I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được cách cảm nhận và mô tả khác nhau giữa nhà khoa học và nhà thơ về cùng một đối tượng là con cừu và con chó sói. Qua đó thấy được đặc điểm của sáng tác nghệ thuật là vừa tôn trọng đối tượng khách quan, vừa đưa vào đối tượng cách nhìn, cách lí giải riêng mang đậm dấu ấn cá nhân.
2. Kĩ năng: - Cảm nhận về kiểu bài văn nghị luận.
- Phân biệt được hình tượng Chó Sói – Cừu non.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
· GV: SGK, tranh vẽ, bài thơ ngụ ngôn, tham khảo các tư liệu khác
· HS: SGK, bài soạn ở nhà.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
-Văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của tác giả nào? Viết về v/đ gì?
-Nêu lên những cái mạnh, cái yếu trong tính cách, thói quen của người VN ta ntn?
-Sửa phần luyện tập.
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 9 (HKII) Tuần 22 Tiết 106,107: Sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông ten Tiết 108: Nghị luận xã hội: nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý Tiết 109,110: Liên kết câu và liên kết đoạn văn (luyện tập). CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA PHÔNG-TEN. Tiết 106-107: I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Kiến thức: Giúp HS hiểu được cách cảm nhận và mô tả khác nhau giữa nhà khoa học và nhà thơ về cùng một đối tượng là con cừu và con chó sói. Qua đó thấy được đặc điểm của sáng tác nghệ thuật là vừa tôn trọng đối tượng khách quan, vừa đưa vào đối tượng cách nhìn, cách lí giải riêng mang đậm dấu ấn cá nhân. Kĩ năng: - Cảm nhận về kiểu bài văn nghị luận. - Phân biệt được hình tượng Chó Sói – Cừu non. II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: GV: SGK, tranh vẽ, bài thơ ngụ ngôn, tham khảo các tư liệu khác HS: SGK, bài soạn ở nhà. III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: -Văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của tác giả nào? Viết về v/đ gì? -Nêu lên những cái mạnh, cái yếu trong tính cách, thói quen của người VN ta ntn? -Sửa phần luyện tập. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy-học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG Hoạt động 1: - Cho HS đọc chú thích * SGK và tóm tắt đôi nét về tác giả? Hỏi: Em biết gì về tác giả Hi-pô-li-ten? - Văn bản này được trích từ đâu? Em biết được những gì? Hoạt động 2: -GV hướng dẫn cách đọc, đọc mẫu và gọi HS đọc lại(có thể đọc phân vai). -GV gợi ý HS một số từ khó ở phần chú thích như: bệ hạ, bạo chúa, lấm lét, gã vô lại Hỏi: Văn bản này thụôc kiểu gì? Hỏi:Theo em nghị luận văn chương và nghị luận xã hội có gì khác nhau? -GV gọi HS chia đoạn và tìm ý chính mỗi đoạn. (Có thể chia thành 3 đoạn- Nên định hướng HS chia 2 đoạn). Tiết 107 HOẠT ĐỘNG 3 Hướng phân tích: -GV gọi 1 HS đọc lại đoạn 1 -GV nêu câu hỏi gợi mở: Hướng 1: Có thể kẻ bảng chia 2 cột để đối sánh: -Cột 1:Hình ảnh con cừu trong thơ La Phông-Ten. -Cột 2:Hình ảnh con cừu trong bài viết của Buy-Phông. Hướng 2: Có thể phân tích theo mạch nghị luận:Thơ La Phông-Ten " Buy- Phông " thơ LA Phông-Ten. Hỏi: Để xây dựng hình tượng con cừu trong bài “Chó sói và cừu non”, La Phông-Ten đã lựa chọn khía cạnh chân thực nào của loài vật này, đồng thời có những sáng tạo gì? Hỏi: Nhà khoa học Buy-Phông nêu nhận xét gì về loài cừu? Nhận xét ấy có gì khác với La Phông - Ten? Buy-Phông căn cứ vào đâu để đưa ra nhận xét như vậy? -GV cho HS thảo luận theo tổ: “Nhận xét cách viết về con cừu của La Phông-Ten và Buy-Phông có gì giống nhau hoặc khác nhau? Vì sao lại có sự khác nhau? Qua việc đối sánh đó, tác giả Hi-pô-li-ten nhận định như thế nào? Hỏi: Theo em các mạch nghị luận trên được Hi-pô-li-ten triển khai theo trình tự lập luận như thế nào? Hỏi: Tác dụng của trình tự lập luận này ra sao? (GV có thể gợi cho HS đọc lại đoạn 1) -GV bình vấn đề . Hướng phân tích :có thể tiến hành theo 2 bước như trên. -GV cho HS đọc đoạn 2. Hỏi: Chó sói trong thơ La Phông-Ten là con vật như thế nào? Hỏi:Dựa vào đâu em có nhận xét như vậy? Hỏi:Nó tiêu biểu cho hạng người nào trong xã hội? Hỏi:Buy-Phông có nhận xét gì khác với La Phông-Ten về chó sói? Vì sao ông không nói đến nỗi bất hạnh của chó sói? -GV nêu câu hỏi thảo luận tổ. “Chứng minh rằng nhận định hình tượng chó sói trong bài thơ Chó sói và cừu không hoàn toàn đúng như nhận xét củaHi-Pô-Li-Ten mà chỉ phần nào có thể xem là đáng cười (hài kịch của sự ngu ngốc) còn chủ yếu lại là đáng ghét (bi kịch của sự độc ác)? -GV đúc kết lại và cho HS rút ra bài học. Hỏi:Bằng cách so sánh hình tượng chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-Ten với những dòng viết về 2 con vật này của Buy-Phông, Hi-Pô-Li-Ten đã nêu bật được điều gì? -GV cho HS ghi phần ghi nhớ trong SGK vào tập hoặc GV chốt lại các ý lớn. -GV bình: Nhận định của H.Ten đúng vì ông đã nghiên cứu bao quát nhiều bài thơ của La-Phông –Ten (Chó sói và chó nhà, Chó sói và Cò, Chó sói trở thành gã chăn cừu) chứ không riêng gì bài này. Vì nó ngu ngốc đáng cười vì bị đói meo (mấy lần). Nó gian giảo, độc ác, bắt nạt kẻ yếu nên đáng ghét. Đây là nhận xét mà tác giả đúc kết từ việc đối sánh, chọn lựa, rút ra được thể hiện cách nhìn, sự suy nghĩ của nhà văn. Nói cách khác, tác giả cho người đọc dễ dàng nhận thức được rằng hình tượng nghệ thuật không phải là sự sao chép hiện thực mà là sáng tạo của nghệ sĩ trên cơ sở hiện thực, nó còn mang quan niệm, cách nhìn, sự đánh giá riêng của nghệ sĩ. (Có thể thay bằng câu hỏi:Vì sao nhận định của H-Ten ở câu cuối cùng Ông để cho sự ngu ngốc” sẽ không chính xác nếu chỉ vận dụng vào bài thơ Chó sói và cừu non) HOẠT ĐỘNG 4 -GV dùng bảng phụ ghi câu hỏi trắc nghiệm và chóH làm. Câu hỏi trắc nghiệm: 1-Văn bản được viết theo kiểu nghị luận nào? NL về sự việc đời sống. NL xã hội. NL văn chương. NL về tư tưởng đạo lí 2-Bài văn NL trên trở nên sinh động nhờ vào cách triển khai lập luận của tác giả: Đúng Sai. -GV có thể đặt câu hỏi để khéo léo gd HS: Qua phân tích cách nhìn của nhà thơ và nhà khoa học của H-Ten, các em thích nhân vật chó sói hay cừu non? Vì sao? -GV cho HS đọc bài thơ trích. (Phần đọc thêm). - Dựa vào SGK trình bày. - Thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS đọc phần chú thích. -HS trả lời. -HS đọc phân đoạn theo ý riêng. -HS đọc đoạn 1. -HS nghiên cứu trả lời -Từng tổ thảo luận: Nhà khoa học dựa trên đặc điểm sinh học, còn nhà thơ thì nhân cách hoá: cừu nói năng, hành động, cảm xúc. Cừu thân thương, tốt bụng. -Lắng nghe. -HS đọc đoạn 2 -HS trả lời: -Đặc điểm -Độc ác, thâm hiểm -HS thảo luận theo 3 tổ. -HS chép ghi nhớ. - Lắng nghe. - Làm nhanh. -HS trả lời. I. Tác giả, tác phẩm: 1. Tác giả: -Hi-Pô-Li-Ten (1828 -1893) Nhà triết gia,sử gia, nhà nghiên cứu văn học của nước Pháp. Tác giả công trình nghiên cứu “La phông-Ten và thơ ngụ ngôn của ông” 2. Tác phẩm: Văn bản này trích từ chương II, phần II trong công trình nghiên cứu “La Phông-Ten và thơ ngụ ngôn của ông.” -Thể loại: Nghị luận văn chương. II. Đọc, tìm hiểu chung 1. Đọc: SGK 2. Bố cục: 2 đoạn Đoạn 1: Giọng chú cừu nonnhư thế: Hình tượng con cừu. Đoạn 2: Phần còn lại: Hình tượng chó sói. III. Tìm hiểu văn bản 1.Hình tượng cừu: La Phông-Ten -Tội nghiệp -Buồn rầu -Dịu dàng Buy-Phông -Ngu ngốc -Sợ sệt -Không biết tránh nguy [Cừu thân thương, tốt bụng. 2-Hình tượng chó sói: La Phông-Ten -Bạo chúa -Khốn khổ -Bát hạnh -Gầy giơ xương Buy-Phông -Thù ghét -Bộ mặt lấm lét -Mùi hôi gớm ghiếc [Chó sói ác độc, ngu ngốc. -Ghi nhớ: Đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là mang đậm cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn. 4. Củng cố: - Cho biết đôi nét về tác giả, tác phẩm? - Nêu vắn tắt hình tượng của Chó Sói và Cừu non? 5. Dặn dò: IV. RÚT KINH NGHIỆM @?@?@?@?&@?@?@?@? Tiết: 108 Tiết 108: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1.Kiến thức: Giúp HS làm được bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết bài II/CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: -GV: SGK, bảng phụ, SGV -HS: Chuẩn bị các đề, SGK, học bài cũ để có sự so sánh. III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ: -Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội là gì? -Yêu cầu về nội dung hình thức của bài nghị luận này? 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài nghị luận về tư tưởng, đạo lí. -GV cho HS đọc văn bản “Tri thức là sức mạnh” -GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi -GV bổ sung hoàn chỉnh 5 nội dung của câu hỏi trong SGK. -GV dùng bảng phụ để làm rõ các phần của văn bản, nhất là phần thân bài với 2 luận điểm. -GV cho HS gạch các câu có luận điểm chính trong văn bản. -GV hướng dẫn HS trả lời câu d. -GV dùng bảng phụ đã ghi sự so sánh về hai bài nghị luận Hoạt động 2: -GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức của bài học -Nghị luận về một v/đ tư tưởng, đạo lí là gì? - Yêu cầu về nội dung của bài NL này là gì? (cách làm) - Yêu cầu về hình thức là gì? (bố cục, luận điểm, lời văn) Hoạt động 3: -GV cho HS đọc văn bản thời gian là vàng và trả lời 3 câu hỏi. -GV bổ sung câu c: Phép lập luận trong bài chủ yếu là phân tích và chứng minh. Các luận điểm được triển khai theo lối phân tích những biểu hiện chứng tỏ thời gian là vàng. Sau mỗi luận điểm là dẫn chứng chứng minh cho luận điểm. -HS đọc văn bản -HS đọc câu hỏi HS suy nghĩ và phát biểu lần lượt từng hs câu a, b. -HS phát biểu câu c. -HS gạch các luận điểm trong sách: 4 câu cảu đoạn mở bài, câu mở đoạn và 2 câu kết đoạn 2, câu mở đoạn 3, câu mở đoạn và câu kết đoạn 4. -HS thảo luận câu d và phát biểu. -HS thảo luận và nêu sự so sánh về hai bài nghị luận. -HS rút ra các ghi nhớ -HS đọc ghi nhớ - Tự nêu theo cách hiểu. -HS đọc văn bản -HS lần lượt trả lời 3 câu hỏi -HS thảo luận câu c và trình bày. 1-Tìm hiểu bài văn: a) Vấn đề của văn bản: Giá trị của tri thức khoa học và người tri thức. b) Các phần của văn bản: -Mở bài: Nêu vấn đề -Thân bài: Nêu 2 vấn đề chứng minh tri thức là sức mạnh Tri thức là sức mạnh: Tri thức có thể cứu một cái máy khỏi số phận một đống phế liệu Chuyên gia Xten-mát-xơ làm cho máy hoạt động trớ lại. Tri thức là sức mạnh của cách mạng: Bác Hồ đã thu hút nhiều nhà tri thức lớn theo Người tham gia đóng góp cho hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ. -Kết bài:phê phán một số người không biết quý trọng tri thức, sử dụng không đúng chỗ. c) Các luận điểm:HS đã gạch d) Phép lập luận chủ yếu là chứng minh. -Dẫn chứng thực tế để nêu 1 v/đ tư tưởng, phê phán tư tưởng không biết trọng tri thức. e) Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: - Từ sự việc, hiện tượng, đời sống mà nêu ra những v/đ tư tưởng. Nghị luận về một v/đ tư tưởng, đạo lí: -Dùng giải thích, chứng minh làm sáng tỏ các tư tưởng, đạo lí. 2- Ghi nhớ : SGK/36 3. Luyện tập -Văn bản “Thời gian là vàng” NL về một v/đ tư tưởng, đạo lí V/Đ: Giá trị của thời gian Các luận điểm: Thời gian là sự sống Thời gian là thắng lợi Thời gian là tiền Thời gian là tri thức Phép luận chủ yếu: chứng minh. 4. Củng cố: ? Em hiểu như thế nào là luận điểm? ? Nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng,đạo lí nghĩa là gì? 5. Dặn dò: Về nhà học bài nắm được nội dung bài đã học. Xem, tìm hiểu trước bài sau. IV. RÚT KINH NGHIỆM @?@?@?@?&@?@?@?@? LIÊN KẾT CÂU VÀ ĐOẠN VĂN (Luyện tập) Tiết 109 I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Giúp HS nâng cao hiểu biết và kĩ năng sử dụng phép liên kết đã học từ bậc tiểu học: -Nhận biết liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và các đoạn văn. -Nhận biết một số biện pháp liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết, phát hiện . II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: -GV: Bảng phụ, SGK, SGV. -HS: SGK, chuẩn bị bài. III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: -Phân biệt các t/p biệt lập của câu? Cho ví dụ? - Bài tập trắc nghiệm: (Bảng phụ) Trong các câu sau, câu nào có t/p gọi đáp? Cậu có nhớ bố không, hả cậu Vàng? Vẫy đuôi thì cũng giết. Kiếp ai thì cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG Hoạt động 1: -GV cho HS đọc tham đoạn văn và trả lời câu hỏi SGK Tr 42. -Hỏi: Liên kết là gì? - Em hiểu thế nào là liên kết? -Hoạt động 2 -GV hướng dẫn HS tìm hiểu tiếp câu hỏi 2/43 dựa vào các câu hỏi trong đoạn tham khảo. -GV dùng bảng phụ ghi nhận nội dung từng đoạn để thấy sự liên kết chung về chủ đề của đoạn. -GV cho HS đọc ghi nhớ. -GV hướng dẫn HS tìm hiểu tiếp câu hỏi 3/43 dựa vào các câu hỏi trong đoạn tham khảo. -GV cho HS nhắc lại kiến thức đã học ở lớp 8 và hỏi: Phép liên kết câu là gì? Nêu 1 số phép liên kết câu đã học? -GV hướng dẫn HS phát hiện các phép liên kết trong đoạn văn trên. -GV dùng bảng phụ để trình bày các phép liên kết. -GV cho HS đọc đoạn ghi nhớ. Hoạt động 3: -GV đọc yêu cầu bài tập -GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm. -GV bổ sung: a) Chủ đề của đoạn văn: Năng lực trí tuệ của con người VN và những hạn chế cầc khắc phục. Trình tự sắp xếp hợp lí: Mặt mạnh của trí tuệ VN Những điểm hạn chế Cần khắc phục. b) Những phép liên kết được sử dụng: liên tưởng, phép nối, phép lặp. -HS đọc đoạn văn SGK/42. -HS tìm hiểu và trả lời các câu hỏi 1,2,3. -HS rút ra khái niệm. -HS đọc câu hỏi 2. -Hs tìmhiểu và phát biểu trả lời từng câu. -HS rút ra nhận xét chung về liên kết nội dung. -HS đọc ghi nhớ. -HS đọc câu hỏi 3. -HS trả lời kiến thức cũ. -Dựa vào đoạn văn SGK HS tìm hiểu các phép liên kết. -HS rút ra khái niệm liên kết về hình thức trong đoạn văn từ bảng phụ-HS đọc ghi nhớ 2/43. - Nghe. - Thực hiện theo nhóm. -Nghe, tiếp thu. 1. Khái niệm liên kết a. Đoạn văn/42. -Câu 1 bàn về việc sáng tạo nghệ thụât và công việc của người nghệ sĩ " có quan hệ với chủ đề chung tiếng nói của văn nghệ. b.Liên kết: là sự nối kết ý nghĩa giữa câu với câu, giữa đoạn văn với đoạn văn bằng các từ ngữ có tác dụng liên kết. 2- Liên kết về nội dung và hình thức. a) Liên kết về nội dung: Nội dung: Tác phẫm nghệ thuật phản ánh thực tại. Quan hệ hướng vào chủ đề của đoạn văn Trình tự rất lôgic. "GHI NHỚ : Liên kết về nội dung (SGK/43) b) Liên kết về hình thức: -Tác phẩm-Tác phẩm: lặp -Tác phẩm- nghệ sĩ: liên tưởng -Nghệ sĩ- anh: thế. [GHI NHỚ 2:/43 3. Luyện tập 4. Củng cố: Thế nào là liên kết? Lấy VD 5. Dặn dò: Học bài, nắm được nội dung bài học. IV. RÚT KINH NGHIỆM @?@?@?@?&@?@?@?@ LIÊN KẾT CÂU VÀ ĐOẠN VĂN (Luyện tập – TT) Tiết 110: I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Giúp HS: Thông qua hệ thống bài tập, luyện tập năng lực nhận diện, phân tích và viết đoạn văn có sử dụng các phép liên kết câu. 2. Kĩ năng: Nhận diện và viết đọa văn hoàn thiện. II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: -GV:Bảng phụ, SGK -HS: SGK, chuẩn bị bài. III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: -GV dùng bảng phụ để thực hiện kiểm tra bài cũ bằng bài tập trắc nghiệm. Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, đu đẩy nhau rồi ai đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ (khóc om sòm. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. Phương tiện liên kết cần được sử dụng trong đoạn trích: Dùng từ đồng nghĩa, liên tưởng. Phép lặp Phép thế Cả ba phép trên. Phân tích các từ ngữ dùng để liên kết câu trong đoạn trích? 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1,2 trong SGK(Tr 49,50) -GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 1: phép liên kết câu và liên kết đoạn văn. -Hoạt động 2: -GV cho HS phát hiện những cặp từ trái nghĩa trong bài tập 2 để nhận thấy sự liên kết trong 2 câu. -GV bổ sung. - Hoạt động 3 Hướng dẫn làm bài tập 3,4 (SGK) -GV cho HS làm bài tập 3 theo nhóm. Nhóm 1,2 làm đoạn a, nhóm 3,4 làm đoạn b. -GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 3. -GV bổ sung. -GV dùng bảng phụ để sửa bài tập, nhấn mạnh cách sửa lỗi - Hoạt động 4 -GV cho HS đọc yêu cầu làm bài tập 4 -GV cho cả lớp làm bài, đại diện 2 HS lên bảng. -GV bổ sung * Hướng dẫn làm bài tập trắc nghiệm (Bổ sung) -GV đưa bài tập trắc nghiệm trên bảng phụ: Vua nâng lưỡi gươm về phía Rùa vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước; người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh. Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. a) Xác định phương tiện liên kết đoạn với đoạn trong phần trích trên b) Phương tiện liên kết đoạn trong phần trích? A- Phép thế B- Phép lặp C- Dùng từ đồng nghĩa, gần nghĩa, liên tưởng D- Phép nối. - Chốt lại kiến thức -HS làm việc độc lập -Lớp nhận xét -HS sửa bài tập -HS đọc yêu cầu bài tập 2 -HS trả lời -HS đọc yêu cầu bài tập 3 -Các nhóm làm bài tập -HS đại diện từng nhóm phát biểu: 1HS chì ra lỗi về liên kết nội dung 1HS khác nêu cách sửa lỗi. -HS nhận xét -HS đọc yêu cầu bài tập 4 -2 HS nhận xét về việc phát hiện lỗi liên kết hình thức. -2HS nhận xét về cách sửa lỗi liên kết hình thức của 2 bạn trên bảng. -HS chú ý bài tập trắc nghiệm và lần lượt phát biểu. - Nghe. * Bài tập 1:a) Liên kết câu Phép lặp: trường học, trường học Phép liên tưởng: nhà trường, thầy giáo, học trò, cán bộ. Liên kết đoạn: như thế b) Phép lặp: văn nghệ, sự sống c) Phép lặp: thời gian, con người Phép nối: đó là, bởi vì, và. d)Từ trái nghĩa: yếu đuối, hiền lành, ác manh. * Bài tập 2: Các cặp từ trái nghĩa: Vật lí - tâm lí Vô hình - hữu hình Giá lạnh - nóng bỏng Thẳng tấp - hình tròn Đều đặn - lúc nhanh, lúc chậm *- Bài tập 3:lỗi liên kết nội dung và cách sửa a) Lỗi: Các câu không phục vụ chủ đề chung của đoạn văn Cách sửa: Thêm một số từ ngữ, câu: cùa anh, anh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc, hai bố con anh, bây giờ. b)Lỗi:Trật tự các sự việc trong câu không hợp lí. Cách sửa: Thêm trạng ngữ chỉ thời gian vào câu 2: Suốt hai năm anh ốm nặng. - Bài tập 4: Lỗi liên kết hình thức và cách thức sửa. a)-Lỗi: Dùng từ ờ câu 2 và câu 3 không thống nhất -Cách sửa: nó/ chúng b)-Lỗi: Từ văn phòng và từ hội trường không cùng nghĩa -Cách sửa: Thay từ hội trường ở câu 2 bằng từ văn phòng. -Ghi nhớ: Cần sử dụng các phép liên kết câu một cách chính xác, linh hoạt để diễn đạt đúng và hay. 4. Củng cố: Nêu khái niệm Liên kết? Các phép liên kết? 5. Dặn dò: Về nhà học bài, nắm được nội dung bài hoc. Xem trước bài sau IV. RÚT KINH NGHIỆM Ký duyệt tuần 22
Tài liệu đính kèm: