Tiết 2 TOÁN
Đ46: Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp H
- Giúp học sinh củng cố về nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.
- Cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật.
* Mức độ cần đạt: H TB, yếu: Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 4a
II. Đồ dùng: Thước kẻ, ê ke.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Hoạt động 1: Kiểm tra: (3- 5)
- Kể tên các góc mà em đã học? So sánh các góc đó với góc vuông?
2. Hoạt động 2: Luyện tập: (32-34)
Bài 1:Miệng
KT: Củng cố những kiến thức đã học về góc
- Nêu đặc điểm của góc nhọn, góc tù, góc bẹt ?
Bài 2: BC
KT: Kiểm tra và xác định đúng đường cao tam giác.Làm quen với bài trắc nghiệm. – Vì sao AB lại là đường cao của tam giác ABC ?
Tuần 10 : Thứ hai ngày 26 tháng 10 năm 2009 Tiết 1 Chào cờ ________________________________________ Tiết 2 Toán Đ46: Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp H - Giúp học sinh củng cố về nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác. - Cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật. * Mức độ cần đạt: H TB, yếu: Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 4a II. Đồ dùng: Thước kẻ, ê ke. III. Các hoạt động dạy học. 1. Hoạt động 1: Kiểm tra: (3- 5’) - Kể tên các góc mà em đã học? So sánh các góc đó với góc vuông? 2. Hoạt động 2: Luyện tập: (32-34’) Bài 1:Miệng KT: Củng cố những kiến thức đã học về góc - Nêu đặc điểm của góc nhọn, góc tù, góc bẹt ? Bài 2: BC KT: Kiểm tra và xác định đúng đường cao tam giác.Làm quen với bài trắc nghiệm. – Vì sao AB lại là đường cao của tam giác ABC ? Bài 3: Vở KT: Rèn cho HS kĩ năng vẽ hình vuông.Vẽ đúng hình vuông theo yêu cầu. - Nêu các bước vẽ hình vuông? Bài 4: Vở KT: Vẽ hình chữ nhật ABCD theo chiều dài, chiều rộng đã cho. - Nêu các bước vẽ HCN ? Em hiểu trung điểm có nghĩa là gì ? * Dự kiến sai lầm. - Học sinh không xác định được hết góc ( Khi 1 đỉnh có 2 góc). - Nhầm lẫn AH là đường cao 3. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò. - Thế nào là đường cao trong tam giác? - Nhận xét giờ học *Rút kinh nghiệm sau giờ dạy : ................................................................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................................................................. Tiết 3 Tập đọc Ôn tập giữa học kì 1– Tiết1 I. Mục tiêu 1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc. Hiểu trả lời được 1-2 câu hỏi về nội dung bài học - Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng : H đọc trôi chảy các bài tập đã học từ đầu HKI của lớp 4( phát âm rõ, tốc độ đọc đúng yêu cầu ). 2. Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “ Thương người như thể thương thân” 3.Tìm đúng những đoạn văn cần được thể hiện bằng giọng đọc đã nêu trong SGK. Đọc diễn cảm những đoạn văn đó đúng yêu cầu về giọng đọc. II. Đồ dùng dạy học - Phiếu viết tên từng bài tập đọc, HTL trong tuần 9 tuần đầu III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài( 1-2’) - Nêu mục đích tiết học, cách bắt thăm bài đọc. 2.Kiểm tra tập đọc: (12- 14’) - Hình thức: + H lên bốc thăm chuẩn bị 2'. + Đọc theo nội phiếu thăm yc. + Trả lời câu hỏi nội dung bài vừa đọc. + Nhận xét - cho điểm. 3. Bài tập 2: - Yêu cầu H đọc thầm bài - Nêu y/c. - H làm bài tập VBT. - Chữa miệng - Nhận xét 4. Bài tập 3: - H đọc thầm - Đọc to: 1 em. - Yêu cầu tìm nhanh đoạn văn tương ứng với giọng đọc. - H đọc đoạn văn mình tìm được. - Nhận xét. - Tổ chức thi đọc diễn cảm. (3-5 em) - Nhận xét, tuyên dương 5. Củng cố dặn dò (3-5') - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau ____________________________ Tiết 4 Luyện từ và câu Ôn tập giữa học kì 1– Tiết 2 I. Mục tiêu: - Nghe viết đúng chính tả và trình bày đẹp bài: Lời hứa. - Hệ thống hoá quy tắc viết hoa tên riêng. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài (1-2') 2. Hướng dẫn nghe, viết (5-8') - GV đọc mẫu + giải nghĩa từ: trung sĩ. - Học sinh đọc thầm bài ? ND bài nói gì? - HD phân tích viết đúng: + ngẩng đầu, trận giả, trung sĩ, giao, xin hứa. - Luyện viết bc 3. H viết bài (14-16') - Đọc cho học sinh viết. - Đọc cho học sinh soát lỗi. - Ghi số lỗi. 4. Luyện tập ( 8 - 10' ) Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu. - Yêu cầu thảo luận cặp. - Học sinh trình bày - Nhận xét. Bài 3: - Học sinh đọc - Nêu yêu cầu. - Yêu cầu học sinh làm vở. - Chữa bảng phụ - Nhận xét. 5. Củng cố dặn dò: ( 3 - 5' ) - Nhận xét giờ học. - Về nhà: Chuẩn bị bài sau. ______________________________________________________________ Thứ ba ngày 27 tháng 10 năm 2009 Tiết 3 Toán Đ47 : Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Giúp học sinh củng cố về cách thực hiện phép cộng, phép trừ các số có 6 chữ số. - áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp để tính nhanh. - Hiểu đặc điểm hình vuông, hình chữ nhật. Tính được P và S. * Mức độ cần đạt: Học sinh TB, yếu: Bài 1a, Bài 2a, Bài 3b, Bài 4 II. Đồ dùng: Ê ke, thước. III. Các hoạt động dạy và học 1. Hoạt động 1: Kiểm tra: (3- 5’) - Vẽ hình chữ nhật có chiều dài = 5 cm; chiều rộng = 3 cm. - Nêu các bước vẽ ? 2. Hoạt động 2: Luyện tập: (32- 34’) Bài 1: BC KT: Thực hiện các phép cộng trừ hai số có nhiều chữ số. - Khi thực hiện phép cộng ( trừ )có nhớ cần lưu ý gì ? Bài 2: Vở KT: Vận dụng tính chất phép cộng đã học để tính nhanh. - Dựa vào đâu mà em tính một cách thuận tiện nhất ? Bài 4: Vở KT: Giải đúng bài toán tổng hiệu liên quan đến hình chữ nhật. - Để tính được chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật em đã vận dụng kiến thức nào ? Bài 3: Miệng -> Nháp KT: Xác định đúng các cạnh vuông góc. Tính đúng chu vi hình chữ nhật. - Nêu công thưds tính chu vi hình vuông 3. Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò( 2-3’) - Nhận xét. * Dự kiến sai lầm: - Bài 4: Một số H còn lúng túng khi tìm chiều dài, chiều rộng HCN - Bài 3: Tìm chưa hết các cạnh vuông góc với DH. *Rút kinh nghiệm sau giờ dạy : ................................................................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................................................................. ____________________________ Tiết 4 : Khoa học Ôn tập, con người và sức khoẻ ( tiết 2) I. Mục tiêu: Giúp H ôn tập và củng cố các kiến thức về: - Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường. - Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng. - Cách phòng tránh 1 số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá. - H có khả năng: áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày. Hệ thống hoá những kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý của Bộ y tế. II. Đồ dùng: - Phiếu bốc thăm II. Các hoạt động dạy học 1. Hoạt động 1: Khởi động:(3-5’) - Kiểm tra: G3 – 5 H lên bốc thăm (sử dụng thăm của HĐ 2 tiết 1) và trả lời câu hỏi: 2. Hoạt động 2: Trò chơi: Ai chọn thức ăn hợp lý ?:( 10 -12’) * Mục tiêu: H có khả năng: áp dụng những kiến thức đã học vào việc lựa chọn thức ăn hàng ngày. *Cách tiến hành. Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn. - Chia lớp thành 4 nhóm. - Nội dung chơi: Sử dụng tranh ảnh, mô hình, vật thật về thức ăn sưu tầm được để trình bày 1 bữa ăn ngon và bổ. Bước 2: Làm việc theo nhóm. - Các nhóm cùng tham gia trình bày bữa ăn ngon và bổ. Bước 3 : Làm việc cả lớp - Các nhóm trình bày bữa ăn của mình – các nhóm khác nhận xét. - Làm thế nào để có bữa ăn đủ chất dinh dưỡng? ( H nêu ý kiến) => Kết luận : Bữa ăn chỉ đủ chất dinh dưỡng: Có đủ thức ăn của 4 nhóm chất dinh dưỡng: đạm, đường, béo, vi ta min và chất khoáng. 3. Hoạt động 3: Thực hành: Ghi lại và trình bày 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí( 13 -14’) *Mục tiêu:- Hệ thống hoá những kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 lời khuyên về dinh dưỡng hợp lý của Bộ y tế. * Cách tiến hành. Bước 1: Làm việc cá nhân. - H đọc mục thực hành SGK/40 và ghi lại vào giấy, trang trí bài làm của mình. Bước 2: Làm việc cả lớp. - H trình bày sản phẩm cho cả lớp xem. => G nhận xét, khen bài trang trí đẹp. 4. Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò( 2- 3’) - Hệ thống kiến thức. - Dặn dò. - Về nhà: Chuẩn bị bài sau Thứ tư ngày 28 tháng 10 năm 2009 Tiết 1 Toán Đ48 : Nhân với số có một chữ số I. Mục tiêu: Giúp học sinh : - Biết cách thực hiện phép nhân số có 6 chữ số với c/s có 1 chữ số . - Thực hành tính nhân . * Mức độ cần đạt: H TB, yếu: Bài 1, 3 II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1 : KTBC (3- 5') - BC: Tính: 456 + 456 + 456 - Nêu cách cộng nhiều số? - Có thể tính nhanh phép cộng trên bằng cách nào ? 2. Hoạt động 2: Dạy bài mới (13-15') - G ghi bảng: 241234 x 2 =? 136204 x 4 =? - H đọc, nhận xét số các chữ số ở mỗi thừa số - H thực hiện BC – Trình bày miệng các bước thực hiện - G ghi bảng như SGK => Nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số thực hiện qua mấy bước ? ( 2 bước: Đặt tính. -> Tính theo thứ tự từ phải sang trái ) - H nhận xét cách thực hiện ở hai phép tính ? => Khi thực hiện phép nhân có nhớ cần chú ý gì ? ( cộng phần nhớ vào tích của hàng liền trước nó ) 3. Hoạt động 3: Luyện tập (17-19') Bài 1: BC. KT: Củng cố nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số. Bài 3: Vở KT: Tính giá trị biểu thức - Nêu cách tính giá trị biểu thức ? ( thực hiện phép nhân trước, cộng ( trừ )sau ) Bài 2: Nháp – Chữa bảng phụ KT: Các cách tính giá trị biểu thức có chứa một chữ. - Để tính giá trị của biểu thức có chứa một chữ em làm thế nào ? Bài 4: Nháp KT: Giải toán có lời văn liên qua đến phép cộng và phép nhân - Muốn biết huyện đó được cấp bao nhiêu quyển truyện ta làm thế nào ? * Dự kiến sai lầm: - Học sinh thực hiện tính giá trị biểu thức bài 3 phần a chưa đúng thứ tự.=> Giáo viên cần lưu ý cách tính giá trị của biểu thức. - Bài 4: H còn lúng túng khi chọn phép tính -> G theo dõi, hướng dẫn cá nhân 4. Hoạt động 4: Củng cố dặn dò: (3-5') - Nêu cách thực hiện tính nhân ? - Nhận xét giờ học. *Rút kinh nghiệm sau giờ dạy : ................................................................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................................................................. ________________________________ Tiết 2 Tập đọc Ôn tập giữa học kì 1– Tiết 3 I. Mục tiêu: - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ và HTL ( Y/c như tiết 1) - Hệ thống hoá 1 số điều cần ghi nhớ về ND, nhân vật , giọng đọc của các bài TĐ truyện kể thuộc chủ điểm " Măng mọc thẳng " II. Đồ dùng : - Phiếu thăm, Bảng phụ. III . Các hoạt động dạy học. 1 . Giới thiệu bài (1-2') . 2 . Kiểm tra Tập đọc + HTL: (18-20'). - Tiến hành tương tự tiết 1. 3 . Bài tập 2 . - H dọc yêu cầu của bài . ? Nêu tên các bài TĐ chuyện kể thuộc chủ điểm " Măng mọc thẳng " ? - H đọc thầm các truyện + làm bài tập 1 VBT . - H trình bày - Nhận xét . - Đọc đoạn văn với giọng đọc phù hợp nội dung. 4 . Củng cố dặn dò : (3-5') + Những câu truyện vè nêu khuyên em điều gì ? + Nhận xét giờ học . ___________________________ Tiết 3: Tập làm văn Ôn tập giữa học kì 1– Tiết 4 I. Mục tiêu: - Hệ thống hoá và hiểu sâu thêm các từ ngữ - thành ngữ - TN đã học trong 3 chủ điểm " thương người như thể thương thân . Măng mọc thẳng . Trên đôi cánh ước mơ " - Nắm được tác dụng của dấu 2 chấm , dấu ngoặc kép . II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ . III. Các hoạt động dạy học: A. KTBC ( 3 - 5' ) - Kể tên các bài luyện từ và câu đã học từ tuần 1 -> tuần 8 . B. Bài mới 1. Giới thiệu bài : (1-2') 2. Hướng dẫn ôn tập :( 32-33') Bài 1 : (VBT) - Yêu cầu H đọc nêu yêu cầu. - H đọc thầm mẫu. - H làm VBT. - H chữa bài. => Em có nhận xét gì về các từ ngữ trong mỗi chủ điểm ? ( từ gần nghĩa, cùng nghĩa) Bài 2: Thảo luận nhóm cặp - H đọc, nêu yêu cầu. - Thảo luận nhóm cặp ( 2 ‘) - Gọi đại diện trình bày. => Khi đặt câu cần chú ý gì ? Bài 3: Vở- chữ bảng phụ - H đọc, nêu yêu cầu . - H làm bài vở. - H chữa bài. -> Dấu ngoặc kép sử dụng khi nào? Dấu 2 chấm có tác dụng gì? C. Củng cố dặn dò (3-5') - Chốt kiến thức ôn tập. - Nhận xét giờ học. _______________________________ Tiết 4: Đạo đức An toàn giao thông Đi xe đạp an toàn I. Mục tiêu : - HS biết xe đạp là phương tiện giao thông thô sơ, dễ đi nhưng phải bảo đảm an toàn. - Biết quy định của Luật GTĐB đối với người đi xe đạp ở trên đường. - Có thói quen đi sát lề đường và luôn quan sát khi đi dường trước khi đi kiểm tra các bộ phận của xe. - Có ý thức thực hiện các quy định đảm bảo ATGT. II. Đồ dùng dạy học : Tranh dạy ATGT : Sơ đồ một ngã tư có vòng xuyến. III. Các hoạt động dạy học : 1. Hoạt động 1 : Lựa chọn xe đạp an toàn. * Mục tiêu: HS xác định được thế nào là một chiếc xe đạp bảo đảm an toàn và biết khi nào thì trẻ em có thể đi xe đạp ra đường. * Cách tiến hành: - Lớp ta ai biết đi xe đạp ? Ai đã tự đi xe đạp đến trường ? - GV cho HS quan sát 1 chiếc xe đạp. - Chiếc xe đạp bảo đảm an toàn là chiếc xe như thế nào ? -Xe tốt, đủ các bộ phận phanh, đèn, có đủ chắn bùn ... => Kết luận: Muốn đảm bảo an toàn khi ra đường trẻ em phải đi xe đạp nhỏ, đó là xe của trẻ em, xe đạp phải còn tốt có đủ các bộ phận đặc biệt là phanh và đèn. 2. Hoạt động 2: Những quy định để đảm bảo an toàn khi đi đường. * Mục tiêu: HS biết những quy định đối với người đi xe đạp, có ý thức thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của Luật GTĐB. * Cách tiến hành: - GV cho học sinh quan sát 4 bức tranh SGK phóng to. - Yêu cầu HS thảo luận : + Hình ảnh nào đi đúng ? Hình ảnh nào sai ? + Phân tính những hành vi sai ? - Các nhóm trình bày. - Sau đó giáo viên hỏi : + Để đảm bảo an toàn người đi xe đạp phải đi như thế nào ? => Kết luận : Nhắc lại quy định với người đi xe đạp. 3. Hoạt động 3 : Trò chơi giao thông. * Mục tiêu : Củng cố những kiến thức của HS về cách đi đường an toàn. * Cách tiến hành : GV dùng sơ đồ trên bảng yêu cầu HS xử lý những tình huống : - Khi Phải vượt xe đỗ bên đường. - Khi phải đi qua vòng xuyến. - Khi đi từ trong ngõ đi ra. - Khi đi đến ngã tư. 4. Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại những yêu cầu để đi xe đạp an toàn ? - Nhận xét giờ học ___________________________________________________________________ Thứ năm ngày 30 tháng 10 năm 2009 Tiết 3 : Toán Đ49 : Tính chất giao hoán của phép nhân I. Mục tiêu: Giúp học sinh : - Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân. - Vận dụng t/c g/hoán của phép nhân để tính toán. * Mức độ cần đạt: H TB, yếu: Bài 1, 2 II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: KTBC (3-5') - BC : 35123 x 5 =? - Nêu cách thực hiện? 2. Hoạt động 2: Dạy bài mới (13-15') a. So sánh giá trị của 2 b.thức. - G nêu biểu thức - H tính và so sánh lần lượt 2 x 4 và 4 x 2 3 x 6 và 6 x 3 7 x 5 và 5 x 7 -> Nhận xét: Khi đổi chỗ 2 thừa số trong một tích thì tích không thay đổi b. Viết kết quả vào ô trống. - G treo bảng phụ có các cột ghi giá trị của a, b, a x b và b x a. - H làm nháp - Nêu kết quả - G ghi bảng - So sánh kết quả từng trường hợp. => a x b = b x a -> Tính chất giao hoán Kết luận: SGK - H đọc lại. 3. Hoạt động 3: Thực hành (17-19') Bài 1: Miệng. KT: Củng cố tính chất giao hoán của phép nhân - Khi đổi chỗ các thừa số trong 1 tích thì tích như thế nào ? Bài 2: Vở KT: Củng cố thực hiện tính viết phép nhân với số có một chữ số - Khi thực hiện phép nhân có nhớ cần chú ý gì ? Bài 3: Nháp KT: So sánh giá trị các biểu thức - Để tìm hai biểu thức có giá trị bằng nhau em làm thế nào ? Bài 4: Nháp KT: một số nhân với 1, 0 nhân với 1 một số - Vì sao em điền được 1; 0 ? * Dự kiến sai lầm : Bài 2: Một số H còn nhầm lẫn - Bài 3: H còn long tong khi so sánh giá trị của hai biểu thức 4. Hoạt động 4: Củng cố dặn dò: (3-5') - Nêu lại tính chất giao hoán của phép nhân - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau. *Rút kinh nghiệm sau giờ dạy : ............................................................................................................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................................................................................................ ______________________________________ Tiết 4: Luyện từ và câu Ôn tập giữa học kì I - Tiết 5 I. Mục tiêu: - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ + HTL. - Hệ thống một số điều cần nhớ về thể loại, ND chính, nhân vật, tính cách, cáhc đọc các bài TĐ thuộc chủ điểm "Trên đôi cánh ước mơ ". II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu có tên các bài TĐ + HTL. - Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài (1-2') 2. Kiểm tra TĐ + HTL (1/3 số học sinh còn lại). - Thực hiện như tiết 1. 3. Bài 2: VBT - H đọc thầm. Nêu yêu cầu. ? Nêu tên các bài TĐ thuộc chủ điểm "Trên đôi cánh ước mơ"? - H quan sát mẫu - H làm VBT. - Trình bày – Nhận xét: nội dung, giọng đọc => Em thích thể loại nào nhất ? 4. Bài 3: VBT - H nêu yêu cầu. - H quan sát mẫu. - H làm VBT. => Nhân vật nào em yêu quý nhất ? 5. Củng cố dặn dò: (3-5') - Những bài TĐ vừa nêu giúp em hiểu điều gì? - Nhận xét giờ học. ___________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 31 tháng 10 năm 2009 Kiểm tra giữa học kì I: Toán + Tiếng Việt
Tài liệu đính kèm: