I. Mục đích, yêu cầu: Giúp học sinh:
- Đọc đúng bài Trung thu độc lập. Biết trả lời một số câu hỏi liên quan đến nội dung của bài.
- Làm được một số bài tập chính tả phân biệt ch hoặc tr.
II. Các hoạt động dạy học:
HĐ của GV HĐ của HS
tuần7 Thứ hai ngày 4 tháng 10 năm 2010 tiếng việt+ ôn tập chung I. Mục đích, yêu cầu: Giúp học sinh: - Đọc đúng bài Trung thu độc lập. Biết trả lời một số câu hỏi liên quan đến nội dung của bài. - Làm được một số bài tập chính tả phân biệt ch hoặc tr. II. Các hoạt động dạy học: HĐ của GV HĐ của HS 1, KTBC:(3’) Y/c học sinh lấy ví dụ về danh từ chung, danh từ riêng. - Gv theo dõi nhận xét cho điểm. 2. Các bài tập: HĐ1: (12’)Luyện đọc: - Gv cho HS luyện đọc bài theo đoạn. - Gv theo dõi sửa lỗi phát âm cho hs. - Luyện đọc cả bài. HĐ2: (8’)Đọc hiểu: Câu1: Câu nào nêu vẻ đẹp riêng của trăng đêm Trung thu độc lập? Câu2: Thêm các từ ngữ vào chỗ tróng để hoàn thành các ý tả đất nước trong mơ ước của anh chiến sĩ? a, Dòng thác nước. b, ở giữa biển rộng.. c, Những ống khói nhà máy.. d, Những nông trường. - Gv cho HS thảo luận nhóm, rồi trình bày trước lớp. - Gv theo dõi chốt nội dung. Câu3: Đất nước trong ước mơ của anh chiến sĩ năm xưa với đất nước ta ngày nay giống nhau như thế nào? Câu4: Viết hai điều em mơ ước đất nước ta sẽ có trong mười năm? - Gv cho HS nêu lại nội dung bài học. HĐ3:(10’) Luyên viết đúng chính tả: Bài1: Điền ch hoặc tr vào từng chỗ trống cho phù hợp. a, ang bị ; b, vũ ụ ; c, ông gai d, í tuệ ; e, ủ nhân g, phẩm ất h, điều ị ; i, ế ngự Bài2: Câu nào dùng đúng từ trí tuệ; a, Em bé của tôi nhanh nhẹn và trí tuệ lắm. b, Các bạn trong lớp tôi đã tập trung trí tuệ để hoàn thành tờ báo tường đúng dịp kỉ niệm ngày sinh nhật Bác. c, Bạn tôi đang buồn vì trí tuệ của bạn dạo này kém phát triển. Bài3: Đặt một câu với từ ý chí . - Gv theo dõi nhận xét đúng sai. 3. Củng cố, dặn dò: (2’) Gv nhận xét tiết học tuyên dương hs học tập tích cực. - 2-3HS tìm và nêu. HS khác theo dõi nhận xét câu trả lời của bạn. - HS luyện đọc đoạn theo các nhân: mỗi em đọc 1 đoạn nối tiếp nhau trước lớp. - 4-5em đọc cả bài chú ý thể hiện giọng đọc diễn cảm. - Trăng sáng mùa thu vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng, nơi quê hương thân thiết của các em. - HS thảo luận và làm bài theo nhóm. Đại diện các nhóm nêu trước lớp, cả lớp theo dõi bổ sung, rồi ghi bài vào vở. a, Dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện. b, ở cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. c, Những. chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm. d, Những nông trường to lớn, vui tươi. - Giống một phần, phần không giống là nước ta ngày nay còn có nhiều đổi thay hiện đại hơn. - HS tự làm bài cá nhân, sau đó một số em đọc bài trước lớp. + VD: Nước ta sẽ có tàu vũ trụ lên mặt trăng. . * Một số HS đọc lại nội dung bài học. - HS làm bài rồi chữa bài. + Kết quả đúng: a, trang bị ; b, vũ trụ ; c, chông gai d, trí tuệ ; e, chủ nhân g, phẩm chất h, điều trị ; i, chế ngự. - HS thảo luận nhóm chọn ý đúng. Đại diện các nhóm nêu kết quả. * Kết quả đúng: ý (b) Các bạn trong lớp tôi đã tập trung trí tuệ để hoàn thành tờ báo tường đúng dịp kỉ niệm ngày sinh nhật Bác. - HS nối tiếp nhau dặt mỗi em một câu. + VD: Hoa là bạn hs có ý chí vươn lên trong học tập. * VN: HS ôn lại nội dung bài học và chuẩn bị bài sau. Chính tả (Nhớ - viết) : Gà TrốNG Và CáO I. Mục đich, yờu cầu: Giúp học sinh: - Nhớ - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các dòng thơ lục bát. - Làm đúng bài tập chính tả các tiếng bắt đầu bằng ch/tr( hoặc có vần ươn/ương) để điền vào chỗ trống hợp với nghĩa đã cho. II. Chuẩn bị: GV: 4 tờ phiếu viết sẵn nội dung BT2a. III. Các hoạt động trên lớp: HĐ của GV HĐ của HS 1/ KTBC: (5') - Viết 2 từ láy có tiếng chứa âm: s, x, - GV nhận xột cho điểm 2/ Dạy bài mới:(28') *GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài dạy. HĐ1:(15’) HD HS nhớ-viết: - Y/C HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần nhớ viết + GV đọc 1 lần. + Nêu cách trình bày bài thơ. + Các tên riêng trong bài được viết như thế nào ? - Y/C HS gấp sách, viết bài theo trí nhớ. + GV chấm khoảng 7 – 10 bài. HĐ2:(14’) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả - Treo bảng phụ: Nêu Y/C của BT 2a. + Điền đúng các phụ âm ch/tr Bài 3: Tổ chức chơi “ Tìm từ nhanh”: Ghi nhanh những từ ứng với nghĩa của từ đã cho. - Tổ chức cho hs làm bài theo nhóm sau đó lên bảng thi đặt câu với các từ đã cho. - Gv theo dõi chốt lời giải đúng. 3/. Củng cố, dặn dò:(2') - Hệ thống lại nội dung bài học . - Nhận xét, đánh giá giờ học - 2HS viết bảng lớp, + HS còn lại viết nháp, lớp theo dõi nhận xét. - Theo dõi, mở SGK - 2 HS đọc lại bài thơ, HS khác nhẩm thuộc đoạn viết Gà Trống và Cáo + Ghi nhớ những từ dễ viết sai. +Tên bài ghi vào giữa dòng. + Trình bày theo thể thơ lục bát. +Viết hoa các từ Gà Trống, Cáo - HS đọc thầm đoạn văn, viết bài vào vở. - Hoàn thành bài viết và soát bài + 3- 4 HS làm vào phiếu và dán lên bảng. +KQ: trí tuệ, phẩm chất, trong, chế ngự, chinh phục, vũ trụ, chủ nhõn. - HS đọc nội dung bài tập. - 2 HS lên bảng chơi thi + Lớp cổ động nhận xét: ý chí, trí tuệ, vươn lên, tưởng tượng, ... - VD: + Bạn Nam có ý chí vươn lên trong học tập. + Phát triển trí tuệ là mục tiêu của giáo dục. * H: Ôn bài và chuẩn bị bài sau. ............................................................................................................................................. Thứ ba ngày 5 tháng 10 năm 2010 Toán + Luyện tập I Mục tiêu: Giúp HS: - Ôn luỵên về cách thực hiện bốn phép tính với số tự nhiên; Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản. - Viết và đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số. - Giải được các bài toán về tìm số trung bình cộng. II. Chuẩn bị: Bảng phụ chép sẵn bài tập. III. Các hoạt động trên lớp: HĐ của GV HĐ của HS 1. Bài cũ: (5’)Chữa bài tập 3, 4 trong vở BT. - Kiểm tra vở bài tập của HS . 2. Bài mới: (30’) * GTB: GV nêu mục tiêu bài dạy. Nội dung bài ôn luyện: (29’) - GV đa ra hệ thống bài tập, y/c HS làm. Bài1: Đặt tính rồi tính: 5389 + 4055 ; 9805 – 5967 6842 + 1359 ; 1648 - 995 - Gv cho hs nêu cách đặt tính và tính. - Theo dõi HD cho hs TB, yếu biết cách đặt và tính đúng. - Củng cố cho hs kĩ năng tính cộng, trừ. Bài2: Tính giá trị số của biểu thức : a, 3242 + 2326 + 192 ; b, 52401 + 27429 – 13965 ; c, 13228 – (28072 - 16785) d, 86572 – (58406 + 9275) - Gv cho vài hs nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức. - GV cho hs làm bài rồi chữa bài. Củng cố cách tính giá trị số của biểu thức. Bài3: Một ô tô 3 giờ đầu mỗi giờ đi được 48km, trong 2giờ sau mỗi giờ đi được 43km. Hỏi trung bình mỗi giờ ô tô đi được bao nhiêu ki-lô-mét? - Gv cho hs đọc đề bài, phân tích dự kiệm bài toán, rồi giải. Theo dõi giúp HS làm được bài toán. Bài4: Đọc các số sau: 215 070 ; 406 501 ; 900 154 ; 150 003; 801 005 - Nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số trên. - Củng cố cho hs đọc số và nhận biết giá trị của chữ số trong số đó. 3. Củng cố- dặn dò: (2’) - GV nhận xét kết quả học bài của HS. - 2HS làm bảng lớp. + HS khác theo dõi, nhận xét. * Theo dõi bài. - HS làm lần lượt từng bài tập và chữa bài: - HS nêu cách đặt tính và tính. + 4HS chữa bảng lớp, HS khác đối chiếu kết quả, nhận xét đúng, sai. - 4HS làm bảng lớp: Nhắc lại cách thực hiện từng biểu thức. + HS khác làm vào vở và nhận xét. VD: a, 3242 + 2326 + 192 = 5568 + 192 = 5760 c, 13228 – (28072 - 16785) = 13228 – 11287 = 1941 - HS phân tích bài toán và giải. + 1HS giải bảng lớp, HS khác nhận xét. Tính 3 giờ đầu đi được ? km Tính 2 giờ sau đi được ? km Tính TB mỗi giờ đi được ? km - HS đọc số theo CN, nhóm trước lớp, sau đó viết vào vở. - Nêu gí trị của chữ số 5 trong mỗi số trên. - Ôn lại cách làm các bài tập vừa học. Toán + Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS: - Ôn luỵên tổng hợp các kiến thức: Bốn phép tính với số tự nhiên; biểu thức có chứa hai chữ, toán về tìm số trung bình cộng. II. Chuẩn bị: Bảng phụ chép sẵn bài tập. III. Các hoạt động trên lớp: HĐ của GV HĐ của HS 1. Bài cũ: (5’) - Chữa bài tập tiết trước. - Kiểm tra vở bài tập của HS . 2. Bài mới: (30’) * GTB: GV nêu mục tiêu bài dạy. Nội dung bài ôn luyện: (29’) - GV đa ra hệ thống bài tập, y/c HS làm. Bài1: Tìm số trung bình cộng của : a) 425 và 207 b) 213 , 405 và 936 c) 789 , 203 , 531 và 637 Bài2: Tính giá trị số của biểu thức : + 130 x 2 382 + 330 : 2 59 x 8 + 528 693 : 3 - 185 - Cho HS làm bài, sau đó chữa bài. Bài3: Một ôtô ngày đầu tiên đi được 450km, ngày thứ hai đi nhiều hơn ngày đầu tiên là 30 km, ngày thứ ba đi được đoạn đường bằng quãng đường đã đi. Hỏi TB mỗi ngày ôtô đi được bao nhiêu km ? Bài4: Tính giá trị của biểu thức a + b ; a – b; a x b ; a : b với: + a = 48 và b = 6 ; + a = 333 và b = 9 - Gv cho HS nêu cách tính sau đó tự làm bài theo cá nhân. 3. Củng cố- dặn dò: (2’) - GV nhận xét kết quả học bài của HS. - 2HS làm bảng lớp. + HS khác theo dõi, nhận xét. * Theo dõi bài. - HS làm lần lượt từng bài tập và chữa bài: (Rèn chủ yếu cho HS TB, yếu BT 1, 2,3) + 3HS chữa bảng lớp, HS khác so sánh, nhận xét: a)Trung bình cộng của 425 và 207 là: (425 + 207) : 2 = ? b, c tương tự. - 4HS làm bảng lớp: Nhắc lại cách thực hiện từng biểu thức. + HS khác làm vào vở và nhận xét. VD: 420 + 130 x 2 = 420 + 260 = 680 - HS phân tích bài toán và giải. + 1HS giải bảng lớp, HS khác nhận xét. Tính ngày thứ 2 đi được ? Tính ngày thứ 3 đi được ? Tính TB mỗi ngày đi được ? - HS nêu yêu cầu bài tập. Tự làm bài, rồi chữa bài. - KQ: a + b = 48 + 6 = 54 a - b = 48 - 6 = 42 a x b = 48 x 6 = 288 a : b = 48 : 6 = 8 H: Viết thành biểu thức rồi tính giá trị: a) Tích của 324 và 5 , cộng với 135. b) Thương của 414 và 3 ,trừ đi 89. c) 1 994 trừ đi thương của 316 và 4. .. Lịch sử địa lý+ ôn tập I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Biết nguyên nhân Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. - Tường thuật được trên lược đồ diễn biến của cuộc khởi nghĩa. - Hiểu được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa. Đây là cuộc khởi nghĩa thắng lợi đầu tiên sau hơn 200 nămnước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ. II. Các hoạt động dạy học: HĐ của Gv HĐ của HS 1. HĐ1: Tìm hiểu nguyên nhân Hai Bà Trưng nổi dậy Khởi nghĩa. - T hướng dẫn cho HS làm bài tập1: Sau đó gọi 1 số hsnói trước lớp về nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa Hai Bà Trưng. - Gv kết luận ý đúng. 2. HĐ2: Diễn biến của cuộc khởi nghĩa. - Gv cho HS quan sát lược đồ mô tả diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. - Gv theo dõi động viên những họ ... đường khâu. + Bước2: Khâu lược. + Bước3: Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. - Cho hs thực hành trên đồ dùng. - Gv theo dõi hướng dẫn bổ sung. * HĐ4: (5’) Đánh giá kết quả học tập: - Gv y/c hs trưng bày sản phẩm cho cả lớp quan sát. - Gv hướng dẫn hs đánh giá sản phẩm. - Gv chấm, nhận xét bài của hs. C. Củng cố, dặn dò:(2’) - Hệ thống lại nội dung bài học. - Chuẩn bị bài sau. - HS chuẩn bị đồ dùng môn học. - Theo dõi, mở SGK - HS nêu lại phần ghi nhớ tiết trước. - HS theo dõi sự hướng dẫn của gv và hình sgk. - HS theo dõi. - HS lấy vật liệu ra thực hành các thao tác khâu hai mép vải bằng mũi khâu thường. - HS trưng bày sản phẩm và nhận xét lẫn nhau. - HS đánh giá lẫn nhau. - HS nêu tóm tắt nội dung bài học. - Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV. ................................................................................... tiếng việt ôn tập và nâng cao I. Mục đích, yêu cầu: Giúp học sinh: - Ôn tập về từ đơn, từ ghép, từ láy. - Tìm được danh từ có trong đoạn văn. - Cảm thụ được một đoạn văn, đoạn thơ. II. Các hoạt động dạy học: 1, Thực hành: (35’) - Gv ra hệ thống bài tập hướng dẫn học sinh làm bài rồi chữa bài. Bài1: Tìm từ đơn và từ ghép có trong đoạn văn sau: Gà Rừng và Chồn là đôi bạn thân nhưng Chồn vẫn ngầm coi thường bạn. Một hôm, Chồn hỏi Gà Rừng: - Cậu có bao nhiêu trí khôn? - Mình chỉ có một thôi. + Gợi ý: - Từ đơn là từ do một tiếng có nghĩa tạo thành. Từ ghép là tứ do hai hay nhiều tiếng có nghia hợp lại tạo thành. Gà Rừng/ và /Chồn/ là/ đôi /bạn /thân /nhưng /Chồn/ vẫn/ ngầm/ coi /thường/ bạn/. Một /hôm, /Chồn /hỏi /Gà Rừng/: - Cậu/ có/ bao nhiêu /trí khôn? - Mình /chỉ /có/ một /thôi. Bài2: Cho đoạn văn sau: Núi đồi, làng bản chìm trong biển mây mù. Trước bản, rặng đào đã trút hết lá. Trên những cành khẳng khiu đã lấm tấm những lộc non và lơ thơ những cành hoa đỏ thắm. Lá thông vi vu một điệu đàn bất tuyệt. Xem vào giữa những đám đá tai mèo, những nương đỗ, nương mạch xanh um, trông như những ô bàn cờ. Chốc chốc một điệu hát Hmông lại vút lên trong trẻo. a, Tìm từ ghép có trong đoạn văn trên, rồi xếp thành hai loại: từ ghép có nghĩa tổng hợp và từ ghép có nghĩa phân loại. b, Tìm từ láy có trong đoạn văn trên rồi xếp thành ba loại: Láy âm đàu, láy vần, láy cả âm đầu và vần. c, Tìm các danh từ có trong đoạn văn trên. + Gợi ý: - Những từ in đậm là những từ ghép, từ láy. - Những từ được gạch châm là danh từ. Bài3: Gạch châm dười những từ ghép trong mỗi dãy từ sau: - a, mải miết, xa xôi, phẳng phiu, mơ màng, mong muốn. - b, lặng lẽ, lẳng lặng, lẳng lơ, phẳng lặng, lằng lặng. - c, châm chọc, chầm chậm, chòng chọc, chòng chành, chông chênh. + Gợi ý: a, mong muốn; b, phẳng lặng; c, châm chọc. Bài4: Dựa vào cốt chuyện dưới đây, em hãy kể lại câu chuyện cho đầy đủ và rõ ý nghĩa: - Hai bạn nhỏ say sưa đá bóng trên đường. - Một chiếc ô tô lao tới đúng lúc một bạn nhỏ đang mải chạy theo quả bóng. - Để tránh tai nạn người lái xe phải lái chệch lòng đường và phanh lại; không may xe đâm vào một cây to. - Người lái xe bị thương phải đưa vào bệnh viện. - Hai bạn nhỏ đến thăm người lái xe và hối hận về việc làm sai của mình. + HS kể chuyện trong nhóm sau đó một vài em lên kể trước lớp. Cả lớp viết lại vào vở. * HS tự làm bài sau đó chữa bài trước lớp. 2. Củng cố, dặn dò: (2’) - Gv nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh học tập tốt. Dặn HS về viết lại bài 4 vào vở. Lịch sử và địa lý+ ôn tập I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Ôn luyện các kiến thức về sự kiện nhân và vật lịch sử giai đoạn từ năm 40 đến năm 938. II. Chuẩn bị đồ dùng: - Gv lược đồ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. III. Các hoạt động dạy học. 1. Kiểm tra bài cũ: (4’) Vì sao Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa? - 2 HS nêu miệng, hs khác nhận xét bổ sung. 2. Nội dung ôn luyện.(30’) - GV giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài ôn luyện. - Cách tiến hành: Gv đưa ra câu hỏi yêu cầu HS trả lời trên bảng con hình thức như chơi rung chuông vàng hoặc giơ bảng để dành quyên tră lời, mỗi câu từ 4-5 em nêu. Câu1: Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? a, Do nhân dân ta căn thù quân xâm lược. b, Do Thi Sách chồng của Bà Trưng Trắc bị Tô định giết hại? Câu2: Trình bày diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa. (Bài này HS sẽ giơ bảng danh quyền được kể trước lớp) Gv treo lược đồ. - HS lần lượt lên bảng trình bày lại diễn biến cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng trên lược đồ. Câu3: Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa gì? Câu4: Vì sao có trận Bạch Đằng? Câu5: Kể lại diễn biến chính của trận Bạch Đằng? Câu6: Nêu ý nghĩa của chiến thắng trận Bạch Đằng đồi với lịch sử dân tộc ta như thế nào? Câu7: Em biết gì về nhân vật Ngô Quyền? - HS này nêu câu trả lời thì học sinh khác nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: (2’) Gv chốt lại nội dung bài và nhận xét giờ học. - Hs về nhà ôn lại nội dung bài học. Thứ bảy ngày 10 tháng 10 năm 2009 toán ôn tập và nâng cao I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Luyện tập về tính giá trị của biểu thức. - Rèn cho HS kĩ năng tính toán đúng, nhanh. II. Các hoạt động dạy học: 1. Thực hành: * HĐ1: (10’)HS ghi bài tập Bài 1: Đặt tính rồi tính: a) 79 596 + 6 457 c) 9 763 : 9 b) 79 596 – 6 457 d) 9 763 x 9 Bài2: Tính giá trị biểu thức sau bằng cách hợp lí: a, 4823 + 1560 + 5177 + 8440 = b, 10556 + 8074 + 9444 + 1000 + 926 = Bài3: Biết điểm 2 bài kiểm tra của An là 6 điểm và 8 điểm. Hỏi bài kiểm tra thứ 3 của An phải là bao nhiêu để điểm trung bình của cả 3 bài kiểm tra của An là 8? Bài4: Tìm 3 số tự nhiên khác nhau biết trung bình cộng của 3 số đó là 2. * HĐ2: (6-7’)HD cho HS làm bài: Bài1: 2HS nêu lại cách đặt tính, cách tính. HS tự làm bài tập. Bài2: HD HS vận dụng tính chất giao hoán của phép cộng để tính. Chọn 2 số có tổng tròn chục, sau đó cộng các số tròn chục lại với nhau. Bài3: Để điểm trung bình là 8 thì tổng điểm 3 bài là: ... Điểm bài thứ 3 là .. Bài4: Gv cho HS tìm tổng của 3 số, sau đó dựa vào tổng của chúng để tìm mỗi số. * HĐ3: (35’)HS làm bài. * HĐ4: (5’)Chấm chữa bài cho học sinh. 2. Củng cố, dặn dò: Gv nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh có ý thức học tập tốt. - HS về nhà ôn lại bài và làm lại các bài còn sai. .. toán ôn tập và nâng cao I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Luyện kĩ năng tính cộng, tính trừ các số có nhiều chữ số. - Vận dụng tính chất giao hoán của phép cộng để tính nhanh. - Tính được giá trị của biểu thức có chứa hai chữ. II. Các hoạt động dạy học. 1. Lí thuyết: (15’) - Gv cho HS ôn lại các tính chất của phép cộng, phép trừ. + Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi. + Trong một tổng khi số hạng này tăng bao nhiêu đơn vị, số hạng khi giản đi bấy nhiêu đơn vị thì tổng của chúng cũng không thay đổi. + Trong một hiệu, khi số bị trừ tăng (hay giảm), số trừ cũng tăng (hay giảm) bấy nhiêu đơn vị thì hiệu của chúng cũng không thay đổi. 2 .Thực hành làm bài tập: (65’) - Gv ra đề bài và HD cho HS làm bài: Bài1: Viết thành biểu thức rồi tính giá trị của biểu thức: a, Tổng của 25397 và 12456 trừ đi 13272 b, Hiệu của 45673 và 24384 ccộng với 1384 c, 62386 trừ đi tổng của 20372 và 9539 d, 6375 trừ đi tổng của 34785 và 20367 Bài2, Tính tổng sau bằng cách hợp lí: a, 4823 = 1560 + 5177 + 8440 b, 10556 + 8074 + 9444 + 1000 + 926 Bài3: Trong một kì thi, để đánh số thứ tự danh sách của 1260 thí sinh thì phải dùng bao nhiêu lượt chữ số? Bài4: Cho dãy số: 3,6,9,12,15,; 99, 102, 105. a, Dãy số trên có bao nhiêu số? b, Số 63, 88, 108 có là số hạng của dãy không? Tại sao? Bài5: Một hình vuông có cạnh bằng 6cm. Em hãy cấưt hình đó thành 4 mảnh rồi ghép không chồng lên nhau để được hia hình vuông to bằng nhau vàmột hình vuông nhỏ có diện tích bằng diện tích của hình vuông to. - Gv hướng dẫn cho HS chữa từng bài. 3. Củng cố và giao bài tập về nhà. (3’) Bài1: Tính giá trị biểu thức sau: a, a + b + c với a = 72356; b = 2913 ; c = 12356 b, 9713 + x + y – z với x = 39676; y = 10287; z = 10324 Bài 2: Một người viết liên tiếp từ CHAMHOCCHAMLAM. Hỏi chữ thứ 1257 là chữ gì? Toán + Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp học sinh - Giải toán tạo lập số - Giải toán về lịch thời gian II. Các hoạt động dạy học: A. Chữa BTVN(5’) B. Luyện tập: * HĐ1: (6’) HS ghi bài tập Bài 1: Cho các số 1, 3, 5 a) Lập các số có 3 chữ số từ những chữ số trên. b) Lập các số có 3 chữ số khác nhau từ những chữ số trên Bài2: a)Có bao nhiêu số có ba chữ số được lập thành từ những chữ số lẻ? b)Có bao nhiêu số có ba chữ số khác nhau được lập thành từ những chữ số lẻ? Bài3: Nếu đếm các chữ số ghi tất cả các ngày trong năm 2007 trên tờ lịch treo tường thì sẽ được kết quả là bao nhiêu ? Bài4: Một cửa hàng bán vải trong 3 ngày. Ngày đầu bán được 98 m. Ngày thứ hai bán được hơn ngày đầu 5 m nhưng kém ngày thứ 3 là 5 m. Hỏi trung bình mỗi ngày cửa hàng đó bán được bao nhiêu m vải. * HĐ2: (3’)HD học sinh làm bài . Bài1 : HD theo sơ đồ hình cây. a) Số có ba chữ số không y/c khác nhau. b) Số có ba chữ số khác nhau. Bài2 : Các chữ số lẻ : 1;3;5;7;9. Bài3:- Xét xem năm 2007 là năm thường hay năm nhuận. - Tính số ngày được viết bằng số có 1 chữ số. - Tính số ngày còn lại trong năm được viết bằng số có hai chữ số. - Tính số chữ số theo y/c. Bài4: Bài toán cho ta biết gì? Bài toán hỏi gì? - Muốn biết TB mỗi ngày cửa háng đó bán được bao nhiêu m vải ta phải biết gì? - Làm thế nào để tìm được ngày thứ hai và ngày thứ ba? * HĐ3: (15’)HS làm bài . * HĐ4: (5’)HD chữa bài: Bài1: Nhận xét : Mỗi chữ số có thể lặp lại trong mỗi số .(câu a) và có thể không lặp lại (câu b). Bài2: a) Có 5 chữ số lẻ là1,3,5,7,9. Với 5 chữ số đó ta có đúng 5 cách chọn chữ số hàng trăm. Với mỗi cách chọn chữ số hàng trăm ta có đúng 5 cách chọn chữ số hàng chục. Với mỗi cách chọn chữ số hàng trăm, hàng chục ta có đúng 5 cách chọn chữ số hàng đơn vị . Mỗi cách chọn cho ta đúng một số . Vậy có tất cả: 5 x 5 x 5 = 125 (số) thỏa mãn đề bài. b) Với 5 chữ số trên ta có đúng 5 cách chọn chữ số hàng trăm. Sau khi đã chọn chữ số hàng trăm còn 5- 1 = 4( chữ số ) nên có đúng 4 cách chọn chữ số hàng chục . Sau khi đã chọn chữ số hàng trăm, hàng chục rồi ta còn 5-2 =3(chữ số) nên có đúng ba cách chữ số hàng đơn vị. Mỗi cách chọn cho ta đúng1 số. Vậy có tất cả là: 5 x 4 x 3 = 60(số) C. Củng cố, dặn dò: (1’) Gv nhận xét tiết học yêu cầu HS về nhà ôn lại bài. ..
Tài liệu đính kèm: