Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 23 - Phạm Văn May

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 23 - Phạm Văn May

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Kiến thức: -Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển những câu hát ru xưa để ca ngợi tình mẹ và lời ru.

 - Thấy được sự vânh động sáng tạo ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, phân tích .

II- CHUẨN BỊ

1- GIÁO VIÊN: SGK, giáo án.

2- HỌC SINH: SGK, tập ghi, bài soạn.

III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1- ỔN ĐỊNH LỚP

2- KIỂM TRA BÀI CŨ

 

doc 6 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1080Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 23 - Phạm Văn May", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 9 ( HỌC KỲ II )
Tuần 23
Tiết 111,112: Con cò (Hướng dẫn đọc thêm).
Tiết 113,114: Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí 
Tiết115: Trả bài Tập làm văn số 5
TIẾT 111
 CON CÒ ( Hướng dẫn đọc thêm )
 ( Chế Lan Viên )
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức: -Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển những câu hát ru xưa để ca ngợi tình mẹ và lời ru.
 - Thấy được sự vânh động sáng tạo ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, phân tích.
II- CHUẨN BỊ
1- GIÁO VIÊN: SGK, giáo án.
2- HỌC SINH: SGK, tập ghi, bài soạn. 
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1- ỔN ĐỊNH LỚP
2- KIỂM TRA BÀI CŨ
CÂU HỎI: Hãy đọc một bài thơ hoặc một bài ca 
 có hình ảnh con cò? Nêu ý nghĩa?
TRẢ LỜI:- HS đọc được một bài thơ hoặc một bài 
 ca dao có hình ảnh con cò ( 5 điểm )
 - HS nêu được ý nghĩa cảu bài ca dao 
 hoặc bài thơ đó ( 5 điểm )
3- GIỚI THIỆU BÀI MỚI
4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
- GV cho HS đọc chú thích ở SGK.
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn phân tích.
HỎI: Hình tượngh con cò trong ca dao hát ru gợi lên diều gì?
HỎI: Từ những cảm nhận của em bé trong lời ru về hình ảnh con cò, em thấy cách đón nhận diệu hồn dân tộc của mỗi người như thế nào?
HỎI: Khi còn ở trong nôi, hình tượng cò gợi em liên tưởng đến ai? Người đó quan trọng đối với em như thế nào?
HỎI: Khi đi học cò xuất hiện, gần gũi với em như thế nào?
HỎI: Vì sao khi con lớn khôn, con muốn làm thi sĩ?
HỎI: Em có nhận xét gì về nhệ thuật của đoạn thơ này?
HỎI: Hình ảnh cò ở các câu thơ cuối gợi suy nghĩ gì về tấm lòng người mẹ?
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tổng kết.
HỎI: Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
- GV chốt lại ghi nhớ.
- HS đọc chú thích ở SGK.
- con cò bay la => gợi vẻ nhịp nhàng, bình yên của cuộc sống.
- con cò đi ăn đêm => người phụ nữ nhọc nhằn, lam lũ.
- Hình ảnh con cò đi vào lòng người một cách vô thức, đó là sự khởi đầu con đường cảm nhận điệu hồn dân tộc, nhân dân.
- Cò hóa thân trong người mẹ, lo lắng cho con giấc ngủ.
- Cò như người mẹ quam tâm, chăm sóc cho em từng bước đi.
- Con muốn làm thi sĩ vì tâm hồn con được cò chấp cánh bao ước mơ, để viết hình ảnh cò trong vần thơ của con.
- Hình ảnh liên tưởng, tưởng tượng. Cò là hiện thân của người mẹ bền bỉ, thương con.
- Tấm lòng người mẹ lúc nào cũng thương con và ở bên con.
- HS trả lời dựa vào ghi nhớ.
I- TÌM HIỂU CHUNG
1- TÁC GIẢ: SGK
2- TÁC PHẨM: SGK
3- ĐỌC BÀI THƠ
II- PHÂN TÍCH
1- HÌNH TƯỢNG CON CÒ VÀ Ý NGHĨA BIỂU TRƯNG CỦA NÓ.
- Con cò trong ca dao hát ru:
+ con cò bay la => gợi vẻ nhịp nhàng, bình yên của cuộc sống.
+ con cò đi ăn đêm => người phụ nữ nhọc nhằn, lam lũ.
- Hình ảnh con cò đi vào lòng người một cách vô thức, đó là sự khởi đầu con đường cảm nhận điệu hồn dân tộc, nhân dân.
2- HÌNH ẢNH CON CÒ VỚI TUỔI THƠ VÀ TỪNG CHẶNG ĐƯỜNG CỦA MỖI NGƯỜI
- Khi còn ở trong nôi: Cò hóa thân trong người mẹ, lo lắng cho con giấc ngủ.
- Khi đi học cò như người mẹ quam tâm, chăm sóc cho em từng bước đi.
- Khi con lớn khôn con muốn làm thi sĩ vì tâm hồn con được cò chấp cánh bao ước mơ, để viết hình ảnh cò trong vần thơ của con.
* Hình ảnh liên tưởng, tưởng tượng. Cò là hiện thân của người mẹ bền bỉ, thương con.
3- HÌNH ẢNH CÒ GỢI SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI MẸ VÀ LỜI RU
 Dù ở gần..
 . theo con.
=> Tấm lòng người mẹ lúc nào cũng thương con và ở bên con.
III- TỔNG KẾT
* GHI NHỚ: ( SGK )
 5. CỦNG CỐ : Cho biết đôi nét về tác giả, tác phẩm?
 6. DẶN DÒ: HS học bài, soạn bài Mùa xuân nho nhỏ.
IV. Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾT 112-113-114
CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN 
VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
 - Giúp HS biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
II- CHUẨN BỊ
1- GIÁO VIÊN: SGK, giáo án.
2- HỌC SINH: SGK, tập ghi, bài soạn.
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1- ỔN ĐỊNH LỚP
2- KIỂM TRA BÀI CŨ ( Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS )
3- GIỚI THIỆU BÀI MỚI
4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn tìm hiểu đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- GV cho HS đọc các đề bài ở SGK.
HỎI: Các đề trên có điểm nào giống nhau và khác nhau?
HỎI: Hãy đặt một vài đề tương tự?
- GV lưu ý thêm: Đề có mệnh đề cần thiết khi đối tượng bàn luận ( nghị luận ) là một tư tưởng thể hiện trong một truyện ngụ ngôn. Còn khi đề chỉ nêu ra một tư tưởng đạo lí là đã có ngầm ý đòi hỏi người viết bài nghị luận lấy tư tưởng, đạo lí ấy làm nhan đề để viết một bài nghị luận.
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn tìm hiểu cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- GV cho HS đọc đề bài ở SGK.
HỎI: Phần tìm hiểu đề cần lưu ý những gì?
HỎI: Phần tìm ý của đề bài dựa vào đâu?
Tiết 113
HỎI: Dàn bài gồm những phần nào?
HỎI: Phần mở bài cần làm những gì?
HỎI: Phần thân bài cần nêu những ý nào?
HỎI: Phần kết bài nêu lên những ý nào?
Tiết 114
- GV giới thiệu phần viết bài ở SGK.
- GV lưu ý cho HS sau khi viết bài, HS cần đọc kĩ lại bài để sửa chữa những lỗi sai.
- GV chốt lại ghi nhớ.
- HS đọc các đề bài ở SGK.
- Giống nhau: Các đề bài đều bàn về vấn đề tư tưởng đạo lí.
- Khác nhau: Các đề 1, 3, 10 là đề có mệnh đề; các đề còn lại là đề mở, không có mệnh lệnh.
- HS suy nghĩ đặt đề bài.
- HS đọc đề bài ở SGK.
- Tính chất của đề, yêu cầu về nội dung của đề.
- Cần phải giải thích nghĩa bóng câu tục ngữ:
+ Nước: Là mọi thành quả con người được hưởng thụ, từ các giá trị vật chất.
+ Nguồn: Là những người làm ra thành quả lịch sử, truyền thống sáng tạo, bảo vệ thành quả. Nguồn là tổ tiên, xã họi, gia đình.
- Mở bài, thân bài, kết bài.
- Giới thiệu câu tục ngữ và nội dung đạo lí: Đạo lí làm người, đạo lí cho toàn xã hội.
- Giải thích câu tục ngữ: 
+ Nước ở đây là gì?
+ Uống nước có nghĩa gì?
+ Nguồn ở đay là gì?
+ Nhớ nguồn ở đây là như thế nào?
- Nhận định, đánh giá:
+ Câu tục ngữ nêu đạo lí làm người.
+ Câu tục ngữ nêu truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
+ Câu tục ngữ nêu một nền tảng tự duy trì và phát triển của xã hội.
+ Câu tục ngữ là lời nhắc nhở đối với những ai vô ơn.
+ Câu tục ngữ khích lệ mọi người cống hiến cho xã hội, dân tộc.
- Câu tục ngữ thể hiện một nét của truyền thống và con người Việt Nam.
- HS đọc phần viết bài.
I- ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ.
 ĐỀ BÀI: ( SGK )
- Giống nhau: Các đề bài đều bàn về vấn đề tư tưởng đạo lí.
- Khác nhau: Các đề 1, 3, 10 là đề có mệnh đề; các đề còn lại là đề mở, không có mệnh lệnh.
II- CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ.
1- TÌM HIỂU ĐỀ VÀ TÌM Ý
a- TÌM HIỂU ĐỀ
- Tính chất của đề: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
- Yêu cầu về nội dung: Suy nghĩ về câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn
b- TÌM Ý
 Cần phải giải thích nghĩa bóng câu tục ngữ:
- Nước: Là mọi thành quả con người được hưởng thụ, từ các giá trị vật chất.
- Nguồn: Là những người làm ra thành quả lịch sử, truyền thống sáng tạo, bảo vệ thành quả. Nguồn là tổ tiên, xã họi, gia đình.
2- LẬP DÀN BÀI
* MỞ BÀI
 Giới thiệu câu tục ngữ và nội dung đạo lí: Đạo lí làm người, đạo lí cho toàn xã hội.
* THÂN BÀI
- Giải thích câu tục ngữ: 
+ Nước ở đây là gì?
+ Uống nước có nghĩa gì?
+ Nguồn ở đay là gì?
+ Nhớ nguồn ở đây là như thế nào?
- Nhận định, đánh giá:
+ Câu tục ngữ nêu đạo lí làm người.
+ Câu tục ngữ nêu truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
+ Câu tục ngữ nêu một nền tảng tự duy trì và phát triển của xã hội.
+ Câu tục ngữ là lời nhắc nhở đối với những ai vô ơn.
+ Câu tục ngữ khích lệ mọi người cống hiến cho xã hội, dân tộc.
* KẾT BÀI
 Câu tục ngữ thể hiện một nét của truyền thống và con người Việt Nam.
3- VIẾT BÀI, ĐỌC LẠI BÀI VÀ SỬA CHỮA
* GHI NHỚ: ( SGK )
 5. CỦNG CỐ : Chọn bài viết tiêu biểu đọc.
 6. DẶN DÒ: HS học bài, xem lại phần dàn ý cho bài viết số 5.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾT 115
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 - Giúp HS đánh giá bài làm. Sửa cho HS các lỗi sai về ý, từ, câu, cách diễn đạt.
II- CHUẨN BỊ:
1- GIÁO VIÊN: Bài kiểm tra đã chấm.
2- HỌC SINH:
3- TỔ CHỨC TRẢ BÀI CHO HS:
HOẠT ĐÔNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
- GV Đọc lại đề bài và nêu đáp án.
- GV Nhận xét những ưu điểm và hạn chế trong bài viết của HS.
- GV Gọi HS phát bài kiểm tra.
- Quan sát, nghe.
- Lắng nghe.
- HS Phát bài kiểm tra.
1- ĐỀ BÀI:
 Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường phố và những nơi công cộng. Em hãy viết một bài văn nêu lên suy nghĩ của mình về hiện tượng đó.
 2- ĐÁP ÁN: ( Tiết 105 - 106 )
3- NHẬN XÉT:
 * ƯU ĐIỂM:
- Nắm được đặc trưng phương pháp nghị luận.
- Bài làm có bố cục ba phần.
- Một số bài viết diễn đạt có cảm xúc.
* HẠN CHẾ:
- Một số bài viết diễn đạt còn sơ sài, chưa có bố cục rõ ràng.
- Đa số bài viết còn sai lỗi chính tả.
- Một số bài viết chỉ liệt kê sự việc, chưa có yếu tố nghị luận.
4- TRẢ BÀI CHO HS:
 4- CỦNG CỐ : Chọn bài viết tiêu biểu đọc, phân tích cho HS nghe.
 5. DẶN DÒ: Về nhà tập viết bài khác tương tự như bài nêu trên. HS soạn bài Nghị luận về tác phẩm truyện.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ký duyệt tuần 23

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 23.doc