Giáo án soạn ngang Lớp 4 - Tuần 17

Giáo án soạn ngang Lớp 4 - Tuần 17

Tiết 31 : TẬP ĐỌC

Rất nhiều mặt trăng (SGK/tr 163).

1-Mục tiêu : - HS đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài, đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật.

- Rèn kĩ năng đọc hiểu : + Từ : vời (SGK/tr164)

+ Nội dung: Trẻ em rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. Các em nghĩ về đồ chơi như các vật có thật trong cuộc sống. Các em nhìn thế giới xung quanh, giải thích thế giới xung quanh rất khác với người lớn.

- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.

2. Chuẩn bị : Bảng phụ hướng dẫn đọc.

3 .Hoạt động dạy học chủ yếu:

A. Kiểm tra: Đọc bài: Rất nhiều mặt trăng phần 1.

TLCH trong bài.

HS đọc bài.

HS nhận xét cách đọc của bạn.

HS trả lời câu hỏi theo nội dung đã học

 

doc 13 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 933Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án soạn ngang Lớp 4 - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 2010.
Sáng: Tiết 17: Chào cờ
Tiết 31 : Tập đọc
Rất nhiều mặt trăng (SGK/tr 163).
1-Mục tiêu : - HS đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài, đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật.
- Rèn kĩ năng đọc hiểu : + Từ : vời (SGK/tr164)
+ Nội dung: Trẻ em rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. Các em nghĩ về đồ chơi như các vật có thật trong cuộc sống. Các em nhìn thế giới xung quanh, giải thích thế giới xung quanh rất khác với người lớn.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2. Chuẩn bị : Bảng phụ hướng dẫn đọc.
3 .Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: Đọc bài: Rất nhiều mặt trăng phần 1.
TLCH trong bài.
HS đọc bài.
HS nhận xét cách đọc của bạn.
HS trả lời câu hỏi theo nội dung đã học
B. Dạy bài mới:
a, Giới thiệu bài: (qua tranh).
b, Nội dung chính:
HĐ 1: Hướng dẫn HS luyện đọc .
GV hướng dẫn HS đọc nối tiếp theo đoạn , đọc theo cặp, đọc toàn bài, kết hợp luyện đọc câu khó khó, từ khó.
Giọng đọc : giọng nhẹ nhàng, chậm rãi ở đoạn đầu, nhẹ nhàng ở đoạn sau, lời chú hề nhẹ nhàng, khôn khéo, lời nàng công chúa hồn nhiên, ngây thơ.
Đoạn 1 : Từ đầu đến của nhà vua
Đoạn 2 : Tiếp theo đến bằng vàng rồi.
Đoạn 3 : Phần còn lại.
HĐ 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài.
GV tổ chức cho HS đọc, thảo luận về nội dung từng câu hỏi trong bài.
ý 1 : Cả triều đình không biết làm thế nào để lấy mặt trăng cho công chúa.
Câu hỏi 1 :
- Trước yêu cầu đó nhà vua đã làm gì?
Câu hỏi 2 : 
- Vì sao họ lại cho rằng nguyện vọng của công chúa không thể thực hiện được?
ý 2 : Chú hề hỏi suy nghĩ của công chúa về mặ trăng.
Câu hỏi 3 : 
ý3 : Chú hề làm công chúa mãn nguyện.
Câu hỏi 4: 
- Chú hề đã làm gì sau khi biết nguyện vọng của công chúa?
- Thái độ của công chúa như thế nào sau khi nhận được món quà?
- Nêu ý nghĩa của bài ?
HĐ 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm.
GV cho HS luyện đọc theo đoạn, đọc lời nhân vật.
GV khuyến khích HS KG đọc thể hiện vai.
HS KG có thể nêu những chi tiết yêu thích trong truyện và cho biết vì sao.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
HS đọc nối tiếp theo khổ thơ.
Sửa lỗi phát âm : ốm nặng, lo lắng, tung tăng, ai nấy đều nói......
**Câu : Chú hứa sẽ mang mặt trăng về cho cô/ nhưng cô phải cho biết/ mặt trăng to bằng chừng nào.
HS đọc theo cặp lần hai, nhận xét cách đọc.
HS đọc toàn bài.
HS nghe GV đọc, tham khảo cách đọc.
**HS phát hiện cách thể hiện lời nhân vật.
HS đọc từng đoạn, đọc thầm, thảo luận và trả lời câu hỏi.
-...muốn có mặt trăng.
- ..cho vời tất cả các quan đại thần, các nhà khoa học để bàn cách lấy mặt trăng
- ...họ nói đòi hỏi đó không thể thực hiện được
-...mặt trăng ở rất ra và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua.
- ..phải xem công chúa nghĩ về mặt trăng thế nào đã.
-..móng tay che khuất mặt trăng. đi qua ngọn cây cạnh cửa sổ, bằng vàng..
-...cho đúc một mặt trăng bằng vàng..
- vui sướng chạy tung tăng khắp vườn.
- Mục 1.
HS luyện đọc theo đoạn ,đọc diễn cảm đoạn : “Thế là chú hề...Tất nhiên là bằng vàng rồi”
HS thi đọc hay, đọc thể hiện đúng diễn biến của câu chuyện. 
VD : Chi tiết công chú nói với chú hề : Khi ta mất một chiếc răng...Sự hồn nhiên, ngây thơ của công chúa ....
** Thi đọc hay.
HS nghe, bình chọn nhóm đọc hay, đọc đúng.
3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. – Chuẩn bị bài : Ôn tập.
Chiều:
Tiếng Việt( ôn )
 Luyện tập : Mở rộng vốn từ : Đồ chơi – Trò chơi.
1.Mục tiêu: - Giúp học sinh củng cố , hệ thống hoá từ ngữ về đồ chơi, trò chơi.
- Rèn kĩ năng thực hành : tìm từ, đặt câu hỏi, viết đoạn văn.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác , tích cực.
2.Chuẩn bị : Vở bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 4 tham khảo.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ 1 : GV nêu yêu cầu giờ học
HĐ 2 : GV nêu định hướng ôn tập.
- Ôn tập, hệ thống vốn từ về đồ chơi, trò chơi.
- Thực hành làm các bài tập tìm từ, đặt câu, viết đoạn văn.
HĐ 3: GV tổ chức cho HS thực hành , chữa bài:
Bài1 : Viết tên các trò chơi trong ngoặc đơn vào từng cột cho phù hợp ( chuyền thẻ, ô ăn quan, nhảy dây, kéo co, cướp cờ, nhảy lò cò, trốn tìm, cờ vua, tam cúc, chim bay cò bay, méo đuổi chuột).
(VBT trắc nghiệm Tiếng Việt 4 / tr 88)
Bài 2 : Điền tiếp vào chỗ trống các từ chỉ tên trò chơi:
a, Bắt đầu bằng danh từ :......
b, Bắt đầu bằng động từ :......
Bài3 : Viết một đoạn văn ngắn gồm năm đến bảy câu giới thiệu một trò chơi đơn giản.
( HSKG có thể viết thành một bài văn)
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học. 
VD : chơi chuyền, chuyền bóng, chơi đu quay...
- búp bê, bộ xếp hình, rô bốt....
HS đọc, xác định yêu cầu đề, thực hành, chữa bài.
A, Trò chơi rèn luyện sức khoẻ : kéo co, mèo đuổi chuột, cướp cờ.
B, Trò chơi luyện trí tuệ : ô ăn quan, cờ vua, tam cúc, chim bay, cò bay.
C, Trò chơi rèn luyện sự khéo léo : chuyền thẻ, nhảy dây, nhảy lò cò, trốn tìm.
VD : - tam cúc, cờ tướng, mèo đuổi chuột.
- đá bóng, nhảy dây, chuyền thẻ.
HS nói về trò chơi mình yêu thích, thuật lại theo nhóm, trình bày trước lớp.
HS nghe, nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố dặn dò : - Nhận xét giờ học.
- Ôn bài , chuẩn bị bài sau .
Sáng:	Thứ ba ngày 14 tháng 12 năm 2010
Tiết 31: Luỵên từ và câu
 Câu kể : Ai làm gì? (SGK tr/166).
1.Mục tiêu: - HS nắm được cấu tạo cơ bản của câu kể : Ai làm gì?
- Rèn kĩ năng thực hành : nhận biết câu kể ai làm gì, hai bộ phận CN, VN của câu kể, vận dụng đặt câu.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2.Chuẩn bị: Ghi sẵn bài tập 1 phần nhận xét.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: - Câu kể dùng để làm gì? Cho VD minh hoạ?
VD : - ...kể, tả, giới thiệu,... nói lên tình cảm, ý kiếm, tâm tư của mỗi người
B.Nội dung chính:
I – Nhận xét:
GV tổ chức cho HS thực hiện các yêu cầu phần nhận xét SGK/tr 166.
GV cùng HS xây dựng nội dung bài học.
GV cho HS đọc lại đoạn văn trên bảng phụ, trả lời câu hỏi của bài.
a, Từ ngữ chỉ hoạt động : 
b, Từ ngữ chỉ người hoặc vật hoạt động:
c, Đặt câu hỏi cho từ ngữ chỉ hoạt động:
d, Đặt câu hỏi cho từ ngữ chỉ người hoặc vật hoạt động:
GV chốt ý, nêu nội dung cần ghi nhớ SGK/tr 166.
II- Ghi nhớ : SGK /tr 166.
III – Thực hành :
Bài 1 : Tìm câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn sau. GV cho HS làm cá nhân trong VBT, báo cáo.
Bài 2 : Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong bài tập 1. (Kết hợp làm cùng bài tập 1).
GV cho HS viết vào vở, một vài học sinh viết vào bảng nhóm, chữa bài. 
GV cho HS làm theo cặp : một HS đặt câu hỏi tìm chủ ngữ (vị ngữ) – một HS trả lời.
Bai 3 : Viết một đoạn văn ngắn kể về các công việc trong buổi sáng của em. Chỉ rõ những câu kể trong bài thuộc câu kể Ai làm gì?
GV cho HS làm trong vở, hai HS làm trong bảng nhóm, chữa bài.
HS đọc, xác định yêu cầu phần nhận xét, thực hiện lần lượt từng yêu cầu.
HS đọc đoạn văn, đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- đánh trâu ra cày, nhặt cỏ, đốt lá, bắc bếp, thổi cơm...
- Các cụ già, mấy chú bé, các bà mẹ...
VD : Các cụ già làm gì ? (...nhặt cỏ, đốt lá).
VD : Ai bắc bếp thổi cơm ? (Mấy chú bé bắc bếp thổi cơm).
( HS thực hành kết hợp các nội dung)
HS đọc, nhắc lại nội dung cần nhớ.
Câu 1 : Cha tôi / làm cho tôi chiếc chổi 
	CN VN
cọ để quét nhà, quét sân.
Câu 2 : Mẹ / đựng hạt giống đầy móm 
 CN VN
lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau.
Câu 3 : Chị tôi / đan nón lá cọ, lại biết 
 CN VN
đan cả làn cọ, mành cọ xuất khẩu.
HS KG nói mẫu 1, 2 lần, HS viết bài, đọc bài, nhận xét về cấu trúc câu, HS nghe, nhận biết câu kể Ai làm gì?
VD : Hằng ngày, em thường dậy sớm. Em ra sân , vươn vai tập thể dục. Sau đó , em đánh răng, rửa mặt......
C. Củng cố, dặn dò:- Nêu cấu tạo câu kể mẫu Ai làm gì? Cho VD minh hoạ ?
- Nhận xét giờ học. 
- Chuẩn bài, chuẩn bị giờ sau : Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?
 Chính tả (Nghe – viết)
Tiết 17:	Bài viết : Mùa đông trên rẻo cao (SGK tr 165)
1-Mục tiêu: - HS nghe - viết đúng, trình bày đẹp bài viết : Mùa đông trên rẻo cao.
- Rèn kĩ năng viết đúng, đều, đẹp, phân biệt đúng những tiếng có âm đầu dễ lẫn l/n, vần âc/ât.
- Giáo dục ý thức giữ gìn vở sạch, chữ đẹp.
2.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra : GV đọc cho HS viết các từ chứa tiếng có âm đầu r/d/gi.
B. Dạy bài mới : 
a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính:
HĐ 1 : Hướng dẫn chính tả: GV cho HS đọc bài viết .
- Mùa đông trên rẻo cao đẹp như thế nào?
GV hướng dẫn HS viết từ khó trên bảng con, bảng lớp ( dựa vào nghĩa của từ, từ loại).
 Từ : lao xao, sườn núi, già nua...- 
- Những chữ nào trong bài được viết hoa?
GV đọc cho HS viết bài .
GV đọc lần hai cho HS soát lỗi.
GV chấm, chữa một số bài.
HĐ2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2a : GV cho HS đọc, xác định yêu cầu bài , điền vào ô trống tiếng có âm đầu l/n.
Bài 3 : GV cho HS chọn từ, điền trong VBT, báo cáo kết quả.
GV cho HS KG phân biệt một số từ trong bài. VD : nửa/lửa
HS viết vào bảng con, sửa lỗi chính tả dựa vào nghĩa, phương thức cấu tạo từ.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS đọc bài chính tả, HS đọc thầm, định hướng nội dung chính tả.
- ..mưa bụi trên mái lá chít bạc, hoa rau cải hương vàng hoe....
HS thực hành viết từ khó, dễ mắc lỗi, phân tích cách viết dựa trên nghĩa của từ (từ điển Tiếng Việt thông dụng).
VD : lao (xao) # nao núng.
lao xao : ồn ào ; nao núng : bối rối, cảm động.
- Viết hoa những chữ đầu câu.
HS nghe, viết bài.
HS nghe, soát lỗi.
HS đổi vở, chữa lỗi trong bài.
HS đọc, xác định yêu cầu bài, thực hành.
* Kết quả : một loại...lễ hội...nổi tiếng.
..giấc mộng...làm người...xuất hiện...che nửa...lấc láo...cất tiếng..lên tiếng.
nửa : một phần chia đôi.
lửa : hiện tượng vật gì cháy sinh ra ánh sáng và nóng.
C. Củng cố, dặn dò: - Luyện viết lại những chữ viết chưa đẹp trong bài.
 - Chuẩn bị bài : Ôn tập.
Chiều : Tiếng việt ( ôn )
Luyện đọc bài : Cánh diều tuổi thơ, Tuổi Ngựa.
1. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho HS , đọc lưu loát toàn bài, đọc diễn cảm bài Cánh diều tuổi thơ với giọng nhẹ nhàng, tha thiết, thể hiện niềm vui sướng và khát khao của trẻ thơ khi tham gia trò chơi thả diều, thể hiện sự hồn nhiên ngây thơ của cậu bé, sự dịu dàng, gần gũi của người mẹ trong bài thơ Tuổi Ngựa.
- HS nhớ lại nội dung bài đọc.
- Giáo dục ý thức luyện đọc, biết yêu thương và quan tâm đến mọi người, biết 
ước mơ cao đẹp.
2. Chuẩn bị: Phiếu bài đọc kèm theo câu hỏi nội dung.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ 1 : GV nêu yêu cầu giờ học.
HĐ 2 : Định hướng nội dung: Luyện đọc bài Cánh diều tuổi thơ, Tuổi Ngựa.
HĐ 3 :T ... nghe, kết hợp quan sát tranh trên bảng.
HS trao đổi theo cặp để tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh.
HS tập kể chuyện theo hướng dẫn của GV.
HS KG kể mẫu đoạn truyện, có thể giúp đỡ các bạn HS yếu bằng các câu hỏi gợi ý.
HS kể theo cặp.
HS thi kể trước lớp : kể cá nhân theo từng đoạn, kể theo nhóm (5 HS), mỗi em kể một đoạn tạo nên câu chuyện hoàn chỉnh.
Tranh 1 : Ma-ri-a nhận thấy mỗi lần gia nhân bưng trà lên , bát đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong đĩa.
Tranh 2 : Ma-ri-a tò mò, lẻn ra khỏi phòng khách để làm thí nghiệm.
Tranh 3 : Ma-ri-a làm thí nghiệm với đống bát đĩa trên bàn ăn.
Tranh 4 : Ma-ri-a và anh tranh luận về điều cô bé phát hiện.
Tranh 5 : Người cha ôn tồn giải thích cho hai con.
C. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét giờ học.
 - Kể chuyện cho cả nhà nghe.
Sáng : Thứ năm ngày 16 tháng 12 năm 2010
Tiết 31: Tập làm văn
 Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật (SGK /tr 172)
1. Mục tiêu: - HS biết xác định mỗi đoạn văn trong thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn.
- Rèn kĩ năng thực hành viết các đoạn văn.
- Giáo dục ý thức học tập, biết giữ gìn đồ vật.
2.Chuẩn bị : Bảng nhóm cho bài tập 2.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài : Nội dung bài trước.
B. Nội dung chính :
HS nêu nội dung đã học.
I – Nhận xét : GV cho HS đọc yêu cầu bài, thảo luận, thực hiện theo yêu cầu vào vở bài tập, báo cáo kết quả.
1. Đọc bài Cái cối tân, xác định các đoạn văn trong bài, nêu nội dung chính của từng đoạn văn.
- Đoạn văn cần nêu được những nội dung gì?
- Dấu hiệu nhận biết đoạn văn?
II – Ghi nhớ: SGK/ tr 170.
GV cho HS đọc, nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
III – Luyện tập:
Bài 1 : Đọc bài văn và trả lời câu hỏi.
- Bài văn gồm mấy đoạn văn?
- Tìm đoạn văn tả hình dáng bên ngoài của chiếc bút máy.
- Tìm đoạn văn tả cái ngòi bút.
- Tìm câu mở đoạn và kết đoạn của đoạn văn thứ ba, nội dung của đoạn văn là gì?
Bài 2 : Viết một đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em.
GV cho HS viết trong vở.
HS đọc xác định yêu cầu bài, thực hành. 
HS đọc bài, đọc thầm, trả lời câu hỏi.
1, Mở bài : Đoạn1 : Giới thiệu về cái cối tân.
2, Thân bài : + Đoạn 2 : Tả hình dáng bên ngoài của cái cối.
+ Đoạn 3 : Tả hoạt động của cái cối.
3, Kết bài : Đoạn 4 : Nêu cảm nghĩ về cái cối.
- Hết đoạn văn cần xuống dòng.
HS đọc, nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
HS đọc, xác định yêu cầu của đề bài, thực hành:
HS đọc bài, thảo luận nội dung bài:
- Bài văn gồm 4 đoạn.
- Đoạn 2 tả hình dáng bên ngoài của chiếc bút : “Cây bút dài....bóng loáng”
- Đoạn 3 tả cái ngòi bút : “Mở nắp ra...cất vào cặp”
- Câu mở đoạn : “Mở nắp ra..., nhìn không rõ.”
- Câu kết đoạn : “Rồi em tra nắp bút..cất vào cặp”.
- Nội dung đoạn văn là : tả ngòi bút, công dụng của nó, cách bạn HS giữ gìn chiếc bút.
 C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học.
 - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả.
Tiết 32 : Luyện từ và câu
Vị ngữ trong câu kể : Ai làm gì? (SGK tr/ 161).
1.Mục tiêu: - HS hiểu vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? nêu lên hoạt động của người hay vật và thường do động từ, cụm động từ chỉ hoạt động đảm nhiệm.
- Rèn kĩ năng thực hành : xác định vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? đặt câu theo yêu cầu.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2.Chuẩn bị: Bảng phụ ghi đoạn văn trong phần nhận xét.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: - Nêu ví dụ về phép lịch sự khi đặt câu hỏi 
VD : Thưa ba, con xin phép ba đi chơi được không ạ?
B.Nội dung chính:
I – Nhận xét:
GV tổ chức cho HS thực hiện các yêu cầu phần nhận xét SGK/tr 171.
GV cùng HS xây dựng nội dung bài học.
GV cho HS đọc lại đoạn văn trên bảng phụ, trả lời câu hỏi của bài.
- Tìm câu kể Ai làm gì trong đoạn văn trên.
- Xác định vị ngữ trong mỗi câu vừa tìm được.
- Nêu ý nghĩa của vị ngữ.
- Chọn ý đúng ...(SGK/tr 171).
GV chốt ý, nêu nội dung cần ghi nhớ SGK/tr 171.
II- Ghi nhớ : SGK /tr 171.
III – Thực hành :
Bài 1 : Đọc và trả lời câu hỏi :
GV cho HS làm cá nhân trong VBT, báo cáo.
- Tìm câu kể Ai làm gì.
- Xác định vị ngữ trong câu vừa tìm được.
Bài 2 : Ghép từ, cụm từ tạo thành câu.
GV cho HS viết vào vở, chữa bài, đọc câu kể ghép thành.
Bài 3 : Quan sát tranh vẽ..đặt 3 đến 5 câu kể Ai làm gì? miêu tả hoạt động của các bạn trong tranh.
GV cho HS nêu miệng câu kể.
HS đọc, xác định yêu cầu phần nhận xét, thực hiện lần lượt từng yêu cầu.
HS đọc đoạn văn, đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Câu 1, 2, 3.
VD : 
- Hàng trăm con voi/ đang tiến về bãi.
 CN VN
- Nêu hoạt động của con voi.
- ý b : Vị ngữ do động từ và các từ kèm nó (cụm động từ) tạo thành.
HS đọc, nêu nội dung cần ghi nhớ.
HS đọc, xác định yêu cầu đề bài, thực hành theo yêu cầu của giáo viên.
- Câu 3, 4, 5, 6, 7.
VD : Thanh niên/ đeo gùi vào rừng.
 CN VN
- Thanh niên làm gì? (...đeo gùi vào rừng)
- Đàn cò trắng bay lượn trên cánh đồng.
- Bà em kể chuyện cổ tích.
- Bộ đội giúp dân gặt lúa.
- HS thảo luận và nêu miệng .
C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học.- Chuẩn bị bài : Câu kể : Ai làm gì? 
Chiều : TIếng việt (ôn )
 Luyện tập miêu tả đồ vật 
1. Mục tiêu: - HS ôn tập về văn miêu tả đồ vật, cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật , 
đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật.
- Rèn kĩ năng quan sát, lập dàn ý, viết một đoạn văn, bài văn miêu tả đồ vật.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực, biết yêu quý, giữ gìn đồ vật.
2. Chuẩn bị: Bài viết tham khảo, bảng phụ ghi dàn ý khái quát bài văn miêu tả đồ vật.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
 HĐ 1 : GV nêu yêu cầu giờ học.
 HĐ 2 : Định hướng nội dung học tập:
- Nêu cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật?
- Vận dụng viết đoạn văn, bài văn miêu tả đồ vật.
HĐ 3 : Tổ chức cho HS thực hành.
Bài 1 : Hãy tưởng tượng và miêu tả bộ váy áo mà cô chủ mới may tặng cho búp bê (5 – 7 câu).
GV cho HS viết vào vở, bảng nhóm, đọc, chữa bài
Bài 2 : Tuổi thơ ai cũng từng có những đồ chơi gắn bó với mình như một người bạn. Hãy tả lại một đồ chơi đó.
GV cho HS đọc, phân tích yêu cầu của đề, giúp học sinh xác định đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết tả....
- GV tổ chức cho HS viết bài, đọc bài trước lớp, tuyên dương HS có nhiều cố gắng trong quá trình làm văn miêu tả, đọc bài tham khảo, phân tích cái hay, cái đẹp của bài văn (không bắt buộc tất cả HS phải viết thành bài, HS TB – yếu có thể chỉ kiểm tra viết đoạn văn miêu tả).
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
1, Mở bài : Giới thiệu đồ vật miêu tả.
2, Thân bài : Tả bao quát đồ vật, tả từng đặc điểm nổi bật của đồ vật, tả công dụng đồ vật, xen kẽ nêu cảm nghĩ của mình về đồ vật miêu tả.
3, Kết bài : Nêu cảm nghĩ, nhận định về đồ vật được miêu tả.
VD : Búp bê mới đẹp làm sao? Nó được làm bằng nhựa màu hồng nhạt. Mái tóc búp bê vàng óng, hơi xoăn trông thật ngộ nghĩnh. Đôi mắt tròn mở to với hàng mi cong vút, lại còn biết chớp chớp , mở ra, nhắm lại....
VD : Từ ngày còn đi mẫu giáo, tôi đã ao ước mình có riêng một bộ đồ chơi xếp hình. Năm tôi vào lớp một, mơ ước của tôi trở thành hiện thực vì mẹ đã mua tặng tôi nhân ngày đến lớp đầu tiên. 
 Đã gấn bốn năm tôi làm bạn với bộ xếp hình. So với ngày đầu tiên mẹ mua về, bộ xếp hình không cũ đi là mấy. Đặc biệt từng tấm nhựa hình, nó vẫn còn nguyên như vừa được làm từ mấy tuần trước vậy...
 Tôi sẽ mãi yêu quý và nâng niu món quà quý giá mà mẹ tôi đã trao tặng cùng niềm tin : Tôi sẽ trở thành một kiến trúc sư giỏi.
 4. Củng cố, dặn dò:- Nhận xét giờ học.
 - Hàon chỉnh bài văn.
Sáng: Thứ sáu ngày 17 tháng 12 năm 2010
Tiết 32: Tập làm văn 
 Luyện tập miêu tả đồ vật (SGK /tr 162)
1. Mục tiêu: - HS tiếp tục ôn tập về văn miêu tả đồ vật, cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật , đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật.
- Rèn kĩ năng quan sát, lập dàn ý, viết một đoạn văn, bài văn miêu tả đồ vật.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực, biết yêu quý, giữ gìn đồ vật.
2.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài : Nội dung bài trước.
B. Nội dung chính :
GV cho HS đọc, xác định yêu cầu của đề bài, thực hành lần lượt từng yêu cầu, chữa bài.
Bài 1 : Đọc các đoạn văn và trả lời câu hỏi:
- Các đoạn văn trên thuộc phần nào trong bài văn miêu tả?
- Xác định nội dung của từng đoạn văn?
- Nội dung miêu tả của từng đoạn được báo hiệu ở câu mở đoạn bừng những từ ngữ nào?
Bài 2 : Hãy quan sát kĩ chiếc cặp của em ..viết một đoạn văn miêu tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp đó.
GV cho HS đọc gợi ý, HS KG nói miệng đoạn văn theo gợi ý, HS trao đổi theo cặp, viết bài, đọc và chữa bài.
Bài 3 : ....viết đoạn văn miêu tả bên trong của chiếc cặp.
GV cho HS viết vào vở, một HS viết vào bảng nhóm, cùng chữa bài, lưu ý cách trình bày.
 C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau: Ôn tập
Tiết 17: Sinh hoạt
 Sinh hoạt lớp
1. Mục tiêu: - Đánh giá kết quả học tập, hoạt động của lớp tuần 17, đề ra phương hướng hoạt động tuần 18.
 - Rèn kĩ năng tự quản, nêu ý kiến.
 - Giáo dục ý thức học tập, xây dựng tập thể lớp vững mạnh .
2. Văn nghệ , đọc truyện thiếu nhi (tủ sách dùng chung)
3. Nội dung: 
a, Lớp trưỏng nêu yêu cầu chung, tổ chức cho các tổ báo cáo, các cá nhân nêu ý kiến sau đó tổng hợp chung:
* Ưu điểm: 
- Thực hiện nghiêm túc nề lếp lớp học, tham gia tích cực mọi hoạt động tập thể do nhà trường đề ra.
- Xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc, nề nếp học tập có nhiều tiến bộ.
- Tổ chức và duy trì tốt các giờ truy bài và thực sự có hiệu quả.
- Tham gia hoạt động múa hát tập thể sân trường, lao động, vệ sinh trường lớp.
- Phát huy vai trò , tinh thần đoàn kết, tự giác, tích cực trong học tập .
- Tuyên truyền và thực hiện tốt công tác an toàn giờ học, an toàn giao thông.
* Tồn tại:
- Một số học sinh chưa chú ý học, tiếp thu chậm, không làm bài tập như: 
- Kĩ năng tính toán của học sinh còn hạn chế nhất là chia số có ba chữ số.
b, Phương hướng: 
- Khắc phục tồn tại, phát huy các mặt mạnh đã đạt được.
- Ôn tập tốt, chuẩn bị thi chất lượng cuối kì.
- Tiếp tục bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu, nâng cao chất lượng đại trà, chất 
lượng mũi nhọn.
- Tham gia tích cực phong trào đọc truyện và làm theo tấm gương đạo đức Cách mạng Hồ Chí Minh.
-Thực hiện tốt vệ sinh trường lớp, bảo vệ của công, giữ gìn môi trường sạch đẹp.
- Tham gia giao thông an toàn.
- Kiểm tra hồ sơ học sinh về sổ liên lạc, vở sạch chữ đẹp.
c, Nhận xét chung: GV nêu những yêu cầu chung, nhắc nhở học sinh rèn luyện trong học tập và tu dưỡng đạo đức.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 17. Nam.doc