Giáo án Tăng buổi Khối 3 - Tuần 12

Giáo án Tăng buổi Khối 3 - Tuần 12

 Tập viết

ÔN CHỮ HOA H

I. Mục đích- yêu cầu:

- Củng cố cách viết hoa chữ H, N, V thông qua bài ứng dụng

- Viết đúng đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng và câu ứng dụng:

- Viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ,

* HSKT: Viết đúng, sạch đẹp chữ H, N, V

II. Phương pháp dạy- học : - Quan sát , làm mẫu , luyện tập thực hành.

III. Công việc chuẩn bị : - Mẫu chữ H, N, V

IV. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 5 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 17/02/2022 Lượt xem 225Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tăng buổi Khối 3 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
LUYỆN KỂ CHUYỆN:
 NẮNG PHƯƠNG NAM
I. Mục đích, yêu cầu :
- Nội dung : Câu chuyện cho ta thấy tình đoàn kết của TN miền Nam – Bắc 
- Kể chuyện: Dựa vào các ý tóm tắt, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện 
- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn
II. Phương pháp dạy- học : - Đàm thoại, thảo luận nhóm, kể chuyện,
III. Công việc chuẩn bị : - GV: Bảng phụ, tranh minh họa (SGK) - HS: SGK, vở bài tập
IV. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc bài và nêu nội dung bài “Nắng phương Nam”
3. Bài mới:
* HĐ1: Giới thiệu và ghi tên bài.
* HĐ2: Hướng dẫn kể chuyện
1. Xác định yêu cầu.
- Gọi HS phần yêu cầu kể chuyện tr 95 SGK
2. Kể chuyện.
- Yêu cầu học sinh khá kể theo từng đoạn trước lớp.
- Kể theo nhóm.
- Kể trước lớp.
- Yêu cầu kể phân vai.
- Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3. Củng cố - Dặn dò.
+ Điều gì trong câu truyện làm em xúc động?
- Nhận xét giờ học...
- 3 học sinh đọc bài và TLCH
- 1 học sinh đọc yêu cầu 
- 3 học sinh lần lượt đọc gợi ý 
- 3 đoạn câu chuyện 
- Lớp theo dõi 
- HS kể theo nhóm 3. Lần lượt mỗi bạn trong 1 nhóm kể 1 đoạn - tự chỉnh sửa cho nhau 
- 2 nhóm kể trước lớp, nhận xét, bình chọn cho nhóm kể hay
- HS thực hiện kể nhiều em, nhận xét 
- Học sinh phát biểu 
- Về nhà kể lại chuyện nhiều lần...
 Tập viết
ÔN CHỮ HOA H
I. Mục đích- yêu cầu:
- Củng cố cách viết hoa chữ H, N, V thông qua bài ứng dụng
- Viết đúng đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng và câu ứng dụng:
- Viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ,
* HSKT: Viết đúng, sạch đẹp chữ H, N, V 
II. Phương pháp dạy- học : - Quan sát , làm mẫu , luyện tập thực hành.
III. Công việc chuẩn bị : - Mẫu chữ H, N, V 
IV. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS viết: Hàm Nghi 
- Nhận xét, cho điểm 
3. Bài mới
* HĐ1: Giới thiệu và ghi tên bài.
* HĐ2: Hướng dẫn viết bảng
- Gọi HS đọc nội dung bài viết. Hỏi:
+ Tìm các chữ viết hoa có trong bài?
- Treo bảng các chữ hoa và yêu cầu HS nêu lại quy trình viết .
- GV nhận xét và nhắc lại
* HĐ2: Thực hành viết vở
- Gọi HS đọc lại bài và nêu cách trình bày bài
- Thu chấm vở chấm và đánh giá bài làm 
4. Củng cố , dặn dò :
- GV nhận xét giờ học 
- 2 học sinh lên bảng viết 
- HS lắng nghe 
- 1 HS đọpc to, lớp đọc thầm,
+ Các chữ H, N, V 
- 2 HS nêu quy trình viết 
- HS luyện viết bảng 
- 2 học sinh đọc lại nội dung 
- HS viết bài theo đúng mẫu: 
+ 1 dòng chữ H cỡ nhỏ 
+ 1 dòng chữ V, N cỡ nhỏ 
+ 2 dòng chữ Hàm Nghi cỡ nhỏ 
+ 4 dòng câu ứng dụng 
- VN ôn lại bài và CBBS
LUYỆN TỪ VÀ CAU
ÔN VỀ TỪ NGỮ CHỈ HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI , SO SÁNH 
I. Mục đích- yêu cầu: Giúp học sinh 
- Ôn tập về từ hoạt động, trạng thái 
- Tìm hiểu về so sánh, so sánh sự vật với sự vật
 II. Phương pháp dạy- học: - Đàm thoại, nhóm, luyện tập thực hành
III. Công việc chuẩn bị : - Viết sẵn đoạn thơ, đoạn văn lên bảng phụ
IV. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
-Yêu cầu HS làm bài 1, 4 của tiết tuần 11
- Nhận xét đánh giá 
3. Bài mới:
* HĐ1: Giới thiệu và ghi tên bài.
* HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập
- GV lần lượt đưa các bài tập lên bảng và cho HS suy nghĩ rồi tự hoàn thành bài vào vở.
Bài 1 (Cá nhân)
- Những sự vật, hoạt động nào được so sánh với nhau trong những đoạn trích sau:
a. Quê hương là cánh diều biếc
 Tuổi thơ con thả trên đồng
 Quê hương là con đò nhỏ
 Êm đềm khua nước ven sông
b. Nắng vàng tươi rải nhẹ
 Bưởi tròn mọng trĩu cành
 Hồng chín như đèn đỏ
Bài 2 (Cá nhân) 
 Viết lại những câu văn dưới đây cho sinh động gợi cảm bằng cách sử dụng các hình ảnh so sánh:
a. Mặt trời mới mọc đỏ ối
b. Con sông quê em quanh co uốn khúc
c. Mặt biển phẳng lặng rộng mênh mông
- Gọi 3 HS lên bảng thi làm bài nhanh. HS ở dưới làm vào vở Hỏi:
+ Theo em vì sao có thể so sánh mặt biển với tấm thảm khổng lồ? 
- Hỏi tượng tự với hình ảnh b, c 
+ Cách so sánh này có tác dụng gì?
Bài 3 (Trò chơi)
- GV tổ chức chơi trò chơi “xì điện”
- Nhóm 1: Nêu sự vật 1
- Nhóm 2: Phải nêu được tù ngữ có hình ảnh so sánh với sự vật 1
3 Củng cố – dặn dò 
- Nhận xét giờ học 
- 2 HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét bài
- Lắng nghe,
- HS suy nghĩ và làm bài vào vở,
- 2 HS nêu yêu cầu
- HS tự làm bài vào vở: Tìm các hình ảnh so sánh
- Làm và chữa bài
- Nhận xét
- 2 HS đọc YC của bài
- HS tự làm và chữa bài
+... như một quả cầu đỏ ối.
+  như một con trăn lớn đang trườn về phía biển.
+ như một tấm thảm khổng lồ.
- Vài HS nêu
- Lắng nghe cách chơi
- Các nhóm thi
- Nhận xét, bình chọn
Tập làm văn
NGHE – KỂ “TÔI CÓ ĐỌC ĐÂU”. NÓI VỀ QUÊ HƯƠNG
	I. Mục đích- yêu cầu: Giúp học sinh 
	- Nghe và kể lại câu chuyện “Tôi có đọc đâu” . Theo dõi và nhận xét lời kể của 	bạn.
	- Nói về quê hương (nói đơn giản theo gợi ý).
	- GDMT: Giáo dục tình cảm yêu mến cảnh đẹp của thiên nhiên và môi trường 	trên đất nước.
	II. Chuẩn bị : - GV: Viết sẵn các câu hỏi trên bảng - HS:Vở bài tập 
	III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trả bài nhận xét bài văn viết thư cho người thân. Đọc 2 lá thư viết tốt trước lớp cho cả lớp tham khảo
3. Bài mới:
*HĐ1. Giới thiệu và ghi tên bài
*HĐ2. Hướng dẫn 
* Hướng dẫn kể chuyện 
- GV kể câu chuyện “Tôi có đọc đâu”. 2 lần 
+ Người viết thư thấy người bên cạnh làm gì?
+ Người viết thư viết thêm vào thư điều gì?
+ Người bên cạnh kêu lên thế nào?
+ Câu chuyện đáng cười ở chỗ nào?
- 2 HS ngồi cạnh nhau kể lại câu chuyện. 
- Gọi HS kể trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm học sinh. 
* Nói về quê hương em 
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài 
- GV gọi 2 HS dựa vào gợi ý để nói trước lớp, nhắc HS phải nói thành câu 
- Nhận xét và cho điểm HS kể tốt, động viên những HS chưa kể tốt – cần cố gắng 
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
- Theo dõi
- Lắng nghe
- Học sinh lắng nghe
+Ghé mắt đọc chộm thư mình đang viết 
+ “Xin lỗi mình không thể viết thư...có người đang đọc trộm thư”
+  Không đúng! Tôi có đọc trộm thư của anh đâu?
+ Người viết thư phát hiện ở người đọc trộm - không nói mà viết vào thư thì người bên cạnh thanh minh không đọc
- Nghe và nhận xét bài kể của các bạn 
- 2 nhóm kể . 1 nhóm HSKT kể.
- 1 HS đọc yêu cầu, 2 HS đọc gợi ý 
- 1 số HS kể về quê hương trước lớp 
- Các HS nghe, nhận xét bạn kể 
Về nhà: Tập kể lại câu chuyện “Tôi có đọc đâu”. Tập kể về quê hương

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tang_buoi_khoi_3_tuan_12.doc