Giáo án Nha học đường lớp 2

Giáo án Nha học đường lớp 2

Tiết 1

TẠI SAO CHẢI RĂNG?

I- MỤC TIÊU:

Học sinh nhận biết:

- Chải răng để răng được thơm tho sạch sẽ.

- Chải răng để luôn có nụ cười xinh đẹp.

- Chải răng để luôn có hàm răng đẹp, không bị sâu răng.

- Học sinh có ý thức chải răng mỗi ngày.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh ảnh hàm răng đẹp.

- Tranh ảnh các học sinh đang chải răng.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1/ Khởi động: Hát.

2/ Kiểm tra bài cũ:

3/ Bài mới:

 

doc 9 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 2071Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Nha học đường lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1
TẠI SAO CHẢI RĂNG?
I- MỤC TIÊU:
Học sinh nhận biết: 
- Chải răng để răng được thơm tho sạch sẽ.
- Chải răng để luôn có nụ cười xinh đẹp.
- Chải răng để luôn có hàm răng đẹp, không bị sâu răng.
- Học sinh có ý thức chải răng mỗi ngày.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh ảnh hàm răng đẹp.
- Tranh ảnh các học sinh đang chải răng.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Khởi động: Hát.
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
* Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu bài và ghi tựa.
	Giáo viên cho học sinh xem một số tranh ảnh có hình ảnh hàm răng đẹp và xấu.
	Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh 2 loại tranh trên.
- Các em thích có hàm răng nào?
- Vì sao em thích?
- Các em có muốn được hàm răng đẹp như thế không?
	Kết luận: Vậy muốn có được hàm răng đẹp, em phải làm gì?
Nghỉ giữa tiết (5 phút)
* Hoạt động 2: Tại sao phải chải răng?
	Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm:
- Tại sao phải chải răng?
- Chải răng có lợi gì?
	Giáo viên nhận xét và kết luận:
 Chải răng để luôn có hàm răng đẹp, sạch sẽ thơm tho, không bị sâu ăn răng, không tốn tiền cha mẹ.
 Các em sẽ luôn có nụ cười xinh đẹp với hàm răng trắng, không bị đau răng.
- Học sinh thảo luận trả lời.
- Nhận xét hàm răng nào đẹp– hàm răng nào xấu.
Học sinh trình bày.
Chải răng.
- Học sinh thảo luận sau đó trình bày.
- Học sinh nhóm khác nhận xét.
4/ Củng cố: 
	Trò chơi: Ai có hàm răng tr8áng, đẹp?
	Thi đua 2 đội, đội nào có nhiều bạn có hàm răng đẹp, trắng à thắng.
	Giáo viên nhận xét tiết học.
5/ Dặn dò:
	Để luôn có hàm răng đẹp, không bị sâu ăn răng, các em phải luôn chải răng.
Ngày . . . tháng . . . năm . . . .
Tiết 2
KHI NÀO CHẢI RĂNG?
I- MỤC TIÊU:
Học sinh nhận biết: 
- Nên chải răng vào mỗi ngày.
- Chải răng lúc sáng thức dậy.
- Chải răng sau mỗi bữa ăn..
- Học sinh có ý thức tự giác đánh răng mỗi ngày.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh các bạn đang chải răng buổi sáng, sau mỗi bữa ăn, tối trước khi đi ngủ.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Khởi động: Hát.
2/ Kiểm tra bài cũ: Học sinh nhắc lại tên bài cũ.
	Tại sao phải chải răng.
	Giáo viên nhận xét bài cũ.
3/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
* Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu bài và ghi tựa.
	Giáo viên cho cả lớp xem tranh các em đang chải răng vào mỗi thời gian khác nhau.
	Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận các tranh trên.
 - Nhóm 1, 2: Tranh đánh răng vào buổi sáng.
 - Nhóm 3, 4: Tranh đánh răng sau bữa ăn.
 - Nhóm 5, 6: Tranh đánh răng vào buổi tối.
	Giáo viên nhận xét và kết luận sau mỗi nhóm.
Nghỉ giữa tiết (5 phút)
* Hoạt động 2: Học sinh đóng vai theo các tranh trên vào các thời gian khác nhau.
	Giáo viên nhận xét và khen ngợi.
- Lần chải răng nào quan trọng nhất? 
- Học sinh thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm trình bày.
Nhóm bổ sung
Nhóm khác nhận xét.
Học sinh chuẩn bị sắm vai.
Tối, trước khi đi ngủ.
4/ Củng cố: 
	Giáo viên nhận xét tiết học.
5/ Dặn dò:
	Ở nhà cũng như ở trường, các em nhớ đánh răng sau mỗi bữa ăn, sáng thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
Tiết 3
PHƯƠNG PHÁP CHẢI RĂNG THỰC HÀNH
I- MỤC TIÊU:
Học sinh biết: 
- Cách chải răng đúng phương pháp.
- Chải theo thứ tự không bỏ sót phần nào của răng: bên phải, bên trái và vùng răng cửa.
- Chải từ phải qua trái hoặc ngược lại.
- Học sinh thực hành chải răng đúng phương pháp.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bàn chải đánh răng.
- Hàm răng mẫu.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Khởi động: Hát.
2/ Kiểm tra bài cũ: 
	Các em đánh răng vào lúc nào.
	Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và cho điểm.
3/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
* Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu bài và ghi tựa.
	Giáo viên cho học sinh xem hàm răng mẫu, giới thiệu các mặt của răng.
- Mặt ngoài: tiếp xúc với môi, má.
- Mặt trong: tiếp xúc với lưỡi.
- M8ạt nhai: để nghiền thức ăn.
	Giáo viên đánh răng mẫu trên hàm răng mẫu (vừa thực hiện vừa giảng giải)
1/ Mặt ngoài: chải bằng động tác lên xuống đi từ cổ răng đến mặt nhai, chải.
	Yêu cầu các em cắn chặt 2 hàm dùng bàn chải xoay tròn hình chữ o, chải từng vùng.
2/ Mặt trong: Đưa bàn chải vào trong, động tác chải như mặt ngoài nhưng chải kĩ hơn.
	Chú ý: 	Hàm trên kéo xuống
	Hàm dưới kéo lên
3/ Mặt nhai: chải bằng động tác tới lui.
Nghỉ giữa tiết (5 phút)
* Hoạt động 2: Thực hành chải răng.
	Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy kem, bàn chải của các em ra, mỗi em lấy 1 ly nước của mình thực hành chải.
	Giáo viên theo dõi và sửa sai cho học sinh.
	Giáo viên nhận xét.
Học sinh quan sát và nhắc lại.
Hàm răng có 3 mặt: mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai.
Học sinh theo dõi, quan sát.
3, 4 học sinh lên chải cho cả lớp xem.
Học sinh chải răng.
4/ Củng cố: 
	Giáo viên nhận xét tiết học.
5/ Dặn dò:
	Các em phải chải răng đúng phương pháp để bảo vệ hàm răng của mình.
Tiết 4
THỨC ĂN TỐT VÀ KHÔNG TỐT CHO RĂNG VÀ NƯỚU
I- MỤC TIÊU:
Học sinh biết: 
- Các thức ăn tốt cho răng và nướu là chất đạm, chất béo, nước, muối khoáng, sinh tố A, D, C.
- Các loại trái cây có nhiều chất xơ nhưng không ngọt.
- Các thức ăn có hại cho răng như các loại có chứa đường bột như bánh ngọt, kẹo, mứt, chocolat, các loại chè, nước ngọt.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh ảnh các loại thức ăn có lợi cho răng.
- Tranh ảnh các loại thức ăn có hại cho răng.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Khởi động: Hát.
2/ Kiểm tra bài cũ: 2, 3 học sinh nêu lại phương pháp chải răng. Chải răng đúng phương pháp giúp em những gì? Giáo viên nhận xét.
3/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
* Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu bài và ghi tựa.
* Hoạt động 2: Các loại thức ăn tốt cho răng:
	Giáo viên cho học sinh xem tranh các loại thức ăn.
	Giáo viên kết luận: Để hàm răng khỏe mạnh, chế độ ăn uống hằng ngày phải đủ các chất như: chất đạm, chất béo, nước, muối khoáng, sinh tố.
	+ Sinh tố A: có nhiều trong thức ăn, trái cây có màu đỏ cam như: cà rốt, cà chua, bí đỏ, gan, lòng đỏ trứng, sữa, bơ.
	+ Sinh tố D: dầu, gan cá, dầu thục vật.
	+ Sinh tố C: có nhiều trong thức ăn có vị chua, rau xanh còn tươi như: cam, chanh, sơ ri, các loại rau,..
	Các loại trái cây có nhiều chất xơ, không ngọt có tác dụng chải rửa răng rất tốt nên dùng để ăn tráng miệng.
	Ví dụ: Cà rốt, củ sắn, mận, dưa leo.
Nghỉ giữa tiết (5 phút)
* Hoạt động 3: Các thức ăn nào không tốt cho răng:
	Các thức ăn nào không tốt cho răng?
	Vì sao các thức ăn đó không tốt cho răng?
	Giáo viên kết luận: Thức ăn không tốt cho răng là thức ăn có nhiều chất đường bột sẽ dễ bám dính vào răng. Sau 5 phút chất đường bột sẽ gặp vi khuẩn trong miệng sẽ bị lên men tạo ra axit.
	Ví dụ: bánh kẹo, mứt, bánh tráng, chocolat, các loại chè, nước ngọt.
	Do đó sau khi ăn xong phải đánh răng ngay hoặc súc miệng.
- Nên ăn bánh kẹo sau các bữa ăn chính.
- Trước khi đi ngủ không nên ăn bánh kẹo.
* Hoạt động 4: Trò chơi “chọn lựa đúng”
	Giáo viên đính các loại thức ăn lên bảng.
	Chia 2 đội lên đính, (chọn lựa)
	Đội nào đính nhanh, đúng sẽ thắng.
	Cả lớp nhận xét.
	Giáo viên nhận xét.
Học sinh quan sát và kể tên.
Học sinh kể thêm.
Học sinh khác nhận xét
Học sinh kể thêm.
Học sinh trả lời.
Học sinh khác nhận xét
Học sinh nhận xét, có ý kiến
Em thích ăn bánh kẹo.
 Có lợi Có hại
4/ Củng cố: 
	Giáo viên nhận xét tiết học.
5/ Dặn dò:
	Các em nên ăn các loại thức ăn có lợi cho răng, không nên ăn nhiều bánh kẹo.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 2(5).doc