Giáo án soạn ngang Tuần 23 - Lớp 4

Giáo án soạn ngang Tuần 23 - Lớp 4

TẬP ĐỌC

HOA HỌC TRÒ

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh

- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

- Hiểu ND: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng , loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh ảnh về cây phượng, hoa phượng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

A. Bài cũ: (3 phút)

- 2 HS học thuộc lòng bài thơ Chợ tết và trả lời câu hỏi liên quan đến bài.

B. Bài mới: (29 phút)

1. Giới thiệu bài : (1 phút)

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: (28 phút)

a. Luyện đọc: (10 phút)

- 1 HS đọc toàn bài.

- Hướng dẫn chia đoạn: 3 đoạn.

- Từng nhóm 3 HS nối nhau đọc, mỗi em đọc 1 đoạn (3 lượt)

- GV kết hợp hướng dẫn HS xem tranh, ảnh hoa phượng

- Hướng dẫn đọc đúng các từ: đoá, tán hoa lớn xoè ra, nỗi niềm bông phượng

- Đọc đúng câu hỏi thể hiện tâm trạng ngạc nhiên của cậu học trò: Hoa nở lúc nào mào bất ngờ vậy?

- GV giúp HS hiểu các từ mới và khó trong bài Phượng, phần tử, vô tâm, tin thắm.

- HS luyện đọc theo cặp

- 2 HS đọc cả bài

- GV đọc diễn cảm toàn bài giọng nhẹ nhàng, suy tư, nhấn giọng những từ ngữ được dùng một cách ấn tượng để tả vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng, sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian: Cả một loạt kêu vang, rực lên

 

doc 24 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 604Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án soạn ngang Tuần 23 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 23 	 Thứ 2 ngày 25 tháng 01 năm 2010
tập đọc
hoa học trò
i. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu ND: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng , loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. đồ dùng dạy học: 
- Tranh ảnh về cây phượng, hoa phượng. 
iii. các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Bài cũ: (3 phút)	
- 2 HS học thuộc lòng bài thơ Chợ tết và trả lời câu hỏi liên quan đến bài.
B. Bài mới: (29 phút)
1. Giới thiệu bài : (1 phút)
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: (28 phút)
a. Luyện đọc: (10 phút)	
- 1 HS đọc toàn bài.
- Hướng dẫn chia đoạn: 3 đoạn.
- Từng nhóm 3 HS nối nhau đọc, mỗi em đọc 1 đoạn (3 lượt)
- GV kết hợp hướng dẫn HS xem tranh, ảnh hoa phượng	
- Hướng dẫn đọc đúng các từ: đoá, tán hoa lớn xoè ra, nỗi niềm bông phượng 
- Đọc đúng câu hỏi thể hiện tâm trạng ngạc nhiên của cậu học trò: Hoa nở lúc nào mào bất ngờ vậy?	
- GV giúp HS hiểu các từ mới và khó trong bài Phượng, phần tử, vô tâm, tin thắm. 
- HS luyện đọc theo cặp
- 2 HS đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài giọng nhẹ nhàng, suy tư, nhấn giọng những từ ngữ được dùng một cách ấn tượng để tả vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng, sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian: Cả một loạtkêu vang, rực lên 	
b) Tìm hiểu bài: (10 phút)	
+ Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là “Hoa học trò” ?
	(Vì phượng là loại cây rất gần gũi, quen thuộc với học trò.
	Thấy màu hoa phượng, học trò nghĩ đến kì thi và những ngày nghỉ hè.
	Hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường.) 
+ Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?	
	(Hoa phượng đỏ rực, đẹp không phải ở một đoá mà cả loạt, cả một vùng, cả một góc trời; màu sắc như cả ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. 
	Hoa phượng gợi cảm giác vừa buồn lại vừa vui: buồn vì báo hiệu sắp kết thúc năm học, sắp xa mái trường; vui vì báo hiệu được nghỉ hè).
	Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ, màu phượng mạnh mẽ làm khắp thành phố rực lên như đến tết nhà nhà dán câu đối đỏ).
+ Màu hoa phượng đổi như thế nào theo thời gian?	
	(Lúc đầu, màu hoa phượng là màu đỏ còn non, có mưa, hoa càng tươi dịu, dần dần, số hoa tăng, màu cùng đậm dần, rồi hoà với mặt trời chói lọi, màu 
phượng rực lên). 
- GV yêu cầu HS nói cảm nhận của em khi học bài văn?	
	(Hoa phượng có vẻ đẹp rất độc đáo dưới ngòi bút miêu tả tài tình của tác giả.
	Hoa phượng là loài hoa rất gần gũi, thân thiết với học trò.
	Bài văn giúp em hiểu vẻ đẹp lộng lẫy của hoa phượng).
- Hướng dẫn rút ra nội dung : (như mục tiêu)
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm. (8 phút)	
- GV hướng dẫn các em đọc diễn cảm bài văn	
- 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn văn.
- GV hướng dẫn HS, thi đọc diễn cảm một đoạn Phượng không phải là một đoá. đậu khít nhau 	
- Cả lớp luyện đọc
C. Củng cố, dặn dò. (3 phút)
- 1 HS nhắc lại ND của bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS học thuộc lòng bài thơi Chợ tết để chuẩn bị viết lại theo trí nhớ 11 dòng đầu của bài trong tiết Chợ tết.
Toán
luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết so sánh hai phân số.
- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số trường hợp đơn giản.
- Làm được các BT 1 (câu a, c và d), 2, 3 – VBT trang 32 ; BT 1 – VBT trang 33.
- HSKG thêm bài 4 – VBT trang 32 .	
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1 Hoạt động 1: (3 phút) Củng cố về so sánh hia phân số.
- 4 HS lên bảng chữa BT 1 – SGK .
- Giới thiệu bài mới: Luyện tập chung.
2. Hoạt động 2: (29 phút) Luyện tập, thực hành.
* Bài 1 – VBT trang 32: (câu a, c và d)
- 1 HS nêu cách so sánh hai phân số cùng mẫu số.
- 1 HS nêu cách so sánh hai phân số khác mẫu số.
- HS làm vào bảng con câu a. 
- Hướng dẫn nhận xét, bổ sung, chốt bài làm đúng.
- Hướng dẫn HS so sánh hai phân số bằng cách vận dụng so sánh các phân số với 1. (Câu c và d)
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào VBT.
- Hướng dẫn nhận xét, bổ sung, chốt bài làm đúng.
* Bài 2 – VBT trang 32:
a)
- Gọi 1 HS nêu ghi nhớ về so sánh hai phân số khác mẫu số nhưng cùng tử số.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc kết quả.
- Hướng dẫn nhận xét, bổ sung, chốt bài làm đúng: ; ; 
b) 
- Hướng dẫn HS phát hiện cách làm : Rút gọn phân số trước khi xếp thứ tự.
- Gọi HS đọc kết quả bài làm.
- Hướng dẫn nhận xét, bổ sung, chốt bài làm đúng: ; ; .
* Bài 3 – VBT trang 32:
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài.
- Hướng dẫn HS tìm các số lẻ lớn hơn 6 và bé hơn 10 : 7, 9.
a) Phân số bé hơn 1: 
b) Phân số bằng 1: ; .
c) Phân số lớn hơn 1: 
* Bài 1 – VBT trang 33.
- Hướng dẫn HS nêu lại dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
- HS vận dụng làm bài.
- Gọi HS đọc kết quả bài làm.
- Hướng dẫn nhận xét, bổ sung, chốt bài làm đúng.
* Bài 4 – VBT trang 32 (HSKG)
a) Hướng dẫn HS rút gọn bằng cách gạch các thừa số giống nhau giữa tử số và mẫu số.
b) Hướng dẫn HS phân tích tử số : 42 32 = 14 3 16 2 = 6 14 16 và mẫu số: 12 14 16 = 6 2 14 16. Sau đó tiến hành như câu a).
3. Hoạt động nối tiếp : (3 phút)
- Chốt kiến thức bài học.
- BTVN: Ôn tập các kiến thức đã học. Làm các BT 1, 2 – SGK đầu trang 123 và bài 1 cuối trang 123.
Lịch sử
Văn học và khoa học thời hậu lê 
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Biết được sự phát triển của văn học và khoa học thời Hậu Lê (một vài tác giả tiêu biểu thời Hậu Lê: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Ngô Sỹ Liên,)
- HSKG: Biết một số tác phẩm tiêu biểu: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Dư địa chí, Lam Sơn thực lục.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập:
phiếu học tập
Nhóm : ....
Các tả giả, tác phẩm văn học tiêu biểu thời Hậu Lê
Tác giả
Tác phẩm 
Nội dung
Các tả giả, tác phẩm khoa học tiêu biểu thời Hậu Lê
Tác giả
Tác phẩm 
Nội dung
- GV và HS sưu tầm thông tin về các tác phẩm văn học, khoa học về các nhà thơ, nhà khoa học thời Hậu Lê (Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lương Thế Vinh ).
II . Các hoạt động dạy học chủ yếu
* Hoạt động khởi động: (3 phút)
- GV gọi 2 HS lên bảng trả lời 
+ Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích học tập ?
+ Nội dung học tập, thi cử dưới thời Hậu Lê là gì? 
- GV nhận xét, ghi điểm.
- Giới thiệu bài mới: Văn học và khoa học thời Hậu Lê
1. Hoạt động 1: (15 phút) Văn học thời Hậu Lê
- GV phát phiếu học tập cho 5 nhóm.
- HS đọc SGK, thảo luận nhóm 5 và hoàn thành các nội dung phiếu yêu cầu: 
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. 
- Hướng dẫn nhận xét, bổ sung, chốt bài làm đúng.
+ Các tác phẩm văn học thời kì này được viết bằng gì? 
(Các tác phẩm văn học thời kì này được viết bằng cả chữ Hán và chữ Nôm).
- GV giới thiệu đôi nét về chữ Hán và chữ Nôm. 
+ Hãy kể tên các tác giả, tác phẩm văn học lớn thời kì này? 
+ Nội dung của các tác phẩm thời kì này nói lên điều gì? 
- GV tiểu kết và chuyển hoạt động. 
2. Hoạt động 2: (12 phút) Khoa học thời Hậu Lê 
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm như hoạt động 1.
+ Hãy cùng đọc SGK và hoàn thành bảng thống kê về các tác giả, tác phẩm khoa học tiêu biểu thời Hậu Lê. 
- HS làm việc theo nhóm
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. 
- Hướng dẫn nhận xét, bổ sung, chốt bài làm đúng.
+ Kể tên các lĩnh vực khoa học đã được các tác giả quan tâm nghiên cứu trong thời kì Hậu Lê ?
(Thời Hậu Lê các tác giả đã nghiên cứu về lịch sử, địa lý, toán học, y học).
+ Hãy kể tên các tác giả, tác phẩm về lĩnh vực khoa học của nước ta trong thời kì này?
- GV hỏi qua nội dung tìm hiểu, em thấy những tác giả nào là tác giả tiêu biểu cho thời kì này? 
- HS trao đổi với nhau và thống thất Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông là hai tác gải tiêu biểu cho thời kỳ này.
C. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
- GV tổ chức cho HS giới thiệu các tác giả, tác phẩm lớn thời Hậu Lê (Nguyễn Trãi, Lương Thế Vinh,) mà các em đã sưu tầm được. 
- Cá nhân (hoặc nhóm HS) giới thiệu trước lớp.
- GV khen ngợi các HS có phần sưu tầm tiếp và giới thiệu các em có thể tìm hiểu về các tác giả, tác phẩm thời kì này và các thời kì khác qua một số sách như: Danh nhân đất Việt – NxB Thanh niên 
Kể chuyên
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn chuyện) đã nghe, đã đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác.
- Hiểu được câu chuyện (đoạn chuyện) đã kể.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Một số truyện viết về đề tài của bài KC
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Bài cũ: (3 phút)
+ 1 HS kể và nêu ý nghĩa câu chuyện : Bác đánh cá và gã hung thần.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: (29 phút)
1. Giới thiệu : (1 phút) Nêu mục tiêu tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện : (10 phút)
- Gọi 2 HS đọc đề bài, gợi ý.
a.Tìm hiểu đề bài 
+ Nêu YC của đề bài? 
- GV gạch chân các từ: được nghe, được đọc, ca ngợi cái đẹp, cuộc đấu tranh, đẹp xấu thiện ác. 
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc gợi ở SGK 
- GV hướng dẫn: Truyện ca ngợi cái đẹp, ở đây có thể là cái đẹp của tự nhiên, của con người hay một quan niệm về cái đẹp của con người. 
- Em biết những câu chuyện nào có nội dung ca ngợi cái đẹp ? 
	(HS tiếp nối nhau trả lời: Cô bé lọ lem, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn)
+ Em biết những câu chuyện nào nói về cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác? 
	(Cây kế, Thạch Sanh, Tấm Cám).
+ Hãy giới thiệu những câu chuyện mà mình sẽ kể cho các bạn nghe. 
- GV lưu ý khi kể biết kết hợp lời kể với điệu bộ, động tác .
3. Học sinh kể chuyện: (18 phút)
a. Kể trong nhóm :
- Từng cặp học sinh kể, trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện 
b. Cho học sinh thi kể và trao đổi về ý nghĩa câu truyện.. 
- GV nhắc lại các tiêu chuẩn đánh giá bài văn kể chuyện. Đại diện các nhóm lên thi kể và nói về ý nghĩa câu chuyện
- Hướng dẫn nhận xét tuyên dương học sinh chọn chuyện hay, kể hay. 
- HS đặt câu hỏi trao đổi với nhau về nội dung ý nghĩa của câu chuyện.
C. Cũng cố dặc dò: (3 phút) 
- Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị tiết sau.	
....
Thứ 3 ngày 26 tháng 01 năm 2010 
Khoa học
ánh sáng
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Nêu được ví dụ về các vật được phát sáng và các vật được chiếu sáng:
+ Vật tự phát sáng: Mặt trời, ngọn lửa, 
+ Vật được chiếu sáng: Mặt trăng, bàn ghế, 
- Nêu được một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật không cho ánh sáng truyền qua.
- Nhận biết được ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật truyền tới mắt.
II. Đồ dùng đạy học: 
- Chuẩn bị theo nhóm: Đèn pin, 1 tấm bìa, 1 miếng kính, thước nhựa trong
III. Các hoạt động dạy học ... Hai loại trám đen: Trám đen tẻ và trám đen nếp.
	Đoạn 3: ích lợi của quả trám đen.
	Đoạn4: Tình cảm của người tác với cây trám đen.
* BT2: Hãy viết một đoạn văn nói về lợi ích của một loài cây mà em biết.
- Xác định yêu cầu của đề.
- HS viết đoạn văn.
- Một vài HS khá, giỏi đọc đoạn văn – Hướng dẫn lớp nhận xét, góp ý.
- Từng cặp HS trao đổi, góp ý cho nhau. 
- GV chấm, chữa 1 số bài viết.
C. Củng cố, dặn dò: (3 phút)
- Chốt kiến thức bài học.
- GV nhận xét chung về tiết học.
- Yêu cầu những HS viết chưa đạt về nhà sửa chữa, viết lại vào vở.
Địa lí
Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng nam bộ
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Nêu được một số hướng dẫn sản xuất chủ yếu của người dân ở Đồng bằng Nam Bộ :
+ Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh nhất trong cả nước.
+ Những ngành công nghiệp nổi tiếng là khai thác dầu khí, chế biến lương thực, thực phẩm, dệt may.
- HSKG: Giải thích vì sao đồng bằng Nam Bộ là nơi có ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất nước: Do có nguồn nguyên liệu và lao động dồi dào, được đầu tư phát triển. 
II. đồ dùng dạy học :
- Bản đồ công nghiệp Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
* Hoạt động khởi động: ( 4 phút)
- 1 HS nêu Đặc điểm của một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ tiết trước đã học.
- GV nhận xét, ghi điểm.
- Giới thiệu bài mới: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ (tiếp theo).
1. Hoạt động 1: (15 phút) Vùng công nghiệp phát triển nhất nước ta.
- Yêu cầu HS dựa vào SGK, quan sát bản đồ công nghiệp Việt nam, thảo luận nhóm 4 và trả lời các câu hỏi :
+ Kể tên các ngành công nghiệp nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ ?
+ Nguyên nhân nào làm cho đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh?
+ Nêu dẫn chứng thể hiện đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp mạnh nhất nước ta?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Hướng dẫn nhận xét, bổ sung, chốt câu trả lời đúng.
- GV tiểu kết cho hoạt động 1.
2. Hoạt động 2: (13 phút) Chợ nổi trên sông.
- Yêu cầu HS dựa vào SGK, quan sát tranh ảnh trong SGK, thảo luận nhóm 4 và trả lời các câu hỏi :
+ Mô tả chợ nổi trên sông ở đồng bằng Nam Bộ ? (Chợ họp ở đâu? Người dân đến chợ bằng phương tiện gì? Hàng hoá bán ở chợ gồm những mặt hàng nào? Loại hàng nào có nhiều hơn? )
+ Kể ten các chợ nổi tiiếng của đồng bằng Nam Bộ?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Hướng dẫn nhận xét, bổ sung, chốt câu trả lời đúng.
- GV tiểu kết cho hoạt động 2.
- Hướng dẫn HS rút ra ghi nhớ: (SGK)
- 4 HS đọc lại Ghi nhớ.
* Hoạt động nối tiếp: (3 phút)
- Chốt kiến thức bài học.
- Nhận xét tiết học.
- BTVN: Làm các BT trong VBT (nếu có) và học thuộc các kiến thức đã học về đồng bằng Nam Bộ.
.
Thứ 6 ngày 29 tháng 01 năm 2010
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: cái đẹp
I. Mục tiêu, yêu cầu : 
- Biết được một số câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp (BT1) ; Nêu được một trường hợp có sử dụng một câu tục ngữ đã biết (BT2); Dựa theo mẫu để tìm được một vài từ ngữ tả mức độ cao của cái đẹp (BT3) ; Đặt đươck câu với một từ tả mức độ cao của cái đẹp (BT4).
ii. đỗ dùng dạy học:
	- Bảng phụ ghi nội dung bài tập1.
	- Giấy khổ rộng để làm BT3, 4.
iii. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Bài cũ: (3 phút)
- Tổ chức chữa BT 2 mục III, tiết LTVC trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1 phút) GV nêu Mục tiêu, yêu cầu cần đạt của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập: (28 phút)
* Bài tập1: 
- HS đọc yêu cầu của BT, trao đổi với bạn,
- Hướng dẫn HS làm bài tập
+ Những câu TN nào có nghĩa phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài?
 TN: - Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
 - Cái nết đánh chết cái đẹp.
+ Những câu TN nào có nghĩa hình thức thường thống nhất với nội dung?
	- Người thanh tiếng nói
 	. cũng kêu.
	- Trông mặt mà bắt hình dong.
	- Con lợn có béo thì cỗ lòng mới ngon.
- Yêu cầu HS nhẩm HTL các câu TN + Nhẩm – thi đọc thuộc lòng
* Bài tập 2: 
- HS đọc yêu cầu
- Nêu 1 trường hợp có thể dùng câu TN Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. 
- 1 HS khá, giỏi làm mẫu
- Tìm những trường hợp có thể sử dụng 1 trong 4 câu TN nói trên. 
- HS suy nghĩ làm bài.
(Có thể thảo luận để đưa ra ý kiến)
- GV lưu ý HS phải biết đặt câu các câu TN tuỳ vào từng hình ảnh, tuỳ cuộc giao tiếp cho phù hợp .
* BT 3, 4: 
- Xác định yêu cầu, đọc mẫu (M)
- Tìm những TN có thể đi kèm với từ đẹp (TN miêu tả mức độ cao của cái đẹp).
- Sau đó đặt câu với từ tìm được. 
+ TN: Tuyệt vời, tuyệt diệu, tuyệt trần, mê hồn, mê li, vô cùng, không tả xiết, không tả, như tiên, không tưởng tượng được
- Yêu cầu HS mỗi em viết ít nhất 8 từ ngữ và 3 câu. 
+ HS nối tiếp nhau đặt câu theo yêu cầu.
+ Viết bài vào vở.
C. Củng cố, dặn dò: (3 phút
- Chốt kiến thức bài học.
- GV nhận xét tiết học. Biểu dương những HS, nhóm HS làm việc tốt.
- VN: HTL 4 câu tục ngữ ở bài tập1 (HS giỏi tập giải nghĩa).
toán
luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS.
- Rút gọn được phân số.
- Thực hiện được phép cộng hai phân số.
- Làm được các BT trong VBt trang 37.
II. các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Hoạt động 1: (3 phút) Củng cố về cộng hia phân số khác mẫu số.
- 4 HS lên bảng chữa bài 1 – SGK trang 127.
- GV nhận xét, ghi điểm.
- Giới thiệu bài mới: Luyện tập.
2. Hoạt động 2: (29 phút) Luyện tập, thực hành.
* Bài 1: Tính.
- 1 HS nêu lại cách cộng hai phân số khác mẫu số.
- 4 HS lên bảng làm bài.
- Hướng dẫn nhận xét, bổ sung, chốt bài làm đúng:
	 + = + = ; + = + = 
	 + = + = ; + = + = 
- Chốt kiến thức về phép cộng hai phân số khác mẫu số.
* Bài 2: Rút gọn rồi tính.
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài.
- 3 HS lên bảng làm. Lớp làm vào VBT.
- Hướng dẫn nhận xét, bổ sung, chốt bài làm đúng :
	 + = + = = 1	 + = + = = 2
	 + = + = = 
- Chốt kiến thức về cộng hai phân số khác mẫu số bằng cách rút gọn phân số.
* Bài 3: Tính rồi rút gọn.
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài.
- 2 HS lên bảng làm. Lớp làm vào VBT.
- Hướng dẫn nhận xét, bổ sung, chốt bài làm đúng :
	 + = + = = ; + = + = = 
- Chốt kiến thức về cộng hai phân số khác mẫu số và rút gọn phân số.
* Bài 4: 
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài.
- Hướng dẫn tóm tắt bài toán và cách giải.
- 1 HS lên bảng giải, lớp làm vào VBT.
- Hướng dẫn nhận xét, bổ sung, chốt bài làm đúng:
Sau một ngày đêm, con ốc sên leo lên được số mét là:
 + = + = (m) = 130 (cm)
Đáp số: a) m ; b) 130 cm
- Chốt kiến thức về giải bài toán liên quan đến cộng hai phân số.
3. Hoạt động nối tiếp: (3 phút)
- Chốt kiến thức bài học.
- BTVN: 4 bài trong SGK trang 128.
đạo đức
giữ gìn các công trình công cộng (T.1) 
I. Mục tiêu: 
- Hiểu được ý nghĩa của việc giữ gìn các công trình công cộng là giữ gìn tài sản chúng của xã hội.
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng. 
ii. đồ dùng dạy học:
- Mẫu phiếu cho hoạt động hướng dẫn ở nhà.
- Nội dung trò chơi “Ô chữ kì diệu” ô chữ, nội dung lời gợi ý.
- Nội dung một số câu chuyện vè tấm gương giữ gìn các công trình công cộng.
iii. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
* Hoạt động khởi động: (3 phút)
- 4 HS nối tiếp nhau nêu những biểu hiện của phép lịch sự	:
+ Lễ phép chào hỏi người lớn tuổi.
+ Nhường nhịn em bé 
+ .
- Giới thiệu bài mới : Dẫn dắt từ thực tiễn giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương Hà Vinh.
1. Hoạt động 1: (8 phút) Xử lí tình huống.	
- GV nêu tình huống như SGK	
- Chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu HS thảo luận, đóng vai xử lý tình huống.
- Tiến hành thảo luận nhóm.
- Đại diện lần lượt các nhóm lên trình bày kết quả. 
- Hướng dẫn HS dưới lớp nhận xét, bổ sung chốt câu trả lời đúng: Nếu là bạn Thắng em sẽ không đồng tình với lời rủ của bạn Tuấn. Vì nhà văn hoá xã là nơi hội họp, sinh hoạt chung của mọi người. Cần phải giữ gìn nhà văn hoá sạch đẹp.
- Tiểu kết: Cần phải có ý thức giữ gìn các công trình công cộng sạch đẹp.	
2. Hoạt động 2: (14 phút) Bày tỏ ý kiến	
- Yêu cầu thảo luận cặp đôi, bày tỏ ý kiến về các hành vi sau:
+ Nam, Hùng leo trèo lên các tượng đá của nhà chùa 	
	(Nam, Hùng làm như vâỵ là sai. Bởi vì các tượng đá của nhà chùa cũng là những công trình chung của mọi người, cần được giữ gìn bảo vệ).
+ Gần đến tết, mọi người dân trong xóm của Lan cùng nhau quét dọn đường làng, ngõ xóm.
	(Việc làm đó của mọi người là đúng. Bởi vì xóm ngõ là lối đi chung của mọi người, ai ai cũng cần phải có ý thức và trách nhiêm giữ gìn). 
+ Đi tham quan, bắt chước các anh chị lớn, Quân và Dũng rủ nhau khắc tên lên thân cây.
	(Việc làm này của hai bạn là sai. Bời vì việc làm đó vừa ảnh hưởng đến môi trường (người khắc tên lên cây sẽ khiến cây bị chết), vừa ảnh hưởng đến thẩm mỹ chung).
+ Các cô chú thợ điện đang sửa lại cột điện bị hỏng.
	(Việc làm này là đúng. Vì cột điện là tài sản chung, đem lại điện cho mọi người. Các cô chú thợ điện chữa cột điện là bảo vệ tài sản chung cho mọi người).
+ Trên đường đi học về, các bạn HS lớp 4E phát hiện một anh thanh niên đang tháo ốc ở đường ray xe lửa. Các bạn đã báo ngay cho các chú công an để ngăn chặn hành vi đó.
	(Việc làm của các bạn HS lớp 4E là đúng. Các bạn đã có ý thức bảo vệ của công, ngăn chặn được các hành vi xấu, phá hoại của công kịp thời).
- YC HS trả lời vậy để giữ gìn các công trình công cộng, em ần phải làm gì?	
	+ Không leo trèo lên các tượng đá, công trình công cộng.
	+ Thamgia vào dọn dẹp, giữ sạch công trình chung.
	+ Có ý thức bảo vệ của công.
	+ Không khắc tên, làm bẩn, làm hư hỏng các tài sản chung.
- Nhận xét, tổng hợp các câu trả lời của HS
- GV kết luận: 	
3. Hoạt động 3: (7 phút) Liên hệ thực tế.	
- Chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu thảo luận theo câu hỏi :
+ Hãy kể tên 3 công trình công cộng mà nhóm em biết:
	(Tên 3 công trình công mà em biết: Hồ Gươm, Bảo tàng Thành Phố, Công viên Thủ Lệ, ).
+ Em hãy đề ra một số hoạt động việc làm để bảo vệ, giữ gìn công trình công cộng đó?	
	(Để giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng đó cần: Không vứt rác bẩn làm bẩn nguồn nước, vứt rác đúng nơi quy định, không khắc tên lên vách đá)
- GV nhận xét câu trả lời của các nhóm	
- GV hỏi Siêu thị, nhà hàng có phải là các công trình công cộng cần bảo vệ giữ gìn không?	
(Có vì mặc dù không phải là các công trình công cộng, cũng cần phải giữ gìn).
- GV nhận xét câu trả lời của HS.	
- GV kết luận.	
* Hoạt động nối tiếp : (3 phút)	
- Chốt kiến thức bài học.
- GV nhận xét tiết học.	
- Hướng dẫn hoạt động cở nhà: YC mỗi HS về nhà tìm hiểu, ghi chép tình trạng hiệntại của các công trình công cộng của địa phương mình vào bảng.
STT
Công trình công cộng
Tình trạng hiện tại
Biện pháp giữ gìn

Tài liệu đính kèm:

  • docKHBH lop 4BTuan 23LL.doc