Giáo án quyển 3 – Lê Thị Tuyết Lệ

Giáo án quyển 3 – Lê Thị Tuyết Lệ

TẬP ĐỌC: HOA HỌC TRÒ

I.Mục tiêu:- Đọc trôi chảy toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, phù hợp với nội dung bài.

 - Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng qua ngòi bút miêu tả của tác giả - hiểu ý nghĩa của hoa phượng, hoa học trò.

 - Trả lời các câu hỏi ở SGK.

II.Chuẩn bị: tranh minh họa bài đọc.

III.Hoạt động dạy học:

 

doc 277 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 668Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án quyển 3 – Lê Thị Tuyết Lệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
 Thứ hai ngày 24 tháng 1 năm 2011 
TẬP ĐỌC: HOA HỌC TRÒ
I.Mục tiêu:- Đọc trôi chảy toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, phù hợp với nội dung bài.
 - Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng qua ngòi bút miêu tả của tác giả - hiểu ý nghĩa của hoa phượng, hoa học trò.
 - Trả lời các câu hỏi ở SGK.
II.Chuẩn bị: tranh minh họa bài đọc.
III.Hoạt động dạy học:
GV
 HS
1.Bài cũ: Học sinh đọc thuộc lòng bài thơ chợ tết và nêu nội dung bài.
2.Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
*Luyện đọc:
-1 học sinh đọc toàn bài.
-Học sinh nối tiếp đọc 3 đoạn của bài (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn ).
-Giáo viên kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa một số từ khó
-Giáo viên đọc mẫu và nêu giọng đọc.
*Tìm hiểu bài:
-Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là hoa học trò?
-Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?
-Màu hoa phượng đổi như thế nào với thời gian?
-Em có cảm nhận gì khi học bài văn này?
* Luyện đọc diễn cảm:
-Học sinh nối tiếp đọc 3 đoạn văn.
-Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn : phượng không phải là một đóa.. đậu khít nhau.
-Giáo viên đọc mẫu.
3. Củng cố dặn dò: Về nhà học lại bài, học nghệ thuật miêu tả cây phượng.
 Nhận xét dặn dò.
-Học sinh đọc bài và trả lời nội dung bài.
-Học sinh lắng nghe.
-Học sinh đọc bài: Thảo.
-Học sinh lần lượt đọc nối tiếp.
-Học sinh theo dõi.
-Vì phượng là loài cây rất gần gũi, quen thuộc với học trò, phượng thường được trồng trên các sân trường và nở vào mùa thi của học trò, hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường.
-Hoa phượng đỏ rực, đẹp không phải ở một đóa...; Hoa phượng gợi cảm giác vừa buồn lại vừa vui; Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ...
-Lúc đầu màu hoa phượng là màu đỏ còn non, có mưa hoa càng tươi dịu, dần dần số hoa tăng, màu cũng đậm dần, rồi hòa với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên.
- Trả lời.
-Học sinh đọc nối tiếp.
-Học sinh lắng nghe.
-Học sinh đọc 
-Luyện đọc theo nhóm 2 
-Đại diện nhóm thi đọc.
 TOÁN: TIẾT 111 : LUYỆN TẬP CHUNG 
I.Mục tiêu: - Biết so sánh hai phân số 
- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 cho các trường hợp đơn giản. 
- Kết hợp 3 bài luyện tập chung trong hai tiết nên tiết này làm một số BT:Bài 1,2 ( đầu trang 123); bài 1(a,c) cuối trang 123
II. Hoạt động dạy học:
GV
HS
1. Bài cũ: - HS làm BT số 3.
2.Bài mới: *Giới thiệu bài: 
* HDHS làm bài tập: 
Bài 1( T-123): Cho HS đọc yêu cầu.
- Cho HS tự làm bài và chữa bài. 
? Khi so sánh hai phân số cùng mẫu số thì ta làm như thế nào? 
? Khi so sánh hai phân số cùng tử số thì ta làm như thế nào? 
Bài 2( T- 123): Cho HS đọc yêu cầu.
Cho HS tự làm bài và chữa bài
? Muốn viết được phân số chỉ số phần HS nam, HS nữ so với cả lớp ta cần làm như thế nào?
Bài 1( T 124)- Cho HS đọc yêu cầu.
-Cho HS tự làm bài và chữa bài
? Hãy nêu dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9.
3. Củng cố, dặn dò: Tuyên dương các em học tốt.
- 1 em lên bảng làm bài, chữa bài
-Lắng nghe. 
 -HS đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài và chữa bài. 
- HS đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài và chữa bài. 
- Tính số HS cả lớp: 14 + 17 = 31 ( HS)....
- HS đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài và chữa bài. 
- Trả lời
LỊCH SỬ: VĂN HỌC VÀ KHOA HỌC THỜI HẬU LÊ
I. Mục tiêu:- Biết được sự phát triển của văn học và khoa học thời Hậu Lê (một vài tác giả tiêu biểu thời Hậu Lê):
Tác giả tiêu biểu: Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liên.
- (HSG): Tác phẩm tiêu biểu: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Dư địa chí, Lam Sơn thực lục.
II. Đồ dùng:- SGK - Phiếu học tập
III. Hoạt động dạy học:
GV
HS
1. Bài cũ: Trường học thời Hậu Lê
- Nhà Lê đã làm gì để khuyến khích học tập?
- Việc học dưới thời Lê được tổ chức ntn?
- Nhận xét
2. Bài mới:v Giới thiệu bài: 
- Văn học và khoa học thời Hậu Lê
HĐ 1: Văn học thời Hậu Lê
- GV treo bảng thống kê (cung cấp dữ liệu, HS dựa vào SGK điền tiếp hoàn thành bảng thống kê)
- Yêu cầu HS mô tả lại
- Các tác phẩm văn học thời kì này được viết bằng chữ gì? (HSY)
- GV giới thiệu về chữ Hán và chữ Nôm
- Hãy kể tên các tác giả, tác phẩm văn học lớn thời kỳ này. (HSG)
- GV giới thiệu một số đoạn thơ văn tiêu biểu của một số nhà thơ thời Lê.
HĐ 2: Khoa học thời Hậu Lê
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, lập bảng thống kê về nội dung, tác giả, công trình khoa học
- Yêu cầu HS mô tả lại
- Kể tên các lĩnh vực khoa học đã được các tác giả thời kì này quan tâm, nghiên cứu?
- Dưới thời Hậu Lê, ai là nhà văn, nhà khoa học tiêu biểu nhất?
3. Củng cố – dặn dò:
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- Vì sao có thể coi Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông là những nhà văn hoá tiêu biểu cho giai đoạn này?
- Về xem lại bài
- Chuẩn bị bài Ôn tập
- Nhận xét tiết học.
- HS trả lời
- HS hoạt động theo nhóm 4, điền vào phiếu học tập, sau đó cử đại diện lên trình bày
- HS mô tả lại nội dung, các tác phẩm thơ văn tiêu biểu dưới thời Hậu Lê
- Được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm
- Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Quốc âm thi tập, 
- HS lắng nghe
- HS làm phiếu học tập
- HS dựa vào bảng thống kê, mô tả lại sự phát triển của khoa học thời Hậu Lê
- Lịch sử, địa lí, toán học, y học
- Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông
- HS đọc
- (HSG) trả lời
 Thứ ba ngày 25 tháng 1 năm 2011
TOÁN: TIẾT 112 : LUYỆN TẬP CHUNG 
I. Mục tiêu: - Biết tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau, so sánh phân số.
- Bài tập cần làm: bài 2 ở cuối trang 123; bài 3 trang 124; bài 2 c,d trang 125. 
II. Hoạt động dạy học:
GV
HS
1. Bài cũ: - HS làm BT số 1 trang 124.
2.Bài mới: *Giới thiệu bài: 
* HDHS làm bài tập: 
Bài 2( cuốiT-123): Cho HS đọc yêu cầu.
- Cho HS tự làm bài và chữa bài. 
? Khi so sánh hai phân số cùng mẫu số thì ta làm như thế nào? 
? Khi so sánh hai phân số cùng tử số thì ta làm như thế nào? 
? Có mấy cách so sánh các phân số. 
Bài 3( T- 124): - Cho HS đọc yêu cầu.
Cho HS tự làm bài và chữa bài
Bài 2c,d( T 125)- Cho HS đọc yêu cầu.
-Cho HS tự làm bài và chữa bài
3. Củng cố, dặn dò: Tuyên dương các em học tốt.
- 1 em lên bảng làm bài, chữa bài
-Lắng nghe. 
 -HS đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài và chữa bài. 
- HS đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài và chữa bài. 
- HS đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài và chữa bài. 
- Trả lời
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: DẤU GẠCH NGANG
I.Mục tiêu: - Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang.
- Nhận biết và nêu được tác dụng của dấu gạch ngang trong bài văn. 
- Viết được đoạn văn có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu phần đối thoại và phần chú thích trong câu.
 II.Chuẩn bị: Phiếu khổ to, bút dạ.
III.Hoạt động dạy học:
GV
HS
1.Bài cũ: Yêu cầu học sinh làm bài tập 2, 3
1 em đọc thành ngữ ở bài 4.
2.Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
* Phần nhận xét:
Bài 1,2: Yêu cầu h/s đọc yêu cầu và thực hành làm.
* Phần ghi nhớ:
* Phần luyện tập:
Bài 1:
Bài 2: Giáo viên lưu ý đoạn văn em viết cần sử dụng dấu gạch ngang với hai tác dụng: đánh dấu với câu đối thoại - đánh dấu phần chú thích.
3.Củng cố dặn dò: Về nhà đọc mục ghi nhớ.
 Nhận xét tuyên dương.
-3 em lên bảng: Quang, Thảo, Linh.
-Học sinh lắng nghe.
-Học sinh nối tiếp nhau đọc nội dung của bài.
-Học sinh tìm những câu văn có chứa dấu gạch ngang.
-Học sinh làm và chữa bài.
-Học sinh đọc ghi nhớ.
-Học sinh đọc yêu cầu và tìm dấu gạch ngang trong truyện quà tặng cha.
-Nêu tác dụng của mỗi dấu.
-Học sinh viết đoạn trò chuyện giữa mình với bố mẹ.
-Học sinh nối tiếp nhau đọc bài viết của mình.
KỂ CHUYỆN: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC
I.Mục tiêu: - Dựa vào gợi ý SGK, chọn và kể lại được câu chuyện ( đoạn truyện ) đã nghe, đã đọc ca ngợi cái đẹp, cái hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác. 
 - Hiểu và trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
II.Chuẩn bị:Một số chuyện thuộc đề tài của bài kể chuyện.
III.Hoạt động dạy học:
GV
HS
1.Bài cũ: Học sinh kể lại được 1-2 đoạn của câu chuyện: Con vịt xấu xí
2.Bài mới: Các em đã được nghe, đọc nhiều chuyện ca ngợi cái đẹp, phản ánh cuộc đấu tranh giữ cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác
* Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
- Cho HS đọc đề bài, GV gạch dưới các từ ngữ quan trọng:
 Kể một câu chuyện em đã nghe, đã đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác.
-Hướng dẫn quan sát tranh minh họa.
-Giáo viên nhắc học sinh: có thể tìm truyện ở sgk hoặc ở ngoài sgk.
* Hướng dẫn học sinh thực hành kể chuyện
-Hướng dẫn học sinh kể cần có đầu có cuối để các bạn hiểu, có thể kể theo lối mở rộng.
3.Củng cố dặn dò: Biểu dương một số em kể chuyện tốt.
 Nhận xét tuyên dương.
-Học sinh lên bảng kể: Kiều Anh.
-Học sinh lắng nghe.
-Học sinh đọc đề bài.
-Học sinh đọc nối tiếp gợi ý ở sgk.
-Học sinh nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình và nhân vật trong chuyện.
-Từng học sinh kể câu chuyện cho nhau nghe, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-Thi kể chuyện trước lớp.
Ô.L. TIẾNG VIỆT: LÀM BÀI TẬP TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu : - Làm một số bài tập TV để kiểm tra lại kiến thức đã học.
II. Hoạt động dạy học:
GV
HS
1. Ổn định lớp
2. Giới thiệu nội dung giờ học:
- Giao nhiệm vụ.
- Phát đề cho HS .
- Theo dõi Hs còn lúng túng
- Chấm chữa bài.
3. Nhận xét dặn dò: Tuyên dương một số em làm bài tốt.
Lắng nghe
Nhận đề và làm bài vào vở
- Chữa bài trước lớp
Câu 1 : Đọc bài “hoa học trò” và trả lời câu hỏi: Vì sao tác giả gọi hoa phượng là “hoa học trò”?
A.Vì hoa phượng được trồng nhiều ở các nơi công cộng.
B. Vì hoa phượng báo tin mùa thi, gắn bó nhiều kỉ niệm của các bạn học sinh.
C. Vì hoa phượng có màu rực rỡ rất đẹp.
Câu 2: Tìm 3 từ ngữ để ghép với từ đẹp để chỉ mức độ cao của cái đẹp.
Câu 3: Viết 2 thành ngữ hoặc tục ngữ nói về vẻ đẹp của sông núi.
Đáp án: Câu 1: 2 điểm : B 
 Câu 2: 3 điểm đẹp tuyệt trần; đẹp mê hồn; đẹp mê li 
 Câu 3: 4 điểm : Non xanh nước biếc; Giang sơn gấm vóc.
TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI
I.Mục tiêu:- Thấy được những điểm đặc sắc và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa quả) trong những đoạn văn mẫu.
 -Viết được một đoạn văn miêu tả hoa hoặc quả.
II.Chuẩn bị: phiếu viết lời giải bài tập 4.
III.Hoạt động dạy học:
GV
HS
1.Bài cũ: Học sinh đọc đoạn văn tả lá, thân hay gốc của cái cây em yêu thích.
2.Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
*Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài 1: 
Bài 2: Yêu cầu học sinh đọc.
3.Củng cố dặn dò: Tuyên dương những em có ý thức học tốt.
-Học sinh đọc bài viết của mình.
-Học sinh nói về cách tả của tác giả trong đoạn văn đọc thêm.
-Học sinh đọc yêu cầu. học si ... ghe.
- HS đọc số theo yêu cầu của GV.
- HS nêu.
- 1HS đọc, lớp theo dõi.
- HS tính vào bảng con, 2 em lên bảng.
- HS nêu.
- HS thực hiện.
- HS nêu.
- 1 em đọc, lớp theo dõi.
- HS nêu.
- HS làm bài
- HS làm bài cá nhân, 1 em làm vào phiếu.
- HS trả lời.
- HS nghe.
TIẾNG VIỆT: ÔN TẬP TIẾT 6
I.Mục tiêu: - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 90 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. Thuộc 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HK2.
 - Dựa vào đoạn văn nói về một con vật cụ thể hoặc hiểu biết về một loài vật, viết được đoạn văn tả con vật rõ những đặc điểm nổi bật.
 - Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt.
II.Chuẩn bị: Phiếu ghi các bài tập đọc - Giấy khổ to, bút dạ 
III.Hoạt động dạy học: 
GV
HS
1.Bài cũ: Ổn định tổ chức lớp.
2.Bài mới: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài lên bảng.
*Kiểm tra TĐ - HTL: 
(Tiến hành như các tiết trước). 
*Hướng dẫn viết đoạn văn miêu tả hoạt động của chim bồ câu:
- Y/C HS suy nghĩ và làm bài.
- GV theo dõi và hướng dẫn thêm. 
- Gọi HS đọc bài của mình.
- Chấm một số bài và nhận xét. 
*Củng cố - Dặn dò:
- Dặn dò về nhà - Nhận xét giờ học.
- HS nghe.
- HS lên bảng bốc thăm và đọc, trả lời các câu hỏi giáo viên đưa ra.
- HS đọc nội dung bài tập, quan sát tranh minh họa chim bồ câu ở SGK và viết đoạn văn miêu tả hoạt động của chim bồ câu.
- HS đọc bài viết của mình.
- HS ghi nhớ.
ĐẠO ĐỨC: THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI KÌ VÀ CUỐI NĂM
I. Mục tiêu:
 - Ôn tập các bài đạo đức đã học trong học kỳ II.
 - Yêu cầu học sinh thực hành những việc đã được học.
 - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
II.Chuẩn bị: Phấn mầu, bảng phụ.
III.Hoạt động dạy học 
GV
HS
1.Kiểm tra:
-Gọi HS nêu các việc làm góp phần bảo vệ môi trường trong nhà trường và tại nơi ở.
-GV Nhận xét, đánh giá.
2.Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài, ghi bảng
b. Hướng dẫn thực hành
*Yêu cầu học sinh ôn lại các bài đạo đức đã học.
 *Yêu cầu học sinh thực hành.
 - Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động nhân đạo.
 - Tổ chức cho học sinh tham gia bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp ở trường lớp.
 - Học sinh tham gia và trình bày việc đã làm.
3.Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
-2HS nêu.
-Lắng nghe
-HS mở sgk, đọc thầm các bài đã học.
-Hoạt động theo nhóm.
-Đại diện trình bày.
- Lắng nghe.
 Thứ năm ngày 5 tháng 5 năm 2011
TOÁN: T174: LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu: -Viết dược số (BT1).
 - Chuyển đổi được số đo khối lượng (BT2 cột 1,2).
 - Tính được giá trị của biểu thức chứa phân số (BT3 cột b,c,d; BT4); HSKG làm thêm các bài còn lại. 
 - Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán.
III.Hoạt động dạy học 
GV
HS
1.Ổn định lớp:
2.Bài mới: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài lên bảng.
* Luyện tập.
Bài 1: 
- GV đọc số cho học sinh viết vào bảng con.
Bài 2 cột1,2: 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Y/C HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng.
- Cả lớp cùng GV nhận xét KQ
+ Y/C HS nêu cách đổi các đơn vị đo khối lượng?
Bài 3:
- Cho cả lớp làm bài vào bảng con.
*HSTB: Nêu cách quy đồng mẫu số các phân số? Cách tính giá trị của biểu thức.
Bài 4: 
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS nêu dạng toán.
- Y/C lớp làm vào vở, 1 HS làm phiếu.
- Cả lớp và GV nhận xét chốt KQ đúng.
*HSKG: Bài 5: 
- Y/C HS thảo luận N2.
+ HV & HCN có cùng đặc điểm gì?
+ HCH & HBH có cùng những đặc điểm gì?
- GV nhận xét và chốt ý đúng.
*Củng cố dặn dò.
- Dặn dò về nhà - Nhận xét giờ học.
- HS nghe.
- HS viết số theo yêu cầu của GV, 
HS đọc lại số đã viết.
- HS nêu, lớp theo dõi.
- HS làm bài, 2 em lên bảng.
- HS nêu.
- HS làm vào bảng con, lưu ý cách trình bày.
- HS trả lời.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- HS nêu
- HS làm bài.
- HS thực hiện.
- HS trả lời.
- HS ghi nhớ.
MĨ THUẬT: TRƯNG BÀY SẢN PHẨM
I. Mục tiêu: - GV-HS thấy được kết quả dạy học trong năm
- Nhà trường thấy được công tác quản lí dạy-học môn Mĩ thuật
- HS yêu thích môn Mĩ thuật
II.Hình thức tổ chức: - GV- HS chọn bài đẹp để trưng bày.
Lưu ý: - Dán bài theo phân môn vào khổ giấy lớn, có nẹp, có dây treo
 - Trình bày đẹp, có tiêu đề : + Họ và tên HS
 + Lớp:
 + tên bài vẽ:
- Chọn một số bài tốt để trang trí lớp học
III. Đánh giá: 
- Tổ chức cho HS đánh giá bài của nhau
- Khen ngợi những bài vẽ đẹp để tuyên dương.
Ô.L.MĨ THUẬT: BÀI 35
I. Mục tiêu: - GV-HS thấy được kết quả dạy học trong năm. Tiếp tục trưng bày và đánh giá kết quả mĩ thuật 
- Nhà trường thấy được công tác quản lí dạy-học môn Mĩ thuật
- HS yêu thích môn Mĩ thuật
II.Hình thức tổ chức: - GV- HS chọn bài đẹp để trưng bày.
Lưu ý: - Dán bài theo phân môn vào khổ giấy lớn, có nẹp, có dây treo
 - Trình bày đẹp, có tiêu đề : + Họ và tên HS
 + Lớp:
 + tên bài vẽ:
- Chọn một số bài tốt để trang trí lớp học
III. Đánh giá: 
- Tổ chức cho HS đánh giá bài của nhau
- Khen ngợi những bài vẽ đẹp để tuyên dương.
 Thứ sáu ngày 6 tháng 5 năm 2011
TOÁN: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
 ( ĐỀ DO NHÀ TRƯỜNG RA)
TIẾNG VIỆT: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA
 ( ĐỀ DO NHÀ TRƯỜNG RA)
TIẾNG VIỆT: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA
 ( ĐỀ DO NHÀ TRƯỜNG RA)
Ô.L. TIẾNG VIỆT: LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU 
1. GV phát đề
2. HS làm bài
3. GV thu chấm- nhận xét
I.Đọc thầm bài: CON SƠN DƯƠNG
	Sông Nha Trang sau mùa mưa lụt tháng mười, nước lại trong xanh êm đềm trôi giữa Hòn Thơm và làng quê rợp bóng lũy tre, hàng dừa, vườn cây ăn trái, rộn rã tiếng chim gọi bình minh. Ngày chủ nhật, nghỉ học, Trọng Nghĩa cùng em gái Minh Đức, xin phép ba mẹ bơi ghe men theo bờ sông câu cá luối, cá đỏ mang. Sau khi theo nước lụt đi sinh sản, trên đường về nguồn, cá đói nên ăn mồi dữ lắm. Hai anh em vừa cột ghe dưới lùm tre, chỗ nước sâu và êm, Minh Đức bỗng thảng thốt:
	- Anh Nghĩa, con nghé bị trói! 
	- Con sơn dương em ạ. Lông nó màu xám đen, chân nhỏ, đuôi ngắn, mới nhú sừng. Trời ơi ! Mấy ông bợm nhậu định làm thịt nó. Em thấy không? Họ đang mài dao, chất rơm sau quán kia kìa!
	- Nó chết ư? Tội nghiệp nó quá! 
	- Em mở sẵn dây, níu ghe sát bờ. Anh bò lên cứu nó.
	- Họ đánh chết anh ơi! Những người say xỉn hung lắm !
	- Dù sao, cũng không để cho họ giết nó.
	Đâm ghe vào sâu trong hói Bà Kỳ, hai anh em ì ạch khiêng con sơn dương lên bờ, dùng răng cắn dây mở trói. Con sơn dương lúc lắc đuôi, nhắc thử chân, ngước đôi mắt đen to nhìn Nghĩa, Đức như muốn cảm ơn.
	Huỳnh Việt Hải.
II.Dựa vào nội dung bài “Con sơn dương” Khoanh vào chữ đặt trước ý trả lời đúng.
1.Con sơn dương trong bài văn trên có những đặc điểm gì?	
a) Lông nó màu xám đen, chân nhỏ, đuôi dài, không có sừng.
b) Lông nó màu đen, chân dài, đuôi ngắn.
c) Lông nó màu xám đen, chân nhỏ, đuôi ngắn, mới nhú sừng.
2. Việc cứu con sơn dương của hai anh em Nghĩa, Đức nói lên điều gì?
a) Hai anh em Nghĩa, Đức rất tinh nghịch.
b) Hai anh em Nghĩa, Đức gan dạ và rất thương yêu động vật.
c) Hai anh em Nghĩa, Đức thích phiêu lưu, mạo hiểm.
3. Trạng ngữ trong câu: “ Ngày chủ nhật, Trọng Nghĩa cùng em gái Minh Đức bơi ghe men theo bờ sông câu cá luối, cá đỏ mang” trả lời cho câu hỏi nào?
a. Vì sao? b. Khi nào? c. Ở đâu?	
4. Câu: “ Tội nghiệp nó quá !” thuộc loại câu nào?
a) Câu cảm. b) Câu kể. c) Câu khiến.
5.Vị ngữ trong câu: “Hai anh em vừa cột ghe dưới lùm tre, chỗ nước sâu và êm” là: 
1.Hai anh em.
2.Vừa cột ghe dươí lùm tre, chỗ nước sâu và êm.
3.Chỗ nước sâu và êm.	
Ô.L. TOÁN: LUYỆN GIẢI ĐỀ 
I. Mục tiêu: - Kiểm tra việc nắm kiến thức đã học để chuẩn bị cho kiểm tra định kì cuối năm đạt kết quả
II. Hoạt động dạy học:
GV
HS
1. Ổn định lớp – Giới thiệu nội dung tiết học
2. Phát đề giao việc cho học sinh
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề trước khi làm bài
-Theo dõi HS làm bài
- Thu bài, chấm chữa.
3. Củng cố dặn dò: Tuyên dương một số em làm bài tốt.
Nhận xét giờ học.
- Lắng nghe
- Nhận việc
- Làm bài
- Chữa bài
I.TRẮC NGHIỆM:
1. Chữ số 5 trong số 254836 chỉ: 
 A. 5 ; B. 50 ; C. 5000 ; D.50 000
 2. Trung bình cộng của các số sau : 445 ; 236 ; 348 là 
A. 344 B. 343 C. 433 D. 434
3.Hình nào có diện tích lớn nhất: 5cm
 5cm 3cm 8cm 
3cm 3cm
 H1 H2 H3 H4
A. Hình 1 B. Hình 2 C. Hình 3 D. Hình 4
4. Số thích hợp để điền vào chổ chấm : 1 m2 25 cm2 = ..........cm 2
A. 125 B. 12500 C. 1025 D. 10025
II. TỰ LUẬN:
Câu 1: Tính: a) b) c) 348 +675 : 135 d) 15400 : 25: 4
Câu 2: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài là 20m, chiều rộng bằng chiều dài. Tính diện tích hình chữ nhật đó.
Câu 3: Quãng đường từ xã A đến xã B dài 15km. Trên bản đồ tỉ lệ 1: 100000. Hỏi quãng đường đó dài bao nhiêu cm?
Câu 4: Tính nhanh: a)( 36 x 28 + 36 x45) : 73 b) 25 x 18 x 4 x2
ĐÁP ÁN: 
TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu 0,5 điểm 1. D 2. B 3.D 4 . D
TỰ LUẬN:
 Câu 1: a,b : 0,5 điểm 
 C, d : mỗi câu 0,5 điểm 
a) = b) = c) 348 +675 : 135 = 348 + 5 = 353
d) 15400 : 25: 4 = 15400 : ( 25 x 4) = 15400 : 100 = 154
Câu 2: 2,5 điểm: Chiều rộng hình chữ nhật là: 20 x = 8 m
 Diện tích hình chữ nhật là: 20 x 8 = 160 m2
Câu 3: 2 điểm: Đổi 15 km = 1500000 cm
 Quãng đường đó trên bản đồ là : 1500000 : 100000 = 15 cm
Câu 4: 2 điểm: 
a)( 36 x 28 + 36 x45) : 73 = 36 x ( 28 + 45 ) : 73 = 36 x 73 : 73 = 36 x1 = 36 
b) 25 x 18 x 4 x2 = 25 x4 x 18 x2 = 100 x 36 = 3600.
Sinh ho¹t: LỚP
I- Môc tiªu: 
 - NhËn xÐt ®¸nh gi¸ c¸c mÆt ho¹t ®éng trong tuÇn 
 - Ph­¬ng h­íng phÊn ®Êu v­¬n lªn trong tuÇn tíi 
 - Gi¸o dôc häc sinh yªu tr­êng mÕn líp ch¨m chØ häc tËp 
III. Ho¹t ®éng d¹y häc 
1- æn ®Þnh tæ chøc 	
2- NhËn xÐt tuÇn 
 a) §¹o ®øc 
- Häc sinh ngoan, lÔ phÐp, ®oµn kÕt víi b¹n bÌ, cã ý thøc tu d­ìng vµ rÌn luyÖn ®¹o ®øc 
- Kh«ng cã hiÖn t­îng vi ph¹m ®¹o ®øc, lu«n gióp ®ì nhau cïng tiÕn bé
- Kh«ng cã hiÖn t­îng ch¬i trß ch¬i cÊm, vi ph¹m ®¹o ®øc. 
 b) V¨n hãa: 
- §i häc ®Çy ®ñ, ®óng giê, häc vµ lµm bµi ®Çy ®ñ tr­íc khi tíi líp, chó ý nghe gi¶ng, h¨ng h¸i ph¸t biÓu ý kiÕn x©y dùng bµi giµnh nhiÒu b«ng hoa ®iÓm tèt .
- Duy tr× tèt nÒ nÕp häc tËp 
 c)C¸c ho¹t ®éng kh¸c: 
- Duy tr× tèt nÒ nÕp thÓ dôc, vÖ sinh. 
- Ca móa h¸t tËp thÓ cã chÊt l­îng 
- Lao ®éng ch¨m chØ, cã hiÖu qu¶ cao.
- Gi÷ v÷ng mäi ho¹t ®éng §éi 
 3 - Ph­¬ng h­íng tuÇn 
- Ch¨m ngoan, ®oµn kÕt, cã ý thøc trong mäi ho¹t ®éng 
- §i häc ®Òu, ch¨m häc, h¨ng h¸i ph¸t biÓu ý kiÕn x©y dùng bµi giµnh nhiÒu ®iÓm tèt. 
- Duy tr× vµ gi÷ v÷ng mäi ho¹t ®éng §éi. 
- LËp nhiÒu thµnh tÝch chµo mõng ®ît thi ®ua 19/5
 -------------------------------------------@@@@@--------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docHOA HOC TRO(1).doc