Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 74 đến 88

Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 74 đến 88

1. Mục tiêu bài học

a. Kiến thức

- Vận dụng được những hiểu biết về đề văn, luận điểm và các thao tác lập luận đã học bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.

- Biết huy động các kiến thức văn học và các hiện tượng trong đời sống vào bài viết.

b. Kĩ năng

- Biết trình bày và diễn đạt các nội dung bài viết một cách sáng sủa, đúng quy cách.

c. Thái độ: Sống có ước mơ và có thức học tập vì này mai lập nghiệp.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

a. Giáo viên: - SGK, SGV,Bài tập trắc nghiệm, đề bài, Đáp án, biểu điểm.

 b. Học sinh: Chuẩn bị kiến thức làm bài viết trên lớp.

3. Tiến trình dạy bài mới

* ổn định tổ chức

 

doc 50 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 27/01/2022 Lượt xem 396Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 74 đến 88", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/12/2008	 Ngày dạy: 14/1/2009
	 Lớp dạy: 11 A,B,G
Tiết: 74
 Tiếng việt 
nghĩa của câu
1. Mục tiêu 
a. Kiến thức
 Nhận thức được hai thành phần nghĩa của câu ở những nội dung phổ biến và dễ nhận thấy của chúng.
b. Kĩ năng
 Có kĩ năng phân tích, lĩnh hội nghĩa của câu và kĩ năng thể hiện được các thành phần ý nghĩa một cách phù hợp nhất.
c. Thái độ
 Cẩn thận khi lựa chọn cách diễn đạt.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Giáo viên: SGK + SGV + Bài soạn
b. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi SGK.
3. Tiến trình dạy bài mới
a. Kiểm tra bài cũ
 3 Hs lên bảng thực hiện một cuộc phỏng vấn về chủ đề tự chọn
 Gv nhận xét từng hs và cho điểm
b. Dạy bài mới
 * Giới thiệu bài mới: Khi nói hay viết, chúng ta thường nói ( viết) thành câu. Câu là đơn vị ngữ pháp có cấu trúc phức tạp và sự phân hoá phong phú dựa vào những tiêu chí khác nhau. Song dù phong phú phức tạp đến đâu, câu cũng phải có nghĩa. Nghĩa của câu là nội dung thông báo mà câu biểu đạt, có thể thông báo sự việc, có thể bày tở thái độ, sự đánh giá của người nói viết với sự việc hoặc người nghe, đọc. Vì vậy, người ta chia thành hai thành phần nghĩa của câu: Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu một cách thấu đáo về nghĩa của câu 
.*.**.
I. Hai thành phần nghĩa của câu: 10’
1. Ví dụ: 
 Học sinh thảo luận các câu hỏi mục 1.1
 - Gv nhận xét, phân tích mở rộng:
 + Cặp câu a-a’ cùng 1 sv: Hắn đã ao ước có 1 gia đình nhỏ
 + Cặp câu b-b’ cùng 1 sv: Nếu tôi nói thì người ta bằng lòng
 + Ngoài ra: câu a còn biểu lộ sự thông báo nhưng chưa tin tưởng chắc chắn đối với sự việc, các câu a’, b’ thể hiện sự nhìn nhận và đánh giá bình thường của người nói với sự việc
2. Hai thành phần nghĩa của câu:
?Từ việc tìm hiểu trên, em hãy cho biết nhận xét về nghĩa của câu?
 Hs phát biểu, gv nhận xét, tổng hợp, khái quát nội dung:
 - Câu thường có 2 thành phần nghĩa: Đề cập đến sự việc ( nghĩa sự vệc), bày tỏ thái độ( nghĩa tình thái)
 - Hai thành phần hào quyện với nhau không thể tách rời.
 Những câu không có từ ngữ riêng thể hiện nghĩa tình thái thì nghĩa tình thái vẫn có: trung hoà, khách quan: như câu a’, b’. Hoặc có nghĩa tình thái cụ thể: chà chà!, eo ơi!...
 Gv hướng dẫn học sinh lấy thêm ví dụ
II. Nghĩa sự việc : 12’
 Hs thảo luận nhóm, gv hướng dẫn, đánh giá, kết luận:
 1. Sự việc trong hiện thực khách quan rất đa dạng và thuộc nhiều loại khác nhau. Câu cũng có nghĩa sự vật khác nhau:
 a. Câu biểu hiện hành động. b. Câu biểu hiện trạng thái, đặc điểm, tính chất.
 c. Câu biểu hiện quá trình. d. Câu biểu hiện tư thế.
 e. Câu biểu hiện sự tồn tại. g. Câu biểu hiện quan hệ.
 2. Các thành phần ngữ pháp thường biểu hiện nghĩa sự việc là: Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, và 1 số thành phần phụ khác
* Ghi nhớ: sgk
III. Luyện tập: 15’
Bài 1: Phân tích nghĩa sự việc trong từng câu của bài thơ “Thu điếu”:
 Gv hướng dẫn, gợi ý: căn cứ vào khái niệm nghĩa sự việc và phân loại nghĩa sự việc để phân tích nghĩa sự việc trong từng câu thơ: 
 - Câu 1: Ao thu vào mùa thu lạnh lẽo, nước trong veo: Biểu hiện trạng thái
 - Câu 2: Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo: Biểu hiện đặc điểm, tính chất
 - Câu 3: Biểu hiện quá trình 
 - Câu 4: Biểu hiện quá trình 
 - Câu 5: Biểu hiện tư thế, đặc điểm.
 - Câu 6: Biểu hiện đặc điểm. tính chất. 
 - Câu 7: Biểu hiện tư thế. 
 - Câu 8: Biểu hiện trạng thái
Bài 2: Tách nghĩa tình thái và nghĩa sự việc trong các câu sau:
 2 nhóm thảo luận, cử đại diện trình bày:
 a. Nghĩa sự việc: b. Nghĩa tình thái:
 - Có 1 ông rể quý như Xuân - Thái độ: ngẫm nghĩ: Kể cũng
 - Có lẽ hắn cũng như mình... - Thái độ: chưa chắc chắn: có lẽ, có ý tiếc rẻ: mất rồi
 - Dễ họ cũng phân vân như mình - Thái độ phỏng đoán: dễ, phân vân: hay là.
Bài 3: Chọn từ thích hợp điền vào ô trống:
 - Gv phân tích để hs lựa chọn đúng là “hắn”
Bài 4: Hướng dẫn về nhà:
 - Chọn 1 số đoạn văn trong các tác phẩm đã học để phân tích nghĩa sự việc và nghĩa tình thái
 - Viết đoạn văn theo nộid ung tự chọn sau đó phân tích 2 thành phần nghĩa.
.**.*.
c. Củng cố, luyện tập
 - Hoàn thành thêm những bài tập khác
d. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: Chuẩn bị viết bài số 5: Nghị luận văn học
Ngày soạn: 22/12/2008	 Ngày dạy: 4/2/2009
	 Lớp dạy: 11A,B,G
Tiết: 75
 Làm văn
Bài Viết số 5
1. Mục tiêu bài học
a. Kiến thức 
- Vận dụng được những hiểu biết về đề văn, luận điểm và các thao tác lập luận đã học bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.
- Biết huy động các kiến thức văn học và các hiện tượng trong đời sống vào bài viết.
b. Kĩ năng
- Biết trình bày và diễn đạt các nội dung bài viết một cách sáng sủa, đúng quy cách.
c. Thái độ: Sống có ước mơ và có thức học tập vì này mai lập nghiệp.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Giáo viên: - SGK, SGV,Bài tập trắc nghiệm, đề bài, Đáp án, biểu điểm.
	b. Học sinh: Chuẩn bị kiến thức làm bài viết trên lớp.
3. Tiến trình dạy bài mới
* ổn định tổ chức	
.**.*. I. Đề bài 
Câu 1 (3 điểm): Viết một bài văn khoảng 15 câu nêu lên suy nghĩ của em về câu nói sau: “Ước mơ không phải là cái gì sẵn có, cũng không phải là cái gì không thể có. Ước mơ giống như một con đường chưa có, nhưng con người sẽ khám phá và vượt qua” (Lỗ Tấn).
Câu 2 (7 điểm): Phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu.
Câu 2 (7điểm): Anh chị suy nghĩ như thế nào về mối tình Rô-mê-ô và Giu-li-ét - Vở bi kịch đầu tiên, thành công của Sech-xpia.
II. Đáp án - Biểu điểm
1. Đáp án: 
* Bài làm cần có các ý cơ bản như sau:
- Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm
- Hai câu đề: Bày tỏ quan niệm chí làm trai của tác giả:
+ Khẳng định một lẽ sống đẹp: Người con trai phải lạ ở trên đời, nghĩa là phải biết sống phi thường, hiển hách, phải dám mưu đồ những việc lớn, kinh thiên động địa.
+ Điều lạ chính là việc xoay chuển càn khôn, xoay chuyển thời thế, không để mặc cho con tạo xoay vần được.
- Hai câu thực: Triển khai cụ thể ý tưởng về chí làm trai đã mở ra ở hai câu đề. Nhưng chí làm trai ở đây gắn với ý thức về cái Tôi, một cái tôi công dân đầy trách nhiệm trước cuộc đời. Cuộc thế trăm năm này cần phải có “ta” để cống hiến cho đời, để đáng mặt nam nhi, để lưu dnah thiên cổ.
- Hai câu luận: Gắn chí làm trai với hoàn cảnh cụ thể của đất nước
+ Nỗi nhục mất nước, nối xót đau đốt cháy tâm can tác giả (Non sông đã chết), đống thời cũng khẳng định ý chí gang thép của những con người không cam chịu sống cuộc đời nô lệ, đắng cay (sống thêm nhục).
+ Đối mặt với nền học cũ để khẳng định chân lí: sách vở thành hiền chẳng giúp ích gì được trong buổi nước mất nhà tan này, nếu cứ khư khư ôm giữ thì chỉ có ngu mà thôi. đây chính là một chân lí mới táo bạo.
- Hai câu kết: Tư thế và khát vọng lên đường của nhân vật trữ tình (Muốn vượt biển Đông ... ra khơi)
- Kết luận: Bằng giọng thơ tâm huyết có sức lay động mạnh mẽ, bài thơ XDLB của Phan Bội Châu đã khắc hoạ vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của lớp nhà nho tiên tiến những năm đầu thế kỉ XX với những ý tưởng mới mẻ, táo bạo, với bầu nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước.
* Yêu cầu về kiến thức: Có cảm xúc chân thật, có những suy nghĩ tích cực về mối tình Rô-mê-ô và Ju-li-et: Đó là một mối tình trong sáng, mãnh liệt, say đắm và đầy sức mạnh, ý chí đã giúp họ quyết tâm gìn giữ được tình yêu, sức mạnh của tình yêu đã xoá tan thù hận truyền kiếp giữa hai dòng họ. Vở kịch ca ngợi tình yêu tự do, tình yêu chân chính
 - Yêu cầu về kĩ năng: Hành văn trong sáng, chuẩn về từ, câu, đoạn, liên kết ý, sự trọn vẹn toàn bài viết.
 - Yêu cầu về hình thức: Trình bày sạch đẹp, bố cục rõ ràng, không sai lỗi chính tả.
 2. Biểu điểm
* Điểm 8
- Nội dung: đảm bảo như đáp án. 
- Hình thức: đúng kiểu bài. Bố cục rõ ràng, rành mạch. Văn viết có sức thuyết phục. Không mắc lỗi, trình bày sáng đẹp.
* Điểm 6
- Nội dung: chưa đủ ý (thiếu 1 ý) nhưng nội dung đã nêu đủ sức thuyết phục.
- Hình thức: đúng kiểu bài. Bố cục rõ ràng. Còn mắc ít lỗi.
* Điểm 4
- Nội dung: chưa đủ ý (khoảng 1/2 số ý) nhưng nội dung đã nêu đủ sức thuyết phục.
- Hình thức: đúng kiểu bài. Bố cục rõ ràng. Còn mắc một số lỗi.
* Điểm 2
- Nội dung: chưa đủ ý (thiếu 1 số ý) nhưng nội dung đã nêu đã rõ ràng.
Hình thức: đúng kiểu bài. Bố cục chưa rõ ràng. Còn mắc một số lỗi.
* Điểm 0: sai lệch hoàn toàn nội dung và phương pháp hoặc không làm bài.
*..*.*
c. Củng cố, luyện tập
 - Xem lại bài
 - Về nhà lập lại dàn ý
d. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới
 Chuẩn bị bài “Hầu trời” 
Ngày soạn: 15/1/2009 Ngày dạy: 4/2/2009 
	 Lớp dạy: 11A,B,G
Tiết: 76
 Đọc văn
Hầu trời
 Tản Đà
1. Mục tiêu bài học
a. Kiến thức
 - Cảm nhận được tâm hồn lãng mạn độc đáo của thi sĩ Tản Đà ( tư tưởng thoát li, ý thức về cái tôi, cá tính ngông) và những dấu hiệu đổi mới theo hướng hiện đại của thơ ca VN đầu thế kỉ XX: về thể thơ, cảm hứng, ngôn ngữ). 
 - Thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc của thơ Tản Đà.
b. Kĩ năng
 Đọc hiểu thơ và bình giảng những câu thơ hay mang dấu ấn riêng của tác giả.
c. Thái độ
 Hình thành cá tính riêng độc đáo.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : 
a. Giáo viên : Sgk, Sgv , Giáo án, Sách báo tham khảo ; và tài liệu liên quan tới bài giảng.
b. Học sinh : Vở soạn ; vở ghi ; sgk, sách tham khảo và đọc trước tài liệu liên quan tới bài học.
3. Tiến trình dạy bài mới
 * ổn định tổ chức 
a. Kiểm tra bài cũ : không
b. Dạy bài mới : 
 * Giới thiệu bài mới: Trong “ Thi nhân Việt Nam”, một cuốn sách được coi là bảo tàng của thơ mới, tản Đà được cung kính đặt ở trang đầu. Tản Đà chưa phải là một nhà thơ mới nhưng với những gì thi nhân để lại cho thi ca, Hoài Thanh đã coi ông là “ con người của hai thế kỉ”, “ người đã dạo lên những bản đàn cho một cuộc đại nhạc hội tân kì đang sắp sửa”. Thơ Tản Đà mang dấu hiệu đổi mới cả về nội dung tư tưởng lẫn nghệ thuật, đặc biệt người ta nhận thấy rất rõ một cái tôi của nhà thơ với những tình điệu cảm xúc mới. Hầu trời là một bài thơ dài biểu hiện rõ những đặc điểm thơ của Tản Đà
..**.*
I. Tìm hiểu chung 
1. Tác giả 
 Gv : Gọi học sinh đọc phần tiểu dẫn
? Em hãy cho biết phần tiểu dẫn cho biết những điều gì về tác giả ?
 + Nguyễn Khắc Hiếu 1889-1939, Bất Bạt tỉnh Sơn Tây, nay là Ba Vì Hà Tây
 Gv : ở cạnh núi Tản Viên và sông Đà nên lấy bút danh là Tản Đà. Xuất thân trong một gia đình quan lại phong kiến nhưng lại sống theo phương thức của lớp tiểu tư sản thành thị Bán văn buôn chữ kiếm tiền tiêu, ... ca của ông. Bài thơ k ngừng hấp dẫn độc giả nhiều thế hệ.
..***..
c. Củng cố, luyện tập
 Luyện tập: 5’
?Viết đoạn văn ngắn nói lên cảm nghĩ của em về khổ thơ mà em cho là hay nhất trong bài thơ?
 - Gợi ý: Nội dung: xem bài học, hình thức: 1 đoạn văn.
 Giải thích vì sao nhà thơ Chế Lan Viên viết: “ tất cả TH, thi pháp, tuyên ngôn, những yếu tố làm ra anh có thể tìm thấy trong tế bào này, anh là nhà thơ của vạn nhà, buộc lòng mình cùng nhân loại”.( Lời tựa tập Trăm bài thơ của Tố Hữu, NXB Văn học, hà Nội, 1987).
 - Gợi ý : Giải thích nhận định của CLV, căn cứ vào nội dung bài để làm sáng tỏ.
d. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới
 Soạn đọc thêm: “Lai tân”; “Nhớ đồng”; “Chiều xuân”
Ngày soạn: 27/1/2009 Ngày giảng: 28/2/2009
	 Lớp dạy: 11A,B,G
Tiết: 87
 Đọc thêm
 Lai tân - Hồ Chí Minh -
Nhớ đồng - Tố Hữu –
Chiều xuân - Anh Thơ -
1. Mục tiêu bài học:
a. Kiến thức
 - Nắm đợc nét đẹp trong từng bài thơ, tâm hồn thơ, bức tranh xã hội, bức tranh phong cảnh của từng bài thơ
 - Nét nghệ thuật đặc sắc của từng bài thơ
b. Kĩ năng
 Phân tích từ ngữ, hình ảnh, tứ thơ
c. Thái độ
 Yêu cái đẹp, tự do..
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Gv : SGK + SGV + Bài soạn
b. Hs : Đọc kĩ bài. Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
3. Tiến trình dạy bài mới
a. Kiểm tra bài cũ: 6 ’
Câu hỏi: Học thuộc bài thơ “ Từ ấy”, Cho biết sự vận động trong tâm trạng của nhà thơ.
?Tác giả đã diễn tả cảm xúc ấy như thế nào?
Đáp án: Đọc thuộc, diễn cảm.
 Sự vận động tâm trạng: niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng-> Nhận thức mới về mối quan hệ cá nhân với mọi ngời-> Tình cảm sâu sắc: Coi cá nhân mình là một thành viên trong gia đình lao khổ: có trách nhiệm, thêm hăng say hoạt động cách mạng. Diễn tả bằng: những hình ảnh tơi sáng, tràn đầy sức sống, nhịp điệu phong phú, các biện pháp tu từ.
b. Dạy bài mới: 38’
 * Giới thiệu bài mới: Đến với văn học hiện đại chúng ta nh lạc vào khu vờn nhiều màu sắc.Đó có thể là bông hoa của niềm vui, của nỗi buồn, của khát khao, của tình yêu quê hơng, của những rung cảm đẹp đẽ. đó có thể là những bông hoa nở trong khoảnh khắc, cũng có cả những cánh hoa nở mãi không tàn. Nhng tất cả đều thể hiện cái đẹp, cái mới mẻ mà vẫn đậm đà tính dân tộc.Ngoài những bài thơ chúng ta đã tìm hiểu, thì một số bài thơ sau chính là những hơng sắc mới trong vờn hoa ấy, làm cho vờn hoa văn học hơn lúc nào rực rỡ sắc màu:
.*..*....*..
( 18’) Gv cho hs thảo luận nhóm thành 4 nhóm( các bàn trong cùng nhóm thảo luận tất cả những câu hỏi để tranh luận) , trình bày những câu hỏi thảo luận sau:
 Đọc văn bản.
 ? Nêu cảm nhận khái quát về bài thơ?
 ?Nêu nghệ thuật và nội dung của văn bản?
 à Nêu ý nghĩa hoặc chủ đề của bài thơ?.
Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại nội dung cần đạt:
I. Bài “ Lai tân”- Hồ Chí Minh : 5’
 - Bài số 97/134 bài trong tập “ Nhật kí trong tù”, được viết từ cảm hứng trên đường người tù đi từ Thiên Giang-> Liễu Châu-TQ.
 - Bài thơ ghi lại một thực trạng tồn tại trong xã hội Tưởng Giới Thạch.
 + Quan lại từ trên xuống dới đều là những kẻ xấu xa, tham nhũng, quan liêu: Chức vụ và việc làm đều trái nguợc nhau: ban trưởng >< đánh bạc
 Chong đèn: hiểu - Huyện trưởng đang hút thuốc phiện
 \ Huyện trưởng làm việc nghiêm minh thì không có chuyện bên dưới đánh bac, ăn của đút mà không biết.
 -> Thực chất bên trong xã hội nhà tù ấy là: Thối nát, thực trạng đen tối, mọi giá trị đều bị đảo lộn
 + Nhưng bên ngoài: Vẫn thái bình: yên ôn giả tạo-> Nghịch lí vẫn tồn tại: Cái trì trệ, thối nát của xã hội bất ổn ấy đã tồn tại từ lâu
 => Châm biếm ,đả kích một hiện thực khách quan sang mỉa mai kín đáo bộ máy chính quyền dưới thời Tưởng Giới Thạch.
*. Bài thơ hiện thực phê phán, một bức tranh thu nhỏ của chế độ nhà tù xã hội TGT
II. bài “ Nhớ đồng” – Tố Hữu : 5’
 - Sáng tác: cuối tháng 4/1939, khi Tố Hữu bị chính quyền thực dân bắt ở Huế trong một đợt khủng bố Đảng- khi TH mới đợc đứng vào hàng ngũ của Đảng, đang say sưa hoạt động CM. Viết bài thơ khi nhà thơ bị giam ở nhà lao Thừa Phủ, thuộc phần “ Xiềng xích”
 - Nội dung bài thơ: 
 Gv: Cô đơn thay là cảnh thân tù/ Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực..”. đó là cảm giác rõ nhất khi TH bị bắt, cách biệt với cuộc sống bên ngoài-> Vì vậy một âm thanh, một tiếng động nào bên ngoài dội vào cũng gợi lên trong lòng nhà thơ một nỗi nhớ da diết khôn nguôi.
 + Bài thơ gợi từ tiếng hò thân thuộc trở thành điệp khúc trở đi trở lại: - Nỗi thương nhớ; Nỗi hiu quạnh
 -> Đồng cảm với tâm trạng cô đơn, cảm giác lạnh lẽo của ngời tù
 -> Gợi nhớ về quê hương: Thế giới bên ngoài: đồng quê, hình ảnh con người, mùi hương, màu sắc, âm thanh-> Thân thuộc, da diết
 Từ nỗi buồn-> nỗi nhớ quê hương, đồng bào, người thân-> Nỗi nhớ cách mạng( 3 khổ cuối): Những ngày đầu băn khoăn, những năm tháng hoạt động CM-> Trở lại thực tại nhà tù cô đơn càng khát khao tự do cháy bỏng , khát khao được hoạt động, được cùng đồng chí chiến đấu tha thiết ntn “ Cánh chim buồn nhớ gió mây” -> Tâm hồn được giải phóng
 - Nghệ thuật: điệp, láy, câu cảm thán-> âm điệu da diết.
III. Bài “ Chiều Xuân” – Anh Thơ : 5’
 - Đặc điểm thơ: nhà thơ mới, sở trường viết về cảnh sắc nông thôn, nhịp sống đồng quê miền Bắc ở nước ta.
 + Cảnh bình dị, quen thuộc bởi những nét vẽ chân thực, tinh tế, thấm đợm tình quê và giọng thơ êm đềm, bâng khuâng. 
 - Hoàn cảnh sáng tác: Rút từ tập Bức tranh quê( 1941)- tập thơ đầu tay
 - Đại ý: Bức tranh xuân nơi đồng quê miền Bắc nước ta
 + Hình ảnh: Mưa xuân, hoa xoan-> cỏ non-> bướm lượn-> trâu bò nghỉ việc đồng áng-> đồng lúa mùa xuân-> Bến vắng
 => Không khí thanh bình, êm ả, ít xáo động ở nông thôn: bức tranh ít chuyển động, không tiếng động.
 - Nghệ thuật: Nét vẽ chân thực, tinh tế, dùng nhiều hình ảnh màu sắc, lấy động tả tĩnh: Lũ cò
 - Liên hệ Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân
.***
c. Củng cố, luyện tập
 Học thuộc lòng các bài thơ
d. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới
 Soạn bài “Tiểu sử tóm tắt”
Ngày soạn: 28/1/2009	 Ngày dạy: 3/3/2009
	Lớp dạy: 11A,B,G
Tiết 88
 Làm văn
Tiểu sử tóm tắt
1 . Mục tiêu bài dạy
a. Kiến thức 
 Giúp học sinh:
 - Nắm được mục đích yêu cầu của văn bản tiểu sử tóm tắt.
 - Biết cách viết một văn bản tiểu sử tóm tắt.
b. Kĩ năng 	
 - Rèn luyện kĩ năng có ý thức sưu tầm tài liệu, tra cứu tư liệu và thận trọng khi viết văn bản tiểu sử tóm tắt.
c. Thái độ
 Say mê và yêu thích môn văn học.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. GV: Đọc SGK, SGV, thiết kế bài dạy 
b. HS: Đọc SGK, chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK, tr .
3. Tiến trình dạy bài mới
a. Kiểm tra bài cũ: Không
b. Bài mới:
 	* Lời vào bài (1’)
 Tiểu sử tóm tắt là văn bản rất thông dụng trong đời sống, cần ngắn gọn nhưng đầy đủ, chính xác, nêu được những nét chủ yếu của người được giới thiệu. Viết tiểu sử tóm tắt cũng là một yêu cầu trong khi tìm hiểu các tác giả trong chương trình Ngữ văn. Để thấy được điều đó ta vào bài hôm nay.
.*..*..*
I. Mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt (13’)
? Tiểu sử tóm tắt là gì?
* Khái niệm: 
 - Tiểu sử tóm tắt là văn bản thông tin một cách khách quan, trung thực những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của một cá nhân nào đó.
 VD: Tiểu sử một nhà hoạt động chính trị, nhà khoa học, nhà văn nhà thơ, tiểu sử của một cán bộ giáo viên...
1. Mục đích
? Mục đích của việc viết tiểu sử tóm tắt?
 - Viết tiểu sử tóm tắt nhằm giới thiệu cho người đọc, người nghe về cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến của người đang được nói tới. Những hiểu biết đó giúp những người có trách nhiệm làm công tác tổ chức, giúp chúng ta trong việc chọn bạn hoặc giới thiệu người vào các chức vụ của lớp, trường...
2. Yêu cầu
? Viết tiểu sử tóm tắt cần thực hiện những yêu cầu nào?
 - Bản tiểu sử tóm tắt cần đáp ứng những yêu cầu sau: 
 + Thông tin khách quan chính xác về người được nối tới; tức là phải ghi cụ thể từng số liệu, mốc tgian, thành tích, năng lực.... của người ấy(đương sự) 
 + Nội dung và độ dài của văn bản phù hợp với tầm cỡ và cương vị của đương sự (chính khách, nguyên thủ quốc gia, anh hùng...có thể dài; cán bộ trường tổ dân phố... nên ngắn gọn). 
 + Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, thường đơn nghĩa không sử dụng các biện pháp tu từ.
II. Cách viết tiểu sử tóm tắt (12)’
1. Chọn tài liệu viết tiểu sử tóm tắt
? Tiểu sử tóm tắt gồm mấy phần? 
 - Tiểu sử tóm tắt thông thường 3 phần:
 + Giới thiệu nhân thân của đương sự (lịch sử cá nhân): Họ tên , ngày tháng, năm sinh(năm mất), nghề nghiệp, học vấn, gđ, gia tộc, quê quán...
 + Giới thiệu ngắn gọn các lĩnh vực hoạt động tiêu biểu, các thành tựu tiêu biểu, các quan hệ xã hội tiêu biểu...của đương sự.
 + Đánh giá vai trò, tác dụng của đương sự trong một phạm vi ko gian, tgian nhất định(ko gian: quốc gia, làng xã, tạp thể, gđ...; tgian: lịch sử, đương đại...)
2. Viết tiểu sử tóm tắt
? Muốn viết được văn bản tiểu sử tóm tắt cần thực hiện những yêu cầu nào?
 - Nghiên cứu kĩ về 3 nội dung nói trên bằng cách: Đọc sách, tra cứu hồ sơ lưu trữ, hỏi nhân chứng ( nếu có)...
 - Sắp xếp tư liệu theo trình tự ko gian, tgian,sự việc...hợp lí.
 - Sử dụng ngôn ngữ thích hợp để viết thành văn bản. 
? Bài học cần nắm những nội dung gì?
 ố Ghi nhớ (3’)
III. Luyện tập (12)’
Bài 1 (tr.55) 
 H/ S đọc yêu cầu bài tập1 SGK
? Trong các trường hợp sau trường hợp nào cần viết tiểu sử tóm tắt?
 Hai trường hợp có thể viết tiểu sử tóm tắt:
 + Giới thiệu người ứng cử vào một chức vụ nào đó trong các cơ quan nhà nước hoặc đoàn thể. 
 + Giới thiệu một vị lãnh đạo cấp cao của nước ngoài sang thăm nước ta.
Bài 2 (tr.55) 
? Hãy cho biết những điểm giống nhau và khác nhau giữa văn bản tiểu sử tóm tắt với các văn bản khác: điếu văn, sơ yếu lí lịch, thuyết minh?
(1) Giống nhau: 
 Các văn bản tiểu sử tóm tắt, điếu văn, sơ yếu lý lịch, thuyết minh có thể điều viết về một nhân vật nào đó.
(2) Khác nhau: 
 - Điếu văn viết về người qua đời để đọc trong lễ truy điệu nên ngoài phần tiểu sử tóm tắt còn có lời chia buồn với gia quyến.
 - Sơ yếu lý lịch do bản thân tự viết theo mẫu, còn tiểu sử tóm tắt do người khác viết và tương đối linh hoạt.
 - Tiểu sử tóm tắt chỉ có đối tượng là con người, còn đối tượng thuyết minh rộng hơn (người, cảnh, tác phẩm văn học...) và trong thuyết minh có yếu tố cảm xúc.
..*..*..*..
c. Củng cố, luyện tập
d. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: chuẩn bị bài: “Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt”

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_11_tiet_74_den_88.doc