Giáo án Ôn hè Lớp 4 lên Lớp 5

Giáo án Ôn hè Lớp 4 lên Lớp 5

1. Phần chính tả:

1.1 Củng cố lại quy tắc viết một số chữ : c/k, g/gh, ng/ngh ; luyện viết đúng các âm vần thanh dễ lẫn: phụ âm đầu l/n, ch/ tr, s/x, r/d/gi. Vần dễ lẫn iêc/iêt, uôt/uôc, ut/uc, iu/iêu , các vần chứa âm chính o/ô; âm đôi ia/ iê dấu thanh: thanh hỏi/ thanh ngã

- Các kiểu bài tập:

+ Điền âm vần vào chỗ trống hoặc điền thanh trên chữ chưa có thanh trong câu, đoạn văn hoặc bài văn.

+ Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh bài văn, đoạn văn.

+ Tìm tiếng có nghĩa trong bảng kết hợp phụ âm đầu – vần.

+ Đặt câu để phân biệt các từ có hình thức chính tả dễ lẫn.

+ Giải câu đố.

+ Tìm từ phù hợp với hình thức chính tả và nghĩa đã cho.

+ Tìm những trường hợp chỉ có một hình thức chính tả duy nhất.

+ Phân biệt các chữ viết đúng chính tả với các chữ viết sai chính tả.

1.2. Củng cố cách viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam và tên người, tên địa lý nước ngoài.

- Bước đầu biết cách viết hoa tên riêng của tổ chức, danh hiệu, giải thưởng, huân chương.

 

doc 3 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 10/01/2022 Lượt xem 547Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ôn hè Lớp 4 lên Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5
Môn: Tiếng Việt
1. Phần chính tả:
1.1 Củng cố lại quy tắc viết một số chữ : c/k, g/gh, ng/ngh; luyện viết đúng các âm vần thanh dễ lẫn: phụ âm đầu l/n, ch/ tr, s/x, r/d/gi. Vần dễ lẫn iêc/iêt, uôt/uôc, ut/uc, iu/iêu, các vần chứa âm chính o/ô; âm đôi ia/ iêdấu thanh: thanh hỏi/ thanh ngã
- Các kiểu bài tập:
+ Điền âm vần vào chỗ trống hoặc điền thanh trên chữ chưa có thanh trong câu, đoạn văn hoặc bài văn. 
+ Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh bài văn, đoạn văn.
+ Tìm tiếng có nghĩa trong bảng kết hợp phụ âm đầu – vần.
+ Đặt câu để phân biệt các từ có hình thức chính tả dễ lẫn.
+ Giải câu đố.
+ Tìm từ phù hợp với hình thức chính tả và nghĩa đã cho.
+ Tìm những trường hợp chỉ có một hình thức chính tả duy nhất.
+ Phân biệt các chữ viết đúng chính tả với các chữ viết sai chính tả.
1.2. Củng cố cách viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam và tên người, tên địa lý nước ngoài.
- Bước đầu biết cách viết hoa tên riêng của tổ chức, danh hiệu, giải thưởng, huân chương.
2. Luyện từ và câu:
2.1. Nghĩa của từ:
a, Từ đồng nghĩa:
- HS hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn.
- Phân biệt được sự khác nhau giữa những từ đồng nghĩa không hoàn toàn để vận dụng lựa chọn từ thích hợp với ngữ cảnh cụ thể.
- Biết phân biệt để xếp các từ đồng nghĩa vào nhóm khác nhau.
- Biết thêm một số thành ngữ, tực nữ có chung ý nghĩa: nó về tình cảm của con người với quê hương đất nước.
b, Từ trái nghĩa:
- Thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của từ trái nghĩa.
- Đặt câu với một số cặp từ trái nghĩa vừa tìm được.
c, Từ đồng âm:
- Thế nào là từ đồng âm. Hiểu thế nào là dùng từ đồng âm để chơi chữ. Bước đầu hiểu tác dụng của biện pháp dùng từ đồng âm để chơi chữ tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây bất ngờ, thú vị cho người đọc, người nghe.
- Biết phân biệt nghĩa của các từ đồng âm.
d, Từ nhiều nghĩa:
- HS hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa: Nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa.
- Phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa trong câu văn.
- Tìm được ví dụ về sự chuyển nghĩa của một số danh từ chỉ bộ phận cơ thể người.
- Biết đặt câu phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa là động từ, tính từ.
2.2. Từ loại:
a, Đại từ:
- HS hiểu thế nào là đại từ, nhận biết đai từ trong thực tế.
- Bước đâu biết sử dụng đại từ thay thế cho danh từ bị dùng lặp lại trong một đoạn văn ngắn.
- Nắm được khái niệm đại từ xưng hô. Bước đầu biết sử dụng đại từ xưng hô trong một văn bản ngắn.
b, Quan hệ từ:
- HS bước đầu nắm được khái niệm quan hệ từ.
- Nhận biết được một vài quan hệ từ (hoặc các cặp quan hệ từ) thường dùng; hiểu tác dụng của chúng trong câu hay đoạn văn; biết đặt câu với quan hệ từ.
2.3. Xác định các thành phần của câu: (Trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ) chú ý ôn tập về trạng ngữ.
* Trạng ngữ: là thành phần phụ thường đứng ở đầu câu, bổ xung ý nghĩa cho cả câu. 
	Phân loại trạng ngữ: Trạng ngữ chỉ thời gian
 Trạng ngữ chỉ nơi chốn
 Trạng ngữ chỉ mục đích
 Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
 Trạng ngữ chỉ phương tiện
2.4. Ôn tập về câu khiến, câu cảm, câu hỏi, câu kể.
3. Tập làm văn:
3.1. Miêu tả đồ vật ( ôn tập ):
- Củng cố hiểu biết về văn tả đồ vật: Cấu tạo của bài văn tả đồvật, trình tự miêu tả, phép tu từ so sánh và nhân hóa khi miêu tả đồ vật.
- Viết được một bài văn có bố cục rõ ràng, đủ ý; Dùng từ đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
3.2. Miêu tả cây cối ( ôn tập):
- Củng cố hiểu biết về văn tả cây cối: Cấu tạo của bài văn tả cây cối, trình tự miêu tả. Những giác quan được dùng để quan sát. Những biện pháp tu từ được sử dụng trong bài văn.
- Viết được một bài văn có bố cục rõ ràng, đủ ý; Dùng từ đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc thể hiện được sự quan sát riêng.
3.3. Miêu tả con vật ( ôn tập):
- Củng cố hiểu biết về văn tả con vật: Cấu tạo của bài văn tả con vật, trình tự miêu tả. Những giác quan được dùng để quan sát. Những biện pháp tu từ được sử dụng trong bài văn.
- Viết được đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu) tả hình dáng hoặc hoạt động của con vật em yêu thích.
- Viết được một bài văn có bố cục rõ ràng, đủ ý; Dùng từ đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc thể hiện được sự quan sát riêng.
4. Kể chuyện:
- Củng cố kiến thức về văn kể chuyện.
- Viết hoàn chỉnh một bài văn kể chuyện theo yêu cầu.
- Bồi dưỡng kiến thức về thể loại văn kể chuyện theo trí tưởng tượng. Viết hoàn chỉnh bài văn kể chuyện có yếu tố tưởng tượng.

Tài liệu đính kèm:

  • docOn tap he mon Tieng Viet 4.doc