Giáo án soạn ngang Lớp 4 - Tuần 18

Giáo án soạn ngang Lớp 4 - Tuần 18

TIẾNG VIỆT

Ôn tập (tiết 1 - SGK/tr 174).

1-Mục tiêu : - Ôn tập, kiểm tra lấy điểm tập đọc, học thuộc lòng các bài đã học thuộc chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.

- Rèn kĩ năng đọc đảm bảo yêu cầu, nhớ nội dung bài đã học, hệ thống các bài theo chủ điểm, các nhận vật có trong bài đọc là truyện kể.

- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.

2.Chuẩn bị: Phiếu bài đọc có ghi sẵn nội dung hỏi.

3.Hoạt động dạy học chủ yếu :

A.Kiểm tra: Kết hợp trong quá trình ôn tập.

HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

B.Dạy bài mới:

a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu giờ học.

b, Nội dung chính:

HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.

HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.

 

doc 10 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 1035Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án soạn ngang Lớp 4 - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
Thứ hai ngày 20 tháng 12 năm 2010.
Sáng: Tiết 18: Chào cờ
Tiếng việt
Ôn tập (tiết 1 - SGK/tr 174).
1-Mục tiêu : - Ôn tập, kiểm tra lấy điểm tập đọc, học thuộc lòng các bài đã học thuộc chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.
- Rèn kĩ năng đọc đảm bảo yêu cầu, nhớ nội dung bài đã học, hệ thống các bài theo chủ điểm, các nhận vật có trong bài đọc là truyện kể.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2.Chuẩn bị: Phiếu bài đọc có ghi sẵn nội dung hỏi.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu :
A.Kiểm tra: Kết hợp trong quá trình ôn tập.
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
B.Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính:
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
HĐ 1: Kiểm tra đọc và học thuộc lòng (khoảng 5-7 học sinh)
GV cho HS lên bắt thăm bài đọc, chuẩn bị khoảng 1-2 phút, đọc bài, trả lời câu hỏi nội dung có in sẵn trong phiếu.
GV cùng học sinh nhận xét, đánh giá cách đọc.
HS thực hiện.bắt thăm bài đọc, chuẩn bị theo thời gian quy định, đọc bài và trả lời câu hỏi theo yêu cầu.
HS nhận xét, bổ sung.
VD: Bài Cánh diều tuổi thơ : Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho trẻ...
HĐ 2: Lập bảng tổng kết các bài đọc là truyện kể trong hai chủ điểm : Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.
GV cho HS đọc yêu cầu bài, hướng dẫn học sinh làm trong VBT, báo cáo, GV ghi lại ý tổng hợp lên bảng.
HS thực hiện tổng kết bài đọc là truyện kể trong VBT, báo cáo, nhận xét, bổ sung.
VD :
Tên bài
Tác giả
Nội dung
Nhân vật
Ông Trạng thả diều
Trinh Đường
Nguyễn Hiền nhà nghèo mà hiếu học.
Nguyễn Hiền
C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. 
- Chuẩn bị bài : Ôn tập (tiếp)
Tiếng Việt( ôn )
 Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật
1.Mục tiêu: - Giúp học sinh củng cố kiến thức về xây dựng đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật.
- Rèn kĩ năng thực hành : viết đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật : đoạn mở bài, thân bài, kết bài.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác , tích cực.
2.Chuẩn bị : Vở bài tập nâng cao Tiếng Việt 4 tham khảo.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ 1 : GV nêu yêu cầu giờ học
HĐ 2 : GV nêu định hướng ôn tập
- Nêu dấu hiệu nhận biết đoạn văn?
- Thực hành làm các bài tập viết đoạn văn.
HĐ 3: GV tổ chức cho HS thực hành , chữa bài:
Bài1 : Đọc lại bài Cánh diều tuổi thơ và cho biết nội dung của từng đoạn.
- Nêu dấu hiệu nhận biết đoạn văn.
Bài 2 : Có những đồ vật đã trở thành kỉ vật, nó luôn nhắc ta về những câu chuyện cảm động, những ngày tháng khó quên. hãy tả lại một đồ vật như thế.
GV cho HS đọc, phân tích yêu cầu đề, cho HS KG nói miệng từng phần : đoạn mở bài, đoạn thân bài, đoạn kết bài , HS TB-yếu viết đoạn, HSKG có thể viết thành một bài văn.
GV chấm, chữa bài, giới thiệu đoạn văn điển hình.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học. 
- Mỗi đoạn văn miêu tả đồ vật có một nội dung nhất định....Khi viết hết đoạn văn cần xuống dòng.
HS thực hành theo yêu cầu của giáo viên.
Đoạn mở đầu : Giới thiệu khái quát về sự gắn bó của cánh diều với tuổi thơ.
Đoạn 2 : tả cánh diều và tiếng sáo diều.
Đoạn 3 : Niềm vui và những ước mơ đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho tuổi thơ.
VD : Cuộc sống đang diễn ra sôi động từng ngày. Hôm nay rồi sẽ lại trở thành hôm qua nhưng những kỉ vật mà ta yêu quý sẽ còn mãi với thời gian. Một trong những kỉ vật đó là món quà sinh nhật lần thứ chín của em - chiếc áo len - một món quà vô cùng ý nghĩa vì nó là cả một câu chuyện cảm động về tình bạn. 
4. Củng cố dặn dò : - Nhận xét giờ học.
- Ôn bài , chuẩn bị bài sau:
Sáng : Thứ ba ngày 21 tháng 12 năm 2010
Tiếng việt
	Ôn tập (tiết 2)
1-Mục tiêu: - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc, học thuộc lòng như tiết 1.
- Ôn luyện kĩ năng đặt câu, kiểm tra sự hiểu biết của học sinh về nhân vật qua bài tập nhận xét về nhân vật.
- Ôn các thành ngữ, tục ngữ đã học qua bài thực hành chọn thành ngữ, tục ngữ phù hợp với tình huống đã cho.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2. Chuẩn bị : Phiếu bài đọc, bảng nhóm.
Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra : Kết hợp ôn tập.
B. Dạy bài mới : 
a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính:
HĐ 1 : Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng (như tiết 1).
HĐ2 : Đặt câu với từ ngữ thích hợp để nhận xét về nhân vật đã học.
GV cho HS nêu tên các bài đọc là câu chuyện đã học, các nhân vật có trong bài, cho HS nhận xét về nhân vật đó. GV cho HS viết vào bảng nhóm, chữa cách đặt câu
Bài 3 : GV cho HS chọn thành ngữ, tục ngữ để khuyên bạn trong các tình huống thích hợp.
GV cho HS KG nêu ý nghĩa của thành ngữ trong bài.
HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS bắt thăm bài đọc, thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. 
VD : Nhờ thông minh , ham học và có chí, Nguyễn Hiền đã trở thành Trạng nguyên trẻ nhất nước Nam ta.
- Nhờ khổ công luyện tập, từ một người viết chữ rất xấu, Cao bá Quát đã nổi danh là người viết chữ đẹp.
VD : Nếu bạn em nản lòng khi gặp khó khăn, em sẽ khuyên bạn : “Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo”.
- Nếu bạn em dễ thay đổi ý định theo người khác, em sẽ khuyên bạn :
 “Ai ơi đã quyết thì hành.
Đã đan thì lận tròn vành mới không”
C. Củng cố, dặn dò: - Luyện đọc, ôn bài
 - Chuẩn bị bài : Ôn tập (tiếp).
Tiếng việt
Ôn tập (tiết 3).
1-Mục tiêu: - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc, học thuộc lòng như tiết 1.
- Ôn luyện kĩ năng viết đoạn văn mở bài, kết bài theo các cách mở bài và kết bài đã học.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2. Chuẩn bị : Phiếu bài đọc, bảng nhóm.
Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra : Kết hợp ôn tập.
B. Dạy bài mới : 
a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính:
HĐ 1 : Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng (như tiết 1).
HĐ 2 : Viết đoạn văn mở bài, kết bài.
GV cho HS đọc, phân tích yêu cầu của đề, thực hành, HS KG nêu miệng, 2 HS viết vào bảng nhóm chữa bài.
HS KG viết mở bài, kết bài theo cả hai cách đã học.
Cho đề tập làm văn sau: “Kể chuyện ông Nguyễn Hiền”. Em hãy viết :
a, Phần mở bài theo kiểu gián tiếp.
b, Phần kết bài theo kiểu mở rộng.
HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS bắt thăm bài đọc, thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. 
VD : Mở bài : Thật tự hào về truyền thống hiếu học, tuổi trẻ tài cao của người dân nước Nam ta. Một trong những con người đó là Nguyễn Hiền, ông Trạng trẻ nhất khi mới ở độ tuổi 13. Câu chuyện xảy ra vào đời vua Trần Nhân Tông.... 
VD : Câu chuyện về Trạng nguyên Nguyễn Hiền làm em thấm thía hơn lời dạy của người xưa : “Có chí thì nên, Có công mài sắt, có ngày lên kim”.
C. Củng cố, dặn dò: - Luyện đọc, ôn bài
 - Chuẩn bị bài : Ôn tập (tiếp).
Chiều : Tiếng việt ( ôn )
Luyện tập về câu kể : Ai làm gì?
1. Mục tiêu: - Củng cố, hệ thống hoá kiến thức đã học về câu kể mẫu Ai làm gì?
- Rèn kĩ năng xác định câu kể theo mẫu, đặt câu, viết đoạn văn có câu kể Ai làm gì?
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2. Chuẩn bị: Vở bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 4, Bài tập TV nâng cao.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ 1 : GV nêu yêu cầu giờ học.
HĐ 2 : Định hướng nội dung: 
- Luyện tập về câu kể Ai làm gì ? 
- Vận dụng làm bài tập đặt câu, viết đoạn văn có câu kể theo mẫu.
HĐ 3: Tổ chức cho HS thực hành luyện đọc: 
Bài 1 : Đoạn văn sau có mẫy câu kể Ai làm gì ?
- Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu kể vừa tìm.
Minh chợt nhớ đến ngày giỗ ông năm ngoái. Hôm đó, bà ngoại sang chơi nhà em. Mẹ em nấu chè hạt sen. Bà ăn, tấm tắc khen ngon. Lúc bà về, mẹ lại biếu bà một gói chè mạn ướp hạt sen thơm phức.
Bài 2 : Viết tiếp vào chỗ chấm để hoàn chỉnh các câu sau theo mẫu Ai làm gì?
a, Cả lớp em.....
b, Đêm giao thừa, cả nhà em....
c, Chú chim chích.....
Bài 3 : Viết một đoạn văn ngắn kể về một hoạt động tập thể ở lớp em (quét dọn nghĩa trang liệt sĩ, lao động tập thể, kết nạp đội viên, thi văn nghệ, đồng diễn thể dục..)
GV cho 2 HS viết vào bảng nhóm,chữa bài.
Một HS đọc bài, một HS nêu câu kể theo mẫu, một HS xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu kể đó (Có thể cho HS đặt câu tìm chủ ngữ, vị ngữ- đối với học sinh yếu).
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
- Câu kể Ai làm gì để kể, giới thiệu sự việc, miêu tả hoặc nêu ý kiến, nhận định...
HS thực hành theo yêu cầu của giáo viên.
Đoạn văn có bốn câu kể mẫu Ai làm gì?
Hôm đó, bà ngoại / sang chơi nhà em. Mẹ em / nấu chè hạt sen. Bà/ ăn, tấm tắc khen ngon. Lúc bà về, mẹ/ lại biếu bà một gói chè mạn ướp hạt sen thơm phức.
( Phần in đậm là chủ ngữ, phần gạch chân là vị ngữ)
HS viết câu vào trong vở, chữa bài.
a, Cả lớp em tham gia thi viết chữ đẹp.
b, Đêm giao thừa, cả nhà em ngồi quây quần bên nồi bành chưng.
c, Chú chim chích lích rích chuyền cành.
VD : Buổi sáng chủ nhật, lớp em tổ chức quét dọn nghĩa trang liệt sĩ. Đây là hoạt động tập thể nhằm giáo dục truyền thống Uống nước nhớ nguồn. Không ai bảo ai, tất cả mọi người đều đến sớm. Bạn thì mang liềm xén. Bạn thì mang cuốc, xảo. Tổ em nhặt cỏ. Tổ bạn Thảo rẫy những vừng cỏ to xung quanh mộ. Tổ của Trang quét sạch rác trên lối đi vào.
 4. Củng cố, dặn dò:- Nhận xét giờ học.
Thứ tư ngày 22 tháng 12 năm 2010
Tiêng việt
Ôn tập (tiết 5).
1-Mục tiêu: - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc, học thuộc lòng như tiết 1.
- Ôn luyện về danh từ, động từ, tính từ, đặt câu hỏi cho các bộ phận câu.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2. Chuẩn bị : Phiếu bài đọc.
Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra : Kết hợp ôn tập.
B. Dạy bài mới : 
a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính:
HĐ 1 : Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng (như tiết 1).
HĐ 2 : Tìm danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn, đặt câu với bộ phận đựơc in đậm.
GV cho học sinh đọc đoạn văn, thực hành trong vở, chữa bài.
GV ghi lại kết quả trên bảng, củng cố lí thuyết về danh từ, động từ, tính từ.
GV cho HS nêu miệng các câu hỏi.
HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS bắt thăm bài đọc, thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. 
HS nghe đọc, thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
* Danh từ : buổi, chiều, xe, thị trấn, nắng, phố huyện, em bé, mắt, mí, cổ, móng hổ, quần áo, sân, Hmông, TuDí, Phù Lá.
*Động từ : dừng lại, chơi đùa.
*Tính từ : nhỏ, vàng hoe, sặc sỡ.
VD : Buổi chiều, xe làm gì?
C. Củng cố, dặn dò: - Luyện đọc, ôn bài
 - Chuẩn bị bài : Ôn tập (tiếp).
Sáng:
Thứ năm ngày 23 tháng 12 năm 2010
Tiêng việt
 Ôn tập ( tiết 6)
1-Mục tiêu: - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc, học thuộc lòng như tiết 1.
- Ôn luyện về văn miêu tả đồ vật, quan sát một đồ vật, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý, viết mở bài kiểu gián tiếp và kết bài kiểu mở rộng cho bài văn.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2. Chuẩn bị : Phiếu bài đọc, bảng nhóm.
Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra : Kết hợp ôn tập.
B. Dạy bài mới : 
a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính:
HĐ 1 : Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng (như tiết 1).
HĐ 2 : Tập làm văn.
GV đọc, phân tích yêu cầu của đề, thực hành, chữa bài.
**Cho đề tập làm văn sau : “Tả một đồ dùng học tập của em”
a, Hãy quan sát đồ dùng ấy và chuyển kết quả quan sát thành giàn ý.
b, Hãy viết phần mở bài theo kiểu gián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng.
GV cho HS tiến hành quan sát theo nhóm đồ vật, ghi lại ý quan sát, lập giàn ý, viết mở bài, kết bài vào vở, bảng nhóm, chữa bài.
HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS bắt thăm bài đọc, thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. 
HS thực hành theo yêu cầu của giáo viên.
* Mở bài : Giới thiệu đồ vật miêu tả : cay bút viết.
*Thân bài : Tả bao quát bên ngoài : 
+ Hình dáng thon mảnh, vát lên ở cuối như đuôi máy bay.
+ Chất liệu nhựa cứng, rất chắc tay.
+ Màu nâu đen...
Tả bên trong : Ngòi bút thanh, màu sáng loáng....
*Kết bài : Nêu cản ngĩ về cây bút : Em rất yêu quý chiếc bútm giữ gìn cẩn thận...
** Mở bài : Mỗi lần làm toán, viết văn, tôi không thể không nhớ đến người bạn thân thiết của tôi. Người bạn ấy không những cho tôi nói lên những dòng suy nghĩ của mình mà còn gợi cho tôi những kỉ niệm êm đềm về những ngày tháng được cùng ông giải những bài toán khó. Người bạn mà tôi muốn nói đến là cây bút viết Trường Sơn.
** Kết bài : Năm tháng rồi sẽ qua và tôi cũng sẽ khôn lớn.Sẽ có một ngày tôi phải rời xa mái trường yêu dấu, xa những bài toán một , hai nhưng có lẽ kỉ niệm về cây bút Trường Sơn vẫn là những kỉ niệm đẹp nhất trong quãng đời cắp sách đến trường.
C. Củng cố, dặn dò: - Luyện đọc, ôn bài
 - Chuẩn bị bài : Ôn tập (tiếp).
Tiếng Việt
Kiểm tra : Đọc hiểu, Luyện từ và câu 
1-Mục tiêu: - Kiểm tra kiến thức đã học về đọc hiểu, luyện từ và câu.
- Rèn kĩ năng thực hành.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2. Chuẩn bị : Vở bài tập Tiếng Việt làm phiếu kiểm tra.
Hoạt động dạy học chủ yếu:
GV nêu yêu cầu giờ học, tổ chức cho HS thực hành làm bài kiểm tra trong VBT. GV chấm một số bài nếu học sinh làm xong bài trước.
A. Đọc thầm.
B. Chọn câu trả lời đúng nhất.
** Đáp án : 
Câu1 : ý c, câu 2: ý a, câu 3: ý c, câu 4: ý c 
C. Câu 1: ý b, câu 2: ý b, câu 3: ý c, câu 4: ý b.
C. Củng cố, dặn dò:- Chuẩn bị bài : Kiểm tra (tiếp).
Chiều : Tiếng việt ( ôn )
Luyện tập về câu kể : Ai làm gì?
1. Mục tiêu: - Củng cố, hệ thống hoá kiến thức đã học về câu kể mẫu Ai làm gì?
- Rèn kĩ năng xác định câu kể theo mẫu, đặt câu, viết đoạn văn có câu kể Ai làm gì?
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2. Chuẩn bị: Vở bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 4, Bài tập TV nâng cao.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ 1 : GV nêu yêu cầu giờ học.
HĐ 2 : Định hướng nội dung: 
- Luyện tập về câu kể Ai làm gì ? 
- Vận dụng làm bài tập đặt câu, viết đoạn văn có câu kể theo mẫu.
HĐ 3: Tổ chức cho HS thực hành luyện đọc: 
Bài 1 : Đoạn văn sau có mẫy câu kể Ai làm gì ?
- Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu kể vừa tìm.
Minh chợt nhớ đến ngày giỗ ông năm ngoái. Hôm đó, bà ngoại sang chơi nhà em. Mẹ em nấu chè hạt sen. Bà ăn, tấm tắc khen ngon. Lúc bà về, mẹ lại biếu bà một gói chè mạn ướp hạt sen thơm phức.
Bài 2 : Viết tiếp vào chỗ chấm để hoàn chỉnh các câu sau theo mẫu Ai làm gì?
a, Cả lớp em.....
b, Đêm giao thừa, cả nhà em....
c, Chú chim chích.....
Bài 3 : Viết một đoạn văn ngắn kể về một hoạt động tập thể ở lớp em (quét dọn nghĩa trang liệt sĩ, lao động tập thể, kết nạp đội viên, thi văn nghệ, đồng diễn thể dục..)
GV cho 2 HS viết vào bảng nhóm,chữa bài.
Một HS đọc bài, một HS nêu câu kể theo mẫu, một HS xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu kể đó (Có thể cho HS đặt câu tìm chủ ngữ, vị ngữ- đối với học sinh yếu).
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
- Câu kể Ai làm gì để kể, giới thiệu sự việc, miêu tả hoặc nêu ý kiến, nhận định...
HS thực hành theo yêu cầu của giáo viên.
Đoạn văn có bốn câu kể mẫu Ai làm gì?
Hôm đó, bà ngoại / sang chơi nhà em. Mẹ em / nấu chè hạt sen. Bà/ ăn, tấm tắc khen ngon. Lúc bà về, mẹ/ lại biếu bà một gói chè mạn ướp hạt sen thơm phức.
( Phần in đậm là chủ ngữ, phần gạch chân là vị ngữ)
HS viết câu vào trong vở, chữa bài.
a, Cả lớp em tham gia thi viết chữ đẹp.
b, Đêm giao thừa, cả nhà em ngồi quây quần bên nồi bành chưng.
c, Chú chim chích lích rích chuyền cành.
VD : Buổi sáng chủ nhật, lớp em tổ chức quét dọn nghĩa trang liệt sĩ. Đây là hoạt động tập thể nhằm giáo dục truyền thống Uống nước nhớ nguồn. Không ai bảo ai, tất cả mọi người đều đến sớm. Bạn thì mang liềm xén. Bạn thì mang cuốc, xảo. Tổ em nhặt cỏ. Tổ bạn Thảo rẫy những vừng cỏ to xung quanh mộ. Tổ của Trang quét sạch rác trên lối đi vào.
 4. Củng cố, dặn dò:- Nhận xét giờ học.
Thứ sáu ngày 24 tháng 12 năm 2010
Tiếng việt
 Kiểm tra : Chính tả- Tập làm văn (SGK /tr 162)
1. Mục tiêu: - Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và kĩ năng viết văn của học sinh.
- Rèn kĩ năng thực hành, nghe - viết đúng, trình bày bài viết sạch đẹp, khoa học, viết văn miêu tả đúng nội dung, câu văn có hình ảnh.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2. Đồ dùng học tập : Vở bài tập Tiếng Việt làm phiếu kiểm tra.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
GV nêu yêu cầu tiết học, tổ chức cho HS làm bài kiểm tra theo nội dung trong vở bài tập.
GV đọc cho HS viết chính tả : Chiếc xe đạp của chú Tư.
GV đôn đốc, nhắc nhở HS viết bài văn miêu tả : Viết một bài văn miêu tả đồ vật.
GV thu bài, nhận xét tiết kiểm tra.
** Biểu điểm : Bài chính tả : 4 điểm, sai ba lỗi trừ một điểm.
Bài tập là văn : 6 điểm :
+ Mở bài : giới thiệu đựoc đồ vật miêu tả (0,5 điểm)
+ Thân bài tả đúng những nét đặc trưng của đồ vật theo một trình tự hợp lí, câu văn có hình ảnh (4điểm) . 
+ Kết bài : Nêu cảm nghĩ về đối tượng miêu tả (0,5 điểm).
 Điểm chữ viết và trình bày : 1 điểm.
Sinh hoạt
 Sinh hoạt Đội
1. Mục tiêu: - Đánh giá kết quả học tập, hoạt động của chi đội tuần 18, đề ra phương hướng hoạt động tuần 19.
 - Rèn kĩ năng tự quản, nêu ý kiến.
 - Giáo dục ý thức học tập, xây dựng tập thể chi đội vững mạnh .
2. Văn nghệ , đọc truyện thiếu nhi (tủ sách dùng chung)
3. Nội dung: 
a, Chi đội trưởng nêu yêu cầu chung, tổ chức cho các phân đội báo cáo, các cá nhân nêu ý kiến sau đó tổng hợp chung:
* Ưu điểm: 
- Thực hiện nghiêm túc nề lếp lớp học, tham gia tích cực mọi hoạt động tập thể do nhà trường đề ra.
- Xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc, nề nếp học tập có nhiều tiến bộ.
- Tổ chức và duy trì tốt các giờ truy bài và thực sự có hiệu quả.
- Tham gia hoạt động múa hát tập thể sân trường, lao động, vệ sinh trường lớp.
- Phát huy vai trò , tinh thần đoàn kết, tự giác, tích cực trong học tập .
- Tuyên truyền và thực hiện tốt công tác an toàn giờ học, an toàn giao thông.
* Tồn tại:
- Một số học sinh chưa chú ý học, tiếp thu chậm, không làm bài tập như :
 - Kĩ năng tính toán của học sinh còn hạn chế nhất là chia số có ba chữ số.
b, Phương hướng: 
- Khắc phục tồn tại, phát huy các mặt mạnh đã đạt được.
- Ôn tập tốt, chuẩn bị thi chất lượng cuối kì.
- Tiếp tục bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu, nâng cao chất lượng đại trà, chất 
lượng mũi nhọn.
-Thực hiện tốt vệ sinh trường lớp, bảo vệ của công, giữ gìn môi trường sạch đẹp
- Tham gia giao thông an toàn.
- Chuẩn bị tổng kết cuối kì I, xét, bình chọn đội viên xuất sắc.
c, Nhận xét chung: - GV nhắc nhở HS không được đốt pháo.
- GV nêu những yêu cầu chung, nhắc nhở học sinh rèn luyện trong học tập và tu dưỡng đạo đức.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 18. nam.doc