếp các bộ phận trong câu chính là một trong những cách thức phục vụ cho mục đích này. 
2. Bài tập 2:
 HS đọc, thảo luận
? Lựa chọn cách diễn đạt nào, Vì sao?
 Sắp xếp như a là phù hợp. Vì trọng tâm thông báo của câu được nhấn mạnh vào : Rất thông minh. Đây là luận cứ quan trọng dẫn tới kết luận ở câu sau : thầy giáo đã lựa chọn bạn ấy vào đội tuyển học sinh giỏi. Câu b sắp xếp không phù hợp vì không làm nổi bật trọng tâm thông báo : rất thông minh để dẫn tới kết luận ở câu sau.
 à Lựa chọn trường hợp A: “Bạn em nhỏ người nhưng rất thông minh. Thầy giáo đã đưa bạn ấy vào đội tuyển học sinh giỏi”. Vì:
 Mối quan hệ giữa hai câu. Câu một nhấn mạnh sự thông minh. Có thông minh thầy giáo mới chọn vào đội tuyển học sinh giỏi.
3. Bài tập 3
? Phân tích tác dụng cách sắp xếp khác nhau của thành phần trạng ngữ chỉ thời gian?
 Gv: Nếu đặt ngoài văn cảnh thì những bộ phận đó đều có những khả năng như nhau : đều có thể đặt ở đầu, giữa, cuối câu. Nhưng đặt trong văn cảnh thì trật tự các bộ phận câu phảI phụ thuộc vào từng ngữ cảnh, từng văn bản để phù hợp với nhiệm vụ thông báo trong từng ngữ cảnh : 
 a. Câu đầu kể một sự kiện : bắt Mị nên cần nêu thời gian trước rồi lần lượt kể các chi tiết diễn biến. Trật tự như vậy là phù hợp. Câu sau cần đặt trạng ngữ chỉ thời gian ở đầu để tiếp nối thời gian tối hôm trước, tạo sự liên kết với câu trước. Nó không thể ở cuối câu hay giữa câu vì như vậy sẽ không có sự liên kết giữa các câu, các sự kiện không liền mạch.
 => Trật tự câu có tác dụng liên kết giữa các câu.
 b. Câu văn bắt đầu bằng việc nêu chủ thể hành động : một anh đI thả ống lươn còn phần biểu thị thời gian lại đI sau. Điều đó do sự liên kết ý với các câu đI trước đòi hỏi. Vì trước đó các câu văn đang tập trung vào vấn đề : ai biết người nào đẻ ra Chí Phèo. Cho nên cần tiếp nối bằng chủ thể hành động trước chứ không phải thời gian hành động. Nghĩa là sự sắp xếp chủ thể hành động – thời gian hành động trong trường hợp này là hợp lí, để phục vụ cho sự liên kết ý, đảm bảo cho mạch kể chuyện của các câu.
 => Trật tự câu có tác dụng liên kết ý, đảm bảo cho mạch chuyện.
 c. Trong trườngh hợp này, bộ phận : đã mấy năm đặt ở cuối câu là do nhiệm vụ thông báo của nó quyết định : nó biểu hiện phần tin mới, phần trọng tâm thông báo. Về mặt ngữ pháp nó không phải là thành phần chính của câu mà thành phần chính là : Cô Mị về làm dâu nhà Pá Tra. Nhưng thành phần chính này là phần tin cũ đã biết ở câu trước : Cô ấy là vợ A Sử, con trai Thống Lí. Điều quan trọng ở câu này là thời gian về làm dâu. Vì thế tuy là thành phần thứ yếu về ngữ pháp nhưng : đã mấy năm lại là thành phần quan trọng về thông báo , do đó nó cần được đặt ở cuối câu, vị trí thường dành cho những tin mới, tin quan trọng.
 => Trật tự câu phân bố thông tin cũ mới, nhấn mạnh trọng tâm thông báo.
II. Trật tự trong câu ghép (20’)
1. Bài tập 1
? Lựa chọn câu văn thích hợp nhất để điền vào vị trí trống ở đầu đọan văn?
 a. Thành phần in đậm đặt ở giữa câu có tác dụng giải thích vì sao Chí Phèo lại nao nao buồn. Vì hắn nhớ lại một thời xa xôi. Cái thời xa xôi ấy lại được lí giải ở câu cuối đoạn.
? Lựa chọn câu văn thích hợp?
 b. Nếu khôi phục toàn bộ câu ghép này
 Thưa cụ! Việc đó là việc riêng của chị cháu. Tuy đối với chị cháu cũng như đối với quan huyện, cháu vẫn là người chịu ơn. Nhưng tuỳ ý chị cháu cư xử, cháu không có quyền hạn bàn tới.
 - Song tác giả đã cố tình nhấn mạnh nên đã chuyển. Tuy... chịu ơn xuống cuối câu.
2. Bài tập 2
? Lựa chọn câu nào vào vị trí đầu đoạn văn?
 Chọn câu thứ ba đặt ở đầu đoạn. Vì câu đàu đoạn cần sắp xếp trật tự các bộ phận để liên kết rõ ràng với những câu đi sau. Các câu đi sau đều nói về sự việc trong các thời kì khác nhau trước đây, trong khi đó câu điền vào vị trí đầu lại nói về những năm gần đây. Hơn nữa các câu đi sau chỉ cụ thể hoá cho luận điểm phương pháp đọc nhanh không phải là điều mới lạ. Kết cấu của đoạn văn là kết cấu diẽn dịch, câu đầu nêu chủ đề.
 à Trong những năm gần đây, các phương pháp đọc nhanh đã được phổ biến khá rộng, nhưng nó không phải là điều mới lạ. Trong các thời kỳ khác nhau trước đây, các nhà chính trị, các nhà văn lỗi lạc đã phát triển nó và hoàn toàn nắm vững nó. Ví dụ Na-pô-lê-ông đọc tốc độ 2000 từ/phút, Banzăc đọc tốc độ 4000 từ/phút, Mac-xin-gor-ki đọc mỗi trang sách chỉ mất vài giây.
III. Bài tập mở rộng
 Lựa chọn câu phù hợp với trật tự lôgíc
 a. – Lạy thầy, nhà con thì chưa cất cơn, mấy lại sợ thầy mắng chửi, nên không dám đến kêu. Lạy thầy, quyền phép trong tay thầy, thầy tha cho nhà con, đừng bắt nhà con đi xem bóng đá vội
 - Lạy thầy, nhà con thì chưa cất cơn, mấy lại sợ thầy mắng chửi, nên không dám đến kêu. Lạy thầy, đừng bắt nhà con đi xem bóng đá vội, quyền phép trong tay thầy, thầy tha cho nhà con.
 - Lạy thầy, nhà con thì chưa cất cơn, mấy lại sợ thầy mắng chửi, nên không dám đến kêu. Lạy thầy, thầy tha cho nhà con, đừng bắt nhà con đi xem bóng đá vội, quyền phép trong tay thầy
 - Lạy thầy, nhà con thì chưa cất cơn, mấy lại sợ thầy mắng chửi, nên không dám đến kêu. Lạy thầy, thầy tha cho nhà con, quyền phép trong tay thầy, đừng bắt nhà con đi xem bóng đá vội.
 b. – Thưa thầy, giá nhà con khỏe khoắn, thì nhà con chả dám kêu. Nhưng, thưa thầy, từ đây lên huyện, những chín cây lô mếch, sợ nhà con đi nắng thì cảm, rồi phải lại thì oan gia.
 - Thưa thầy, giá nhà con khỏe khoắn, thì nhà con chả dám kêu. Nhưng, thưa thầy, sợ nhà con đi nắng thì cảm, rồi phải lại thì oan gia, từ đây lên huyện, những chín cây lô mếch.
 - Thưa thầy, giá nhà con khỏe khoắn, thì nhà con chả dám kêu. Nhưng, thưa thầy, sợ nhà con đi nắng thì cảm, từ đây lên huyện, những chín cây lô mếch, rồi phải lại thì oan gia.
 c. – Đối với ông Nghị, con là chỗ đầy tớ, con sợ lắm. Con không dám nói sai lời, vì là chỗ con nhờ vả quanh năm. Nếu không, vợ con con chết đói.
 - Đối với ông Nghị, con sợ lắm, Con không dám nói sai lời, nếu không, vợ con con chết đói. Vì là chỗ con nhờ vả quanh năm.
 - Con sợ lắm, đối với ông Nghị, con là chỗ đầy tớ. Vì là chỗ con nhờ vả quanh năm, con không dám nói sai lời, nếu không, vợ con con chết đói. 
...*.** 
c. Củng cố, luyện tập : trật tự câu có vai trò rất quan trọ ... minh qua tiếng chửi của Chí Phèo, thức tỉnh lương tâm của Chí Phèo. Đoạn độc thoại của Bá Kiến). Giọng điệu trong văn Nam Cao luôn luôn được thay đổi rất linh hoạt, khi thì lạnh lùng đến khinh bạc, khi thì trữ tình sôi nổi thiết tha.
*.*..*.
c. Củng cố, luyện tập
 Lập bảng tổng kết các tác phẩm đã học
d. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới
 Kiểm tra học kì I
Ngày soạn: 6/12/2008	 Ngày dạy: 23/12/2008
	 Lớp dạy: 11A,B,G
Tiết: 68 + 69
Kiểm tra học kì I
1. Mục tiêu
a. Kiến thức
Giúp học sinh:	
- Nắm vững nội dung cơ bản của 3 phân môn (Văn, Tiếng Việt, Làm Văn) trong sách Ngữ văn 11 tập một.
- Biết vận dụng kiến thức kĩ năng đã học một cách tổng hợp, toàn diện để làm bài kiểm tra theo nội dung và cách thức đánh giá mới.
b. Kĩ năng
- Biết huy động các kiến thức văn học và các hiện tượng trong đời sống vào bài viết.
c. Thái độ
 Biết trình bày và diễn đạt các nội dung bài viết một cách sáng sủa, đúng quy cách và giữ gìn sự trong sáng của TV.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo viên: đọc SGK, SGV, đề bài ; Đáp án, biểu điểm.
b. Chuẩn bị của học sinh
- Học sinh chuẩn bị kiến thức, giấy.
3. Tiến trình dạy bài mới
***
I. Đề bài
1. Câu 3 điểm
 a. Em có nhận xét gì về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nam Cao?
 b. Nêu cảm nhận của em về tình huống trào phúng trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”?
 c. Nêu khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”?
 d. Nhà triết học Hi Lạp, Dê Nông (346 – 264 TCN) nói với một người bẻn mép: “Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn”. Bằng một đoạn văn ngắn, em hãy giải thích ý nghĩa câu nói trên? 
 e. Anh ( chị ) hãy viết một bản tin ngắn về một vấn đề xã hội đang diễn ra được mọi người quan tâm?
2. Câu 6 điểm
 a. Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viến quản ngục trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
 b. Em hiểu gì về quan niệm cái đẹp, nghệ thuật của 2 nhà văn Nguyễn Tuân và Nguyễn Huy Tưởng qua các tác phẩm đã học?
 c. Em hiểu gì về quan điểm nghệ thuật của Nam Cao “Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình.. Nó làm cho người gần người hơn”. Hãy làm sáng tỏ quân điểm đó bằng những tác phẩm đã học? 
II. Đáp án
Câu 1: (3 điểm)
 - Giá trị nội dung: 
 	Qua màn bi hài kịch này nhân văn tố cáo bộ mặt quái gở, vô nghĩa lý, chó đểu toàn hạng người nhân cách nhem nhuốc hiếu danh, hủ lậu, lưu manh, hám lợi ... tất cả đều bất hiếu, nhẫn tâm . 
 - Giá trị nghệ thuật: 
 + Nghệ thuật trào phúng xuất sắc xây dựng được tình huống trào phúng, mâu thuẫn trào phúng, chân dung trào phúng, hình ảnh trào phúng một cách độc đáo, khiến cho tiếng cười, cái hào được khai sinh một cách vẻ vang bóc trần bộ mặt rởm đời của một xã hội văn minh "chó đểu". 
 - Sử dụng đa dạng ngôn từ: Ngôn từ tương phản: Bên cạnh những “tiếng kèn xuân nữ ai oán”, “là "ai cũng vui vẻ sung sướng, hả hê, vênh váo”, bên cạnh “Những bộ mặt nghiêm chỉnh” là “người ta chim nhau, cười tình với nhau ...” ; Điệp ngữ : “Đám cứ đi ..” “những người đi đưa ma”, “rất xứng với những người đi đưa ma” như gợi ra cách nói mỉa mai, châm biếm; Những từ gợi âm thanh kỳ cục: “Hứt ... Hứt ...,” “lốc bóc xoảng ...”
 -> Ngôn từ ấy như những lớp sóng làm nổi bật màn hài kịch kỳ quái có thật ở xã hội tư sản nước ta trước cách mạng tháng 8. 
Câu 2 (7 điểm)
a. Yêu cầu chung
- Về nội dung: đề bài yêu cầu phân thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viến quản ngục.
- Về nghệ thuật: học sinh cần chỉ ra, phân tích, đánh giá về chi tiết để thấy được thái độ của Huấn Cao 
- Về kiểu bài: học sinh nắm chắc lí thuyết về kiểu bài nghị luận về phân tích nhân vật trong truyện ngắn.
b. Yêu cầu cụ thể:
	Học sinh có thể cảm thụ, trình bày, diễn đạt theo nhiều cách nhưng phải đúng kiểu bài và phải đảm bảo những nội dung chính sau đây:
	* Mở bài:
- Giới thiệu Nguyễn Tuân, Chữ ngwời tử tù và vị trí, mối quan hệ giữa nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục trong tác phẩm.
* Thân bài:
 - Tóm tắt tác phẩm, khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật.
 - Phân tích thái độ của Huấn Cao đối với viên coi ngục trong nửa đầu của truyện: trong khi quản ngục “biệt đãi” Huấn Cao thì Huấn Cao vẫn miệt thị ra mặt, đến điều với viên quản ngục.
 - Phân tích thái đọ của Huấn Cao với viên quản ngục trong nửa sau của truyện: Huấn Cao cảm “tấm lòng biệt nhỡn liên tài” và đã không phụ “một tấm lòng trong thiên hạ” đã cho chữ quản ngục đồng thời nói với quản ngục những lời tâm huyết.
 - Quá trình chuyển biến tâm lí, thái độ của Huấn Cao đối với quản ngục thể hiện đầy đủ tính cách, phẩm chất con người Huấn Cao: tào hoa, khí phách, thiên lương , đồng thời thể hiện rõ phong cách ngòi bút của Nguyễn Tuân.
	* Kết bài: khẳng định tài năng của Nguyễn Tuân và sức sống của tác phẩm.
III. Biểu điểm
Điểm 7
- Nội dung: đảm bảo như đáp án. 
- Hình thức: đúng kiểu bài. Bố cục rõ ràng, rành mạch. Văn viết có sức thuyết phục. Không mắc lỗi, trình bày sáng đẹp.
Điểm 5
- Nội dung: chưa đủ ý (thiếu 1 -2 ý) nhưng những nội đã nêu đủ sức thuyết phục.
- Hình thức: đúng kiểu bài. Bố cục rõ ràng. Văn viết có sức thuyết phục.
Điểm 3: Nội dung: chưa đủ ý ( khoảng 1/2 số ý) nhưng văn viết đã rõ được vấn đề. 
- Hình thức: đúng kiểu bài. Văn viết còn mắc lỗi.
Điểm 0: sai lệch hoàn toàn nội dung và phương pháp hoặc không làm bài.
..*..**
c. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới
 Chuẩn bị bài: “Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn”
Ngày soạn: 12/12/2008	 Ngày dạy: 25/12/2008
	 Lớp dạy: 11A,B,G
Tiết: 70 + 71
 Làm văn
Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
1. Mục tiêu
a. Kiến thức
 Giúp học sinh củng cố những kiến thức cơ bản về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
b. Kĩ năng
 Biết phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về chủ đề có liên quan đến đời sống học sinh.
c. Thái độ
 Bình tĩnh, tự tin, sáng tạo, năng động, vui vẻ
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Giáo viên: SGK + SGV + Bài soạn
b. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi sgk
3. Tiến trình dạy bài mới
a. Kiểm tra bài cũ
*. Câu hỏi: Thế nào là phỏng vấn và trả lời phỏng vấn? Yêu cầu của người phỏng vấn và người trả lời phỏng vấn?
*. Đáp án:
 PVVTLPV là: 1 cuộc hỏi đáp có mục đích, nhằm thu thập hoặc cung cấp thông tin về một chủ được quan tâm.
 Người phỏng vấn: từ khi chuẩn bị đến lúc tiến hành và trình bày kết quả pv, cần tìm những cách thức hiệu quả để khai thác được nhiều nhất các thông tin chân thực, đặc sắc về chủ đề được hỏi.
 Người trả lời pv: cần cung cấp đầy đủ những thông tin trung thực phù hợp với chủ đề pv. Câu trả lời phải rõ ràng và cố gắng được trình bày hấp dẫn nhất.
Trong quá trình đó, cả hai bên đều phải giữ thái độ lịch thiệp, tôn trọng lẫn nhau.
b. Dạy bài mới
 Lời vào bài: Để có thể hình dung rõ thực tế việc phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, chúng ta cùng tiến hành thêm một số bài tập
.**.*..
I. Vấn đề phỏng vấn 
Với thầy, cô:
 - Xin thầy, cô cho biết việc giảng dạy và học tập môn Ngữ văn ở THPT hiện nay như thế nào?
Với học sinh
 - Em vui lòng cho biết việc học môn ngữ văn cụ thể là lớp 11 có những thuận lợi khó khăn gì?
II. Chuẩn bị :
 chia lớp thành 4 tổ theo biên chế của lớp và giao chủ đề cụ thể 1: 
 Đóng vai người phỏng vấn để phỏng vấn thầy, cô giáo.
 - Tổ 2: Đóng vai người phỏng vấn để phỏng vấn bạn mình.
 - Tổ 3: Đóng vai người trả lời tổ 2.
 - Tổ 4: làm công việc của tổ 1
III. Những câu hỏi phỏng vấn của tổ 1 và tổ 4
 - Xin thầy cô tự giới thiệu về mình
 - Việc dạy học ngữ văn ở THPT hiện nay có gì còn bất cập (ví dụ như chương trình, sắp xếp các bài dạy, quy định số tiết cho mỗi bài, vấn đề quá tải...
 - Thầy, cô đã làm như thế nào để phát huy cái thuận lợi và hạn chế những khó khăn (thầy, cô có thể nói rõ hơn về phương pháp dạy).
 + Xin thầy cô vui lòng cho biết một số đề xuất của mình (nội dung giảng dạy, chương trình, với học sinh, với nhà trường, với quản lý ngành dọc)
 + Xin cám ơn thầy cô
Những câu hỏi của tổ 2 và 3
 + Xin bạn vui lòng tự giới thiệu về mình
 + Việc học thêm môn Ngữ văn ở lớp 11 có gì khó khăn (nhận thức của bạn về các bài trong SGK khi soạn bài. Những câu hỏi chuẩn bị khó hay dễ. Bạn tiếp thu phương pháp đọc hiểu...).
 - Bạn đã làm gì và làm như thế nào để vượt qua khó khăn ấy (Bạn trình bày cụ thể về phương pháp học tập của mình ở lớp, ở nhà).
 - Đề xuất của bạn với các thầy, cô giáo, với nhà trường (xin nói cụ thể).
 - Cám ơn bạn.
Dự kiến những câu trả lời của tổ 2 và 3
 + Tự giới thiệu về mình (tên, lớp, sở thích học tập môn)
 + Việc học tập môn Ngữ văn lớp 11 còn có những khó khăn.
 * Nội dung chương trình bao quát rộng vừa tiếp nối phần văn học Trung đại Việt Nam, vừa học văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945.
 * Bắt gặp một số bài khó hiểu phải qua đọc, nghe giảng mới có thể tiếp thu được ví dụ “Bài ca ngắn đi trên cát”, những bài nghị luận ở cuối học kỳ II của Ngô Đức Kế, Đặng Thai Mai, Đinh Gia Trinh...
 * Những thuật ngữ dùng trong SGK không thống nhất với lớp 10. Tác giả lúc thì dùng thao tác lúc lại là lập luận, ví dụ “Thao tác lập luận”, “Lập luận so sánh” khi thì tác giả dùng luận điểm, khi dùng ý lớn khi dùng lập ý, khi lại dùng tìm ý.
 * Những câu hỏi ở phần văn bản có bài vụn vặt không tập trung vào chủ đề của nó.
 * Thầy giáo còn thuyết giảng nhiều hoặc chỉ hướng dẫn trả lời theo câu hỏi. 
 + Tôi đã xác định cho mình phương pháp học.
 * Đọc bài, soạn bài ở nhà đầy đủ trước khi lên lớp.
 * Mạnh dạn hỏi thầy cô những gì mình chưa hiểu.
 * Tích cực đọc tài liệu tham khảo nhất là tài liệu có liên quan tới bài học.
 * Tự đặt ra những vấn đề liên quan tới đời sống chính trị và đời sống văn học rồi lại tự giải quyết, đem trao đổi với bạn bè và hỏi thầy cô về cách làm của mình.
 * Tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài ở lớp.
 + Tôi chỉ xin đề nghị nhà trường, các thầy, cô giáo hãy quan tâm nhiều hơn nữa tới môn văn cũng như quan tâm tới các môn học tự nhiên.
 Giáo viên hoán vị công tác chuẩn bị cho các tổ.
 - Tổ 2 và 3 làm nhiệm vụ của tổ 1 và 4.
 - Tổ 1 và 4 làm nhiệm vụ của tổ 2 và 3.
IV. Thực hành trên lớp: Các tổ cử đại diện trình bày.
*. Giáo viên hướng dẫn cả lớp nhận xét và kết luận
c. Củng cố, luyện tập: Tập pv về một số vấn đề xh đang được mọi người quan tâm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_11_tiet_54_den_71.doc