Giáo án soạn ngang Lớp 4 - Tuần 16

Giáo án soạn ngang Lớp 4 - Tuần 16

Tiết 29 : TẬP ĐỌC

Kéo co (SGK/tr 155).

1-Mục tiêu : - HS đọc lưu loát toàn bài, đọc diễn cảm bài vănvới giọng kể về trò chơi kéo co của dân tộc với giọng sôi nổi, hào hứng.

- Đọc hiểu: + Từ :giáp, keo./tr 156.

 + Nội dung: Hiểu tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau. Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.

 - Giáo dục ý thức học tập, biết gìn giữ và phát huy những phong tục tốt đẹp của dân tộc.

2.Chuẩn bị: Máy chiếu.

3.Hoạt động dạy học chủ yếu :

A.Kiểm tra: - Đọc bài đã học.

TLCH 2, 3 trong bài.

HSKG đọc bài.

HS TLCH, nhận xét bạn đọc.

 

doc 12 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 858Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án soạn ngang Lớp 4 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Thứ hai ngày 6 tháng 12 năm 2010.
Sáng: Tiết 16: Chào cờ
Tiết 29 : Tập đọc
Kéo co (SGK/tr 155).
1-Mục tiêu : - HS đọc lưu loát toàn bài, đọc diễn cảm bài vănvới giọng kể về trò chơi kéo co của dân tộc với giọng sôi nổi, hào hứng.
- Đọc hiểu: + Từ :giáp, keo.../tr 156.
 + Nội dung: Hiểu tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau. Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.
 - Giáo dục ý thức học tập, biết gìn giữ và phát huy những phong tục tốt đẹp của dân tộc.
2.Chuẩn bị: Máy chiếu.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu :
A.Kiểm tra: - Đọc bài đã học.
TLCH 2, 3 trong bài.
HSKG đọc bài.
HS TLCH, nhận xét bạn đọc.
B.Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài : 
b, Nội dung chính:
 HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc.
- Đọc nối tiếp theođoạn, kết hợp luyện đọc câu khó, từ khó.
Đoạn 1 : năm dòng đầu
Đoạn 2 : bốn dòng tiếp theo.
Đoạn 3 : Phần còn lại 
GV đọc minh hoạ.
*Giọng sôi nổi , hào hứng.
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
ý 1 : Cách chơi kéo co
- Câu hỏi 1/tr 155
ý 2 : Sự khác biệt giữa cách chơi kéo co của hai làng.
- Câu hỏi 2 trang 155. (HS thảo luận theo cặp câu hỏi).
- Câu hỏi 3 SGK/ tr 155.
- Nêu ý nghĩa của bài học?
HĐ 3: Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm .
GV cho HS thi đọc diễn cảm đoạn : 
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
HS đọc nối tiếp theo đoạn lần1.
**Sửa lỗi phát âm : Hữu Trấp, Bắc Ninh, Tích Sơn , Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc...
1-2 HS đọc cả bài.
HS nghe, học tập, phát hiện cách đọc.
HS đọc, thảo luận, TLCH tr 155.
- ..Kéo co thì phải có hai đội...là thắng..SGK/tr154
- đó là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng, không hnạ chế số người chơi....
 C. Củng cố, dặn dò: - Liên hệ giáo dục : trân trọng và gìn giữ những phong tục tốt đẹp của dân tộc.NX giờ học , CB bài Trong quán ăn “Ba cá bốn
Tiếng Việt( ôn )
 Luyện tập : Đặt câu hỏi, giữ phép lịch sự khi đặt câu
 hỏi.
1.Mục tiêu: - Giúp học sinh củng cố lí thuyết về đặt câu hỏi, cách đặt câu hỏi, giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi.
- Rèn kĩ năng đặt câu hỏi, xây dựng tình huống đặt câu hỏi.
- Giáo dục ý thức học tập, biết giữ lịch sự khi đặt câu hỏi.
2.Chuẩn bị : Vở bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 4 tham khảo.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ 1 : GV nêu yêu cầu giờ học
HĐ 2 : GV nêu định hướng ôn tập.
- Ôn tập lí thuyết về câu hỏi, cách đặt câu hỏi.
- Thực hành làm các bài tập đặt câu hỏi theo các mục đích khác nhau, xây dựng tình huống đặt câu hỏi, viết đoạn văn.
HĐ 3: GV tổ chức cho HS thực hành , chữa bài:
Bài1 : Đặt câu hỏi cho cho mỗi phần được in đậm sau :
- Ngoài đồng, bà con đang gặt lúa.
- Giờ ra chơi, các bạn gái thường chơi nhảy dây.
Bài 2 : Thêm dấu hỏi chấm vào những câu là câu hỏi (VBT / tr 77)
Bài3 : Đặt một câu hỏi để thể hiện thái độ lịch sự trong các tình huống sau :
a, Hỏi người lớn tuổi về đường đi.
b, Hỏi mẹ để biết được ăn gì trong bữa chiều.
Bài 4 :Tưởng tượng và ghi lại cuộc trò chuyện của thiên nhiên khi nói về chiến dịch vệ sinh môi trường của học sinh trường em trong đó có sử dụng câu hỏi.(HSKG).
GV cho HS KSG làm theo cặp để hỗ trợ về nội dung, trình bày trước lớp để minh họa nội dung bài tập.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học. 
- Câu hỏi là câu dùng để hỏi về những điều chưa biết...
VD : - Con có thể nói nhỏ hơn được không? (mục đích nhắc nhở, yêu cầu).
- Mẹ đang làm gì đấy ạ ? (giữ lịch sự khi đặt câu hỏi).
HS làm trong vở, chữa bài. VD : 
- ở đâu bà con đang gặt lúa?
- Ngoài đồng, ai đang gặt lúa?
- Các bạn gái thường chơi nhảy dây khi nào?
- Câu c, câu d.
Các câu còn lại không là câu hỏi.
HS KG nêu nội dung mỗi câu, kiểu câu: VD : Câu a, câu khiến, câu b, câu kể, câu e, câu cảm.
HS nêu miệng, nhận xét về câu hỏi của bạn.
VD : - Thưa bác, đường đến bến xe lối nào ạ?
- Mẹ ơi, tối nay mẹ cho con ăn món gì đấy ạ?
VD : Phượng : - Bạn bàng ơi, bạn có thấy tôi đẹp hơn không ? Hôm qua các bạn học sinh đã quét lại nhà cho tôi đấy. Phen này, lũ sâu tha hồ khóc nhé.
Bàng : - Trông bạn khá lên nhiều đấy. Tôi cũng thế phải không bạn? Các bạn ấy còn giúp tôi xới đất nữa đấy, thoáng và mát quá......
4. Củng cố dặn dò : - Nhận xét giờ học.
- Ôn bài , chuẩn bị bài sau .
Sáng : Thứ ba ngày 7 tháng 12 năm 2010
Tiết 29: Luỵên từ và câu
 Mở rộng vốn từ : Đồ chơi - Trò chơi (SGK tr/147).
1.Mục tiêu: - HS biết tên một số trò chơi rèn luyện sức mạnh, sự khéo léo, trí tuệ của con người.
- Rèn kĩ năng thực hành , hiểu một số thành ngữ, tục ngữ, thuộc chủ điểm và sử dụng trong các tình huống cụ thể.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, yêu các trò chơi dân gian bổ ích cho sự phát triển trí tuệ và sức khoẻ của con người.
2.Chuẩn bị: Máy chiếu, bảng nhóm.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: - Ghi tên các đồ chơi, trò chơi ...
HS trả lời theo nội dung đã học.
B.Nội dung chính:
a, Giới thiệu bài: (từ bài kiểm tra)
b, Nội dung chính: GV tổ chức cho HS đọc, xác định yêu cầu và thực hành làm các bài tập/ tr 157.
Bài 1 : Viết vào vở bảng phân loại theo mẫu cho dưới đây. Xếp các trò chơi vào bảng theo nhóm ....
GV cho HS giới thiệu về một số trò chơi mà có thể có bạn chưa biết.
GV cho HS làm trong VBT, hai HS làm trong bảng nhóm, báo cáo, chữa bài.
Bài 2 : Chọn thành ngữ, tục ngữ ứng với mỗi nghĩa dưới đây theo mẫu:
GV cho HS KG nêu lại mẫu, thực hành.
Bài 3: Chọn những thành ngữ, tục ngữ thích hợp ở câu 2 để khuyên bạn.
GV cho HS KG làm mẫu, cho HS nêu tình huống, đặt câu với thành ngữ, tục ngữ đó.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS đọc, xác định và thực hiện các yêu cầu trong bài.
* Kết quả:
+ Trò chơi rèn luyện sức mạnh : kéo co, vật.
+ Trò chơi rèn luyện sự khéo léo : nhảy dây, lò cò, đá cầu.
+ Trò chơi rèn luyện trí tuệ : ô ăn quan, cờ tướng, xếp hình.
VD : Chơi với lửa : làm một việc nguy hiểm.
ở chọn nơi, chơi chọn bạn : phải biết chọn bạn, chọn nơi sinh sống.
VD : Một người bạn của em chơi với kẻ xấu, em sẽ khuyên bạn : “ở chọn nơi, choi chọn bạn.” Cậu nên chọn bạn tốt mà chơi.
C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học
Tiết 16: Chính tả (Nghe – viết)
 Bài viết : Kéo co (SGK tr 147)
1-Mục tiêu: - HS nghe - viết đúng, trình bày đẹp đoạn trích trong bài viết : Kéo co : “ Hội làng Hữu Trấp...thành thắng”.
 - Rèn kĩ năng viết đúng, đều, đẹp, phân biệt đúng những tiếng có âm đầu dễ lẫn r/d/gi.
- Giáo dục ý thức giữ gìn vở sạch, chữ đẹp.
2.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra : GV đọc cho HS viết các từ chứa tiếng có âm đầu ch/tr .
B. Dạy bài mới : 
a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính:
HĐ 1 : Hướng dẫn chính tả: GV cho HS đọc bài viết .
HS đọc bài chính tả, HS đọc thầm, định hướng nội dung chính tả.
- Cách chơi kéo co của hai làng có gì khác nhau?
- Hội làng Hữu Trấp thi kéo co giữa nam và nữ....
GV hướng dẫn HS viết từ khó trên bảng con, bảng lớp ( dựa vào nghĩa của từ, từ loại).
HS thực hành viết từ khó, dễ mắc lỗi, phân tích cách viết dựa trên nghĩa của từ (từ điển Tiếng Việt thông dụng).
Từ : Hữu Trấp, Quế Võ, Bắc ninh, ganh đua, Tích Sơn, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, trai tráng
VD : Trai Tráng : chỉ những người đàn ông có sức khoẻ, vạm vỡ...	
- Những chữ nào trong bài được viết hoa?
GV đọc cho HS viết bài .
GV đọc lần hai cho HS soát lỗi.
GV chấm, chữa một số bài.
HĐ2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2a : GV cho HS đọc, xác định yêu cầu bài , thi tìm từ ghi tên các trò chơi, môn thể thao chứa tiếng có âm đầu r/d/gi.
C. Củng cố, dặn dò: - Luyện viết lại những chữ viết chưa đẹp trong bài.
 - Chuẩn bị bài : Mùa đông trên rẻo cao.
Chiều:
Luyện từ và câu
Luyện tập: mở rộng vốn từ: đồ chơi – trò chơi
i. Mục tiêu:
 - Củng cố các kiến thức đã học thuộc chủ điểm : Đồ chơi – Trò chơi.
 - Rèn kĩ năng làm bài cho học sinh.
II..các hoạt động dạy học
* Hướng dẫn HS làm các bài tập trong vở luyện
 1. Tìm từ chỉ đồ vật
Bài 1
 - GV nêu yêu cầu bài tập, yêu cầu HS hoạt động nhóm
 - GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm
 - Các nhóm làm bài tập ( 2 bàn tạo thành một nhóm)
 - Gọi các nhóm đọc kết quả, nhóm khác nhận xét
 - GV nhận xét ,chữa bài.
2. Tìm từ chỉ đồ chơi
 - Gọi 2 HS nêu yêu cầu bài
 - GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm chọn 1 nhóm từ: nhóm trò chơI cho bé mẫu giáo , nhóm trò chơi cho nam thiếu nhi, cho nữ thiếu nhi, rèn trí tuệ, rèn luyện thể dục.
 - Các nhóm làm việc
 - GV tổ chức cho các nhóm báo cáo trước lớp
 - Nhóm nào tìm được nhiều từ chỉ trò chơi thì nhóm đó thắng cuộc
 - Cả lớp nhận xét
 - GV nhận xét và bổ sung thêm.
3. Đặt 5 câu có từ chỉ trò chơi cho bé mẫu giáo
 - GV nêu yêu cầu bài
 - Cho 5 HS tiếp nối nhau đặt câu theo yêu cầu bài tập
 - Cả lớp nhận xét , chữa bài 
 - GV chữa bài và bổ sung thêm.
4. Đặt 5 câu có từ chỉ trò chơi cho thiếu nhi
 - GV hướng dẫn cho HS làm bài tập ở nhà.
* Củng cố , dặn dò
 - GV nhận xét giờ học
 - Tuyên dương những HS học tốt.
Thứ tư ngày 8 tháng 12 năm 2010
Tiết 15: Kể chuyện	 
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (SGK/ tr 158).
1.Mục tiêu: - HS chọn và kể được một câu chuyện liên quan đến đồ chơi của em hoặc của các bạn xung quanh.
- Rèn kĩ năng kể tự nhiên, chân thực, nghe và đánh giá đúng lời kể của bạn, hiểu nội dung câu chuyện.
- Giáo dục ý thức tự giác học tập, biết giữ gìn đồ chơi.
2.Chuẩn bị:- Sưu tầm truyện kể theo chủ đề .
HS : Ghi chép nội dung có liên quan đến truyện kể.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra: GV cho HS kể câu chuyện giờ học trước.
HS kể chuyện, nhận xét bạn kể, nêu ý nghĩa của câu chuyện.
B. Dạy bài mới:
a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu tiết học.
HĐ 1: Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
 GV cho HS đọc , phân tích yêu cầu của đề, gạch chân dưới từ ngữ quan trọng.
HĐ 2 : Gợi ý kể chuyện:
GV cho HS đọc phần gợi ý, phân tích theo đề bài : 
- Đề bài yêu cầu gì?
- Chuyện đó kể về nội dung gì?
- Nêu các hướng xây dựng cốt truyện?
GV cho HS KG nói mẫu từng phần.(SGK/tr 158).
- Đặt tên cho câu chuyện?
HĐ 3 : Hướng dẫn thực hành kể chuyện.
GV cho HS KG kể mẫu trước lớp, HS phát hiện hướng phát triển câu chuyện của bạn kể.
GV hướng dẫn HS TB – yếu nói từng phần dựa trên dàn ý đã chuẩn bị .
GV tổ chức cho HS kể chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện:
GV cùng HS đánh giá, nhận xét truyện kể.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học, định hướng nội dung chuyện kể.
HS đọc lại đề bài, phân tích yêu cầu của đề : Kể một câu chuyện có liên quan đến đồ chơi của em hoặc của các bạn xung quanh.
HS nghe hướng dẫn, TLCH, tập kể chuyện.
HS yếu có thể ghi từng chi tiết , kể từng đoạn.
-...kể chuyện có liên quan đến đồ chơi..
VD : - Kể vì sao có đồ chơi đó.
- Kể về việc giữ gìn đồ chơi.
- Kể về việc em tặng đồ chơi cho bạn nghèo.
- Kể về việc chơi chung đồ chơi...
VD : Chú gấu bông của tôi.
HS nghe, học tập cách kể.
HS thực hành tập kể chuyện .
HS kể chuyện theo cặp.
HS kể chuyện trước lớp. HS thảo luận về ý nghĩa mỗi câu chuyện, liên hệ giáo dục về ý thức bảo vệ, giữ gìn đồ chơi.
HS thi kể chuyện, bình chọn câu chuyện hay, chân thực...
HS bình chọn giọng kể hay.
C. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét giờ học.
 - Kể chuyện cho cả nhà nghe.
 - Chuẩn bị bài sau : 
Sáng : Thứ năm ngày 9 tháng 12 năm 2010
Tiết 29: Tập làm văn
 Luyện tập giới thiệu địa phương (SGK /tr 160)
1. Mục tiêu: - HS biết giới thiệu tập quán kéo co của hai địa phương trong bài đọc Kéo co.
- Rèn kĩ năng thực hành, giới thiệu được một trò chơi hoặc một lễ hội ở địa
phương.
- Giáo dục ý thức học tập, biết trân trọng những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
2.Chuẩn bị : Bảng nhóm cho bài tập 2.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài : - GV cho HS đọc lại nội dung bài học trước.
B. Nội dung chính :
HS nhắc lại nội dung đã học.
GV tổ chức cho HS thực hành các bài tập SGK/tr 160.
Bài 1 : Đọc lại bài Kéo co và cho biết bài ấy giới thiệu trò chơi của những địa phương nào. Thuật lại các trò chơi đã được giới thiệu.
GV cho HS đọc bài, đọc thầm và tìm những chi tiết quan trọng của bài theo nội dung yêu cầu, giới thiệu trong nhóm, thuật lại trước lớp.
Bài 2 : Hãy giới thiệu một trò chơi hoặc lễ hội ở quê em....
GV cho HS nêu tên trò chơi hoặc lễ hội định giới thiệu, định hướng cho HS trọng tâm khi giới thiệu (số người tham gia, luật chơi, ..)
GV cho HS quan sát tranh, HS KG giới thiệu mẫu một số hoạt động trong lễ hội hoặc, trò chơi yêu thích.
HS có thể ghi nội dung chính vào bảng nhóm để thuật lại.
HS nghe, xác định yêu cầu của giờ học, thực hành, chữa bài theo hướng dẫn của GV.
HS đọc bài, ghi lại chi tiết quan trọng của bài khi thuật trò chơi, tập thuật lại theo cặp, trình bày trước lớp.
VD : Bài đọc giới thiệu trò chơi kéo co của làng Hữu Trấp, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, làng Tích Sơn , thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
HS giới thiệu về cách chơi kéo co của hai làng...(theo nội dung bài đã học).
VD : Mỗi độ xuân về , làng tôi lại mở hội đón xuân cầu cho một năm mới an lành , hạnh phúc. Lễ hội diễn ra trong thời gian ba ngày. Ba ngày với rất nhiều hoạt động bổ ích như : Tế lễ, hát quan họ, chơi cờ người, chọi gà, thi bắt vịt, thổi cơm....Tôi yêu biết bao những con người quê tôi. Càng yêu hơn những nét văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc mà những trò chơi dân gian trong lễ hội đã mang lại.
 C. Củng cố, dặn dò: - Liên hệ ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống quý báu của dân tộc qua những lễ hội và trò chơi dân gian.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập miêu tả đồ vật.
Tiết 30: Luyện từ và câu
Câu kể (SGK tr/ 161).
1.Mục tiêu: - HS hiểu thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể : để kể, tả, trình bày ý kiến.
- Rèn kĩ năng thực hành : tìm được câu kể trong đoạn văn, biết đặt câu kể để tả, 
kể, trình bày ý kiến.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2.Chuẩn bị: Bảng phụ ghi đoạn văn trong phần nhận xét.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: - Nêu ví dụ về phép lịch sự khi đặt câu hỏi 
VD : Thưa ba, con xin phép ba đi chơi được không ạ?
B.Nội dung chính:
I – Nhận xét:
GV tổ chức cho HS thực hiện các yêu cầu phần nhận xét SGK/tr 161.
GV cùng HS xây dựng nội dung bài học.
GV cho HS đọc lại đoạn văn trên bảng phụ, trả lời câu hỏi của bài.
- Câu in đậm được dùng để làm gì? Cuối câu ấy có dấu gì? (ôn kiến thức về câu hỏi).
- Hỏi tương tự với các câu còn lại.
- Ba câu sau cũng là câu kể. Theo em chúng được dùng để làm gì? (thảo luận)
GV chốt ý, nêu nội dung cần ghi nhớ SGK/tr 152.
II- Ghi nhớ : SGK /tr 162.
III – Thực hành :
Bài 1 : Tìm câu kể trong đoạn văn sau. Cho biết mỗi câu dùng để làm gì?
GV cho HS làm cá nhân trong VBT, báo cáo.
Bài 2 : Đặt một vài câu kể :
a, Kể các việc em làm hàng ngày sau khi đi học về.
b, Tả chiếc bút em đang dùng.
c, Trình bày ý kiến của em về tình bạn.
d, Nói lên niềm vui của em khi nhận điểm tốt
HS đọc, xác định yêu cầu phần nhận xét, thực hiện lần lượt từng yêu cầu.
HS đọc đoạn văn, đọc thầm và trả lời câu hỏi.
Nhưng kho báu ấy ở đâu?
- Câu hỏi, hỏi về điều chưa biết, cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi.
Các câu còn lại là câu kể : Bu-ra-ti-nô ..gỗ (giới thiệu). Chú có cái mũi rất dài (để tả) .Chú người gỗ...kho báu (kể một sự việc). 
- Cuối mỗi câu có dấu chấm.
HS đọc, nhắc lại nội dung ghi nhớ.
HS đọc, xác định yêu cầu bài, thực hành.
- Chiều chiều..thi (kể sự việc).
- Cánh diều ...cánh bướm. (để miêu tả)
- Chúng tôi...lên trời (kể sự việc và nói lên tình cảm )......
VD :
- Hàng ngày , sau khi đi học về, em giúp mẹ dọn cơm.
- Em có một chiếc bút bi xanh màu nước biển.
C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học.- Chuẩn bị bài : Câu kể : Ai làm gì? 
Chiều:
Tập làm văn
Luyện tập: Luyện tìm ý,làm dàn ý miêu tả đồ vật
I. Mục tiêu:
 - Củng cố cho học sinh kĩ năng tìm ý và lập dàn ý miêu tả đồ vật
 - Rèn kĩ năng làm bài cho học sinh.
II. các hoạt động dạy học
1. Giáo viên chép đề bài lên bảng: Em hãy tả quyển sách Tiếng Việt của em đang học
2. Hướng dẫn HS phân tích đề bài
 ? Đề bài thuộc thể loại văn nào đã học? ( miêu tả)
 ? Đồ vật được tả là gì? ( quyển sách Tiếng Việt của em đang học)
 - Học sinh đọc nhẩm lại đề bài.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài vào vở bài tập
 - GV yêu cầu HS dựa vào vở bài tập để làm bài
 - Học sinh dựa vào gợi ý tìm ý theo mẫu có sẵn trong vở luyện.
 - Gọi 1 HS đọc lại phần gợi ý trong vở luyện, cả lớp theo dõi.
 - Giáo viên hướng dẫn HS yếu
 - Học sinh cả lớp tự làm bài vào vở.
 - Gọi 4,5 HS đọc dàn ý trước lớp
 - Lớp nhận xét và bổ sung.
 - Giáo viên nhận xét chung và bố sung thêm.
4. Củng cố , dặn dò:
Thứ sáu ngày 10 tháng 12 năm 2010
Tiết 30: Tập làm văn 
 Luyện tập miêu tả đồ vật (SGK /tr 162)
1. Mục tiêu: - HS dựa vào dàn ý trong bài tập làm văn tuần 15, viết được một bài văn miêu tả đồ chơi đủ ba phần : mở bài, thân bài, kết bài.
- Rèn kĩ năng thực hành viết văn miêu tả đồ vật, bố cục bài văn rõ ràng, nội dung đảm bảo, câu văn trong sáng, mạch lạc, hình ảnh miêu tả sinh động.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực, biết yêu quý và bảo vệ đồ chơi.
2.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài : Nội dung bài trước.
B. Nội dung chính :
HS nêu nội dung đã học.
HĐ 1 : Hướng dẫn học sinh nắm vững yêu cầu của đề bài.
GV cho HS đọc, xác định yêu cầu của đề bài.
GV cho HS đọc phần gợi ý, chuẩn bị nội dung miêu tả, một HS nhắc lại dàn ý của tiết học trước.
HĐ 2 : Hướng dẫn học sinh xây dựng kết cấu ba phần của bài văn.
Hai HS trình bày mở bài .
Hai HS trình bày đoạn thân bài.
Hai HS trình bày đoạn kết bài.
GV cho HS nhận xét, nêu ý kiến, sửa cho HD cách diễn đạt, lựa chọn và sử dụng từ ngữ.
HĐ 3 : Thực hành viết bài : 
GV tổ chức, đôn đốc HS viết bài theo dàn ý bài .
HS đọc xác định yêu cầu bài : Tả một đồ chơi mà em thích. 
HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
VD : Mở bài : Trong những đồ chơi em có, em thích nhất con gấu bông. (mở bài trực tiếp).
Thân bài : Gấu bông rất đáng yêu. Nó không to lắm. Dáng gấu tròn, hai tay ôm trước bụng. Gấu có bộ lông màu xám đá, pha chút sắc đỏ ở phần bụng và tai. Hai mắt gấu đen láy, trông như mắt thật, rất nghịch và thông minh....
Kết bài : Không biết gấu có vui khi ở bên em? Còn em rất vui khi có gấu làm bạn, chia sẻ với em những khó khăn trong học tập. Cầu mong sao các bạn nhỏ trên thế gian đều có đồ chơi đẹp như em.
 C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập giới thiệu địa phương.
Tiết 16 : Sinh hoạt
 Kiểm điểm hoạt động tuần 16
1. Mục tiêu: - Đánh giá kết quả học tập, hoạt động của chi đội tuần 16, đề ra phương hướng hoạt động tuần 17.
 - Rèn kĩ năng tự quản, nêu ý kiến.
 - Giáo dục ý thức học tập, xây dựng tập thể lớp vững mạnh .
2. Văn nghệ , kể chuyện đạo đức Bác Hồ.
3. Nội dung: 
a, Chi đội trưỏng nêu yêu cầu chung, tổ chức cho các phân đội báo cáo, các cá nhân nêu ý kiến sau đó tổng hợp chung:
* Ưu điểm: 
- Thực hiện nghiêm túc nề nếp lớp học, tham gia tích cực mọi hoạt động tập thể do nhà trường đề ra.
- Xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc, nề nếp học tập có nhiều tiến bộ.
- Ban chỉ huy đội kết hợp với cán bộ lớp có nhiều cố gắng trong việc quản lí , điều hành hoạt động của chi đội, đã tổ chức và duy trì tốt các giờ truy bài và thực sự có hiệu quả.
- Tham gia hoạt động múa hát tập thể sân trường, lao động, vệ sinh trường lớp.
- Phát huy vai trò , tinh thần đoàn kết, tự giác, tích cực trong học tập .
- Tuyên truyền và thực hiện tốt công tác an toàn giờ học, an toàn giao thông.
- Tham gia thi đọc hay viết đẹp cấp trường, tham gia thi kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh.
* Tồn tại:
- Một số đội viên chưa chú ý học, tiếp thu chậm, không làm bài tập 
- Một số HS không mang sách vở 
b, Phương hướng: 
- Khắc phục tồn tại, phát huy các mặt mạnh đã đạt được.
- Ôn tập tốt, chuẩn bị thi chất lượng giữa kì.
- Tiếp tục bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu, nâng cao chất lượng đại trà, chất 
lượng mũi nhọn.
-Thực hiện tốt vệ sinh trường lớp, bảo vệ của công, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp.
- Tham gia giao thông an toàn.
c, Nhận xét chung: GV nêu những yêu cầu chung, nhắc nhở học sinh rèn luyện trong học tập và tu dưỡng đạo đức.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 16.doc