I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
* Giúp HS:
1. KIẾN THỨC
- Thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới.
- Cho HS thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm Cố hương, việc sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật so sánh và đối chiếu, việc kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương thức biểu đạt trong tác phẩm.
2. KĨ NĂNG:Rèn kĩ năng đọc, phân tích, so sánh -đối chiếu
II- CHUẨN BỊ
1- GIÁO VIÊN: SGK, giáo án.
2- HỌC SINH: SGK, tập ghi, bài soạn.
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1- ỔN ĐỊNH LỚP
2- KIỂM TRA BÀI CŨ
* CÂU HỎI: Nêu nội dung chính và nghệ thuật của truyện ngắn Chiếc lược ngà?
* TRẢ LỜI: Phần ghi nhớ ( tiết 72 )
3- GIỚI THIỆU BÀI MỚI
4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 9 - HỌC KỲI Tuần 16 Tiết 76,77,78: Cố hương Tiết 79,80: Ôn tập tập làm văn TIẾT 76-77-78 Cố Hương ( Lỗ Tấn ) I- MỤC TIÊU BÀI HỌC * Giúp HS: 1. KIẾN THỨC - Thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới. - Cho HS thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm Cố hương, việc sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật so sánh và đối chiếu, việc kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương thức biểu đạt trong tác phẩm. 2. KĨ NĂNG:Rèn kĩ năng đọc, phân tích, so sánh -đối chiếu II- CHUẨN BỊ 1- GIÁO VIÊN: SGK, giáo án. 2- HỌC SINH: SGK, tập ghi, bài soạn. III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1- ỔN ĐỊNH LỚP 2- KIỂM TRA BÀI CŨ * CÂU HỎI: Nêu nội dung chính và nghệ thuật của truyện ngắn Chiếc lược ngà? * TRẢ LỜI: Phần ghi nhớ ( tiết 72 ) 3- GIỚI THIỆU BÀI MỚI 4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung. HỎI: Nêu những nét chính về tác giả Lỗ Tấn? HỎI: Truyện ngắn Cố hương được trích trong tập truyện nào? - GV lưu ý cho HS Cố hương là một truyện ngắn có yếu tố hồi kí chứ không phải là hồi kí. - GV gọi HS đọc văn bản. Tiết 77 HỎI: Truyện ngắn chia mấy phần? Nêu nội dung của từng phần? Cho biết phương thức biểu đạt của từng phần? HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn phân tích. GV: Cảnh vật ở quê trong hiện tại như thế nào? HỎI: Cảnh vật ở quê trong hồi ức như thế nào? HỎI: Cảnh vật được tái hiện lại bằng phương thức nào? Để nói lên điều gì? HỎI: Hình ảnh Nhuận Thổ ở 20 năm trước và hiện tại thay đổi như thế nào? Tiết 78 HỎI: Khi nói về Nhuận Thổ tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì? Qua đó tác giả muốn tố cáo điều gì? HỎI: Suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật tôi những ngày ở quê như thế nào? HỎI: Cảm xúc của tác giả khi rời quê như thế nào? HỎI: Từ đó tác giả có suy nghĩ về thế hệ trẻ của quê hương sau này như thế nào? HỎI: Qua hình ảnh con đường ở cuối truyện, tác giả muốn nói đến điều gì? HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tổng kết. HỎI: Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản? - HS trả lời dựa vào phần chú thích. - Trích trong tập Gào thét. - HS đọc văn bản. - Chia 3 phần: + Phần 1: Từ đầu -> sinh sống => Nhân vật tôi trên đường về quê. ( Tự sự – biểu cảm ) + Phần 2: Tiếp theo -> như quét => Những ngày nhân vật tôi ở quê. ( Miêu tả – đối chiếu – hồi ức ) + Phần 3: Phần còn lại: Nhân vật tôi trên đường xa quê. ( lập luận ) - Cảnh vật xơ xác, hoang vắng. - Đẹp - Phương thức miêu tả, đối chiếu. Thấy được sự thay đổi của quê hương. - Hai mươi năm trước: Là cậu bé đẹp đẽ, giàu sức sống. - Hiện tại: Là người tàn tạ, nghèo khổ. - Nghệ thuật so sánh đối chiếu, tố cáo xã hôi Trung Quốc. - Ngạc nhiên, buồn bả, đau xót trước sự sa sút của người ở quê. - Đau buồn, thất vọng. - Mong thế hệ trẻ của quê hương có cuộc sống tốt đẹp hơn. - Thể hiện niềm tin vào sự thay đổi của xã hội. - HS trả lời dựa vào ghi nhớ. I- TÌM HIỂU CHUNG 1- TÁC GIẢ Lỗ Tấn (1881 - 1936) - Chu Thụ Nhân là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc. Ông sống rất gần gũi với người nông dân. 2- TÁC PHẨM Cố hương là truyện ngắn có yếu tố hồi kí được trích trong tập Gào thét. 3- ĐỌC – CHÚ THÍCH a- ĐỌC b- CHÚ THÍCH ( SGK ) 4- BỐ CỤC Chia 3 phần: - Phần 1: Từ đầu -> sinh sống => Nhân vật tôi trên đường về quê. ( Tự sự – biểu cảm ) - Phần 2: Tiếp theo -> như quét => Những ngày nhân vật tôi ở quê. ( Miêu tả – đối chiếu – hồi ức ) - Phần 3:Phần còn lại: Nhân vật tôi trên đường xa quê.(lập luận ) II- PHÂN TÍCH 1- CẢNH VẬT VÀ CON NGƯỜI Ở QUÊ QUA CÁI NHÌN CỦA NHÂN VẬT TÔI a- CẢNH VẬT - Hiện tại: Cảnh vật xơ xác, tiêu điều, hoang vắng. - Hồi ức: Cảnh vật đẹp đẽ. * Bằng phương thức miêu tả, đối chiế, tác giả cho người đọc thấy được sự thay đổi theo chiều hướng xuống dốc của quê hương. b- CON NGƯỜI - Nhuận Thổ hai mươi năm trước: Là cậu bé đẹp đẽ, giàu sức sống.( Cổ đeo vòng bạc, ăn nói tự nhiên ) - Nhuận thổ ở hiện tại: Là người tàn tạ, nghèo khổ.( Ăn mặc rách rưới, nói chuyện thưa bẩm ). * Bằng cách so sánh đối chiếu, tác giả tố cáo sự sa sút của xã hội Trung Quốc về mọi mặt. 2- NHỮNG SUY NGHĨ VÀ CẢM XÚC CỦA NHÂN VẬT TÔI a- NHỮNG NGÀY Ở QUÊ - Ngạc nhiên trước sự xuất hiện của thím Hai Dương và Nhuận Thổ. - Đau xót trước sự sa sút của quê hương. b- KHI RỜI QUÊ - Cảm xúc: Lòng khônglẽ loi. => Sự đau buồn thất vọng. - Suy nghĩ: Thế hệ trẻ phải sống cuộc đời mới, cuộc đời tôi chưa từng sống. - Hình ảnh con đường ở cuối truyện: Biểu hiện niềm tin vào sự thay đổi của xã hội Trung Quốc. III- TỔNG KẾT * GHI NHỚ ( SGK ) 5- CỦNG CỐ: - Cho biết đôi nét về tác giả, tác phẩm? Bố cục. - Nêu nội dung chính của văn bản 6. DẶN DÒ HS học bài, soạn bài Ôn tập Tập làm văn. IV. Rút kinh nghiệm ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TIẾT 79-80 ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN I- MỤC TIÊU BÀI HỌC * Giúp HS: 1. KIẾN THỨC - Nắm được các nội dung chính của phần Tập làm văn đã học ở lớp 9. Thấy được tính chật tích hợp của chúng với văn bản đã học. - Thấy được tính kế thừa và phát triển của nội dung phần Tập làm văn ở lớp 9 bằng cách so sánh nội dung các kiểu văn bản đã học ở các lớp trước. 2. KĨ NĂNG: Rèn kĩ năng so sánh, đối chiếu... II- CHUẨN BỊ 1- GIÁO VIÊN: SGK, giáo án. 2- HỌC SINH: SGK, tập ghi, bài soạn. III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1- ỔN ĐỊNH LỚP 2- KIỂM TRA BÀI CŨ ( Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS ) 3- GIỚI THIỆU BÀI MỚI 4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn ôn tập về văn thuyết minh. HỎI: Văn thuyết minh thường kết hợp với các yếu tố nghệ thuật nào? HỎI: Các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong văn bản thuyết minh có tác dụng gì? HỎI: Hãy so sánh các đặc diểm chủ yếu của miêu tả và thuyết minh? HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn ôn tập văn tự sự. HỎI: Tự sự thường kết hợp với biện pháp nghệ thuật nào? HỎI: Các yếu tố nghệ thuật có tác dụng gì trong văn bản tự sự? - GV cho HS kẻ sơ đồ ở SGK vào tập và đánh dấu X vào các yếu tố kết hợp được với kiểu văn bản chính. - Kết hợp với miêu tả, lập luận, giải thích. - Làm cho bài viết thêm sinh động, hấp dẫn. - HS thảo luận nhóm ( 3 phút ) - Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, nghị luận. - Miêu tả làm cho bài văn sinh động, hấp dẫn. - Nghị luận làm cho bài văn thêm phần triết lí. - Tự kẻ bảng và làm. 1- THUYẾT MINH - Thuyết minh kết hợp với miêu tả. - Thuyết minh kết hợp với lập luận, giải thích. => Các yếu tố nghệ thuật sử dụng ở văn bản thuyết minh làm cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn. * Đặc điểm chủ yếu của miêu tả và thuyết minh: MIÊU TẢ THUYẾT MINH - Có hư cấu, không nhất thiết phải trung thành với sự việc. - Dùng nhiều so sánh, liên tưởng. Ít dùng số liệu cụ thể chi tiết. - Dùng nhiếu trong sáng tác văn chương. - Ít tính khuôn mẫu. - Đa nghĩa. - Không có hư cấu, trung thành với sự việc. - Đảm bảo tính khách quan, ít so sánh tưởng tượng. - Dùng số liệu cụ thể chi tiết. - Thường ứng dụng trong tình huống cuộc sống. - Thường theo số liệu yêu cầu giống nhau. - Đơn nghĩa. 2- TỰ SỰ - Tự sự kết hợp với biểu cảm và miêu tả nội tâm. - Tự sự kết hợp với nghị luận. => Các yếu tố nghệ thuật sử dụng trong văn bản tự sự góp phần làm nổi bật phương thức biểu đạt chính. STT Kiểu văn bản chính Các yếu tố kết hợp với văn bản chính Tự sự Miêu tả Nghị luận Biểu cảm Thuyết minh Điều hành 1 Tự sự x x x x 2 Miêu tả x x x 3 Nghị luận x x x 4 Biểu cảm x x x 5 Thuyết minh x x 6 Điều hành HỎI: Những kiến thức về kiểu bài tự sự ở phần Tập làm văn có giúp em trong việc học phần văn bản như thế nào? - Lưu ý HS thêm các VD khác. - Những kiến thức phần Tập làm văn giúp học phần văn bản tốt hơn. - Nghe. - Những kiến thức phần Tập làm văn giúp học phần văn bản tốt hơn. VÍ DỤ: Học phần đối thoại, độc thoại => Giúp hiểu sâu hơn về Truyện Kiều, Làng - Những kiến thức và kĩ năng phần Tập làm văn giúp HS rèn luyện kĩ năng làm bài Tập làm văn kể chuyện: Dùng ngôi kể, người kể chuyện, dẫn dắt và xây dựng miêu tả nhân vật. 5. CỦNG CỐ : Nhắc lại các kiểu văn bản đã học theo nội dung bài học 6. DẶN DÒ HS học bài chuẩn bị kiểm tra học kì 1. IV. Rút kinh nghiệm Ký duyệt tuần 16 ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: