Giáo án soạn ngang Khối 4 - Tuần 8

Giáo án soạn ngang Khối 4 - Tuần 8

TẬP ĐỌC:

Nếu chúng mình có phép lạ

I.MỤC TIÊU:

 - Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng hồn nhiên vui tươi.

 - Hiểu nội dung của bài: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp (Trả lời được các câu hỏi 1, 2 ,4; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài)

* HS khá, giỏi thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ; trả lời được câu hỏi 3.

BVMT: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên, hướng tới những điều tốt đẹp trong tương lai.

II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

 - Tranh minh họa sgk, bảng phụ.

III.HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

1. Bài cũ:

- 2 nhóm HS đọc phân vai 2 màn của vở kịch “Ở Vương quốc Tương Lai”

- Nêu nội dung của bài ?

 2. Bài mới:

 HĐ1:Giới thiệu bài:

 HĐ2:Luyện đọc:

 - 4 HS đọc nối tiếp 5 khổ thơ ( 2 lượt)

 - Hướng dẫn HS đọc từ khó: hạt giống, ngọt lành, mãi mãi.

 Giọng đọc : hồn nhiên, vui tươi, thể hiện niềm khát khao.

 Ngắt nhịp : “Chớp mắt/.đầy quả

 Tha hồ/.

 Hóa trái bom /.trái ngon.

 - HS đọc trong nhóm

 -Các nhóm đọc trước lớp Cả lớp nhận xét

 - 1 HS K đọc toàn bài - Gv đọc mẫu.

 

doc 24 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 687Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án soạn ngang Khối 4 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Thứ 2 ngày 18 tháng 10 năm 2010.
Tập đọc:
Nếu chúng mình có phép lạ
I.Mục tiêu: 
 - Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng hồn nhiên vui tươi.
 - Hiểu nội dung của bài: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp (Trả lời được các câu hỏi 1, 2 ,4; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài) 
* HS khá, giỏi thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ; trả lời được câu hỏi 3.
BVMT: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên, hướng tới những điều tốt đẹp trong tương lai.
II.Đồ dùng dạy-học: 
 - Tranh minh họa sgk, bảng phụ.
III.Hoạt động dạy-học: 
1. Bài cũ:
- 2 nhóm HS đọc phân vai 2 màn của vở kịch “ở Vương quốc Tương Lai” 
- Nêu nội dung của bài ?
 2. Bài mới: 
 HĐ1:Giới thiệu bài: 
 HĐ2:Luyện đọc:
 - 4 HS đọc nối tiếp 5 khổ thơ ( 2 lượt)
 - Hướng dẫn HS đọc từ khó: hạt giống, ngọt lành, mãi mãi.
 Giọng đọc : hồn nhiên, vui tươi, thể hiện niềm khát khao.
 Ngắt nhịp : “Chớp mắt/...đầy quả
	 Tha hồ/...
	 	 Hóa trái bom /...trái ngon.
 - HS đọc trong nhóm
 -Các nhóm đọc trước lớp Cả lớp nhận xét
 - 1 HS K đọc toàn bài - Gv đọc mẫu.
 HĐ3. Tìm hiểu bài:
 - 1 H S đọc cả bài - Lớp đọc thầm.
 ? Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài ?
 ? Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì ? (...ước muốn của các bạn rất tha thiết.)
 - HS đọc thầm toàn bài.
 ? Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. Những điều ước ấy là gì ?
 - HS đọc khổ thơ 3, 4:
 * ? Hãy giải thích nghĩa của các câu nói sau: (HS khá, giỏi)
 - Ước : “Không còn mùa đông” (không còn thiên tai, không còn những tai họa của thiên nhiên dáng xuống cho con người, mong thời tiết dễ chịu...)
 - Ước : “Trái bom thành trái ngon”? ( ...t/ giới hòa bình, không còn bom đạn, chiến tranh)
 ? Nhận xét về những ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ ? (...những ước mơ lớn, những ước mơ cao đẹp, ước mơ về cuộc sống no đủ, ước mơ được làm việc, ước mơ không còn thiên tai, thế giới sống trong hòa bình...)
 ? Em thích những ước mơ nào trong bài thơ ? Vì sao ?
 ? Em hãy nêu ý nghĩa của bài ?
 HĐ4. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ :
 - 4 HS đọc nối tiếp - Chọn bạn đọc đúng, hay ?
 - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
 + Giọng đọc...
 + Nhấn mạnh một số từ ngữ thể hiện niềm mơ ước: nảy mầm nhanh, chớp mắt, đầy quả, tha hồ, trái bom, ...
 - HS luyện đọc diễn cảm khổ thơ 3, 4, 5 theo nhóm đôi: Gv đọc mẫu - HS luyện đọc theo nhóm đôi - Thi đọc trước lớp.
 - Lớp nhận xét, tuyên dương.
 - HS luyện đọc thuộc lòng ( nhẩm) - Thi đọc theo khổ, cả bài.
 * (HS khá, giỏi đọc thuộc và diễn cảm cả bài thơ)
 3. Củng cố, dặn dò: 
 ? Em có những ước mơ gì để làm thế giới tươi đẹp hơn ?
 ? Để thế giới không còn bị thiên tai khắc nghiệt chúng ta cần làm gì hôm nay ?
 - HTL bài thơ - Chuẩn bị bài sau.
Toán:
Luyện tập
I.Mục tiêu: 
 - Tính được tổng của ba số và vận dụng 1 số tính chất của phép cộng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.
 - Giáo dục HS tính linh hoạt, chính xác, khoa học.
 *HS biết tìm thành phần chưa biết trong phép cộng và phép trừ. Tính chu vi hình chữ nhật.
II.Đồ dùng dạy học.
 -Bảng phụ.
II.Hoạt động dạy-học: 
 1.Bài cũ: 2 HS :
 ? Nêu t/c kết hợp của phép cộng ? Ví dụ ?
 ? Tính bằng cách thuận tiện nhất : 15 + 11 + 39 + 25 =
 2.Bài mới:
 HĐ1.Giới thiệu bài: 
 HĐ2.Luyện tập:
Bài 1b: (46): HS nêu yêu cầu ( Bài 1 cột a: dòng 2,3.Côt b: Dòng 1,3): Đặt tính rồi tính tổng (HSKG làm hết BT1)
 - HS làm vở nháp - 2 HS chữa bài - Lớp thống nhất kết quả.
Bài 2 (dòng 1,2): a. HS nêu yêu cầu: Tính bằng cách thuận tiện nhất: 
– HS giải vào vở - 3 HS chữa bài: 178 167 585
Bài 3 ( HS khá, giỏi): Tìm x:
 	 - HS làm vào vở.
- 2 HS chữa bài. a. x = 810 b. x = 426
Bài 4a: 1 HS đọc yêu cầu bài - Lớp đọc thầm:
 - HS tự làm bài vào vở - Chữa bài.
 a. 79 + 71 = 150 ( người) b. (HS khá, giỏi). 5256 + 150 = 5406 ( người)
Bài 5( HS khá, giỏi nếu còn thời gian): HS nêu yêu cầu :
 - HS làm vở - Gv chấm bài - 2 HS chữa bài.
 - Gv nhận xét, chốt:
 a. ...P = ( 16 cm+ 1 cm ) x 2 = 56 (cm)
 b. P = ( 45 cm + 15 cm ) x 2 = 120 (cm )
 ? Giải thích công thức P = ( a + b ) x 2 
 3. Củng cố, dặn dò: 
 - Thi đua làm đúng, nhanh nhất:
 a. 427 + 3648 +352 b. 133 + 1367+ 377 
 - Nhận xét giờ học.
---------------------------------------
Khoa học
Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh?
I- Mục tiêu.
- Nêu được những dấu hiệu khi cơ thể bị bệnh.
 - Có ý thức theo dõi sức khoẻ bản thân và nói ngay với cha, mẹ hoặc người lớn khi mình có những dấu hiệu của người bị bệnh.
- Phân biệt lúc cơ thể khoẻ mạnh và lúc cơ thể bị các bệnh thông thường.
II- đồ dùng dạy học.
- Các hình minh hoạ trong tranh 32,33, SGK.
- Bảng chép sẵn các câu hỏi, phiếu ghi tình huống.
III- Hoạt động dạy – học.
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS lên trả lời câu hỏi nội dung bài 15.( 3HS trả lời).
- Nhận xét câu trả lời- GV ghi điểm.
2. Bài mới:	
 HĐ1: Giới thiệu bài.
HĐ2: Kể chuyện theo tranh.
- HS hoạt động nhóm quan sát tranh và sắp xếp các hình có liên quan với nhau thành 3 câu chuyện ( nhóm 1: chuyện 1- gồm tranh 1,4,8; nhóm 2: chuyện 2 – gồm tranh 6,7,9; Nhóm 3: chuyện 3- gồm tranh 2,3,50)
- HS nhận xét.
 HĐ3: Những dấu hiệu và việc cần làm khi bị bệnh.
- Gv yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi( Gv ghi bảng )
- HS trả lời và nhận xét, bổ sung.
Kết luận : Khi khoẻ mạnh thì ta cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Khi có các dấu hiệu bị bệnh các em phải báo ngay cho bố mẹ hoặc người lớn biết. Nếu bệnh được phát hiện sớm sẽ dễ chữa và mau khỏi.
HĐ4: Trò chơi: “ Mẹ ơi, con bị ốm “
- Gv chia nhóm và yêu cầu HS làm bài vào phiếu.
- HS đóng vai các nhân vật( vai mẹ, con, ) Các nhóm thi đua nhau lên thể hiện .
HS học thuộc lòng mục: Bạn cần biết trang 33.
 3. Củng cố dặn dò:
 	-Nhận xét tiết học
---------------------------
Buổi chiều
Luyện và bồi dưỡng môn tiếng Việt 
 Luyện tập phát triển câu chuyện
I- Mục tiêu:
 Luyện tập phương pháp phát triển câu chuyện theo cách sắp xếp các sự việc theo thứ tự thời gian .
 HS kể lại được câu chuyện theo trí tưởng tượng có nội dung cho trước.
 *Kể được câu chuyện hấp dẫn.
 II. Hoạt động dạy học
 HĐ 1. Củng cố kiến thức :
 ? Các câu chuyện em đã được học có câu chuyện nào được sắp xếp theo thứ tự thời gian ? (Vào nghề ) 
 ? Câu chuyện nào được sắp xếp theo thứ tự khác ?
 HĐ2. Nội dung luyện tập : 
Hãy nhớ lại ND câu chuyện : vào nghề và sắp xếp các sự việc theo trình tự nhất định ?
Câu chuyện phát triển theo một trình tự chặt chẽ. Hãy tóm tắt các sự việc ấy ?
 3. Dựa vào cách sắp xếp của câu chuyện ấy để sắp xếp các sự việc và phát triển tiếp tục câu chuyện sau :
	" Ngày xưa có 2 cha con sống với nhau. Người cha rất yêu thương con gái nên dù nhà rất nghèo nhưng ông vẫn luôn cố gắng chiều theo mọi ước muốn của con. Một hôm, cô bé nói :
Con muốn có 1 chiếc váy đỏ thật đẹp .
Được rồi, cha sẽ mua váy đẹp cho con ! Người cha nói. 
 Ông đã làm lụng suốt ngày đêm để có tiền và 1 ngày nọ đã mua về cho con 1 chiếc váy tuyệt đẹp.
 ít hôm sau, cô bé lại nói :
Con muốn có những hạt ngọc để gắn lên chiếc váy 
 Em hãy tưởng tượng để kể tiếp câu chuyện trên với kết cục sau: Người cha đi mãi vào rừng sâu để tìm ngọc cho con gái, đi mãi, đi mãi đến khi kiệt sức, gục xuống và biến thành những hạt sương. Cô gái ân hận về ước muốn của mình, đi vào rừng tìm cha cho đến lúc chân mỏi, bụng đói, ngã xuống và biến thành bông hoa hồng nhung - HS đọc kĩ đề bài và thảo luận với bạn về cách xử lí đề bài 
	GV cho HS một số thời gian nhất định, HS làm bài xong, GV chấm bài bằng cách cho các nhóm đọc bài lên, các nhóm khác sửa chữa nhận xét .
	Cả lớp thống nhất đáp án đúng nhất à chữa bài và ghi nhớ bài học .
C. Củng cố bài:
	Gv chọn và HS đọc bài khá nhất làm mẫu, 
**********************************************
Luyện và bồi dưỡng môn toán
Bài kiểm tra tháng thứ 2
I- Mục tiêu: 
	- Kiểm tra KT HS đã học trong khoảng 1 tháng 
	- Cho HS làm quen với các dạng bài tập : trắc nghiệm, điền vào ô trống, so sánh các số, 
II. Hoạt động dạy học
 A.Đề bài :
a. Số liền sau của 587469 là.
b. Số liền trước số 1 là .
c.Số ở giữa số 102038 và 102040 là số .
 2.Tìm X theo mẫu :
 Mẫu:
a. 10< X <13. 	b. 7< X <11 c. X x 4 < 7 
 X =11;12. X = ....; ....;...... X = .....; .....; ...
Điền số vào chổ chấm: 
 a. 4 phút =.....giây. giờ =.....phút. 
 120 giây=.....phút.
 b. 3 thế kỷ 3 năm =.... năm . 20 giây=...phút 
 2 phút 18 giây =.......
 c. 9 tấn 16 kg = kg. 4056kg =.tấn ....kg.
3. Giá trị của chữ số 9 trong số 679842 là :
A. 9 B.900. C.9000. D. 90 000.
 <
 >
 =
4. 	 phút 15 giây tấn 15 tạ
 thế kỷ18 năm tạ .4 yến. 
5. Tìm số trung bình cộng của các số sau :
 a. 224; 240; 420 ; 440.
 b. 321; 336; 369. 
6. Một đoàn thuyền chở gạo. 4 thuyền lớn, mỗi thuyền chở 5 tấn gạo; 5 thuyền nhỏ, mỗi thuyền chở 41 tạ gạo. Hỏi trung bình mỗi thuyền chở mấy tạ gạo ?
B.Tiến hành kiểm tra
 GV chép bài lên bảng .Nhắc nhở HS làm bài.
 HS làm bài GV theo dõi.
C. Cách cho điểm :
 HS làm đúng kết quả cho điểm như sau :
Bài 1 ; bài 2; Bài 3 mỗi bài được 1 điểm 
Bài 4 ; 5 mỗi bài được 2 điểm 
Bài 6 được 2,5 điểm 
Toàn bài cho 0,5 điểm trình bày 
***************************
Thứ 3 ngày 19 tháng 10 năm 2010.
Thể dục
Quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại. Trò chơi: Ném bóng trúng đích
I. Mục tiêu
	- Củng cố và nâng cao kĩ thuật: Quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yêu cầu quay sau đúng hướng, không lệch hàng đi đều đến chỗ vòng và chuyển hướng xê dịch hàng.
	Tổ chức cho HS chơi trò chơi " Ném bóng trúng đích".	
II.Đồ dùng dạy học
Vệ sinh nơi tập .Bóng
IIi. Nội dung và phương pháp lên lớp 
1. Phần mở đầu
	- Tập trung HS ra sân, GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
	- Cho HS tập một số động tác khởi động.
	- Chạy nhẹ nhàng một vòng trên sân.
2. Phần cơ bản
	HĐ1. Ôn đội hình đội ngũ
	- Tổ chức cho HS ôn các động tác: Quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
	- GV hướng dẫn điều khiển cả lớp luyện tập.
	- Chia tổ luyện tập do tổ trưởng điều khiển.
	- Tập hợp cả lớp, cho từng tổ thi đua trình diễn.
	- GV theo dõi hướng dẫn thêm- biểu dương các tổ thi đua luyện tập tốt.
	HĐ2. Trò chơi " Ném bóng trúng đích"
	- Tập hợp HS theo đội hình chơi, Nêu tên trò chơi và giải thích cách chơi, lật chơi. rồi cho HS chơi thử. sau đó cho cả lớp cùng chơi.
	- GV quan sát nhận xét, ... ổ chức cho HS chơi trò chơi " Diệt các con vật có hại"
	- GV nhận xét giờ học.
---------------------------------------
Buổi chiều
Luyện và bồi dưỡng môn tiếng việt
Luyện tập về dấu ngoặc kép
i- mục tiêu:
 	- Củng cố kiến thức và kĩ năng sử dụng dấu ngoặc kép.
	* HS sử dụng thành thạo dấu ngoặc kép trong khi viết.
ii- Hoạt động dạy học:
1- GV ghi các bài tập lên bảng, yêu cầu HS làm vào vở:
Bài 1: Ghi dấu ngoặc kép vào những chỗ thích hợp trong từng câu dưới đây :
a, Dứt tiếng hô: Phóng ! của mẹ, cá chuồn con bay vút lên như một mũi tên.
b, Cóc Tía, con đọc lại cho cả lớp nghe bài Luân Lí kì trước đi !
c, Trời vừa tạnh, một chú ễnh ương ngồi vắt vẻo trên một bụi cây thích thú gào váng lên: Đẹp ! Đẹp !, rồi nhảy tòm xuống nước.
Bài 2: Trình bày lại đoạn văn dưới đây bằng cách bỏ dấu gạch đầu dòng, thêm dấu ngoặc kép ( phối hợp dấu ngoặc kép với dấu hai chấm một cách hợp lí.
 Dế Mèn rón rén đến cạnh Sẽ đồng, dịu dàng hỏi:
 - Sẻ Đồng ơi, ai cũng đi chơi, sao Sẻ Đồng ngồi một mình và buồn thế?
 Sẻ Đồng hờn dỗi đáp:
 - Tôi không muốn chơi với ai cả.
 Ong vàng vội vã hỏi:
 - Sống một mình sao được? Ai sẽ kể cho bạn nghe những chuyện của rừng sâu, của đầm xa? Bạn sẽ hót cho ai nghe?
Bài 3: Đặt 1 câu có dùng dấu ngoặc kép
2- Chấm ,chữa bài
 Nhận xét tiết học
 *************************************************
Hoạt động giáo dục ngoài giờ
Giáo dục an toàn giao thông
I. Mục tiêu: Hs nắm được:
- Một số điều luật về an toàn giao thông đường bộ.
- Một số biển báo về giao thông đường bộ.
- Có ý thức thực hiện tốt luật giao thông đường bộ.
II. Phương tiện dạy học:
	Hình vẽ các biển báo.
III. Hoạt động dạy học:
	Hoạt động 1: chơi trò chơi "Tìm nhanh biển báo".
* Mục tiêu: HS nắm được một số biển báo giao thông.
- GV chia 2 nhóm: Mỗi nhóm 5 em.
+ Nhóm 1: một em nêu tên biển báo.
+ Nhóm 2: một em lên chỉ biển báo đó trên bảng.
- HS nhận xét các nhóm. - Gv tuyện dương nhóm làm tốt, nhanh, chính xác.
Hoạt động2: Liên hệ bản thân
- GV chia nhóm 2: 
	+ Nói với bạn về việc mình đã thực hiện các quy định về an toàn giao thông hay chưa?
+ Bản thân em thấy thế nào khi bạn chưa thực hiện tốt các quy định trên?
- HS thảo luận, đại diện trình bày.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
- Gv tuyên dương những nhóm HS làm bài tốt.
- Dặn HS luôn thực hiện đúng luật giao thông đường bộ.
Thứ sáu ngày 23 tháng 10 năm 2009
Tập làm văn:
Luyện tập phát triển câu chuyện
I.Mục tiêu:
 - Nắm được trình tự thời gian để kể lại đúng nội dung trích đoạn kịch ở Vương quốc Tương Lai (Bài TĐ tuần 7 – BT1).
 - Bước đầu nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian qua thực hành luyện tập (BT2, BT3).
II. Đồ dùng dạy-học:
 - 1 tờ phiếu ghi ví dụ về cách chuyển một lời thoại trong văn bản kịch thành lời kể.
 - 1 tờ phiếu khổ to ghi bảng so sánh lời mở đầu đoạn 1, 2 của câu chuỵên "ở Vương quốc Tương Lai" theo cách 1. Lời mở đầu đoạn 1,2 theo cách 2 ( trình tự không gian).
III. Hoạt động dạy-học:
 1. Bài cũ:
 - 1 H kể lại câu chuyện tiết trớc.
 ? Các câu mở đầu đoạn văn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự thời gian?
 2.Bài mới:
 HĐ1 Giới thiệu bài:
 HĐ2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: HS nêu yêu cầu: 
 - 1 HS giỏi làm mẫu chuyển lời thoại giữa Tin- tin và em bé thứ 1: Từ ngôn ngữ kịch sang ngôn ngữ kể.
 - Gv nhận xét dán bảng phiếu ghi mẫu chuyển thể.
 - Từng cặp HS đọc trích đoạn " ở Vương quốc Tương Lai", quan sát tranh minh họa vỡ kịch - Tập kể chuyện theo trình tự thời gian.
 - Thi kể trước lớp - Gv dán phiếu, HS trình bày lại.
Bài 2: HS nêu yêu cầu:
 - Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề: Kể câu chuyện theo một cách khác bài tập 1 : Tin-tin đến thăm " Công xưởng xanh" còn Mi-tin đến thăm "Khu vườn kì diệu" hoặc ngược lại.
 - Kể chuyện theo nhóm: Kể chuyện theo trình tự thời gian.
 - 2H thi kể - Lớp và Gv nhận xét - Gv đọc cho HS nghe đoạn mẫu ( sgk-188).
Bài 3: HS nêu yêu cầu ( làm vở).
 - Gv dán phiếu ghi bảng so sánh 2 cách mở đầu đoạn 1, 2 theo hai cách kể.
 - HS nhìn bảng, trả lời - Lớp nhận xét, chốt:
 + Trình tự sắp xếp các sự việc : Có thể kể đoạn "Trong công xưởng xanh" trước rồi đến " Khu ...." hoặc ...
 + Từ ngữ nối đoạn 1, 2 thay đổi:
Theo cách kể 1
Theo cách kể 2
Mở đầu đoạn 1: Trước hết hai bạn rủ nhau đến thăm công xưởng xanh. 
Mở đầu đoạn 1:Mi-tin đến khu vườn kì diệu.
Mở đầu đoạn 2:Rời công xưởng xanh, Tin-tin và Mi-tin đến khu vườn kì diệu.
Mở đầu đoạn 2:Trong khi Mi-tin đang ở khu vườn kì diệu thì Tin-tin đến thăm công xưởng xanh. 
3.Củng cố, dặn dò :
 ? Nhắc lại sự khác nhau giữa hai cách kể chuyện ?
Nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau.
----------------------------------------------
Kỹ thuật
Khâu đột thưa
I- Mục tiêu 
- HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
- Khâu được các mũi đột thưa theo đường vạch dấu ( Các mũi khâu có thể chưa đều nhau, đường khâu có thể bị dúm ).
- Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận.
II- đồ dùng dạy học.
- Tranh quy trình khâu mũi đột thưa.
- Mẫu đường khâu đột thưa được khâu bằng len hoặc bằng sợi trên bìa, vải khác màu.
- Vải, len, sợi, kim khâu len, kim khâu chỉ, kéo, thước, phấn vặch.
III- các hoạt động dạy - học.
 HĐ1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
 HĐ 2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
- GV treo tranh quy trình khâu đột thưa.
- HD HS quan sát các hình trong SGK.
- GV làm mẫu.
- HS nêu các bước trong quy trình khâu đột thưa.
* HS khá giỏi dựa vào quan sát thực hiện các bước khâu đột thưa.
HĐ3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học 
- Về nhà thực hành và chuẩn bị bài sau.
Toán:
Góc nhọn, góc tù, góc bẹt
I.Mục tiêu: Giúp HS :
- Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt (bằng trực giác hoặc sử dụng ê ke).
 - Biết dùng ê-ke để nhận dạng góc nào là góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
II.Đồ dùng dạy-học:
 - Gv và H : Ê ke
 - Gv : Mô hình đồng hồ, 3 phiếu học tập.
III.Hoạt động dạy-học: 
 1.Bài cũ:
 - 1 HS chữa bài tập 5.
 - 1 HS : Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng lần lượt là : 15, 15.
 2.Bài mới:
 HĐ1. Giới thiệu bài:
 HĐ2. Giới thiệu góc nhọn:
- GV Vẽ bảng góc nhọn (sgk)- nói :"Đây là góc nhọn".
 - Hướng dẫn HS đọc: Góc nhọn đỉnh O, cạnh OA, OB.
 - Gv vẽ góc nhọn khác, HS đọc.
 ? Nêu ví dụ trong thực tế về góc nhọn ?
- Giới thiệu ê ke, góc vuông của ê ke - áp êke vào góc nhọn (sgk)
 ? Qua quan sát em có nhận xét gì ? ( góc nhọn bé hơn góc vuông) (bg').
HĐ3. Giới thiệu góc tù:
 Theo các bước tương tự như trên.
-Yêu cầu HS vẽ 1 góc tù 
KL:Góc tù lớn hơn góc vuông.
HĐ4. Giới thiệu góc bẹt:
 Theo các bước tương tự như trên.
Lưu ý: Nếu xác định điểm I trên cạnh OC và điểm K trên cạnh OD ta có 3 điểm I, O, K là 3 điểm thẳng hàng.
 HĐ5.Thực hành:
Bài 1: (49): 1 HS nêu yêu cầu: Trong các góc sau đây góc nào là góc nhọn, góc tù, góc bẹt ?
 - HS nhận dạng góc qua biểu tượng về góc hoặc sử dụng ê ke để nhận biết góc .
 - HS nêu miệng kết quả - Lớp nhận xét - Gv bổ sung.
Bài 2(Chọn 1 trong ba ý): 1 HS nêu yêu cầu: Trong các hình tam giác sau hình nào ? (H trung bình làm 1 ý) 
- HS khá giỏi làm hết bài 3
 - GV phát phiếu cho 3 HS của 3 nhóm - 3 HS trình bày kết quả 
 - Lớp làm vở - Nhận xét, thống nhất kết quả .
 3.Củng cố, dặn dò: 
 - Thi đua tiếp sức giữa 2 nhóm, nhóm 3 làm trọng tài.
 ? Hình bên có bao nhiêu góc? Kể tên các góc đó? Đó là những góc gì? 
 	A B	
C
D
 	O
 - HS nhận xét - GV bổ sung.
 - Nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau.
--------------------------------------------------------
Khoa học
Ăn uống khi bị bệnh
I- Mục tiêu. 
- Nhận biết được người bệnh cần ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Biết ăn uống hợp lí khi bị bệnh
- Biết cách phòng chống mất nước khi tiêu chảy: pha được dung dịch ô-rê-dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy.
II- Đồ dùng dạy học.
- Các hình minh hoạ trong SGK trang 34, 35, SGK.
- Mỗi nhóm một gói ô- rê- dôn, một nắm gạo, một ít muối, cốc, bát, nước.
- Phiếu học tập, bảng phụ
III- Hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi.
+ Những dấu hiệu nào cho biết khi cơ thể khoẻ mạnh hoặc lúc bị bệnh ?
+ Khi bị bệnh cần phải làm gì?
- Nhận xét câu trả lời của HS và ghi điểm.
2- Dạy bài mới.
HĐ 1: Chế độ ăn uống khi bị bệnh.
- GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm.
- Quan sát hình minh hoạ trang 34,35 SGK thảo luận trả lời các câu hỏi .
- Gv giúp HS yếu.
- Nhận xét tổng hợp.
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết.
HĐ 2: Thực hành chăm sóc người bị tiêu chảy.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm.
- Yêu cầu HS xem kĩ hình 35 SGK và thực hành nấu nước cháo muối và pha dung dịch ô- rê - dôn.
- yêu cầu Trưng bày sản phẩm.
- Nhận xét -ghi điểm.
Kết luận : Người bị tiêu chảy mất rất nhiều nước . do vậy ngoài việc người bệnh vẫn ăn bình thường, đủ chất dinh dưỡng chúng ta cần cho họ uống thêm nước cháo muối và dung dịch ô- rê- dôn để chống mất nước.
HĐ 3: Trò chơi: Em tập làm bác sĩ.
- Yêu cầu HS thi đóng vai.
- GV phát phiếu tình huống - yêu cầu thảo luận tìm cách giải quyết, tập vai diễn theo nhóm.
- Các nhóm lên trình diễn.
- Nhận xét , trao giải cho nhóm diễn hay nhất.
* Hoạt động kết thúc:
- Về nhà học thuộc nhóm bạn cần biết.
- Dặn HS luôn có ý thức tự chăm sóc mình và người thân khi bị bệnh.
---------------------------
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:
-ẹaựnh giaự caực hoaùt ủoọng tuaàn qua ,ủeà ra keỏ hoaùch tuaàn ủeỏn.
-Reứn kyừ naờng sinh hoaùt taọp theồ.
- Giáo dục hoc sinh yự thửực toồ chửực kổ luaọt ,tinh thaàn laứm chuỷ taọp theồ.
ii. chuẩn bị: Noọi dung sinh hoaùt
iii. hoạt động dạy học: 
HĐ1 )ẹaựnh giaự caực hoaùt ủoọng tuaàn qua:
a)Haùnh kieồm:
-Caực em coự tử tửụỷng ủaùo ủửực toỏt:..
-ẹi hoùc chuyeõn caàn ,bieỏt giuựp ủụừ baùn beứ:.
- Veọ sinh caự nhaõn saùch seừ.: 
b)Hoùc taọp:
-Caực em coự yự thửực hoùc taọp toỏt,hoaứn thaứnh baứi trửụực khi ủeỏn lụựp.
- Ngoài hoùc ủuựng tử theỏ.
- Một số em chưa học bài, làm bài:
c)Caực hoaùt ủoọng khaực:
-Tham gia sinh hoaùt ủoọi, sao ủaày ủuỷ.
- Trang trí ngôi trờng thân thiện tốt
- Vệ sinh lớp học sạch sẽ
HĐ2)Keỏ hoaùch tuaàn 9
-Hoàn thành tốt môi trờng lớp học thân thiện:
-Duy trỡ toỏt neà neỏp qui ủũnh cuỷa trửụứng, lụựp.
-Thửùc hieọn toỏt ẹoõi baùn hoùc taọp ủeồ giuựp ủụừ nhau cuứng tieỏnboọ.
IV) Cuỷng coỏ-daởn doứ:
-Chuaồn bũ baứi vụỷ thửự hai ủi hoùc

Tài liệu đính kèm:

  • docL4 tuan 8 ngang 8 buoi.doc