Giáo án soạn ngang Khối 4 - Tuần 33

Giáo án soạn ngang Khối 4 - Tuần 33

Tập đọc

Tiết 65: VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI (Phần 2)

 Theo Trần Đức Tiến

I. Mục đích, yêu cầu

- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui đầy bất ngờ, hào hứng, đọc phân biệt lời các nhân vật.

- Hiểu được nội dung phần tiếp của câu chuyện và ý nghĩa toàn chuyện: Tiếng cười như một phép màu làm cho cuộc sống ở vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi. Câu chuyện nói lên sự cần thiết của tiếng cười với cuộc sống chúng ta.

II. Đồ dùng dạy học : Tranh ở sgk.

III. Các hoạt động dạy học

A. Kiểm tra bài cũ :

- 3H đọc thuộc lòng 2 bài thơ Ngắm trăng – Không đề.

- HS nêu lại nội dung 2 bài thơ

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài

2. Hướng dẫn H luyện đọc và tìm hiểu bài.

a. Luyện đọc:

- GVchia đoạn bài đọc: 4 đoạn ước lệ

-HS nối tiếp đọc từng đoạn, lặp lại 3 lượt, GV xen kẽ hướng dẫn HS .

 

doc 11 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 519Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án soạn ngang Khối 4 - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33
Thứ hai ngày26 tháng 4 năm 2010
Tập đọc
TiÕt 65: VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI (Phần 2)
 Theo Trần Đức Tiến
I. Mục đích, yêu cầu 
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui đầy bất ngờ, hào hứng, đọc phân biệt lời các nhân vật.
- Hiểu được nội dung phần tiếp của câu chuyện và ý nghĩa toàn chuyện: Tiếng cười như một phép màu làm cho cuộc sống ở vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi. Câu chuyện nói lên sự cần thiết của tiếng cười với cuộc sống chúng ta.
II. Đồ dùng dạy học : Tranh ở sgk.
III. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ : 
- 3H đọc thuộc lòng 2 bài thơ Ngắm trăng – Không đề.
- HS nêu lại nội dung 2 bài thơ
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn H luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc:
- GVchia đoạn bài đọc: 4 đoạn ước lệ
-HS nối tiếp đọc từng đoạn, lặp lại 3 lượt, GV xen kẽ hướng dẫn HS .
+ Luyện đọc từ khó: áo hoàng bào, căng phồng, ngự uyển.
+ Đọc các từ chú giải trong sgk.
- HS luyện đọc theo nhóm 3.
+ HS: Nêu giọng đọc toàn bài, giọng đọc các nhân vật: Giọng vui, đầy bất ngờ, hào hứng. Đọc phân biệt lời các nhân vật
- 2 HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm câu chuyện.
b. Tìm hiểu bài.
H đọc nhẩm nhanh sgk và trả lời các câu hỏi:
- Cậu bé phát hiện ra những chuyện buồn cười ở đâu ?
- Vì sao những chuyện ấy buồn cười ?
- Bí mật của tiếng cười là gì ? (Nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện ra những chuyện mâu thuẫn, bất ngờ, trái ngược với một cái nhìn vui vẻ, lạc quan).
- Tiếng cười làm thay đổi cuộc sống vương quốc u buồn như thế nào ?
- Đối với cuộc sống của chúng ta, tiếng cười mang lại điều gì?
c. Hướng dẫn dọc diễn cảm.
- 3 H đọc toàn bài theo cách phân vai.
- Hướng dẫn H S luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn: Tiếng cười ... tàn lụi.
- HS nêu giọng đọc, cách đọc phù hợp. 
- HS luyện đọc theo nhóm 3. 
-Thi đọc trước lớp.
- GV yêu cầu 2 H đọc toàn bộ 2 câu chuyện theo cách phân vai.
- Lớp cùng GV nhận xét, cho điểm những em đọc tốt.
3. Củng cố, dặn dò :
Câu chuyện này muốn nói với em điều gì?(Câu chuyện nói lên sự cần thiết của tiếng cười với cuộc sống chúng ta.)
-HS rút ra nội dung bài, GV chốt lại và ghi bảng. 
-GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà đọc lại toàn bộ bài.
 ---------------------------------a&b------------------------------
Buổi chiều
Luyện tập làm văn
Luyện tập miêu tả con vật
I. Mục đích yêu cầu
- Tiếp tục luyện viết văn miêu tả con vật
- HS giỏi viết bài có hình ảnh, giàu cảm xuc theo yêu cầu
II. Hoạt động D-H
1. Tìm hiểu đề bài:
* Đề bài: Em thích con vật nuôi nào nhất? Hãy tả con vật đó và nói lên cảm nghĩ của em.
- HS: Nối tiếp đọc đề bài, T gạch chân những từ ngữ trong đề bài.
- HS: Nhắc lại dàn ý của bài văn miêu tả con vật
- T cùng HS lập dàn bài chung
+ Mở bài: Giới thiệu về con vật em tả: (Đó là con vật gì? có từ khi nào?Tên của nó?...)
+ Thân bài: Tả bao quát con vật
 Tả từng bộ phận: Chân, đầu, tai, đôi mắt, màu lông...
	Tả thói quen, hoạt động của con vật
+ Kết bài: Nói về cảm nghĩ của em đối với con vật yêu thích.
- HS: Nối tiếp nêu tên con vật chọn tả.
- T: Yêu cầu HS: Không liệt kê chi tiết khi tả các bộ phận con vật.
Nên lồng tả hình dang với hoạt động,thói quen để bài văn sinh động và lô gíc hơn
Đối với HS khá giỏi, viết đề bài theo lối gián tiếp và kết bài mở rộng.
2. HS viết bài
- HS viết bài vào vở 
-T gợi ý thêm cho những Hs yếu
3. Nhận xét, chữa bài
- HS nối tiếp đọc bài của mình ( theo nhóm chọn con vật tả)
- T cùng cả lớp nhận xét về bố cục, về từ ngữ, hình ảnh trong trong bài làm của bạn
- T: Nhận xét kĩ những lỗi cũng như những cái hay trong bàiviết của HS, cho điểm những bài viết tốt.
- Dặn những HS viết chưa được về nhà viết lại.
---------------------------------a&b------------------------------
Thø ba ngµy 27 th¸ng 4 n¨m 2010
Luyện từ và câu:
TiÕt 65: MỞ RỘNG VỐN TỪ : LẠC QUAN – YÊU ĐỜI
I. Mục đích, yêu cầu 
- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về tinh thần lạc quan, yêu đời, trong đó có từ Hán Việt.
- Hiểu thêm một số tục ngữ khuyên con người luôn lạc quan, bền gan không nản chí trong những hoàn cảnh khó khăn.
II. Đồ dùng dạy học : Bảng lớp kẻ sẵn nội dung bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ : Một H S nêu lại ghi nhớ trong tiết LTVC trước. 
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập, suy nghĩ, tìm đúng nghĩa của từ lạc quan được dùng trong mỗi câu.
HS nêu ý kiến, GV cùng HS làm bài tập trên bảng.
Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập, HS làm bài tập theo nhóm 6.
Đại diện một nhóm nêu kết quả, 3 nhóm còn lại nhận xét.
GV chốt lại lời giải đúng.
- Những từ trong đó lạc có nghĩa là “vui, mừng” : lạc quan, lạc thú.
- Những từ trong đó lạc có nghĩa là “rớt lại” “sai”: lạc hậu, lạc điệu, lạc đề.
Bài 3: HS nêu yêu cầu bài tập, làm bài theo nhóm 2.
Đại diện các nhóm trình bày, GV chốt lại câu trả lời đúng.
- Những từ trong đó quan có nghĩa “quan lại”: quan quân.
- Những từ trong đó quan có nghĩa “nhìn, xem”: lạc quan (cái nhìn vui, tươi sáng, không ảm đạm.)
- Những từ trong đó quan có nghĩa “liên hệ, gắn bó”: quan hệ, quan tâm
Bài 4: H đọc 2 câu tục ngữ, suy nghĩ về ý nghĩa mỗi câu. 
- HS: Một số em nêu ý kiến cảu mình về ý nghĩa các câu tục ngữ
-Lớp nhận xét, bổ sung, GV ghi điểm.
* Sông có khúc, người có lúc: Gặp khó khăn là chuyện thường tình, không nên buồn chán, nản chí.
* Kiến tha lâu cũng đầy tổ: Nhiều cái nhỏ dồn ghép lại sẽ thành lớn, kiên trì và nhẫn nại ắt thành công.
3. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét giờ học, dặn HS về nhà xem lại bài tập và học thuộc lòng 2 câu tục ngữ.
---------------------------------a&b-----------------------------
ChiÒu:
Luyện tập và nâng cao
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. Mục đích yêu cầu:
- HS: Luyện xác định các loại câu đã học
- Luyện xác định trạng ngữ trong câu
II. Các hoạt động D-H
1. Ôn kiến thức
- HS: Nhắc lại các kiểu câu kể đã học
+ Thế nào là câu kể ai thế nào?
+ Nêu những hiểu biết của em về câu kể Ai làm gì?
+ Vị ngữ trong câu kể Ai là gì trả lời cho câu hỏi gì? Do những từ ngữ nào tạo thành?
- T nhắc lại những kiến thức cơ bản về các kiểu câu nói trên
2. Luyện tập
* Bài 1: Tìm câu kể Ai là gì trong các câu dưới đây và nêu tác dụng của nó. Xác định chủ- vị trong các câu tìm được
a) Thì ra đó là một thứ máy cộng trừ mà Pa – xcan đã đặt hết tình cảm của người con vào vịêc chế tạo. Đó chính là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới, tổ tiên của những chiếc máy tính hiện đại.
b) Sầu riêng là loại trái quí của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí.
* Bài 2: Vết một đoạn văn về các bạn trong lớp có sử dụng các kiểu câu kể đã học.
- HS khá giỏi viết đoạn văn có sử dụng dấu gạch ngang.
* Bài 3: Tìm trạng ngữ trong các câu sau, nói rõ loại trạng ngữ vừa tìm
a. Xa xa, trên mặt biển, trong ánh hoàng hôn rực rỡ, đoàn thuyền nối đuôi nhau trở về.
b. Với nỗ lực lớn của đội văn nghệ, ngày mai, trong đêm diễn văn nghệ của trường, lớp tôi sẽ có một tiết mục hài cực hay.
c. Trong một chuyến công tác, cách đây một tuần, bố mang về cho tôi một chú Cún thật dễ thương.
- HS: Làm bài vào vở.
- GV gợi ý thêm cho Hs yếu, nhắc lại yêu cầu đối với HS giỏi
- HS: Nêu ý kiến của mình trước lớp.
- Một số em chữa bài bảng lớp
- GV chấm bài một số em, nhận xét và sửa sai
3. Nhận xét, dặn dò
- GV Nhận xét giờ học, nhắc HS xem lại các bài tập đã luyện.
---------------------------------a&b------------------------------
Thứ tư ngày 28 tháng 4 năm 2010
Tập đọc:
TiÕt 66: CON CHIM CHIỀN CHIỆN
 (Huy Cận)
I. Mục đích, yêu cầu 
- Đọc lưu loát bài thơ. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi, tràn đầy tình yêu cuộc sống.
- Hiểu ý nghĩa bài thơ: Hình ảnh con chom chiền chiện tự do bay lượn, hát ca giữa không gian cao rộng, trong khung cảnh thiên nhiên thanh bình là hình ảnh cuộc sống ấm no, hạnh phúc, gieo trong lòng người đọc cảm giác thêm yêu đời, yêu cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học : 
- Tranh minh hoạ bài học trong sgk.
III. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ :
- 3 H đọc bài Vương quốc vắng nụ cười (Phần 2)
- 1 H nêu nội dung bài.
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc: Bài thơ có 6 khổ thơ.
- HS nối tiếp đọc 6 khổ thơ: 3 lượt, GV xen kẽ hướng dẫn H S:
 Hướng dẫn HS đọc từ khó: long lanh, chuỗi, bụng sữa.
+ Tìm giọng đọc toàn bài: giọng hồn nhiên, vui tươi. Nhấn giọng những từ ngữ gợi tả tiếng hót con chim chiền chiện : ngọt ngào, cao hoài, cao vợi, long lanh, sương chói, chan chứa...
+ Chú giải các từ trong sgk.
- H luyện đọc theo nhóm .
- T đọc diễn cảm toàn bài. 
 b. Tìm hiểu bài
- HS đọc nhẩm nhanh bài thơ, suy nghĩ, trả lời câu hỏi:
- Con chim chiền chiện bay lượn giữa khung cảnh thiên nhiên như thế nào ? (Chim bay lượn trên cánh đồng lúa, giữa một không gian rất cao, rất rộng)
- Những hình ảnh và chi tiết nào vẽ lên hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay giữa không gian cao rộng ?
- Hãy tìm những câu thơ nói về tiếng hót của con chim chiền chiện ở mỗi khổ thơ ?
- Tiếng hót của con chim chiền chiện gợi cho ta những cảm giác như thế nào? (Tiếng hót của chim gợi cho em cảm giác về một cuộc sống rất thanh bình, hạnh phúc)
 c. Luyện đọc diễn cảm vàthuộc lòng bài thơ 
-HS nối tiếp đọc 6 khổ thơ: 2 lượt
- GV chọn 3 khổ thơ đầu và hướng dẫn H đọc diễn cảm.
- HS nêu cách đọc phù hợp
- HS: 1 em đọc tốt đọc mẫu, lớp nhận xét.
- HS: Luyện đọc diễn cảm trong nhóm đôi và nhẩm đọc thuộc lòng bài thơ
- H thi đọc diễn cảm 3 khổ thơ đầu
 - HS: thi đọc thuộc lòng, từng khổ, cả bài thơ.
- Lớp cùng T nhận xét bạn đọc hay nhất, bạn thuốc và diễn cảm nhất.
 3. Củng cố, dặn dò :
GV Bài thơ muốn nói với em điều gì ?
 H nêu nội dung bài,GV chốt lại, ghi bảng(Hình ảnh con chom chiền chiện tự do bay lượn, hát ca giữa không gian cao rộng, trong khung cảnh thiên nhiên thanh bình là hình ảnh cuộc sống ấm no, hạnh phúc, gieo trong lòng người đọc cảm giác thêm yêu đời, yêu cuộc sống.)
-T nhận xét giờ học , dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ, chuẩn bị tiết sau.
---------------------------------a&b-----------------------------
ChiÒu:
LuyÖn viÕt
Con chim chieàn chieän
I.Muïc tieâu:
-Reøn luyeän kæ naêng vieát vaø caùch trình baøy cho hs.
II.Caùc hoaït ñoäng daïy hoïc chuû yeáu:
HÑ 1:Luyeän vieát.
-Yeâu caàu 2 HS tieáp noái nhau ñoïc töøng ñoaïn trong baøi.
-Yeâu caàu HS ñoïc tieáp noái theo caëp.
-Yeâu caàu HS luyeän vieát nhöõng töø khoù.
-GV ñoïc baøi. 
HÑ 2: Chaám baøi, nhaän xeùt.
-Chaám moät soá baøi cuûa hs.
-Nhaän xeùt baøi vieát.
3.Cuõng coá, daën doø:
-Nhaän xeùt tieát hoïc.
-Veà nhaø luyeän vieát theâm.
-4 HS leân baûng thöïc hieän yeâu caàu
-2 HS ngoài cuøng baøn ñoïc tieáp noái töøng ñoaïn.
-HS vieát vaøo vôû nhaùp.
-HS vieát baøi vaøo vôû. Soaùt laïi baøi vieát cuûa mình.
-Ñoåi vôû kieåm tra cheùo.
-Veà nhaø thöïc hieän.
---------------------------------a&b-----------------------------
Thứ năm ngày 29 tháng 4 năm 2010
Tập làm văn:
TiÕt 65: MIÊU TẢ CON VẬT (Kiểm tra viết)
I. Mục đích, yêu cầu 
-H thực hành viết bài văn miêu tả con vật sau giai đoạn học về văn miêu tả con vật. -Bài viết đúng với yêu cầu của đề, có đầy đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu, lời văn tự nhiên, chân thực.
 II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ các con vật trong sgk, ảnh sưu tầm một số con vật.
- HS : Giấy bút để H làm bài kiểm tra.
- GV : Bảng lớp viết sẵn đề bài và dàn ý của bài văn miêu tả con vật.
1. Mở bài: Giới thiệu con vật sẽ tả.
2. Thân bài: + Tả hình dáng.
 + Tả thói quen sinh hoạt và một số hoạt động chính của con vật.
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ đối với con vật.
 III. Các hoạt động dạy học 
 1. Giới thiệu bài 
 2. GV ghi đề bài. 
* Chọn 1 trong các đề bài sau:
 1. Viết một bài văn tả con vật em yêu thích. Nhớ viết lời mở bài cho bài văn theo kiểu gián tiếp.
 2. Tả một con vật nuôi trong nhà em. Nhớ viết kết bài theo kiểu mở rộng.
 3.Tả một con vật lần đầu em nhìn thấy trong rạp xiếc (hoặc xem ti vi) gây cho em ấn tượng mạnh.
 3. HS lập dàn ý, nháp, viết bài
 4. HS dò bài
 5.GV thu vở
 6. Củng cố, dặn dò: 
- GVnhận xét giờ học, dặn HS học bài ở nhà
---------------------------------a&b-----------------------------
Luyện từ và câu:
TiÕt 66: THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ MỤC ĐÍCH CHO CÂU.
 I. Mục đích, yêu cầu 
- Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ mục đích (Trả lời cho câu hỏi : Để làm gì ?. Nhằm mục đích gì ? Vì cái gì ?)
- Nhận biết được trạng ngữ chỉ mục đích trong câu, thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu.
 II. Các hoạt động dạy học 
 A. Kiểm tra bài cũ : 
- 1 H làm bài tập 2, 1 H làm bài tập 4 (Tiết LTVC trước)
 B. Dạy bài mới 
 1. Giới thi-ệu bài 
 2. Phần Nhận xét.
- H nêu yêu cầu bài tập 1, 2. 
Lớp: Đọc thầm truyện: Con cáo và chùm nho, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- T nhận xét, chốt lại. Trạng ngữ in nghiêng trả lời câu hỏi Để làm gì ?,Nhằm mục đích gì? bổ sung ý nghĩa mục đích cho câu.
 3. Phần Ghi nhớ.
- H nối tiếp đọc phần ghi nhớ.
 4. Phần Luyện tập
Bài 1: HS đọc nội dung bài tập 1. 
- HS làm bài tập vào vở, tìm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu.
HS nêu ý kiến, GV chốt lại.
VD: 
+Để tiêm phòng dịch cho trẻ em, tỉnh đã cử nhiều đội y tế về các bản.
+ Vì Tổ quốc, thiếu niên sẵn sàng
+ Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho HS, các trường đã tổ chức nhiều hoạt động.
Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập, H S làm bài vào vở, nối tiếp nêu kết quả.
- 2 em làm bảng nhóm, đính bảng
- Lớp cùng GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
a. Để lấy nước tưới cho đồng ruộng, xã em ...
b. Vì danh dự của lớp, chúng em.......
c. Để thân thể khoẻ mạnh, em phải....
Bài 3: 2 HS nối tiếp đọc 2 đoạn văn, lớp làm bài vào vở.
H phát biểu ý kiến, T viết bảng.
Lời giải: 
a. Để mài cho răng mòn đi, chuột gặm các đồ vật cứng
b. Để tìm kiếm thức ăn, chúng dùng các mũi và mồm đặc biệt đó dũi đất.
 5. Củng cố, dặn dò : 
-HS đọc ghi nhớ, GV củng cố bài.
- GV nhận xét giờ học . Dặn HS học bài , chuẩn bị giờ sau.
---------------------------------a&b-----------------------------
ChiÒu : Tiếng Việt:
LUYỆN TẬP LÀM VĂN
I. Mục đích, yêu cầu 	
- H tiếp tục được luyện viết mở bài và kết bài của bài văn miêu tả cây cối.
- Yêu cầu viết mở bài theo lối gián tiếp và kết bài theo lối mở rộng.
II. Các hoạt động dạy học 
Giới thiệu bài 
Luyện tập
Bài tập 1: Dựa vào những gợi ý dưới đây, viết đoạn mở bài (theo cách mở bài gián tiếp) vào bài văn tả cây bàng, cây xoan, cây phượng.
a. Cây bàng giữa sân trường đang ra lá.
b. Cây xoan trổ hoa giữa mùa xuân.
c. Cây phượng vĩ trồng giữa sân trường em.
- HS suy nghĩ, lựa chọn loại cây để tả.
-GV lưu ý, HS chỉ viết mở bài theo lối gián tiếp, chỉ giới thiệu về cây cần tả, không đi sâu vào tả chi tiết. 
- HS viết mở bài vào vở, nối tiếp đọc đọan văn của mình.
- Lớp cùng GV nhận xét, bình chọn bạn có bài hay nhất.
Bài tập 2: Em hãy viết một kết bài mở rộng cho bài văn tả loài cây mà em chọn giới thiệu trong phần mở bài ở bài tập 1.
GV lưu ý HS nêu ích lợi của cây đó, tình cảm của em đối với cây đó như thế nào ?
Cây đó để lại trong em ấn tượng gì ?
H S viết bài, nối tiếp nêu đoạn kết bài của mình.
GV lưu ý HS cách trình bày, sắp xếp câu, ý, lớp bình chọn bạn có kết bài hay nhất. GV cho điểm và tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò : 
-GV nhận xét giờ học, dặn HS tiếp tục hoàn thành đoạn văn ở nhà
-------------------------------------a&b------------------------------------
Thứ sáu ngày 30 tháng 4 năm 2010
Tập làm văn :
TiÕt 66: ĐIỀN VÀO TỜ GIẤY IN SẴN.
 I. Mục đích, yêu cầu 
- Hiểu được các yêu cầu trong thư chuyển tiền.
- Biết điền các nội dung cần thiết trong thư chuyển tiền (mẫu)
 II. Các hoạt động dạy học 
 1. Giới thiệu bài 
 2. Hướng dẫn HS điền nội dung vào mẫu thư chuyển tiền.
Bài tập 1: H nêu yêu cầu bài tập, GV giải thích nhữn từ viết tắt, những tư khó hiểu trong mẫu thư.
- 2 HS nối tiếp đọc mặt trước và mặt sau của mẫu thư chuyển tiền.
- GV chỉ dẫn cách điền vào mẫu thư
- Một HS giỏi đóng vai em HS điền giúp mẹ vào mẫu thư chuyển tiền cho bà.
- Lớp điền vào mẫu thư chuyển tiền.
- 4 HS đọc mẫu thư chuyển tiền.
Bài tập 2: Một HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV hướng dẫn HS biết: Người nhận cần viết gì ? Điền vào chỗ nào trong mặt sau của thư chuyển tiền này.
- Người nhận tiền phải biết:
+ Số chứng minh thư của mình
+ Ghi rõ địa chỉ, họ tên của mình.
+ Kiểm tra lại số tiền được lĩnh xem có đúng số tiền ghi ở mặt trước thư chuyển tiền không .
+ Ký nhận đã nhận đủ số tiền gửi đến vào tháng năm nào, tại địa chỉ nào .
- HS viết vào mẫu thư chuyển tiền, từng HS đọc nội dung thư chuyển tiền của mình.
Lớp cùng GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS ghi nhớ cách điền vào mẫu thư chuyển tiền.
--------------------------------a&b------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docHoang nam Tuan 33.doc