Giáo án Số học 6 - Tuần 15 - Tiết 45, Bài 5: Cộng hai số nguyên khác dấu - Trần Thị Kim Vui

Giáo án Số học 6 - Tuần 15 - Tiết 45, Bài 5: Cộng hai số nguyên khác dấu - Trần Thị Kim Vui

I. Mục Tiêu:

- Học sinh nắm vững cách cộng hai số nguyên khác dấu (phân biệt với cộng hai số nguyên cùng dấu)

- Học sinh hiểu được dùng số nguyên để biểu thị sự tăng hoặc giảm của một đại lượng.

- Có ý thức liên hệ những điều đã học với thực tiễn.

II. Chuẩn Bị:

- Giáo viên: Giáo án, phấn màu, thước thẳng.

- Học sinh: Tập, viết, SGK 6, thước thẳng.

III. Tiến Trình Bài Dạy:

1. Kiểm tra bài cũ và đặt vấn đề chuyển tiếp vào bài mới: (5)

Nêu quy tắc cộng hai số nguyên âm.

Áp dụng: tính: a) (+2000) + (+2)

 b) (-460) + (-40)

 

doc 2 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1070Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học 6 - Tuần 15 - Tiết 45, Bài 5: Cộng hai số nguyên khác dấu - Trần Thị Kim Vui", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần BÀI 5: CỘNG HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU
 Tiết PPCT: 45	 	 
Mục Tiêu:
Học sinh nắm vững cách cộng hai số nguyên khác dấu (phân biệt với cộng hai số nguyên cùng dấu)
Học sinh hiểu được dùng số nguyên để biểu thị sự tăng hoặc giảm của một đại lượng.
Có ý thức liên hệ những điều đã học với thực tiễn.
Chuẩn Bị: 
Giáo viên: Giáo án, phấn màu, thước thẳngï.
Học sinh: Tập, viết, SGK 6, thước thẳng.
Tiến Trình Bài Dạy: 
Kiểm tra bài cũ và đặt vấn đề chuyển tiếp vào bài mới: (5’)
Nêu quy tắc cộng hai số nguyên âm.
Áp dụng: tính: a) (+2000) + (+2)
 b) (-460) + (-40)
Dạy bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HSø
Tóm tắt nội dung ghi bảng
HĐ1: Ví dụ:
GV: giới thiệu ví dụ như SGK/75; 76
GV: Cho HS làm ? 1 và ? 2
GV: giữa 3 và –6 số nào có giá trị tuyệt đối lớn hơn ?
GV: câu a và câu b có gì khác nhau? (về dấu)
HĐ2: Quy tắc cộng hai số 
nguyên khác dấu:
GV: từ VD cho HS phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.
GV: nêu VD, cho HS áp dụng quy tắc để tính.
GV: Cho HS làm ? 3 để củng cố
HS: Nghe giảng, quan sát
HS: giải ? 1 và ? 2
HS: 
HS: câu a mang dấu “_” (dấu số có GTTĐ lớn hơn) 
câu b mang dấu “+” (dấu số có GTTĐ lớn hơn)
HS: nghe giảng, phát biểu
HS: giải
HS: giải ? 3
1/- Ví dụ:
? 1 (-3) + (+3) = 0
 (+3) + (-3) = 0
 vậy (-3) + (+3) = (+3) + (-3)
? 2 a) 3 + (-6) = -3
kết quả nhận được là hai số đối nhau
 b) (-2) + (+4) = 2
vậy (-2) + (+4) = 
2/- Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu:
- Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng 0.
- Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta tìm hiệu hai giá trị tuyệt đối của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước kết quả tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.
Ví dụ: (-273) + 55 = -(273 – 55) = -218
? 3
(-38) + 27 = -(38 – 27) = -11
273 + (-123) = 273 – 123 = 150
Củng Cố Và Luyện Tập Bài Học: (15’)
GV: Cho HS giải bài 27/76; bài 28/76
Đáp án:
Bài 27/76
26 + (-6) = 26 – 6 = 20
(-75) + 50 = -(75 – 50) = -25
80 + (-220) = -(220 – 80) = -140
 Bài 28/76
a) (-73) + 0 = -(73 – 0) = -73
b) + (-12) = 18 + (-12) = 18 – 12 = 6
c) 102 + (-120) = -(120 – 102) = -18
 * nhận xét: một số cộng với 0 thì bằng chính nó
Hướng Dẫn Học Sinh Học Ở Nhà: (2’)
Về nhà học quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu, xem lại các bài tập đã giải.
BTVN: bài 29/76 ; bài 30/76 
Xem trước các bài tập trang 77 để tiết sau luyện tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 15,45.doc