Giáo án Tập đọc 4 cả năm - GV: Trần Thị Cương

Giáo án Tập đọc 4 cả năm - GV: Trần Thị Cương

Môn: Tập đọc Tiết: 7

MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC

 (Chuẩn KTKN: 10; SGK: 36)

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

 - Biết đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc phân biệt lới các nhân vật, bước đầu đọc diễ cảm được một đoạn trong bài.

- Hiểu ND: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. CHUẨN BỊ:

- SGK

- Bảng phụ viết đoạn cần luyện đọc diễn cảm, nội dung bài.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 128 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 1101Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập đọc 4 cả năm - GV: Trần Thị Cương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 31/08/09	Tuần: 4
Môn: Tập đọc 	Tiết: 7
MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
	(Chuẩn KTKN: 10; SGK: 36)
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
	- Biết đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc phân biệt lới các nhân vật, bước đầu đọc diễ cảm được một đoạn trong bài.	
- Hiểu ND: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. CHUẨN BỊ:
- SGK
- Bảng phụ viết đoạn cần luyện đọc diễn cảm, nội dung bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HỌAT ĐỘNG CỦA GV
HỌAT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Người ăn xin
- GV yêu cầu HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: 
 - GV giới thiệu chủ điểm Măng mọc thẳng và bài Một người chính trực
Hoạt động 1: Luyện đọc 
- 1 HS đọc cả bài.
- Bài tập đọc chia làm mấy đọan?
- 3 HS đọc nối tiếp theo đoan (2 lượt)
- GV kết hợp chỉnh lỗi phát âm cho HS: chính trực, Trần Trung Tá, 
- 1HS đọc phần chú giải SGK/37
- Cho HS luyện đọc cặp đôi.
- 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu, hướng dẫn HS giọng đọc của bài.
 + Phần đầu: đọc với giọng kể thong thả, rõ ràng. Nhấn mạnh những từ ngữ thể hiện tính cách của Tô Hiến Thành, thái độ kiên quyết tuân theo di chiếu của vua: chính trực, nhất định không nghe, .
 + Phần sau: lời Tô Hiến Thành đọc với giọng điềm đạm nhưng dứt khoát thể hiện thái độ kiên định.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Câu 1
- GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS đọc đoạn 1, trả lời:
 + Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
Câu 2 
- GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 trả lời:
 + Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
Câu 3 (HSG)
- Gv nêu câu hỏi, yêu cầu HS suy nghĩ trả lời.
- GV nhận xét, chốt ý: nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành vì những người chính trực bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích riêng. Họ làm được nhiều điều tốt đẹp cho đất nước. 
- Qua phần tìm hiểu bài, em nào có thể nêu nội dung của bài học hôm nay.
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
- GV nhắc lại cho HS giọng đọc tòan bài
- Gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn
- GV hướng dẫn HS những từ cần nhấn giọng, những chỗ cần ngắt nhịp của đoạn 3: không do dự, ngạc nhiên, hết long, hầu hạ, tài ba giúp nước.
- GV đọc mẫu.
- Yêu cầu HS luyện đọc cặp đôi
- Tô chức cho HS thi đua đọc theo dãy.
- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà luyện đọc lại bài, trả lời câu hỏi.
- Chuẩn bị bài: Tre Việt Nam
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi
- HS nhận xét
- HS đọc.
- 3 đọan:
 + Đọan 1: từ đầu  vua Lý cao Tông
 + Đọan 2: từ “phò tá Cao Tông  thăm Tô Hiến Thành được”.
 + Đọan 3: phần còn lại.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn
- HS đọc những từ phát âm chưa đúng.
- HS đọc
- (HSY) luyện đọc cặp đôi.
- HS đọc toàn bài.
- 1 HS đọc thành tiếng đọan 1, cả lớp đọc thầm trả lời.
 + Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện: ông không nhận của đút lót của để làm sai di chiếu của vua đã mất mà cứ theo di chiếu lập thái tử Long cán làm vua.
- HS đọc thầm đoan 2, thảo luận nhóm 2 trả lời.
 + Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của Tô Hiến Thành: cử người tài ba giúp nước chứ không cử người ngày đêm chăm sóc mình.
- HS phát biểu theo suy nghĩ của mình.
- HS lắng nghe.
- (HSG) phát biểu
- 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn
- HS luyện đọc cặp đôi.
- Mỗi tổ cử một bạn thi đua đọc diễn cảm.
- HS nhận xét.
Duyệt (Ý kiến góp ý)
	, ngàytháng.năm 2009.
	TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG
Ngày dạy: 02/09/09	Tuần: 4
Môn: Tập đọc 	Tiết: 8
TRE VIỆT NAM
	(Chuẩn KTKN: 11; SGK: 41)
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
 	- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng tình cảm.
- Hiểu ND: Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực.(trả lời được các câu hỏi 1,2; thuộc khoảng 8 dòng thơ).
- GDBVMT: biết giữ gìn, không chặt phá tre, măng bừa bãi. Biết lợi ích, vẻ đẹp của cây tre trong cuộc sống con người.
 II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ viết câu, đoạn thơ cần hướng dẫn đọc.
- SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Một người chính trực 
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi trong SGK
- Nhận xét về khả năng đọc, cách trả lời câu hỏi. Cho điểm.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: 
- Quan sát và cho biết tranh trong SGK tả gì?
- Để biết cây tre có vẻ đẹp và có lợi ích như thế nào trong cuộc sống, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài Tre Việt nam.
Hoạt động 1: Luyện đọc
- Yêu cầu 1 HS đọc cả bài.
- Bài thơ có thể chia mấy đọan?
- Yêu câu HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- GV kết hợp luyện phát âm cho HS: tre xanh, nắng nỏ, khuất mình,
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải, GV kết hợp giải thích nghĩa từ: tự (từ), áo cộc (áo ngắn), nghĩa trong bài: lớp bẹ bọc bên ngoài của măng.
- Yêu cầu HS luyện đọc cặp đôi.
- Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu, hướng dẫn giọng đọc cho HS.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Câu 1
- GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, 2, 3 và trả lời câu hỏi
 + Những hình ảnh nào của tre tượng trưng cho tính cần cù?
 + Những hình ảnh nào của tre gợi lên phẩm chất đoàn kết của người Việt Nam?
- GV chốt: Tre có tính cách như người: biết thong yêu, nhường nhịn, đùm bọc, che chở cho nhau. Nhờ thế tre tạo nên lũy, nên thành, tạo nên sức mạnh, sự bất diệt.
 + Những hình ảnh nào của tre tượng trưng cho tính ngay thẳng?
- GV chốt: Tre được tả trong bài thơ có tính cách như người: ngay thẳng, bất khuất.
Câu 2 (HSG)
- GV nêu câu hỏi: Em thích những hình ảnh nào về cây tre và búp măng non? Vì sao?
- GV nhấn mạnh: những hình ảnh của tre vừa cho thấy vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, vừa mang ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống.
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
- GV nhắc lại giọng đọc toàn bài
- HS đọc nối tiếp nối theo đoạn
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 4, nhấn giọng các từ: đâu chịu, nhọn như chông, lạ thường, nhường, dáng thẳng, thân tròn, lạ đâu.
- GV đọc mẫu.
- HS luyện đọc cặp đôi.
- Tổ chức HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, tuyên dương
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng.(khoảng 8 dòng thơ, tuỳ chọn)
- Nhận xét.
4. Củng cố – dặn dò:
- Nêu ý nghĩa bài thơ? (HSG)
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học thuộc bài thơ.
- Chuẩn bị: Những hạt thóc giống.
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
- Tranh miêu tả hình ảnh cây tre ở ngôi làng.
- HS lắng nge.
- 1 HS đọc cả bài.
- 4 đoạn :
 + Đoạn 1: từ đầu  nên lũy nên thành tre ơi.
 + Đoạn 2: tiếp theo đến hát ru lá cành.
 + Đoạn 3: tiếp theo đến truyền đời cho măng.
 + Đoạn 4: phần còn lại.
- 4 HS đọc nối tiếp (2 lượt)
- 1 HS đọc chú giải.
- (HSY) luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài
- HS lắng nghe
- HS đọc thầm đoạn 1, 2, 3 và trả lời câu hỏi:
 + Ở đâu tre cũng  đất vôi bạc màu.
Rễ siêng không ngại  bay nhiêu can cù.
 + Khi bão bùng, tre tay ôm tay níu cho gần nhau thêm. Thương nhau, tre chẳng ở riêng mà mọc thành lũy. Tre giàu đức hi sinh, nhường nhịn: long trần phơi nắng, phơi sương, có manh áo cộc tre nhường cho con.
 + Tre già thân gãy cành rơi vẫn truyền cái gốc cho con. Măng luôn mọc thẳng: nòi tre đâu chịu mọc cong, búp măng non đã mang dáng thẳng thân tròn của tre.
- HS phát biểu tự do:
 + Có manh áo cộc, tre nhường cho con: tre giống người mẹ, nhường cho con chiếc áo, thương yêu con.
 + Nòi tre đâu chịu mọc cong; chưa lên đã ngọn như chông lạ thường: măng khỏe khoắn, ngay thẳng, không chịu mọc cong. 
- HS nối tiếp theo đoạn.
- HS đọc diễn cảm theo nhóm đôi.
- HS thi đọc diễn cảm.
- HS nhẩm học thuộc lòng đoạn thơ.
- Thi đua học thuộc trước lớp.
- Qua hình ảnh cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình yêu thong, ngay thẳng, chính trực.
Duyệt (Ý kiến góp ý)
	, ngàytháng.năm 2009.
	TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG
Ngày dạy: 07/09/09	Tuần: 5
Môn: Tập đọc 	Tiết: 9
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
 	(Chuẩn KTKN: 12; SGK: 46) 
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
-Biết đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện.
- Hiểu ND: ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm dám nói lên sự thật. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ viết câu, đoạn cần hướng dẫn HS đọc, nội dung bài.
- SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: 
- Trung thực là moat đức tính đáng quý, đợc đề cao. Qua truyện đọc Những hạt thóc giống, các em sẽ thấy người xưa đã đề cao tính trung thực như thế nào?
Hoạt động 1: Luyện đọc 
- Chỉ định 1 HS đọc cả bài.
- Truyện chia làm mấy đọan?
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đọan.
- Gv kết hợp chỉnh sửa cách phát âm cho HS: bệ hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền minh
- HS đọc phần chú giải SGK/47
- Yêu cầu HS luyện đọc cặp đôi.
- Chỉnh định 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu, hướng dẫn HS giọng đọc toàn bài: đọc với giọng chậm rãi. Lời Chôm tâ ... ÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Ngắm trăng – Không đề
- Gọi HS đọc thuộc lòng và trả lời CH1 SGK/137
- Gọi HS đọc thuộc lòng và trả lời CH2 SGK/138
- Nhận xét
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: 
- Vương quốc vắng nụ cười (tt)
Hoạt động 1: Luyện đọc 
- Hướng dẫn HS chia đoạn
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn
- Chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS, kết hợp giải nghĩa từ khó
- Yêu cầu HS luyện đọc nhóm đôi
- Chỉ định 1 HS đọc cả bài
- Đọc diễn cảm cả bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
- Yêu cầu HS đọc thầm cả bài, trả lời:
 + Cậu bé phát hiện ra những chuyện buồn cười ở đâu? (HSY)
 + Vì sao những chuyện ấy buồn cười? (HSG)
 + Bí mật của tiếng cười là gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, trả lời:
 + Tiếng cười thay đổi cuộc sống ở vương quốc u buồn như thế nào? (HSY)
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm 
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn
- Treo bảng phụ, hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 3
- GV đọc mẫu
- Yêu cầu HS luyện đọc nhóm đôi
- Tổ chức HS thi đọc diễn cảm
- Tổ chức HS thi đọc phân vai
- Nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố – dặn dò: 
- Câu chuyện muốn nói với các em điều gì?
- Về xem lại bài, trả lời các CH
- Chuẩn bị bài Con chim chiền chiện
- Nhận xét tiết học. 
- (HSY) đọc và trả lời CH1
- (HSG) đọc và trả lời CH2
- 3 đoạn.
 + Đoạn 1: Từ đầu  Nói đi, ta trọng thưởng.
 + Đoạn 2: Tiếp theo  đứt giải rút ạ.
 + Đoạn 3: Phần còn lại
- 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn (2 lượt)
- Luyện đọc từ khó, đọc thầm phần chú giải
- (HSY) luyện đọc nhóm 2
- 1 HS đọc cả bài
- HS đọc thầm cả bài, trả lới:
 + Ở xung quanh cậu: Ở nhà vua – quên lau miệng, bên mép vần dính một hạt cơm; Ở quan coi vườn ngự uyển – trong túi áo căng phồng một quả táo đang cắn dở; Ở chính mình – bị quan thị vệ đuổi, cuống quá nên đứt giải rút .
 + Vì những chuyện ấy bất ngờ và trái ngược với cái tự nhiên: trong buổi thiết triều nghiêm trang, nhà vua ngồi trên ngai vàng nhưng bên mép lại dính một hạt cơm, 
 + Nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện những chuyện mâu thuẫn, bất ngờ, trái ngược, với một cái nhìn vui vẻ, lạc quan. 
- HS đọc thầm đoạn 3, trả lời
 + Tiếng cười như có phép mầu làm mọi gương mặt đều rạng rỡ, tươi tỉnh, hoa nở, chim hót, những tia nắng mặt trời nhảy múa, sỏi đá reo vang dưới những bánh xe.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn
- Gạch chân các từ cần nhấn giọng: dễ lây, phép mầu, tươi tỉnh, rạng rỡ, bắt đầu nở, bắt đầu hót, nhảy múa, reo vang, thoát khỏi, tàn lụi.
- Luyện đọc diễn cảm nhóm 2
- (HSG) thi đọc diễn cảm
- HS thi đọc
- Tiếng cười rất cần cho cuộc sống.
Duyệt (Ý kiến góp ý)
	., ngàytháng.năm 2009
	TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG
Ngày dạy: 05/05/10	Tuần: 34
Môn: Tập đọc	Tiết: 68
ĂN “MẦM ĐÁ”
(Chuẩn KTKN: 53; SGK: 157)
I. MỤC TIÊU:
	- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc với giọng kể vui, hóm hỉnh; đọc phân biệt được lời nhân vật và người dẫn câu chuyện.
	- Hiểu ND: Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết cách làm cho chúa ăn ngon miệng, vừa khéo giúp chúa thấy được một bài học về ăn uống. (trả lời được các CH trong SGK)
II. CHUẨN BỊ:
- SGK	
- Bảng phụ viết nội dung đọc diễn cảm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Tiếng cười là liều thuốc bổ
- Yêu cầu HS đọc và trả lời CH2
- Yêu cầu HS đọc và nêu nội dung bài
- Nhận xét, cho điểm
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Ăn “Mầm đá”
Hoạt động 1: Luyện đọc 
- Hướng dẫn HS chia đoạn
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp
- Chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS, kết hợp giải nghĩa từ khó.
- Yêu cầu HS luyện đọc nhóm đôi
- Chỉ định 1 HS đọc cả bài
- Đọc diễn cảm cả bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm cả bài, trả lời:
 + Vì sao chúa Trịnh muốn ăn món “mầm đá”? (HSY)
 + Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn cho chúa như thế nào?
 + Cuối cùng, chúa có được ăn “mầm đá” không? Vì sao?
 + Vì sao chúa ăn tương vẫn thấy ngon miệng?
 + Em có nhận xét gì về nhân vật Trạng Quỳnh? (HSG)
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
- Treo bảng phụ, hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn: “Thấy chiếc lọ đề hai chữ “đại phong”, chúa bèn hỏi  hết”
- GV đọc mẫu
- Yêu cầu HS luyện đọc nhóm 2
- Tổ chức HS thi đọc diễn cảm
- Nhận xét
4. Củng cố – dặn dò: 
- Về xem lại bài
- Chuẩn bị bài Ôn tập
- Nhận xét tiết học. 
- (HSY) đọc và trả lời 
- (HSG) đọc và nêu
- 4 đoạn
 + Đoạn 1: 3 dòng đầu
 + Đoạn 2: Tiếp theo  ngoài đề hai chữ “đại phong”
 + Đoạn 3: Tiếp theo  khó tiêu
 + Đoạn 4: Phần còn lại
- HS đọc nối tiếp
- Luyện đọc từ khó, đọc thầm phần chú giải
- (HSY) luyện đọc nhóm 2
- 1 HS đọc cả bài
- HS đọc thầm bài thơ, trả lời:
 + Vì chúa ăn gì cũng không ngon miệng, thấy “mầm đá” là món lạ thì muốn ăn.
 + Trạng cho người đi lấy đá về ninh, còn mình thì chuẩn bị một lọ tương đề bên ngoài hai chữ “đại phong”. Trạng bắt chúa chờ cho đến lúc đói lả.
 + Chúa không được ăn món “mầm đá” vì thật ra không hề có món đó.
 + Vì đói thì ăn gì cũng thấy ngon.
 + Trạng Quỳnh rất thông minh. / Trạng Quỳnh vừa giúp được chúa lại vừa khéo chê chúa. 
- Gạch chân các từ cần nhấn giọng: đại phong, ngon thế, tương, gió lớn, đổ chùa, tượng lo, lọ tương, bật cười, quên, ngon thế, đói, cơm muối, ngon, no, chẳng có gì.
- Luyện đọc diễn cảm nhóm 2
- (HSG) thi đọc diễn cảm theo cách phân vai
Duyệt (Ý kiến góp ý)
	., ngàytháng.năm 2009
	TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG
Ngày dạy: 10/05/10	Tuần: 35
Môn: Tập đọc	Tiết: 163
ÔN TẬP (Tiết 1)
(Chuẩn KTKN: 54; SGK: 163)
I. MỤC TIÊU:
	- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 90 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKII.
	- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được thể loại (thơ, văn xuôi) của bài tập đọc thuộc hai chủ điểm Khám phá thế giới, Tình yêu cuộc sống.
	- (HSG) đọc lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 90 tiếng / phút).
II. CHUẨN BỊ:
- SGK
- Phiếu học tập
- Phiếu viết tựa các bài tập đọc
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Ăn “mầm đá”
- Yêu cầu HS đọc và trả lời CH1 
- Yêu cầu HS đọc và trả lời CH4
- Nhận xét, cho điểm
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Ôn tập (tiết 1)
Hoạt động 1: Kiểm tra TĐ và HTL
- Yêu cầu HS lên bốc thăm và đọc bài theo yêu cầu ghi trong phiếu
- GV đặt câu hỏi đoạn vừa đọc.
- GV chấm điểm.
Hoạt động 2: BT2
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Phát phiếu học tập, yêu cầu HS làm nhóm 2
- Gọi HS trình bày
- Nhận xét
4. Củng cố – dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học. 
- (HSY) đọc và trả lời CH1
- (HSG) đọc và trả lời CH4
- HS lên bốc thăm chọn bài, đọc bài trong SGK. (HSY) tốc độ đọc khoảng 90 tiếng/phút); (HSG) tốc độ đọc trên 90 tiếng/phút)
- HS trả lời câu hỏi
- Nhận xét
- Lập bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Khám phá thế giới (hoặc Tình yêu cuộc sống) theo các nội dung
- HS trao đổi nhóm 2
- Đại diện nhóm trình bày. 
Ngày dạy: 17/03/10	Tuần: 35
Môn: Tập đọc	Tiết: 166
ÔN TẬP (Tiết 5)
(Chuẩn KTKN: 44; SGK: 97)
I. MỤC TIÊU:
	- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
	- Nắm được nội dung chính, nhân vật trong các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Những người quả cảm.
II. CHUẨN BỊ:
- SGK
- Phiếu viết tựa các bài tập đọc
- Phiếu học tập BT2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định:
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: 
- Ôn tập (tiết 5)
Hoạt động 1: Kiểm tra TĐ và HTL
- Yêu cầu HS lên bốc thăm và đọc bài theo yêu cầu ghi trong phiếu
- GV đặt câu hỏi đoạn vừa đọc.
- GV chấm điểm.
Hoạt động 2: BT2
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Các bài tập đọc nào là truyện kể trong chủ điểm Những người quả cảm
- Phát phiếu học tập, yêu cầu HS làm bài nhóm 2
- Gọi HS phát biểu 
 + Khuất phục tên cướp biển
 (Bác sĩ Ly, tên cướp biển)
 + Ga-vrốt ngoài chiến luỹ
 (Ga-vrốt, Ăng-giôn-ra, Cuốc-phây-rắc)
 + Dù sao trái đất vẫn quay
 (Cô-péc-ních, Ga-li-lê)
 + Con sẻ
 (Con sẻ mẹ, sẻ con, nhân vật “tôi”, con chó săn”
- Nhận xét
4. Củng cố – dặn dò:
- Về xem lại bài.
- Chuẩn bị bài Đường đi Sa Pa
- Nhận xét tiết học.
- HS lên bốc thăm chọn bài, đọc bài trong SGK. (HSY) tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/phút); (HSG) tốc độ đọc trên 85 tiếng/phút)
- HS trả lời câu hỏi về đoạn vừa đọc
- Nhận xét
- Tóm tắt vào bảng nội dung các bài tập đọc là truyện kể đã học trong chủ điểm Những người quả cảm
- Khuất phục tên cướp biển, Ga-vrốt ngoài chiến luỹ, Dù sao trái đất vẫn quay! Con sẻ
- HS làm bài nhóm 2
- Đại diện nhóm trình bày
 + Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn, khiến hắn phải khuất phục
 + Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt, bất chấp nguy hiểm, ra ngoài chiến luỹ nhặt đạn tiếp tế cho nghĩa quân
 + Ca ngợi hai nhà khoa học Cô-péc-ních và Ga-li-lê dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học
 + Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu con của sẻ mẹ
Duyệt (Ý kiến góp ý)
	., ngàytháng.năm 2009
	TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG

Tài liệu đính kèm:

  • docTAP DOC - 4.doc